Quyết Toán Thu Nsnn Quận Cầu Giấy Giai Đoạn 2018 - 2020


Bảng 2.5. Quyết toán thu NSNN quận Cầu Giấy giai đoạn 2018 - 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng



TT


Nội dung

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Dự toán

Quyết toán

S o

sánh (%)

Dự toán

Quyết toán

S o

sánh (%)

Dự toán

Quyết toán

S o

sánh (%)

I

Thu ngân sách

8.362.300

6.830.808

82

8.638.000

7.896.194

91,41

6.746.600

5.734.610

85

1

Thu từ khu

vực NQD

3.878.800

3.333.260

86

4.732.500

3.685.765

77,88

4.261.760

3.835.584

90

2

Thu thuế

thu nhập cá nhân

842.100

738.173

88

890.000

854.317

95,97

1.081.800

1330614

123

3

Thu lệ phí

trước bạ

627.900

448.070

71

494.000

626.747

126,87

746.200

1.089.452

146

4

Thu các loại phí, lệ

phí

55.000

63.059

115

49.300

68.259

138,46

61.700

57.381

93

5

Các khoản thu về nhà

đất

2.949.400

1.077.526

37

2.421.900

1.159.815

47,89

492.600

640.380

130

6

Thu khác ngân sách

9.000

752

8,3

50.000

155.587

311,18

101.600

40.640

40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội - 10

Nguồn: Phòng tài chính – kế hoạch, UBND quận Cầu Giấy

Nhìn chung, công tác quyết toán ngân sách quận Cầu Giấy được thực hiện theo đúng quy định. Kết thúc năm tài chính và hết thời hạn chỉnh lý, các đơn vị sử dụng ngân sách đã lập báo cáo quyết toán thu NSNN gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch quận theo quy định. Phòng Tài chính - Kế hoạch quận cũng đã xây dựng kế hoạch thẩm tra, thẩm định quyết toán của các đơn vị trong vòng 2 tháng để tổng hợp số liệu quyết toán ngân sách quận đúng tiến độ. Chất lượng các báo cáo quyết toán ngân sách được nâng lên rõ rệt, đã phản ánh tương đối chính xác tình hình quản lý và sử dụng ngân sách trong năm tài chính của địa phương, đơn vị; đồng thời thuyết minh giải trình nguyên nhân tăng, giảm kinh phí (nếu có).


Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả khảo sát công tác quản lý quyết toán ngân sách trên địa bàn quận Cầu Giấy

Đơn vị tính: %



TT


Nội dung điều tra

Trả lời

Rất không đồng ý

không đồng ý

Bình thường


Đồng ý

Rất đồng ý


1

Công tác quyết toán có đảm

bảo bám sát dự toán được UBND quận giao


12


16


36


22


14


2

Việc quản lý thời gian lập quyết toán ngân sách hàng năm của cơ quan chuyên

môn có kịp theo đúng quy định


10


16


30


26


18


3

Báo cáo quyết toán thu NSNN trình bày đúng biểu

mẫu theo luật định


4


8


26


30


32

Nguồn: tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả Công tác quyết toán có đảm bảo bám sát dự toán được UBND quận giao: Quyết toán ngân sách quận hàng năm được HĐND quận phê duyệt khi đã đảm bảo các yêu cầu thực hiện đúng dự toán ngân sách địa phương được HĐND quyết định, những chỉ tiêu tăng, giảm so với dự toán phải được giải trình rõ lý do, nguyên nhân, đảm bảo đúng chế độ, chính sách của nhà nước. Thông qua việc phê duyệt quyết toán ngân sách địa phương, HĐND thấy được những mặt được, chưa được và những bất hợp lý trong quá trình thực hiện ngân sách địa phương, từ đó đưa ra những chủ trương, giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm và điều chỉnh những bất hợp lý trong việc xây dựng dự toán ngân sách năm sau. Theo kết quả điều tra cho thấy 72% ý kiến trả lời phù hợp, nhưng vẫn còn 12% ý kiến trả lời rất không đồng ý và 16% không đồng ý, điều này cho thấy việc chưa bám sát và

đánh giá nguyên nhân chênh lệch giữa thực thu và dự toán.

