Kinh Nghiệm Một Số Quốc Gia Và Địa Phương Trong Nước Về Huy Động Nguồn Lực Tài Chính Để Đầu Tư Hạ Tầng Kinh Tế Xã Hội Và Các Bài Học Rút Ra


nhân lực; các yếu tố tự nhiên, các diễn biến từ bên ngoài và những tác động khác như nguồn lực vật chất cũng có tác động đáng kể đến việc thu hút nguồn vốn FDI.

George E. Peterson, Giải phóng giá trị đất đai để cung cấp tài chính cho cơ sở hạ tầng đô thị, Ngân hàng Thế giới, Quỹ phát triển cơ sở hạ tầng công - tư PPIAF, Hà Nội, 2010 [69].

b. Huy động nguồn lực thông qua hình thức Hợp tác công tư – PPP

Về kênh huy động nguồn lực tài chính qua hợp tác công tư, một nghiên cứu tổng kết của ADB được xuất bản trong cuốn sách “Mối quan hệ đối tác Nhà nước - Tư nhân” (ADB, 2008). Cuốn sách cung cấp tổng quan về vai trò, thiết kế, cấu trúc và việc thực hiện mối quan hệ hợp tác giữa nhà nước và tư nhân với tư cách là kênh huy động nguồn lực tài chính trong phát triển cơ sở hạ tầng với nhiều ví dụ, các hình thức hợp đồng quản lý, các hợp đồng dịch vụ, nhượng quyền, thỏa thuận kinh doanh, lựa chọn cấu trúc, các nhiệm vụ chính liên quan đến thiết kế và chuẩn bị dự án hợp tác công tư.

Nghiên cứu của hai tác giả Shari Turitz và David Winder (2003) về huy động nguồn lực tài chính tư nhân cho đầu tư công ở Brazil, Ecuador và Mexicothông qua các tổ chức quỹ phi chính phủ nhằm huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân cho đầu tư công. Đây là một hìnhthức huy động vốn khá phát triển ở khu vực Mỹ La Tinh. Các tác giả phân tích các ưu điểm, hạn chế của hình thức huy động nguồn lực tài chính qua các quỹ này. Giải pháp đểtăng cường huy động vốn quahình thức này là phải có khung pháp lý chohoạt động của nó, phải đảm bảo được sự minh bạch thông tin trong huy động và sử dụng nguồn tài chính huy động được. Các tổ chức phải tự chứng tỏ nănglực quản lý, điều hành và giảm chi phí hoạt động của chúng để đảm bảo cácnguồn vốn huy động được sử dụng hiệu quả nhất [78].

Huỳnh Thị Huyền Như (2011), nghiên cứu về hình thức hợp tác công - tư (PPP) để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam. Đây là một đề tài nghiên cứu mới về huy động nguồn lực tài chính thông qua hình thức PPP, trong bối cảnh chưa có nghiên cứu PPP nào được thực hiện và thị trường PPP ở Việt Nam chưa ra đời. Tác giả đã nghiên cứu các mô hình thực nghiệm về PPP trên thế giới (bao gồm các nước phát triển và đang phát triển) để tìm hiểu cách thức PPP vận


hành và các nhân tố thành công/rào cản của các hình thức này trong lĩnh vực đường bộ. Từ đó lựa chọn mô hình áp dụng nghiên cứu trong điều kiện của Việt Nam. Tác giả cũng đã nghiên cứu mức độ sẵn lòng đầu tư vào của khu vực tư nhân đối với lĩnh vực hạ tầng giao thông của Việt Nam, cách thức để PPP khởi động và hoạt động thành công để thu hút vốn đầu tư phát triển ngành đường bộ Việt Nam.

Đặng Thị Hà (2013), nghiên cứu về huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam, tác giả đã hệ thống hóa và nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước nói chung và theo hình thức PPP nói riêng để thực hiện các dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam. Nghiên cứu quá trình xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý cho huy động vốn ngoài ngân sách ở Việt Nam; tập trung nghiên cứu thực tế tại một số dự án trong lĩnh vực giao thông đường bộ; đề xuất một số cơ chế đặc thù riêng cho chủ đầu tư để triển khai các dự án nhằm huy động nguồn lực tài chính để triển khai dự án.

