Phân Tích Phương Sai (Anova) Về Yếu Tố Chính Tác Động Đến Phát Triển Du Lịch Thừa Thiên Huế

đường sắt, đường biển có cảng Chân Mây, đường hàng không có sân bay Phú Bài, đường bộ có quốc lộ 1A và đường Xuyên Á (hành lang kinh tế Đông Tây) là những trục chính cho hạ tầng giao thông. Khách du lịch đến Thừa Thiên Huế chủ yếu là đường hàng không và đường bộ; đường biển chỉ một năm có hai tàu biển hạng nặng cập cảng Chân Mây. Nói chung Thừa Thiên Huế có vị trí thuận lợi trong vận chuyển du lịch. Tuy nhiên, khách quốc tế đến tham quan du lịch Thừa Thiên Huế chủ yếu là vận chuyển gián tiếp từ các sân bay Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, và Nội Bài nên mất nhiều thời gian cho việc vận chuyển khách (mặc dù Sân bay Phú Bài là sân bay quốc tế nhưng chưa có chuyến bay quốc tế nào đi và đến từ Phú Bài), vì vậy, ảnh hưởng đến thời gian lưu trú và tham quan của du khách. Giao thông thì thuận lợi nhưng việc cơ cấu tổ chức thực hiện giao thông chưa hợp lý nên việc hội nhập du lịch quốc tế là không nhanh chóng, việc này cũng đánh mất nhiều cơ hội cho phát triển du lịch Thừa Thiên Huế.

- Yếu tố Hỗ trợ: Yếu tố này rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho du khách tham quan du lịch Thừa Thiên Huế, Huế là trung tâm y tế chuyên sâu của Việt Nam (Bệnh viên Trung ương Huế, Bệnh viên Đại học Y Huế, các Bệnh viện thuộc tỉnh...) nên việc đảm bảo an toàn sức khỏe cho khách du lịch luôn đặt lên hàng đầu đối với ngành du lịch Thừa Thiên Huế. Hệ thống hạ tầng CNTT phục vụ cho du lịch chất lượng cao, đáp ứng mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra, Hệ thống khách sạn, nhà hàng đáp ứng đủ nhu cầu khách du lịch từ bình dân cho đến cao cấp (như khách sạn Kinh thành, Khách sạn Hương Giang, Khu nghỉ dưỡng Laguna, Anama,…). Tuy nhiên, với giao thông không thuận lợi vì vậy khách du lịch lưu trú lại Thừa Thiên Huế không lâu, việc này ảnh hưởng đến doanh thu của ngành du lịch nói riêng của kinh tế Thừa Thiên Huế nói chung.

Ngoài ra, Kết quả phân tích phương sai (Bảng 3.5) về sự lựa chọn giữa các nhóm du khách đến từ Việt Nam, Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Châu Mỹ, Châu Âu, Tây Á và Châu Phi về yếu tố Hấp dẫn có sự khác nhau (F =

2,75, Sig. = 0,018), điều này cho thấy sự hấp dẫn của du lịch Thừa Thiên Huế giữa khách du lịch đến từ Đông Nam Á với khách du lịch đến từ Châu Mỹ (Sig. = 0,025). Còn sự lựa chọn điểm đến của các yếu tố khác không có sự khác biệt đáng kể như yếu tố Lựa chọn: (F = 0,96, Sig.= 0,44), yếu tố Chi phí: (F = 0,96, Sig. = 0,44), yếu tố Hỗ trợ: (F = 1,96, Sig. = 0,44), và yếu tố Giao thông: (F = 0,96, Sig.= 0,437). Điều này cho thấy rằng, việc lựa chọn của du khách là khá chính xác và Thừa Thiên Huế là điểm đến đáp ứng với sự kỳ vọng của họ.