Việc quản lý thời gian lập quyết toán ngân sách hàng năm của cơ quan chuyên môn có kịp theo đúng quy định: Phòng Tài chính - Kế hoạch quận đã chủ động trong việc khai thác báo cáo tài chính trên hệ thống TABMIS để lập báo cáo quyết


toán ngân sách địa phương, cũng như đối chiếu, kiểm tra việc sử dụng các nguồn kinh phí, các nhiệm vụ thu đã giao, không phụ thuộc vào báo cáo của KBNN và các đơn vị, hoàn thành báo cáo quyết toán ngân sách quận nộp Sở Tài chính đúng thời gian quy định. Tuy nhiên, báo cáo quyết toán của đơn vị thường chưa đảm bảo theo quy định về thời gian, hệ thống biểu mẫu, một số trường hợp chưa phản ánh đúng nội dung kinh tế phát sinh. Chất lượng công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán của Phòng Tài chính-Kế hoạch quận chưa cao. Công tác xét duyệt báo cáo quyết toán thường chỉ dừng lại ở việc xác định số liệu thu trong năm của đơn vị mà chưa phân tích, đánh giá số liệu quyết toán đó để rút ra những vấn đề cần điều chỉnh về xây dựng định mức sử dụng ngân sách của các cơ quan tài chính, những bài học kinh nghiệm về việc chấp hành dự toán để nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng ngân sách. Cho nên kết quả của ý kiến này vẫn còn 10% câu trả lời rất không đồng ý và 16 % trả lời không đồng ý.

2.2.4. Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra Nhà nước trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Trong những năm vừa qua, thanh tra luôn được quan tâm tổ chức thực hiện trong cả lĩnh vực thanh tra ngân sách của thanh tra quận và kiểm tra thuế của Chi cục Thuế quận, từ đó đã tạo ra chuyển biến và có kết quả tích cực. Hàng năm thanh tra quận đều xây dựng kế hoạch thanh tra quản lý thu chi ngân sách từ 1 đến 2 phường; Chi cục Thuế quận thường xuyên kiểm tra đối với các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn đảm bảo đúng nội dung, yêu cầu nhiệm vụ. Thanh tra đã phát hiện xử lý những vi phạm pháp luật, đồng thời kiến nghị điều chỉnh những bất cập trong quản lý thu ngân sách của quận.

Trong giai đoạn 2018 - 2020 thanh tra quận đã tiến hành thanh tra 8 phường trong quản lý ngân sách qua thanh tra cho thấy cơ bản các phường đều tổ chức thực hiện tốt các khoản thu được ủy quyền cũng như thuộc thẩm quyền của phường.

Chi cục Thuế đã tiến hành kiểm tra thuế trên địa bàn và phát hiện có một số đơn vị gian lận, trốn thuế, Chi cục Thuế đã xử phạt và thu nộp vào ngân sách nhà nước. Cụ thể:


Năm 2018 kiểm tra thường xuyên hồ sơ khai thuế của 37 doanh nghiệp và hộ khấu trừ. Qua kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế và người nộp thuế đã chấn chỉnh khai thuế, ngăn chặn được các trường hợp gian lận về thuế, bỏ sót doanh thu, ... kết quả đã điều chỉnh và phạt 476 triệu đồng, trong đó truy thu thuế: 338 triệu, phạt hành chính là 40 triệu đồng, tự điều chỉnh 98 triệu đồng.

Năm 2019 tiến hành kiểm tra được 29 đơn vị. Qua kiểm tra yêu cầu người nộp thuế tự điều chỉnh tăng 30,9 triệu đồng, phạt chậm nộp tiền thuế 2 triệu đồng. Truy thu và phạt: 300 triệu đồng. Trong đó: truy thu thuế là 272,7 triệu đồng; phạt vi phạm hành chính về thuế là 27,2 triệu đồng.

Năm 2020 tiến hành kiểm tra 33 đơn vị. Kết quả đạt được qua kiểm tra cho thấy: tại trụ sở cơ quan thuế, đã điều chỉnh tăng thu 82 triệu đồng và phạt chậm nộp tiền thuế trên 5 triệu đồng. Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, đã truy thu và phạt: 700 triệu (Truy thu thuế 492 triệu; Truy hoàn thuế: 16,9 triệu; Phạt vi phạm hành chính về thuế: 60,5 triệu; Phạt chậm nộp tiền thuế: 130,6 triệu) và giảm số thuế còn được khấu trừ: 52,7 triệu.