Phan Thị Bích Nguyệt (2013), PPP-Lời giải cho bài toán vốn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đôthị tại thành phố Hồ Chí Minh; đã nghiên cứu và đề xuất với kỳ vọng nâng cao tính khả thi và hiệu quả cho các dự án theo mô hình PPP tại Việt Nam gồm: hoàn thiện hành lang pháp lý, phân bổ rủi ro hợp lý, lựa chọn dự án tiến hành PPP, tiến hành PPP theo chuẩn mực quốc tế và phân tích lợi ích, chi phí để thẩm định tính khả thi của dự án. Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt, có nguồn thu ngân sách đứng đầu cả nước, và được áp dụng các cơ chế đặc biệt nên có đầy đủ các điều kiện để triển khai các dự án theo hình thức công tư.

c. Huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân

Bên cạnh các nghiên cứu về huy động nguồn lực tài chính từ khu vực nhà nước, hợp tác công tư PPP, một số nghiên cứu đã tập trung vào huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân, các nghiên cứu này đã nghiên cứu bao quát nhiều kênh huy động vốn khác nhau, với một số hướng nghiên cứu như: (1) Nghiên cứu huy động nguồn lực tài chính tư nhân cho một mục tiêu cụ thể nào đó, chẳng hạn như


phát triển giáo dục, y tế,... ; (2) Nghiên cứu tổng thể các kênh huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tài chính tư nhân cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội [63].

Hướng tiếp cận thứ nhất đi vào các hình thức huy động nguồn lực tài chính cụ thể, phục vụ cho các mục tiêu cụ thể như huy động nguồn lực tài chính tư nhân cho giáo dục, y tế hay huy động nguồn lực tài chính tư nhân vào thị trường trái phiếu, huy động nguồn lực tài chính tư nhân vào hệ thống ngân hàng,... Đối với cách tiếp cận này, các tác giả đã tổng kết, phân tích những hình thức, mô hình huy động nguồn lực tài chính hiện có của các doanh nghiệp, những chủ thể kinh tế cụ thể trong lĩnh vực kinh tế tư nhân ở nước ta. Nghiên cứu các vấn đề về thị trường vốn, hình thức, tổ chức trung gian tài chính có liên quan đến huy động nguồn lực tài chính và những giải pháp vi mô để đảm bảo cho các chủ thể này huy động vốn có hiệu quả. Cách tiếp cận này cho phép nghiên cứu sâu vào từng vấn đề cụ thể nhưng nó không cho ta cái nhìn tổng quát về huy động nhất là khi chủ thể huy động là chính quyền địa phương. Một số tác giả đã nghiên cứu trong lĩnh vực này như:

Phạm Gia Trí (2006), Nâng cao hiệu quả huy động vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở Việt Nam; Lê Quốc Lý (2007), xã hội hóa nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển [63, tr.25]; Hà Thị Sáu (2002), nghiên cứu thực trạng huy động vốn trong dân cư để thực hiện CNH, HĐH đất nước; tác giả đã nghiên cứu thực trạng huy động vốn thông qua các kênh NSNN, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, Sở giao dịch chứng khoán, các công ty, các hình thức bảo hiểm và qua các hình thức khác giai đoạn 1996-2001 [17, tr.3].