Với kết quả phân tích trên cho thấy 5 yếu tố chính tác động đến du lịch Thừa Thiên Huế là yếu tố Lựa chọn điểm đến, yếu tố Chi phí, yếu tố Giao thông, yếu tố Hấp dẫn và yếu tố Hỗ trợ. Mức độ tác động mạnh nhất đến du lịch Thừa Thiên Huế là nhóm yếu tố Hấp dẫn, tiếp theo là nhóm yếu tố Giao thông, Lựa chọn điểm đến, Chi phí và nhóm yếu tố tác động yếu nhất là Hỗ trợ.

Bảng 3.5. Phân tích phương sai (ANOVA) về yếu tố chính tác động đến phát triển du lịch Thừa Thiên Huế


Sum of Squares

df

Mean Square

F

Sig.


Lựa chọn điểm đến

Between Groups

2,561

5

0,512

0,957

0,444

Within Groups

211,343

395

0,535



Total

213,904

400





Chi phí

Between Groups

3,144

5

0,629

0,957

0,444

Within Groups

259,540

395

0,657



Total

262,684

400





Hấp dẫn

Between Groups

6,324

5

1,265

2,753

0,018

Within Groups

181,466

395

0,459



Total

187,790

400





Hỗ trợ

Between Groups

3,589

5

0,718

1,958

0,084

Within Groups

144,765

395

0,366



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 17



Total

148,353

400





Giao thông

Between Groups

1,764

5

0,353

0,968

0,437

Within Groups

144,001

395

0,365



Total

145,766

400




Nguồn: Tác giả phân tích số liệu thống kê


3.5. Đánh giá điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức của phát triển du lịch Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế có vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện tự nhiên đa dạng; an ninh, chính trị, xã hội ổn định; nhiều di tích lịch sử, văn hóa, nhiều địa chỉ du lịch lịch sử hấp dẫn, ấn tượng... Với những thuận lợi trên nhiều lĩnh vực đã và đang thúc đẩy ngành du lịch ngày càng phát triển. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng và sự phát triển của khoa học công nghệ, cụ thể là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã mang đến cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Thừa Thiên Huế nói riêng nhiều cơ hội, thách thức và đòi hỏi ngành du lịch cần xác định rõ những cơ hội - thách thức, điểm mạnh - điểm yếu để có những giải pháp phù hợp cho sự phát triển du lịch một cách bền vững.

Theo đánh giá các giai đoạn phát triển du lịch do tác giả nghiên cứu, du lịch Thừa Thiên Huế đang trong giai đoạn phát triển kinh doanh, đây cũng là giai đoạn tốt nhất cho việc đầu tư và mở rộng các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch. Ngoài ra, theo phân tích kết quả khảo sát điều tra về các nhân tố tác động đến du lịch Thừa Thiên Huế có 5 yếu tố chính tác động đến phát triển du lịch Thừa Thiên Huế như: Lựa chọn điểm đến, Chi phí, Giao thông, Hấp dẫn và Hỗ trợ, hầu hết các yếu tố này đều có tác động tích cực đến sự phát triển du lịch Thừa Thiên Huế.

Với những vấn đề đã được đưa ra, phân tích và xác định những cơ hội - thách thức, điểm mạnh - điểm yếu của ngành du lịch Thừa Thiên Huế trong giai đoạn phát triển hiện nay như sau:

Cơ hội (O - Opportunities)

O1. Du lịch là một trong những ngành dịch vụ hình thành và phát triển rất sớm tại Thừa Thiên Huế. Đồng thời du lịch Việt Nam đã tham gia rất sâu rộng vào các tổ chức quốc tế và khu vực như UNWTO (World Tourism Organization), các Tổ chức du lịch Châu Á Thái Bình Dương và ASEAN, ngoài ra, Thừa Thiên Huế đã xây dựng và phát triển du lịch Thừa Thiên Huế theo định hướng ứng dụng các thành tựu của CMCN 4.0, nhằm giúp doanh nghiệp du lịch tiếp cận nhanh chóng các công nghệ để mở rộng thị trường khách du lịch, với yếu tố hấp dẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của du khách. Đây chính là cơ hội nâng cao năng lực và kinh nghiệm cạnh tranh của ngành du lịch nhằm thu hút và mở rộng thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và CMCN 4.0.