Bảng 2.7. Tổng hợp kết quả khảo sát Công tác thanh tra, ki ểm tra thu ngân sách nhà nước của quận Cầu Giấy

Đơn vị tính: %



TT


Nội dung điều tra

Trả lời

Rất không đồng ý

Không đồng ý

Bình thường

Đồng ý

Rất đồng ý

1

Công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý thu ngân sách quận

6

6

34

24

30


2

Cơ quan thu thuế có thường

xuyên rà soát, đối chiếu các khoản thu, khai thác tối đa các nguồn thu hiện có và phát triển

nguồn thu mới


8


14


30


26


22


3

Đánh giá việc phát hiện và xử lý đầy đủ, kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý thu

NSNN


8


10


30


26


26

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả


Theo khảo sát đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý thu ngân sách quận Cầu Giấy ý kiến đánh giá đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ cao đạt trên 88%, tuy nhiên vẫn còn 12% ý kiến không đồng ý và rất không đồng ý trong đó 6% ý kiến là rất không đồng ý khi người dược hỏi còn mang tính hình thức, chưa có biện pháp khen thưởng kịp thời các đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu, thiếu chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…

Các cơ quan thu phải thường xuyên rà soát, đối chiếu các khoản thu nhằm khai thác tối đa các nguồn thu hiện có và phát triển nguồn thu mới và phát hiện xử lý những hành vi, vi phạm pháp luật về quản lý thu NSNN khi được hỏi vẫn còn 8 ý kiến rất không đồng ý cùng với đó 14% và 10% ý kiến trả lời không đồng ý cho thấy ở công tác này vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải khắc phục; các ý kiến cho rằng cần phải tăng cường các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn lậu thuế thông qua thanh kiểm tra, cưỡng chế hành chính; Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành có liên quan kiểm tra, giám sát việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, tình hình kê khai và nộp thuế trên địa bàn để có biện pháp đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, xử lý mọi vi phạm nợ đọng thuế; …

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Những kết quả đạt được

2.3.1.1. Đối với khâu lập dự toán

Hiện nay quận Cầu Giấy đã lập dự toán một cách khoa học và hợp lý hơn. Công tác xây dựng dự toán đã cơ bản đi đúng quy trình, đã bám sát các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, văn hóa và theo sự phân cấp của thành phố. Quận đã xây dựng dự toán trên tinh thần tích cực, chủ động khai thác các nguồn thu tại chỗ như: Mai Dịch, Nghĩa Tân, Dịch Vọng, Trung Hòa, …

Về thời gian lập dự toán, theo quy định trước ngày 15/8 hàng năm quận đã chuẩn bị các tài liệu để phục vụ cho việc xây dựng dự toán năm sau. Hàng năm Sở Tài chính đều có văn bản hướng dẫn của thành phố về định mức phân bổ thu ngân sách và Nghị quyết của Đảng ủy, của HĐND quận về phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội tại địa phương. Chất lượng dự toán đã dần dần được nâng cao, năm sau cụ


thể, chi tiết hơn và kịp thời hơn năm trước.

Các khoản thu được tính toán phân bổ theo mục lục NSNN, đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và điều hành NS của chính quyền cơ sở làm căn cứ kiểm tra, kiểm soát qua KBNN.

2.3.1.2. Đối với khâu chấp hành dự toán

Quận Cầu Giấy đã tổ chức khai thác nguồn thu và nuôi dưỡng nguồn thu tại chỗ bằng cách đầu tư mở rộng các khu chợ, bến bãi để tạo ra nguồn thu lâu dài. Các đơn vị có diện tích đất công ích lớn đã tiến hành rà soát việc thầu khoán, sử dụng đất công ích không để tình trạng đất bỏ trống gây lãng phí nguồn thu.

Quận Cầu Giấy đã bắt đầu thực hiện quy chế công khai tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở giúp cho nhân dân nắm rõ những vấn đề liên quan tới quyền và nghĩa vụ tài chính của mỗi người dân, cán bộ tài chính - kế toán phối hợp với đội thuế quản lý triển khai thu tới từng đối tượng trên địa bàn quận quản lý, tránh thu thiếu, bỏ sót.

Hiện nay, công tác kế toán và quản lý NSNN đã được tin học hóa, việc theo dõi và quản lý NSNN trên địa bàn quận được kịp thời và hiệu quả. Công tác tổ chức tài chính ngân sách quận đã được kiện toàn và củng cố.

2.3.1.3. Đối với khâu quyết toán

Nhìn chung trên địa bàn quận Cầu Giấy đã thực hiện tốt công tác lập báo cáo quyết toán thu NSNN hàng năm đúng quy định, có thuyết minh rõ ràng chi tiết theo mục lục NSNN, có đối chiếu và xác nhận của KBNN, không phải chỉnh sửa số liệu nhiều lần.

Phòng TC – KH quận đã thực hiện tốt nhiệm vụ thẩm định báo cáo của các phương gửi lên. Hệ thống biên bản được lập theo đúng quy định của Luật NSNN.

2.3.1.4. Đối với khâu kiểm tra, giám sát

Dưới sự giám sát của UBND, HĐND quận cũng như các cơ quan chủ quản góp phần đưa việc quản lý thu NSNN quận Cầu Giấy đã đi vào nề nếp.