Hướng tiếp cận thứ hai, nghiên cứu tổng thể các kênh huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tài chính tư nhân cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Nhóm nghiên cứu này đã chỉ ra vai trò và tiềm năng nguồn lực tài chính từ khu vực kinh tế tư nhân cũng như phân tích và chỉ ra một số nhóm giải pháp huy động nguồn lực tài chính này. Tuy nhiên, cách tiếp cận củacác nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi rộng, nhưng chưa mang tính hệ thống và đầy đủ về huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân, chưa làm rõ được giải pháp phù hợp để thúc đẩy huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân, nhất là tại các địa phương biên giới, có tính đặc


thù riêng; các giải pháp đưa ra chưa đồng bộ, chưa gắn với tiềm năng, đặc điểm của nguồn lực tài chính tư nhân cũng như một số vùng lãnh thổ đặc thù như thành phố Móng Cái; một số nghiên cứu trong nhóm này như: Nguyễn Công Thắng (2011), đa dạng hóa các nguồn lực vốn đầu tư ở thành phố Hồ Chí Minh; Trần Thị Tố Linh (2013), Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.

1.3. Kinh nghiệm một số quốc gia và địa phương trong nước về huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội và các bài học rút ra

1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển hạ tầng.

Kinh nghiệm của Nhật Bản: Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, khai thác hiệu quả nguồn lực tài chính trong nước; xây dựng chính sách tạo điều kiện và khuyến khích thành phần tư nhân tham gia các dự án [18].

Nhằm huy động nguồn vốn trong nước cho phát triển hạ tầng, chính phủ Nhật Bản đã thực hiện đa dạng hoá nguồn tài chính từ trung ương đến địa phương và thông qua các tổng công ty phát triển công trình công cộng. Chính phủ Nhật Bản đưa ra một số biện pháp như: (a) phát hành công trái ở cả trung ương và địa phương; (b) lập các tổng công ty thu phí người sử dụng và phát hành các loại trái phiếu liên kết; và (c) xây dựng một số tài khoản riêng cho các dự án trọng tâm được đầu tư bằng nguồn thu từ người sử dụng và thông qua các loại thuế riêng. Đối với những dự án rất lớn, chính phủ đã có chính sách tạo điều kiện và khuyến khích để thành phần tư nhân tham gia. Ngoài ra, Nhật Bản còn áp dụng hình thức thu mua những khoảnh đất lân cận các dự án lớn để quy hoạch rồi bán lại cho người sử dụng với mức giá chênh lệch thích hợp nhằm tăng thêm nguồn thu cho đầu tư hạ tầng. Việc đa dạng hoá nguồn tài chính đã giúp cho chính phủ Nhật Bản phát triển hệ thống hạ tầng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao trong suốt các thập niên từ 50 đến 80. Bảng 1.1 dưới đây đưa ra cơ chế đa dạng hoá nguồn tài chính đầu tư hạ tầng từ trung ương đến địa phương của Nhật Bản có liên hệ so sánh với tình


hình cụ thể của Việt Nam đã cho thấy nguồn vốn cho phát triển hạ tầng ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế.

Bảng1.1:So sánh nguồn tài chính cho đầu tư hạ tầng giữaNhật Bản và Việt Nam [64]

Cấp

Nguồn tài chính

Nhật Bản

Việt Nam


Trung ương

Tàikhoản chung

Tàikhoản riêng

Còn hạn chế


Côngtrái

Có, nhưng chưa phổ biến cho

Tưnhân

Chươngtrìnhvốnvayvàđầutưtàichính (FILP)

Chưa có

Cổphiếu nhànước

Chưa có


Địa phương &tổ chức tài chính tư nhânhoặcnhà nước

Trungương


Tráiphiếu địa phương thông quaChươngtrình FILP

Hiện có 2 dựán thí

điểm cho GT đô

thịHàNộivàTP.HCM


Thuếđịaphương, khoản thuếriêng

Chưa có, thường được đầu tư

trựctiếp từNSNN


Tổng công ty pháttriểncôngtrìnhcông cộng


Tàikhoản chung

Tổng công ty phát triển đường caotốcViệt Nam (VEC)

Tráiphiếu liên kết

Chưa có

Chươngtrình FILP

Chưa có

Trái phiếu và vốn vay từ các tổ chứctàichính tưnhân

chưa có

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái - 4

Nguồn: trang web, http://vnep.org.vn truy cập ngày 20/9/2010

Các phương thức huy động nguồn vốn của chính phủ Nhật Bản là:

Thành lập các tài khoản riêng: Chính phủ Nhật Bản thành lập một số tài khoản riêng cho phát triển cơ sở hạ tầng từ thập niên 50, như là tài khoản riêng cho


nâng cấp đường bộ vào năm 1958 và cho nâng cấp cảng đường thuỷ vào năm 1961. Những tài khoản riêng này này đã có hiệu quả trong việc trợ giúp chính phủ xác lập lệ phí và các nguồn thuế riêng cho người sử dụng. Nguồn thu thuế này đã đóng vai trò quan trọng trong đầu tư xây dựng và bảo trì các công trình hạ tầng của Nhật Bản.