O2. Vị trí địa lý Thừa Thiên Huế nằm trên trục lộ giao thông quan trọng của Việt Nam nói riêng và khu vực ASEAN nói chung bao gồm cả đường biển, đường bộ và hàng không. Hiện nay, hành lang kinh tế Đông - Tây kết nối với các trục giao thông Nam - Bắc sẽ giúp các khu vực trên tiếp cận dễ dàng hơn với các trung tâm kinh tế ở phía Bắc và phía Nam như Bangkok, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Nhờ phát triển giao thông vận tải, thông tin liên lạc và năng lượng, du lịch Thừa Thiên Huế sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển du lịch đường bộ. Với vị trí nằm trên trục hành lang kinh tế Đông Tây thuận lợi cho phát triển du lịch đường bộ xuyên quốc gia là một lợi thế không nhỏ cho du lịch Thừa Thiên Huế

O3. CMCN 4.0 không chỉ phục vụ cho các ngành khoa học công nghệ, các lĩnh vực kinh tế, xã hội, mà đã được chính quyền và rất nhiều doanh nghiệp du lịch áp dụng vào công việc giới thiệu hình ảnh, kinh doanh lữ hành, đặt phòng, mua sắm trực tuyến… Trong thời gian qua, với chủ trương xây dưng cơ sở dữ liệu lớn tập trung, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch qua hệ thống trực tuyến, rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, khách sạn và lữ hành trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã áp dụng phát triển thành công các sản phẩm dịch vụ

du lịch trực tuyến của mình và đã thu hút rất nhiều du khách tham quan du lịch Thừa Thiên Huế. Vì vậy, tiếp thu công nghệ mới ứng dụng phát triển du lịch dựa vào CMCN 4.0 là điều tất yếu và là cơ hội cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch áp dụng để phục vụ trong công tác quản lý, kinh doanh và quảng bá.

O4. Thừa Thiên Huế là một trong những địa điểm du lịch nổi bậc của Việt Nam, với hệ thống di sản vật thể và phi vật thể, môi trường, sinh thái trong lành và được ASEAN công nhận là một trong thành phố di sản của ASEAN. Vì vậy, nguồn ngân sách trung ương hay nguồn tài trợ quốc tế đã được Chính phủ một phần ưu tiên đầu tư cho việc bảo tồn di sản và phát triển hạ tầng giao thông (đầu tư mở rộng sân bay Phú Bài giai đoạn 2); xúc tiến đầu tư phát triển du lịch cho Thừa Thiên Huế (Tháng 3 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì xúc tiến đầu tư du lịch Miền Trung tại Thừa Thiên Huế) nhằm giúp ngành du lịch phát triển bền vững. Với việc luôn được Chính phủ quan tâm và tạo điều kiện về ngân sách đầu tư hạ tầng và xúc tiến đầu tư cho Thừa Thiên Huế phát triển du lịch bền vững là lợi thế của ngành du lịch Thừa Thiên Huế.

Thách thức (T - Threats)

T1. Du lịch Thừa Thiên Huế đang ở giai đoạn phát triển kinh doanh trong mô hình dánh giá phát triển du lịch, hằng năm lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế ngày tăng thêm, nhu cầu của du khách ngày càng cao, nhưng cơ sở hạ tầng cho du lịch Thừa Thiên Huế chưa đáp ứng đầy đủ cho du khách như hạ tầng giao thông, tiêu chuẩn khách sạn… Vì vậy, du lịch sẽ được các nhà đầu tư trong nước và quốc tế phát triển trong thời gian tới theo quy hoạch phát triển du lịch Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch ồ ạt sẽ khó bảo tồn hệ thống di sản, phá vở hệ sinh thái và gây ô nhiễm môi trường Thừa Thiên Huế là một thách thức của Chính quyền và người dân.