Hàng tháng lãnh đạo UBND thành phố đều tổ chức hội nghị giao ban với cán bộ quận về vấn đề tài chính ngân sách để giải đáp, tháo gỡ kịp thời những khó khăn


vướng mắc của đơn vị trong quá trình chấp hành thu, tăng khả năng khai thác nguồn thu cho NSNN quận.

Sau việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm soát giúp quận hình dung rõ được những sai phạm mắc phải, từ đó có hướng giải quyết và tránh được những sai phạm tương tự.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Trong công tác lập dự toán ngân sách

a. Hạn chế

- Việc lập dự toán vẫn còn tình trạng chủ quan, lập dự toán theo kiểu tăng dần. Trong quá trình lập dự toán không căn cứ vào các định mức, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn, hướng đến lập dự toán năm sau cao hơn năm trước, chất lượng dự toán không đảm bảo.

- Công tác lập dự toán còn mang tính chất bị động, nhận thức về công tác quản lý ngân sách còn đơn giản, tâm lý trông chờ và hướng dẫn của các cơ quan tài chính cấp trên. Vai trò của UBND trong công tác lập dự toán NS, UBND đều phó thác cho cơ quan tài chính hoặc cán bộ tài chính – kế toán thực hiện.

- Việc lập dự toán thu các sắc thuế tự bản thân không lường trước được vì không trực tiếp thu nên chỉ có thể ước chừng số thu và phải thu phụ thuộc vào dự toán của chi cục thuế dẫn đến chất lượng dự toán chưa đảm bảo.

- Việc xây dựng dự toán chưa thực sự xây dựng từ cơ sở vì vậy còn bỏ sót những nhiệm vụ thu cần thiết như là các khoản thu sự nghiệp, thu phí, lệ phí, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, hàng quán trong ngõ nhỏ…

b. Nguyên nhân

- Do trình độ đội ngũ cán bộ phân tích và lập dự toán chưa chuyên sâu, chưa có bộ phận chuyên trách cho lĩnh vực lập dự toán. Lập dự toán chưa bám sát quy hoạch phát triển KT- XH của quận, chủ yếu căn cứ vào số kiểm tra của cấp trên giao. Số liệu dự toán chủ yếu là ước thực hiện năm trước để lập dự toán cho kế hoạch.


2.3.2.2. Trong công việc chấp hành thu ngân sách

a. Hạn chế

- Vẫn còn hiện tượng thất thu, bỏ sót nguồn thu đặc biệt là các khoản thu lệ phí chợ, lệ phí bến bãi, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, chưa khai thác triệt để nguồn thu từ quỹ đất công ích, ...

- Tình trạng nợ thuế vẫn còn vì khâu xử lý chưa kiên quyết, triệt để; chưa có sự kết hợp đồng bộ với ngành luật pháp để xử lý điển hình những hộ có số nợ thuế nhiều tháng.

- Trách nhiệm của UBND phường trên địa bàn quận đối với một số khoản thuế trên địa bàn chưa cao.

- Các phường trên địa bàn quận còn bị động, trong công tác quản lý các khoản thu chưa chặt chẽ, chưa bao quát hết đối tượng nộp thuế, thu chưa đúng và chưa đủ, chưa có biện pháp bồi dưỡng nguồn thu. Hiện tượng chậm nộp thuế, nợ thuế vẫn còn tồn tại không có biện pháp xử lý triệt để, chủ yếu chờ đợi sự tự giác của đối tượng nộp. Chi tiêu của một số khoản thu đề ra quá cao, vượt quá khả năng có thể thực hiện được của phường ví dụ như chỉ tiêu thu tiền sử dụng đất.

- Trong quá trình chấp hành dự toán NSNN, chưa phân biệt rõ ràng trách nhiệm, vai trò của các cấp trong quản lý NS.

- Vẫn còn hiện tượng phát sinh không lường trước các khoản thu từ khi lập dự toán trình UBND.

b. Nguyên nhân

- Do công tác quản lý nguồn thu chưa triệt để, chưa có biện pháp xử lý mạnh đối với các đối tượng trốn lậu thuế. Phân cấp quản lý ngân sách còn nhiều tồn tại, cơ chế phân cấp này đã làm cho NS ở thế bị động.

- Do hạn chế trong các quy định pháp luật về phân cấp quản lý thu NSBNN tác động đến công việc chấp hành thu NS: chưa có quy định cụ thể trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các ban ngành có liên quan trong công tác thuế, còn có tư tưởng coi việc thu thuế chỉ là nhiệm vụ của ngành thuế. Sự phối kết hợp giữa các ngành chức năng trên cùng một địa bàn chưa chặt chẽ, thiếu thống nhất,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/10/2022