Chương trình vốn vay và đầu tư tài chính: Chương trình vốn vay và đầu tư tài chính là một phương sách quan trọng trong việc huy động nguồn vốn để đầu tư phát triển KCHT của Nhật Bản. Chương trình huy động nguồn vốn từ quỹ tiết kiệm bưu điện và bảo hiểm xã hội rồi chuyển lại cho các tổng công ty hoặc các nhà đầu tư tư nhân dưới hình thức cho vay có lãi suất. Bằng hình thức này, Chính phủ Nhật Bản có khả năng kích thích đầu tư KCHT mà không cần trực tiếp tăng thuế và tạo điều kiện cho tư nhân mở rộng nguồn vốn đầu tư thông qua các tổ chức tài chính nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện một số tồn tại đã nảy sinh, như: không tạo ra sự cạnh tranh công bằng cho thành phần tư nhân khi tham gia, thất thoát vốn vào các khoản vay không có khả năng hoàn trả, hoạt động chưa hiệu quả, và quy mô của hệ thống tài chính nhà nước quá lớn.

Bảng 1.2: Quá trình thành phần tư nhân tham gia xây dựng và vận hành hệ thốnghạ tầng của Nhật Bản

Hình thức

Năm

KCHT và Dịch vụ


Tư nhân hoá

1987

Hệthốngđườngsắt

2004

SânbayquốctếNarita

2005

Mạnglướiđườngbộ(baogồmcảđườngcaotốc)


Liêndoanhnhànước - tư nhân

1985

SânbayquốctếKansai

1986

ĐườngcaotốcquaVịnhTokyo

1998

SânbayquốctếmiềntrungNhậtBản(Nagoya)


Giao quyền tài chính cho tư nhân

2000

GahànghoácảngbiểnHibiki

2005

GahànhkháchsânbayHaneda

2005

GahànghoásânbayHaneda

Nguồn: trang web, http://vnep.org.vn truy cập ngày 20/9/2010


Thành lập các tổng công ty phát triển công trình công cộng: Để giảm gánh nặng lên NSNN, Chính phủ Nhật Bản đã thành lập các tổng công ty phát triển công trình công cộng có thể thực hiện phát hành trái phiếu và vay vốn từ thành phần tư nhân để đầu tư vào hạ tầng. Các tổng công ty có thể vay vốn từ nhà nước và hoàn trả lại với lãi suất nhất định, hoặc trong trường hợp cần thiết các tổng công ty này sẽ nhận hỗ trợ về tài chính và vốn vay dưới các hình thức ưu đãi. Công trình được lựa chọn đầu tư là các công trình có khả năng sinh lợi như đường thu phí. Bằng phương thức này, chính phủ đã tạo động cơ để các tổng công ty thực hiện sử dụng nguồn vốn có hiệu quả và sinh lời.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc, xác định vai trò chủ đạo của Chính phủ trong việc đầu tư kết cấu hạ tầng; xây dựng nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội, điển hình là đầu tư và khai thác các công trình ngầm dưới lòng đất và được phép thu phí để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận theo các hợp đồng được ký kết với Chính phủ; phát triển thị trường trái phiếu để huy động nguồn vốn [68].