T2. Thừa Thiên Huế là trung tâm du lịch của ASEAN với nhiều hệ thống cảnh quan thiên nhiên phong phú và đa dạng, hệ thống di sản vật thể và phi vật thể đặc trưng của Việt Nam, trong cuộc CMCN 4.0, việc áp dụng trí tuệ nhân tạo

(AI) vào quản lý, phân tích dữ liệu lớn (bigdata) để đưa ra quyết định chiến lược phát triển du lịch thích ứng với xu thế phát triển và thay đổi của du lịch trong nước. Tuy nhiên, để phân tích dữ liệu du lịch tại Thừa Thiên Huế trong tương lai nhằm nắm bắt sự thay đổi còn hạn chế. Một thách thức lớn du lịch Thừa Thiên Huế phải đối mặt đó là khả năng nắm bắt và thích nghi xu hướng, nhu cầu và thay đổi của du lịch toàn cầu.

T3. Năm 2015 đánh dấu sự kiện Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được thành lập, đây là một trong những sự kiện quan trọng trong phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị nói chung. Theo đó, sự dịch chuyển nguồn nhân lực có trình độ trong nội khối diễn ra tự do hơn, người lao động có tay nghề có nhiều sự lựa chọn cho mình về vị trí việc làm, tăng thu nhập. Sự dịch chuyển này chủ yếu là nguồn nhân lực có tay nghề và chất lượng cao. Sự chuyển dịch tự do của nguồn nhân lực du lịch trong nội khối AEC sẽ tạo ra lỗ hổng về nhân lực và là thách thức lớn của ngành du lịch Thừa Thiên Huế trong thời gian đến.

Điểm mạnh (S - Strengths)

S1. Thừa Thiên Huế là địa điểm được thiên nhiên ban tặng với nhiều điểm du lịch hùng vĩ và ấn tượng như đèo Hải Vân, vịnh Lăng Cô, biển Thuận An, núi Bạch Mã, dãy Trường Sơn, sông Hương và hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, những địa điểm này còn hoang sơ, thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái và du lịch khám phá. Với nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên đẹp, hùng vĩ, đa dạng và phong phú là thế mạnh của du lịch Thừa Thiên Huế. Hiện nay, ngành du lịch tỉnh đang kêu gọi các nhà đầu tư vào các khu vực này nhằm thúc đẩy, phát triển du lịch Thừa Thiên Huế đồng bộ và đa dạng, phong phú loại hình du lịch; góp phần phát triển kinh tế các khu dân cư tại các khu vực này.

S2. Thừa Thiên Huế là kinh đô của Việt Nam dưới triều Nguyễn, là nơi còn lưu giữa rất nhiều di tích lịch sử văn hóa vật thể và phi vật thể như Kinh thành Huế, Hệ thống lăng tẩm vua Triều Nguyễn, Nhã nhạc cung đình Huế, Mộc bản Triều Nguyễn, Châu bản Triều Nguyễn... Những di sản này không những

lưu giữ những giá trị văn hóa mà nhờ có hệ thống di sản văn hoá Huế và các di sản nhân văn khác đặc sắc cuốn hút du khách sẽ thúc đẩy du lịch phát triển thông qua các tua du lịch khám phá di sản.

S3. Thừa Thiên Huế không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa mà còn lưu truyền những món ăn dân gian và cung đình triều Nguyễn như cơm vua, các loại bánh truyền thống, chè cung đình, các món ăn chay... Các loại ẩm thực này ngon, được các nghệ nhân/nhà bếp trang trí cầu kỳ và bắt mắt cuốn hút khách du lịch, đặc biệt là khách khách quốc tế. Với ẩm thực đa dạng, phong phú và an toàn là một trong những điểm mạnh của du lịch Thừa Thiên Huế.

S4. Người dân xứ Huế không những giỏi về nội trợ gia đình mà còn nhiệt tình, thân thiện đối với cộng đồng người Huế và cả khách du lịch trong nước, quốc tế. Người dân Huế còn giữ được những giá trị truyền thống gia đình và văn hóa Việt Nam thông qua giao tiếp, cư xử và hoạt động hàng ngày. Những tính cách người Huế nhiệt tình và thân thiện cũng là một trong những điểm mạnh giúp cho du lịch Thừa Thiên Huế phát triển.

Điểm yếu (W - Weaknesses)

W1. Thừa Thiên Huế là nơi phát triển du lịch sớm nhất của cả nước, với hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch khá hoàn chỉnh, đáp ứng khá tốt nhu cầu của khách du lịch như: hệ thống khách sạn, nhà hàng, thuyền du lịch, xe vận chuyển... Tuy nhiên, qua khảo sát chất lượng nơi lưu trú thì du khách cho biết là chưa đáp ứng nhu cầu của khách Châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á, hiện nay khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao trở lên với số phòng chưa đáp ứng nhu cầu khách du lịch, hầu hết các khách sạn này chỉ đạt tiêu chuẩn sao của Tổng Cục du lịch. Lý do chủ yếu là thiếu kinh phí và chưa kêu gọi được những doanh nghiệp lớn đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho phù hợp với yêu cầu của du khách. Với chất lượng cơ sở vật chất nơi lưu trú chưa thỏa mãn nhu cầu nghĩ ngơi của du khách là một trong những điểm yếu của ngành du lịch Thừa Thiên Huế.

W2. Hệ thống đấu nối hạ tầng giao thông quốc tế với Thừa Thiên Huế còn

hạn chế, đặc biệt là hàng không, mặc dù là sân bay Phú Bài là sân bay quốc tế nhưng chưa kết nối với bất kỳ hãng hàng không quốc tế nào, do đó, khách du lịch phải chuyển đổi chuyến bay quốc tế sang nội địa mới có thể đến Huế. Cảng Chân Mây là một trong những cảng nước sâu nhất Châu Á nhưng mỗi năm chỉ đón được một hoặc hai chuyến tàu du lịch quốc tế. Chỉ có đường bộ là khá hoàn chỉnh nhờ hệ thống đường xuyên Á và quốc lộ 1A thuận lợi cho vận chuyển khách du lịch bằng đường bộ. Hệ thống giao thông kết nối điểm du lịch trong và ngoài tỉnh chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao cũng là điểm yếu hạn chế sự phát triển du lịch tỉnh nhà.

W3. Theo thống kê của Sở du lịch Thừa Thiên Huế năm 2017, ngành du lịch Thừa Thiên Huế có khoảng gần 64.500 người làm việc trực tiếp và gián tiếp trong các lĩnh vục của du lịch và gần 90% lực lượng lao động trong các nhà hàng khách sạn đều đạt tiêu chuẩn nghề nghiệp theo quy định của ngành. Tuy nhiên, thực trạng hiên nay, do chính sách đãi ngộ như lương và các phúc lợi khác chi trả cho người lao động chưa tương xứng với chuyên môn, nghiệp vụ, vì vậy, những người có trình độ, kinh nghiệm sẽ bị thu hút bởi các doanh nghiệp ngoài tỉnh và ngoài nước. Chính sách ưu đãi của các doanh nghiệp du lịch chưa hấp dẫn đối với người lao động sẽ không thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao, dẫn đến chất lượng phục vụ du lịch sẽ không được cao.

Thách thức (T)

T1. Phát triển du lịch ồ ạt sẽ khó bảo tồn được hệ thống di sản, phá vở hệ sinh thái và gây ô nhiễm môi trường Thừa Thiên Huế.

T2. Khả năng nắm bắt và thích nghi xu hướng, nhu cầu và thay đổi của du lịch toàn cầu của ngành du lịch Thừa Thiên Huế.

Kết quả phân tích SWOT được tóm tắt như sau:


Cơ hội (O)

O1. Nâng cao năng lực và kinh nghiệm cạnh tranh ngành du lịch nhằm thu hút và mở rộng thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc CMCN 4.0. O2. Thừa Thiên Huế nằm trên trục hành lang kinh tế Đông Tây thuận lợi cho phát triển du lịch đường bộ xuyên quốc gia.

O3. Tiếp thu công nghệ mới ứng dụng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023