Số Lượng Doanh Nghiệp Thuỷ Sản Việt Nam Xuất Khẩu Sang Liên Bang Nga Trong Giai Đoạn 2016 - 2020


Thứ hai, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Liên bang Nga đã bắt đầu có những thay đổi trong tư duy sản xuất, chú trọng đến tiêu chuẩn chất lượng đầu ra để xuất khẩu hàng hóa thuận lợi và có giá trị cao hơn. Các sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã bắt đầu ứng dụng các quy trình sản xuất chuẩn Vietgap, GlobalGap hay Organic. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, chất lượng sản phẩm được đặc biệt quan tâm bởi sản phẩm này phải được cấp chứng nhận xuất khẩu mới có thể xuất khẩu trực tiếp sang Liên bang Nga. Năm 2016, nếu Liên minh châu Âu đã công nhận 400 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu thì Liên bang Nga mới chấp nhận 30 doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu thủy sản sang Liên bang Nga. Đến hết năm 2020, đã có thêm 13 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam được Cơ quan Liên bang Nga về Giám sát Thú y và Kiểm dịch động thực vật cấp phép xuất khẩu thủy sản vào thị trường này.


50

45

40

41

43

37

35

33

3030

25

20

15

10

5

0

Năm 2016 Năm 2017

Năm 2018

Số lượng doanh nghiệp

Năm 2019

Năm 2020

Hình 2.11. Số lượng doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang Liên bang Nga trong giai đoạn 2016 - 2020

Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2020


Thứ ba, kể từ khi Việt Nam ký FTA với Liên minh kinh tế Á-Âu, các doanh nghiệp tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm để quảng bá, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm đối tác. Việt Nam là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới các mặt hàng như chè, cà phê, thủy sản nhưng chủ yếu xuất thô. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp Việt Nam tương đối đủ thực lực và có thể đầu tư chế biến ở nước ngoài thay vì bán hàng thô. Với thị


trường Liên bang Nga và Liên minh kinh tế Á-Âu, Việt Nam đã có mối quan hệ tốt, có Hiệp định và cần vận dụng để hưởng các ưu đãi, do đó, sự tích cực tham gia của các doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, khách hàng để thâm nhập thị trường một cách hiệu quả hơn.

2.4. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu

2.4.1. Nông sản

2.4.1.1. Kim ngạch xuất khẩu nông sản


Nông sản là mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga, đứng thứ hai sau nhóm ngành điện tử và linh kiện. Trong giai đoạn 2013 – 2016 khi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu chưa có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên bang Nga giảm nhẹ vào năm 2015 và tăng không đáng kể vào năm 2016. Trong giai đoạn 2017 – 2020, khi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên bang Nga đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ.


800

37.16

701.7

700

684.5

616.3

600

543.7

500

404.3

396.5

400

385.8

387.8

13.35

300

11.07

8.24

200

4.79

2.22

2.51

100

-4.13

0

40

35

30

25

20

15

10

5

0

-5

-10

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Kim ngạch xuất khẩu (Triệu USD)

Biến động (%)

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, 2020

Hình 2.12. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga trong giai đoạn 2013 – 2020

Giai đoạn từ 2013 đến 2016, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên bang Nga có nhiều biến động. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam


sang Liên bang Nga tăng trưởng ở mức 4,79% vào năm 2014. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam giảm nhẹ ở mức 4,13%. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên bang Nga đã có bước tiến trở lại tốt hơn, với mức tăng trưởng 2,22% so với năm 2015, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên bang Nga năm 2016 vẫn còn khiêm tốn thậm chí còn chưa chạm được đến con số mà chúng ta đã đạt được trong năm 2013 và 2014.

Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga đã có sự tăng trưởng mạnh nhờ những chính sách ưu đãi đối với hàng nông sản Việt Nam cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Cụ thể, năm 2017, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga đạt 543,7 triệu USD, tương ứng với mức tăng trưởng 37,16% so với năm 2016. Trong năm 2018 và năm 2019, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên bang Nga tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 12% một năm. Năm 2020 vừa qua, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên bang Nga tăng trưởng ở mức 2,51%.

Sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên bang Nga trong giai đoạn 2017 – 2020 có sự đóng góp đáng kể từ những ưu đãi theo FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu bởi nông sản Việt Nam cũng được hưởng rất nhiều ưu đãi thuế quan từ FTA này. Theo FTA, các mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Liên bang Nga được hưởng mức thuế ưu đãi 0% ngay sau khi FTA có hiệu lực hoặc theo lộ trình 10 năm. Nhóm thuế quan được đưa về mức 0% ngay sau khi FTA có hiệu lực bao gồm: Hạt điều, hạt tiêu, cà phê, một số hàng rau quả (cải brucxen tươi hoặc ướp lạnh, các sản phẩm cao su sơ chế, thịt động vật sống, sữa và kem không cô đặc, trứng gia cầm, rất nhiều rau củ quả, cơm dừa, lúa mì, lạc, dầu thực vật, cacao,… Nhóm thuế quan giảm theo lộ trình 10 năm, mỗi năm thuế suất giảm từ 1,3% đến 1,4% và đưa về mức 0% vào năm 2025 gồm: thịt và phụ phẩm ăn được của bò sát, thịt động vật họ trâu bò, sữa kem ở thể rắn, bơ, pho mát, mật ong, lông vũ, ngà, mai động vật, hoa tươi, thực vật giống, hành tây, hành, hẹ, tỏi, xà lách cuộn, củ cải, cà rốt, củ rễ ăn được, dưa chuột, đậu hà lan,…


Nhìn chung, phần lớn mặt hàng nông sản được hưởng ưu đãi thuế quan là những nông sản mà hiện Việt Nam đang xuất khẩu sang thị trường Liên Bang Nga vì thế với tư cách là quốc gia đầu tiên ký kết FTA với Liên minh kinh tế Á-Âu, Việt Nam đã đi trước một bước so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Đây là lợi thế lớn cho các doanh Nghiệp Việt Nam, bên cạnh việc đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu của các nông sản chủ lực thì Việt Nam cũng chủ động đa dạng hóa nhưng nông sản xuất khẩu tiềm năng được hưởng ưu đãi từ FTA.

2.4.1.2. Thị phần nông sản xuất khẩu


Các mặt hàng nông sản chủ lực Việt Nam xuất khẩu sang Liên bang Nga trong thời gian bao gồm cao su, hạt điều, cà phê, hàng rau quả, chè, hạt tiêu và gạo.

Bảng 2.5. Tỷ trọng của các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong kim ngạch nhập khẩu nông sản của Liên bang Nga giai đoạn 2013 – 2020

Đơn vị: %


Năm

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Cao su

0,16

0,17

0,26

0,38

0,47

0,56

0,58

0,59

Hạt điều

85,70

88,90

90,80

88,40

87,30

86,80

81,40

81,82

Cà phê

20,36

21,40

20,35

22,94

21,34

18,23

18,94

18,92

Rau quả

0,38

0,44

0,39

0,45

0,44

0,39

0,45

0,48

Chè

2,48

2,90

3,51

4,17

2,90

3,51

4,17

4,23

Hạt tiêu

66,54

69,48

83,66

72,33

69,48

83,66

72,33

73,77

Gạo

5,85

6,65

19,15

11,06

6,65

19,15

11,06

11,22

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu - 11

Nguồn: Trung tâm Thương mại quốc tế, 2020


Trong bảy mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga trong năm 2020, hạt điều, hạt tiêu và cà phê là ba mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch nhập khẩu mặt hàng nông sản đó của Liên bang Nga với tỷ trọng lần lượt là 81,82%, 73,77% và 18,92%. Các mặt hàng có tỷ trọng tăng đều và ổn định là hạt tiêu, cà phê và hạt điều. Các mặt hàng có tỷ trọng tăng nhưng vẫn còn thấp là cao su, hàng rau quả và chè. Riêng mặt hàng gạo, tỷ trọng kém ổn định nhất trong cơ cấu nhập khẩu của Liên bang Nga.