Hàn Quốc đã tiến những bước quan trọng trong việc thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển hạ tầng.Kể từ đầu những năm 1990, Hàn Quốc ban hành Luật Khuyến khích đầu tư tư nhân, Luật Đầu tư tư nhân nhằm khuyến khích sự tham gia của tư nhân vào lĩnh vực hạ tầng, chủ yếu là các dự án đầu tư mới trong lĩnh vực giao thông. Mục đích chính của Luật mới là khuyến khích mạnh mẽ hơn sự tham gia của khu vực tư nhân vào các lĩnh vực hạ tầng(điện, ga, giao thông, sân bay, bến cảng, viễn thông, cấp và thoát nước,...) thông qua các biện pháp khuyến khích về thuế và những khuyến khích khác cho nhà đầu tư tư nhân, cũng như cải tiến quá trình lựa chọn nhà đầu tư. Luật cũng đưa ra những biện pháp khuyến khích đối với các nhà đầu tư nước ngoài như: (1) miễn 10% thuế giá trị gia tăng đối với các công trình đã hoàn thành; (2) bảo lãnh lên tới 90% doanh thu hoạt động; (3) thưởng cho những dự án hoàn thành sớm và cho phép thu lợi nhuận vượt mức khi nhà đầu tư tiết kiệm chi phí xây dựng; (4) bù đắp các khoản lỗ do những thay đổi về tỷ giá hối đoái; (5) chấp nhận các phương thức xây dựng đa dạng BOT, BTO,…;


Kết quả là đến nay, khu vực tư nhân, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia vào hầu hết các lĩnh vực hạ tầng của Hàn Quốc.Chính phủ Hàn Quốc đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển KCHT của đất nước, thông qua việc ban hành và thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển KCHT phù hợp với tình hình và yêu cầu phát triển kinh tế trong từng giai đoạn.

Phát triển thị trường trái phiếu: Hàn Quốc đã thực hiện hàng loạt chính sách nhằm phát triển thị trường trái phiếu, trong đó nổi bật là hệ thống bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp. Kể từ sau khủng hoảng tài chính 1997, chính phủ Hàn Quốc đã tăng cường phát hành trái phiếu để huy động nguồn lực tài chính nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách và khôi phục nền kinh tế sau khủng hoảng. Hàng loạt biện pháp được thực hiện để đơn giản hóa trái phiếu chính phủ như giảm bớt số loại trái phiếu, thống nhất tên chung cho các trái phiếu chính phủ. Hệ thống đấu giá trái phiếu điện tử được xây dựng. Để tạo điều kiện phát triển thị trường, Hàn Quốc đã thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm và nâng cao các tiêu chuẩn định mức. Nhờ đó mà thông tin về các trái phiếu minh bạch hơn, nhà đầu tư hiểu rõ hơn giá trị từng trái phiếu. Trái phiếu chính phủ Hàn Quốc ngày càng trở thành công cụ huy động nguồn lực tài chính quan trọng trên thị trường. Kinh nghiệm của Hàn Quốc là phải đơn giản hóa, minh bạch hóa thị trường. Giảm can thiệp của nhà nước vào thị trường mà phải căn cứ vào quan hệ cung cầu, sử dụng đấu giá thay vì bắt buộc mua trái phiếu.

Kinh nghiệm của Indonesia, cải thiện khung chính sách, pháp lý và thể chế nhằm thu hút sự tham gia sâu rộng hơn của các nhà đầu tư vào phát triển hạ tầng.

Từ năm 2005, Indonesia thiết lập một khung khổ hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân (PPP) để kích thích đầu tư của Nhà nước cũng như khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân cho các dự án hạ tầng. Sau đó một loạt cải cách khác đã được thực hiện như: thông qua khung khổ quản lý rủi ro; sửa đổi các quy định về thu hồi đất; sửa đổi các luật quan trọng về giao thông, với các điều khoản cho phép sự tham gia sâu rộng hơn của khu vực tư nhân; thành lập các cơ quan quản lý chuyên ngành đối với các lĩnh vực đường bộ có thu phí, cấp nước và viễn thông. Chính phủ cũng ban hành các quy định cho phép thu phí trong các lĩnh vực then chốt và cắt giảm mạnh

Ngày đăng: 26/11/2022