Đánh giá hiện trạng môi trường thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý - 2

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thành phố Uông Bí nằm ở phía tây nam của tỉnh Quảng Ninh, nằm giữa hai khu trung tâm kinh tế lớn Hải Phòng và Hạ Long, có đường quốc lộ 18A, đường Quốc lô ̣ 10 và tuyến đường sắt Hà Nội - Kép - Bãi Cháy chạy qua đã tạo cho Uông Bí một vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội, thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Uông Bí là một trong những địa bàn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Uông Bí là một lãnh thổ

giàu tài nguyên cả tự nhiên và nhân văn, điển hình là than đá chiếm 1/3 trữ lượng than của Quảng Ninh. Tiếp đó là đá vôi, đá sét với trữ lượng phong phú và chất lượng cao, tài nguyên đa dạng sinh học với rừng Quốc gia Yên tử và chùa Yên Tử, cái nôi của Phật giáo Việt Nam dòng thiền phái Trúc Lâm.

Tận dụng lợi thế giao thông đường bộ, đường thủy và nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn đa dạng, phong phú cho phép thành phố phát triển kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó công nghiệp than, nhiệt điện, vật liệu xây dựng, cảng biển, du lịch đóng vai trò mũi nhọn.

Tuy nhiên, phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp than, công nghiệp nhiệt điện, công nghiệp vật liệu xây dựng, dịch vụ du lịch thương mại khu di tích – danh thắng Yên Tử, các khu đô thị trung tâm... đã gây ra nhiều vấn đề môi trường như: Ô nhiễm môi trường toàn diện tại vùng than, ô nhiễm môi trường tại xung quanh nhà máy nhiệt điện, nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng; ô nhiễm môi trường do vận chuyển than. Cả khu vực nông thôn và đô thị đều đứng trước sự gia tăng các nguy cơ bị ô nhiễm, trong đó vấn đề ô nhiễm nước thải và rác thải là hai trong những vấn đề quan trọng được sự quan tâm nhiều nhất.

Trước những vấn đề đặt ra như trên, việc Đánh giá hiện trạng môi trường thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý trong lĩnh vực nước thải và rác thải rắn là rất cần thiết, góp phần cải thiện môi trường, đảm bảo phát triển theo hướng bền vững.

2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

* Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá được thực trạng môi trường và tình hình quản lý môi trường nước thải, rác thải rắn trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về môi trường cho khu vực nghiên cứu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

* Nội dung nghiên cứu

Phân tích đặc điểm và đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội (các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, các hoạt động phát triển công nghiệp, hoạt động cảng nước sâu, phát triển đô thị….) tới ô nhiễm môi trường nước, rác thải thành phố Uông Bí.

Đánh giá hiện trạng môi trường thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý - 2

Đánh giá thực trạng môi trường nước thải, rác thải rắn tp Uông Bí .

Xác định các vấn đề môi trường bức xúc cho từng khu vực

Phân tích xu thế biến đổi môi trường thành phố Uông Bí đến 2020.

Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường trên thành phố Uông Bí.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Uông Bí.

3. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi thành phố Uông Bí gồm 9 đơn vị hành chính cấp xã, phường với tổng diện tích tự nhiên 256,3 km².

Phạm vi khoa học: Nghiên cứu hiện trạng môi trường nước thải, rác thải rắn và thực trạng quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Uông Bí.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường nước thải và rác thải rắn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.

4. Các kết quả nghiên cứu đạt được

Hiện trạng môi trường nước thải, rác thải rắn thành phố Uông Bí

Xu thế biến đổi môi trường nước thải, rác thải rắn đến năm 2020 thành phố Uông Bí.

Thực trạng công tác quản lý môi trường thành phố Uông Bí.

Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học: Góp phần đánh giá và nhận thức khách quan thực trạng môi trường trên địa bàn thành phố Uông Bí, qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố.

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo quan trọng cho việc đề xuất các biện pháp khả thi nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường, cân bằng hài hoà giữa các hoạt động phát triển, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn thành phố. Kiểm soát có hiệu quả các tác động môi trường, đặc biệt là tác động môi trường có phạm vi lớn và lâu dài, tạo cơ sở phát triển bền vững các giá trị tài nguyên, phục vụ các mục tiêu kinh tế của tỉnh.

6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, cấu trúc luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan

Chương 2: Địa điểm, đối tượng và phương pháp nghiên cứu Chương 3:Kết quả nghiên cứu.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Cơ sở lý luận về môi trường và quản lý môi trường

1.1.1. Các vấn đề chung về môi trường và ô nhiễm môi trường

1. Khái quát chung về Môi trường

a) Khái niệm Môi trường

"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật" (Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam sửa đổi, 2006) [10].

“Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường ; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học" (Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam sửa đổi, 2006) [10].

Hay “Môi trường là tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội - nhân văn và các điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và hoạt động của con người trong thời gian bất kỳ" (Bách khoa toàn thư về môi trường, 1994) [10].

b) Chức năng của môi trường

Hệ thống môi trường có bốn chức năng cơ bản :

- Cung cấp nơi sống cho con người (nơi cư trú an toàn và đủ điều kiện để phát triển các phẩm cách cá nhân và cộng đồng, tạo dựng bản sắc văn hóa);

- Cung cấp nguyên liệu và năng lượng ;

- Chứa đựng và tự làm sạch chất thải ;

- Cung cấp (lưu giữ) thông tin cho các nghiên cứu khoa học.

2. Ô nhiễm môi trường

a) Khái niệm ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là sự tích luỹ trong môi trường các yếu tố (vật lý hóa học, sinh học) vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường, khiến cho môi trường trở nên độc hại đối với con người, vật nuôi, cây trồng.

Các nguồn gây ô nhiễm môi trường bao gồm nguồn tự nhiên do các quá trình, hiện tượng tự nhiên gây ra như xói mòn đất, núi lửa, động đất… và nguồn ô nhiễm nhân tạo do các hoạt động phát triển và cách quản lý của con người.

b) Các dạng ô nhiễm chính Ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý – hoá học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật.

Rác thải rắn

Việc quản lý chất thải rắn không hợp lý, xử lý chất thải rắn không hợp kỹ thuật vệ sinh là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Tác động của chất thải rắn đối với môi trường, gây ô nhiễm môi trường nước và ô nhiễm môi trường khí.

- Ô nhiễm môi trường nước do chất thải rắn: chất thải rắn không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông. Thông thường các bãi chôn lấp chất thải đúng kỹ thuật có hệ thống đường ống, kênh rạch thu gom nước thải và các bể chứa nước rác để xử lý trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay đều không được xây dựng đúng kỹ thuật vệ sinh và đang trong tình trạng quá tải, nước rò rỉ từ bãi rác được thải trực tiếp ra ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Sự xuất hiện của các bãi rác lộ thiên tự phát cũng là một nguồn gây ô nhiễm nguồn nước đáng kể.

- Ô nhiễm môi trường không khí do chất thải rắn: chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, chất thải rắn hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí, đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp. Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ không khí và thay đổi theo mùa. Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ tăng gây ô nhiễm môi trường không khí.

1.1.2. Cơ sở khoa học và pháp lý về quản lý môi trường

1. Định nghĩa về quản lý môi trường

“Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội; có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người; xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên”. (Theo Lưu Đức Hải - Nguyễn Ngọc Sinh) [9].

2. Các mục tiêu của công tác quản lý Nhà nước về môi trường

Mục tiêu chung của quản lý môi trường là phát triển bền vững, giữ cho được sự cân bằng giữa phát triển kinh tế xã hôi và bảo vệ môi trường. Mục tiêu quản lý môi trường có thể thay đổi theo thời gian và có những ưu tiên riêng đối với mỗi quốc gia, tủy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, hệ thống pháp lý.

Mục tiêu cơ bản của công tác quản lý môi trường nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay: “Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện môi trường ở những nơi những vùng đã bị suy thoái, bảo tồn đa dạng sinh hoạc, từng bước nâng cao chất lượng môi trường ở các khu công nghiệp, đô thị và nông thôn, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững,…”[9]

Mục tiêu QLMT nước ta

Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô

nhiễm môi trường.

Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp

luật về BVMT.

Tăng cường công tác QLTN từ TW

đến địa phương

Phát triển KT-XH theo các nguyên tắc

PTBV

Hình 1.1. Mục tiêu QLMT ở Việt Nam

3. Nội dung công tác quản lý Nhà nước vê môi trường ở Việt Nam

- Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về BVMT, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường.

- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách BVMT, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.

- Xây dựng, quản lý các công trình BVMT, các công trình liên quan đến BVMT.

- Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.

- Thẩm định các báo cáo ĐTM của dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về BVMT, xử lý vi phạm pháp luật về BVMT.

- Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường.

- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực BVMT.

- Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực BVMT.

Các nội dung quản lý môi trường được thực hiện thông qua các tổ chức hành chính, chức năng từ Trung ương đến địa phương (hình 1.2)

Các Phòng chức năng

UBND

tỉnh

Bộ Tài nguyên

và Môi trường

Các Bộ khác

Các Sở khác

Sở TN

và MT

Vụ MT

Vụ TĐ và ĐTM

Cục BVMT

Vụ KHCN

&MT

Các Vụ khác

Phòng Quản lý MT

Phòng Môi trường

Phòng Tài nguyên & Môi trường cấp Quận, Huyện

Hình 1.2. Tổ chức QLMT ở Việt Nam

4. Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước về môi trường

Công tác quản lý môi trường là một nội dung của quản lý xã hội về mặt môi trường. Công tác quản lý môi trường liên quan với nhận thức triết học, tri thức văn hóa của con người, tiền lực kinh tế, kỹ thuật và khoa học cơ bản của loài người cùng với cơ sở pháp lý của xã hội hiện hành.

a. Cơ sở triết học của Quản lý môi trường (QLMT)

Nguyên lý về tính thống nhất vật chất thế giới gắn tự nhiên, con người và xã hội thành một hệ thống rộng lớn "Tự nhiên, con người và xã hội trong đố yếu tố con người giữ vai trò quan trọng, là mắt xích của tự nhiên và xã hội” [9].

Tính thống nhất của hệ thống "tự nhiên - con người – xã hội" đòi hỏi giải quyết vấn đề môi trường và thực hiện công tác quản lý môi trường phải toàn diện hệ thống và nguyên tắc.

Cơ sở triết học là cơ sở quan trọng nhất của việc nhận thức và hành động của con người trong quản lý Nhà nước ở bất kỳ lĩnh vực nào, trong đó có quản lý môi trường.

b. Cơ sở kinh tế của QLMT: có thể dùng các phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng hoạt động phát triển sản xuất có lợi cho công tác BVMT.

Các cụng cụ kinh tế rất đa dạng gồm các loại thuế, phí, lệ phí, Cota ô nhiễm.…

c. Cơ sở khoa học - kỹ thuật - công nghiệp của QLMT:

QLMT là việc thực hiện tổng hợp các biện pháp khoa học, kỹ thuật, kinh tế, luật pháp, xã hội nhằm bảo vệ môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội. Các nguyên tắc QLMT, các công cụ thực hiện giám sát chất lượng MT, các phương pháp xử lý MT ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở hình thành và phát triển ngành khoa học MT. Có nhiều tài liệu cơ sở, số liệu tài liệu nghiên cứu về MT đã được tổng kết và soạn thảo thành các giáo trình, chuyên khảo. Nhờ kỹ thuật và công nghệ MT các vấn đề ô nhiễm do con người gây ra đang được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng tránh, ngăn ngừa. Các kỹ thuật phân tích đo đạc, giám sát chất lượng MT đang được phát triển ô nhiễm nước phát triển trên thế giới [9].

d.Cơ sở văn hóa - xã hội trong QLMT:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022