2.4.1.3. Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực


Cà phê: Liên bang Nga là một trong những nước tiêu dùng nhiều cà phê trên thế giới. Ở Liên bang Nga, trung bình mỗi người dùng 0,75 kg cà phê/năm (Eurostat, 2020). Trong những năm gần đây, nhập khẩu cà phê vào thị trường Liên bang Nga có xu hướng tăng nhanh cả về khối lượng và trị giá. Năm 2013, thị trường Liên bang Nga nhập khẩu 125,5 nghìn tấn cà phê với trị giá 503,4 triệu USD, năm 2020 tiêu thụ 144 nghìn tấn cà phê, trị giá 586,2 triệu USD. Theo số liệu của Trung tâm Thương mại quốc tế, năm 2020, có 71 nước xuất khẩu cà phê sang thị trường Liên bang Nga. Các nước xuất khẩu cà phê chủ yếu sang Liên bang Nga là Brazil chiếm 21,5%, Việt Nam chiếm 18,92%, Italia chiếm 10,6%, Indonesia chiếm 5,9%, Thụy Sĩ chiếm 4,8%, Colombia chiếm 3,2%, Ấn Độ chiếm 3,0%, Peru chiếm 2,9% và các nước khác chiếm 30,1%.

21.50%

30.10%

18.00%

2.90%


3.00%

3.20%

4.80%

Brazil Việt Nam Italia Indonesia Thụy Sĩ Colombia Ấn Độ Peru

Các nước khác

5.90%

10.60%


Nguồn: Trung tâm Thương mại quốc tế, 2020

Hình 2.13. Cơ cấu các nước xuất khẩu cà phê sang thị trường Liên bang Nga theo giá trị năm 2020

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong giai đoạn 2013 – 2016 xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga có xu hướng giảm. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga đạt 111,28 triệu USD. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Liên bang Nga giảm xuống còn 108,96 triệu USD và năm 2016 lại tăng lên mức 118,45 triệu USD. Năm 2017 và năm 2018 xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Liên


bang Nga tăng trở lại ở mức 133,41 và 144,53 triệu USD. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Liên bang Nga lại giảm vào năm 2019 xuống mức 119,47 triệu USD và 91,40 triệu USD.

Năm 2020

91.40

Năm 2019

119.47

Năm 2018

144.53

Năm 2017

133.41

Năm 2016

118.45

Năm 2015

108.96

Năm 2014

122.64

Năm 2013

111.28

0

20

40

60

80

100

120

140

160

Kim ngạch xuất khẩu cà phê (Triệu USD)

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, 2020

Hình 2.14. Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga trong giai đoạn 2013 - 2020

Biến động kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Liên bang Nga trong giai đoạn này chủ yếu do biến động về giá cà phê. Cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Liên bang Nga gồm 4 mặt hàng gồm: Cà phê chưa rang, chưa khử chất caffeine (mã HS090111), cà phê chưa rang, đã khử chất caffeine (mã HS090112), cà phê đã rang, chưa khử chất caffeine (mã HS090121) và cà phê đã rang, đã khử chất caffeine (mã HS090122). Trong đó, cà phê chưa rang, chưa khử chất caffeine (mã HS090111) (cà phê hạt) chiếm đến 98% trong kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Liên bang Nga (Trung tâm Thương mại quốc tế, 2020).

Tất cả các sản phẩm cà phê hạt của Việt Nam xuất khẩu sang Liên bang Nga đều có thuế suất 0% trước khi ký kết FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu, trừ cà phê đã rang, đã khử chất caffeine (thuế suất 10%). Sau khi FTA có hiệu lực, cà phê đã rang, đã khử chất caffeine được cắt giảm thuế theo lộ trình 5 năm đến năm 2020 thuế về mức 0%. Đây là cơ hội cho ngành cà phê xuất khẩu mặt hàng này sang Liên bang Nga. Tuy nhiên, với kim ngạch xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 1% kim ngạch


xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Liên bang Nga thì lợi thế mà FTA mang lại đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Liên bang Nga là khá nhỏ.

Hạt điều: Tại thị trường Liên bang Nga, Việt Nam bắt đầu vượt Ấn Độ, vươn lên đứng đầu trong danh sách nước có thị phần lớn nhất vào năm 2010 với 48,53%, đến năm 2012 con số này tăng lên gần gấp đôi với 80,98%, từ đó Việt Nam duy trì vị trí số một về xuất khẩu điều nhân sang Liên bang Nga. Đến năm 2020 thị phần của Việt Nam đạt mức 91,82%. Thuế suất cho hạt điều (mã HS20081910) trước khi ký FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu là 0% nên sau khi FTA có hiệu lực không ảnh hưởng quá nhiều đến mặt hàng điều. FTA góp phần gia tăng sự gắn bó giữa hai quốc gia, hạt điều cũng sẽ có cơ hội gia tăng hơn nữa kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang Liên bang Nga.


41.8.3%%

1.2%

0.9%

Việt Nam Ấn Độ Tanzani Mozambich

Khác

91.8%

Nguồn: Trung tâm Thương mại quốc tế, 2020

Hình 2.15. Cơ cấu các nước xuất khẩu hạt điều sang thị trường Liên bang Nga theo giá trị năm 2020

Hạt tiêu: Việt Nam là nước xuất khẩu tiêu lớn nhất vào thị trường Liên bang Nga, xếp đằng sau lần lượt là Trung Quốc và Ấn Độ. Các nhà nhập khẩu nông sản thực phẩm của Nga thường ưa chuộng nhập khẩu các sản phẩm nông sản thô và sau đó chế biến sâu tại nước mình vì thế cho nên hơn 80% tiêu nhập khẩu là tiêu nguyên hạt. Điều này vô hình chung lại rất phù hợp với Việt Nam khi ngành công nghiệp chế biến tiêu của Việt Nam chưa phát triển. Chất lượng hạt tiêu của Việt Nam phần nào đáp ứng tương đối tốt các tiêu chuẩn chất lượng của nước sở tại. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải chú trọng đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong hạt


tiêu xuất khẩu phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kĩ thuật cũng như quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Liên bang Nga. Là nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới nên giá tiêu Việt Nam rất cạnh tranh so với các đối thủ như Trung Quốc và Ấn Độ, thậm chí có thời điểm hai quốc gia này còn phải nhập khẩu hạt tiêu của Việt Nam.

Thuế suất cho hạt tiêu xuất khẩu (mã HS0904) của Việt Nam được cắt giảm hoàn toàn về mức 0% ngay sau khi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực. Việc giảm từ mức thuế cơ sở 5% xuống 0% là cơ hội tốt cho ngành hạt tiêu Việt Nam để đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu hạt tiêu sang Liên bang Nga. Tỷ trọng tiêu Việt Nam trong cơ cấu nhập khẩu của Liên bang Nga liên tục tăng trong suốt giai đoạn 2013 - 2020, cụ thể tỷ trọng năm 2013 là hơn 66,54% đến năm 2020 là 73,77%. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang Liên bang Nga trong giai đoạn 2016 – 2020 liên tục giảm từ 32,3 triệu USD năm 2016 xuống mức 15,23 triệu USD năm 2020 do nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu của Liên bang Nga giảm trong giai đoạn này.


4.3% 3.5%

8.6%

Việt Nam

11.3%

Ấn Độ Trung Quốc Indonesia

Khác

72.3%

Nguồn: Trung tâm Thương mại quốc tế, 2020

Hình 2.16. Cơ cấu các nước xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Liên bang Nga theo giá trị năm 2020

Cao su: Sản phẩm cao su chính mà Việt Nam đang xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga là cao su tự nhiên đã định chuẩn về kỹ thuật, chiếm 84,6% kim ngạch xuất khẩu cao su. Trong khi đó, hơn 50% kim ngạch nhập khẩu cao su của Liên bang

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí