Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường Văn hoá I - Bộ Công an - 9



- Dự thảo các quy định, hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên bám sát với chủ trương đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với các điều kiện thực tế của nhà trường.

+ Quy định về chuẩn bị cho dạy học: nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án (xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, đồ dùng) gắn với đối tượng học sinh của trường, chú trọng đến việc thiết kế bài giảng theo hướng giúp học sinh tự học thông qua việc thiết kế các câu hỏi, bài tập để giao nhiệm vụ tự học cho học sinh ngay trong giờ học trên lớp. Thiết lập hệ thống các dạng bài tập nhận thức đảm bảo yêu cầu phù hợp với mục tiêu bài học nhằm giúp học sinh lĩnh hội tri thức mới, củng cố, mở rộng, đào sâu tri thức đã học.

+ Quy định về dạy học trên lớp: các khâu thực hiện trong giờ lên lớp bao gồm kiểm tra kết quả tự học của học sinh; tổ chức giờ dạy trên lớp theo phương pháp dạy

- tự học để nâng cao năng lực tự học cho học sinh. Kết thúc mỗi tiết, giáo viên giao nhiệm vụ tự học cho học sinh tùy theo mức độ đối với học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu, kém và yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ tự học.

+ Quy định về đổi mới công tác kiểm tra đánh giá: tăng cường việc kiểm tra bài, kết quả tự học của học sinh đầu giờ lên lớp thông qua các hình thức kiểm tra miệng, viết (15 phút) trước khi vào bài mới, nội dung kiểm tra bám sát vào những yêu cầu bài tập, nhiệm vụ tự học giáo viên đã giao. Việc ra đề và chọn đề kiểm tra 1 tiết, kiểm tra kết thúc học kỳ, năm học cần bố trí tiết trả bài và giải quyết những vấn đề học sinh còn thắc mắc.

- Lên kế hoạch kiểm tra, giám sát của phòng Đào tạo về việc thực hiện quy định đối với hoạt động dạy học của giáo viên.

- Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá kết quả việc đổi mới phương pháp dạy học thông qua các tiêu chí: xếp loại giáo án, chuẩn bị các phương tiện, đánh giá xếp loại giờ lên lớp, kết quả tự học của học sinh.

Bước 2: Tổ chức thực hiện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

- Tiến hành phổ biến tới toàn thể cán bộ quản lý và giáo viên các quy định về đổi mới phương pháp dạy học, các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá việc đổi mới phương pháp dạy học.


Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường Văn hoá I - Bộ Công an - 9


- Phân công, phân nhiệm rõ ràng quyền hạn và nhiệm vụ của cán bộ quản lý thuộc phòng Đào tạo và các bộ môn trong kiểm tra giám sát việc thi hành các quy định về đổi mới phương pháp dạy học. Các bộ môn trên cơ sở phân cấp xây dựng kế hoạch tự kiểm tra và tiến hành công tác tự kiểm tra, tổng hợp kết quả báo cáo Ban giám hiệu hàng tuần tại giao ban lãnh đạo.

Bước 3: Chỉ đạo thực hiện

- Hướng dẫn cán bộ quản lý thuộc phòng Đào tạo và các bộ môn thực hiện chức năng và nhiệm vụ để làm tốt công tác quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên.

- Chỉ đạo công tác rút kinh nghiệm thường xuyên theo từng tháng để các phòng, bộ môn, các tổ chuyên môn làm tốt hơn công tác tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường trong công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học.

Bước 4: Kiểm tra đánh giá

- Phòng Đào tạo thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định về đổi mới phương pháp dạy học thông qua kiểm tra giáo án, thời khoá biểu; sổ mượn tư liệu, tài liệu của thư viện; nhật ký các phòng thiết bị đồ dùng. Đồng thời đột xuất dự giờ để xác định mức độ thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của từng giáo viên.

- Bộ môn cần kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các quy định về đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên trong bộ môn mình phụ trách, biểu dương kịp thời những giáo viên tích cực trong thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.

- Hội đồng giáo dục nhà trường với chức năng tham mưu, tư vấn cho Ban giám hiệu về toàn bộ các hoạt động giáo dục của nhà trường cần tăng cường công tác thanh tra; kiểm tra định kỳ hàng tuần, hàng tháng để báo cáo kết quả với Ban giám hiệu, đồng thời kiểm tra đột xuất việc thực hiện các quy định để xây dựng nền nếp đổi mới phương pháp dạy học trong toàn thể giáo viên.

- Căn cứ kết quả kiểm tra định kỳ, đột xuất của các đơn vị chức năng. Cuối học kỳ nhà trường tổ chức sơ kết, cuối năm học tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện đổi mới phương pháp dạy học; khen thưởng những giáo viên thực hiện tốt; nhắc nhở, phê bình đối với những đơn vị, cá nhân vi phạm. Đồng thời rút bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo và quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học.



Điều kiện thực hiện

- Đánh giá về thực trạng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay của giáo viên nhà trường phải chính xác, khách quan. Quy định về quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên phải bám sát các văn bản hiện hành của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên và điều kiện thực tế của nhà trường. Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá kết quả đổi mới phương pháp dạy học cần phải cụ thể dễ hiểu, dễ làm.

- Quy định về quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học phải được quán triệt ngay trong Hội nghị triển khai công tác năm học của nhà trường tới toàn thể cán bộ quản lý và giáo viên để mỗi cán bộ quản lý và giáo viên nắm vững, thực hiện theo quy định.

- Thường xuyên kiểm tra hồ sơ chuyên môn như sổ báo giảng, giáo án, nhật ký công tác, kiểm tra sổ sách thư viện, phòng thực hành để xác định mức độ sử dụng. Tăng cường dự giờ đột xuất để đánh giá mức độ đổi mới phương pháp trong từng bài giảng, kết hợp với dự các giờ thao giảng để so sánh mức độ thường xuyên của đổi mới phương pháp dạy học.

- Đảm bảo các phương tiện thiết bị dạy học hỗ trợ cho đổi mới phương pháp; đáp ứng đầy đủ sách, tài liệu tham khảo để giáo viên nghiên cứu.

- Bố trí để giáo viên của nhà trường có điều kiện dự giờ, trao đổi kinh nghiệm trong công tác dạy học tại các trường trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là các trường có mô hình đối tượng học sinh tương tự như nhà trường.

- Các đơn vị chức năng, các tổ chức đoàn thể quần chúng trong nhà trường cần phối hợp tham gia vào công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế, quy định.

- Trong quá trình dạy học giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp có mối quan hệ chặt chẽ, mục tiêu, nội dung thay đổi, phương pháp dạy học tất yếu phải thay đổi. Ngoài việc phát động, động viên, khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, khen thưởng kịp thời những giáo viên tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học, nhà trường cần có những biện pháp cưỡng chế, hình thức kỷ luật phù hợp đối với những giáo viên chây ỳ trong đổi mới phương pháp dạy học hoặc cố tình làm trái với quy định.


* Biện pháp 4: Hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị, tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả cho tự học

Mục tiêu của biện pháp

- Tăng cường đầu tư thêm cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị theo hướng hiện đại, tiên tiến gắn liền với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đảm bảo các điều kiện tốt nhất để giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Học sinh có được những điều kiện tốt nhất để phát huy năng lực tự học.

- Tổ chức quản lý và khai thác hiệu quả các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị trong giảng dạy và học tập.

Nội dung và quy trình thực hiện

Bước 1: Xây dựng kế hoạch

- Xây dựng đề án phát triển cơ sở vật chất của nhà trường giai đoạn 2010 - 2020.

+ Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng theo yêu cầu dạy học hiện nay (tổng quỹ đất, khu sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao, hệ thống giảng đường; phương tiện hỗ trợ cho dạy học, thiết bị; đồ dùng thí nghiệm, thực hành; hệ thống thư viện, mạng Internet…). Mức độ khai thác và sử dụng các phương tiện thiết bị hiện có.

+ Tập trung hoàn thành dự án quy hoạch lại mặt bằng tổng thể nhà trường, trên cơ sở đó xin bổ sung quỹ đất mở rộng diện tích nhà trường. Tiến hành quy hoạch lại các khu sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao trong khuôn viên nhà trường, đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho các hoạt động nội khoá cũng như hoạt động ngoại khoá của học sinh.

+ Củng cố và nâng cấp các phòng làm việc hành chính của cán bộ quản lý và giáo viên, ký túc xá của học sinh, các phòng học, phòng thực hành, phòng lý thuyết chuyên dùng, thư viện trường để đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho dạy và học.

- Lập các dự án về đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị đồng bộ trên cơ sở đề án phát triển nhà trường để trình lãnh đạo Bộ Công an duyệt, từng bước theo lộ trình trang bị cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị theo hướng tiên tiến, hiện đại.


Bước 2: Tổ chức thực hiện

- Thành lập các tổ tư vấn gồm những cán bộ quản lý và giáo viên có kinh nghiệm theo từng lĩnh vực, tư vấn cho Hiệu trưởng nhà trường trong việc triển khai các dự án, đảm bảo các dự án được triển khai đúng theo quy trình, tiến độ.

- Tổ chức xây dựng nội quy sử dụng cơ sở vật chất, các trang thiết bị bao gồm: nội quy giảng đường, ký túc xá, phòng đọc; nội quy sử dụng các phòng thí nghiệm, phòng máy, phòng chuyên dùng. Xây dựng các quy định về sử dụng các trang thiết bị, phương tiện nhằm khai thác hiệu quả và đảm bảo tuổi thọ cao của các phương tiện được trang bị.

- Tổ chức chuyển giao công nghệ đối với các phương tiện thiết bị, tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên nắm vững các quy trình khai thác sử dụng các phòng máy, các phương tiện thiết bị. Đồng thời phổ biến các nội quy, quy định trong việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị tới toàn thể giáo viên và học sinh.

- Giao cho phòng Đào tạo, các bộ môn phối hợp chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch khai thác và sử dụng các phương tiện, thiết bị gắn với từng tiết giảng, từng bài giảng, từng chương và toàn bộ chương trình. Kế hoạch của giáo viên được thông qua tổ chuyên môn góp ý, lãnh đạo phòng Đào tạo và lãnh đạo Bộ môn phê duyệt.

Một mặt động viên, khuyến khích giáo viên sử dụng các phương tiện, thiết bị trong các giờ lên lớp. Mặt khác giao cho giáo viên quản lý các phòng học, phương tiện lập sổ theo dõi mức độ khai thác và sử dụng các phương tiện, các phòng thực hành nhằm theo dõi việc khai thác sử dụng của giáo viên, kiên quyết chấm dứt tình trạng dạy chay trong các giờ lên lớp.

- Thường xuyên phát động phong trào thi đua sử dụng các phương tiện thiết bị dạy học, coi đây là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng công tác chuyên môn.

- Củng cố và nâng cấp các phòng thực hành hiện có, đồng thời đầu tư kinh phí bổ sung thêm các phòng mới để học sinh có điều kiện tăng cường các giờ thực hành, thí nghiệm.

- Tổ chức cho giáo viên tham quan, học hỏi kinh nghiệm trong việc khai thác sử dụng cơ sở vật chất tại một số trường trọng điểm.



- Củng cố và nâng cấp thư viện hiện có của nhà trường đảm bảo diện tích 400

- 500 m2 đáp ứng yêu cầu phục vụ cho nghiên cứu của giáo viên và học sinh.

+ Công tác giới thiệu sách tài liệu: phân loại sách, tài liệu khoa học theo từng lĩnh vực, tác giả, tiêu đề. Đầu tư hoàn thành mạng nội bộ (LAN), đồng thời triển khai xây dựng thư viện điện tử, hoàn thành mạng đọc để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và dạy học, học sinh thuận tiện hơn trong việc tra cứu tìm và đọc tài liệu.

+ Đổi mới công tác phục vụ thư viện, phân công cán bộ tăng cường mở cửa thư viện trong và ngoài giờ hành chính, ngày thứ Bảy và Chủ nhật để học sinh có nhiều thời gian nghiên cứu, đọc sách tại thư viện.

+ Đầu tư trang bị thêm đầu sách tham khảo, nâng cao, sách báo giải trí nhằm thu hút học sinh đến thư viện.

+ Xây dựng quy định về thủ tục mượn và trả sách vừa đảm bảo chặt chẽ vừa đơn giản.

+ Thường xuyên cử cán bộ quản lý thư viện tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm, tạo điều kiện để cán bộ quản lý thư viện tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại các trường trọng điểm để vận dụng vào thực tiễn nhà trường.

Bước 3: Chỉ đạo thực hiện

- Ban giám hiệu giao cho phòng Đào tạo phối hợp với các phòng chức năng, các bộ môn xây dựng đề án phát triển cơ sở vật chất của nhà trường giai đoạn 2010

- 2020. Trên cơ sở hoàn thành đề án phát triển cơ sở vật chất của nhà trường, phòng Hậu cần xây dựng dự án đầu tư các hạng mục cơ sở vật chất và trang thiết bị. Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án.

- Hàng năm căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của nhà trường. Ban giám hiệu chỉ đạo xây dựng kế hoạch và các quy định sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị. Đồng thời hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định, kế hoạch trên đối với từng đơn vị và cá nhân.

- Hướng dẫn cán bộ lãnh đạo các bộ môn thực hiện trách nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ để làm tốt công tác quản lý và sử dụng các trang thiết bị. Giao cho phòng Đào tạo, bộ môn triển khai các hướng dẫn, quy định về việc sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị tới toàn thể học sinh.


Bước 4: Kiểm tra đánh giá

- Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án đã được phê duyệt, đồng thời đôn đốc xúc tiến triển khai các dự án mới theo đề án phát triển cơ sở vật chất của nhà trường.

- Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị theo theo nội quy, quy định. Xác định những ưu điểm, tồn tại để tìm ra nguyên nhân từ đó kịp thời ban hành các quyết định quản lý điều chỉnh. Cuối học kỳ tiến hành sơ kết, cuối năm học tiến hành tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện tiến độ các dự án, quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị.

Điều kiện thực hiện

- Mục đích, yêu cầu của việc hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; tầm quan trọng quản lý sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện trong hoạt động dạy học, tự học phải được quán triệt để cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh nhận thức đúng đắn, nêu cao tinh thần trách nhiệm và tự giác thực hiện.

- Nhà trường tập trung sớm hoàn thành đề án phát triển cơ sở vật chất của nhà trường. Đồng thời phải xúc tiến nhanh việc xây dựng các dự án đầu tư để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị.

- Tổ chức xây dựng nội quy, quy định về việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị. Các nội quy, quy định cần phải cụ thể bám sát điều kiện thực tế của nhà trường để dễ triển khai thực hiện.

* Biện pháp 5: Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của học sinh

Mục tiêu biện pháp

- Đảm bảo tính khoa học, khách quan, chính xác, phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu làm cơ sở cho việc đề ra các biện pháp quản lý của nhà trường một cách hiệu quả, kịp thời.

- Nâng cao trách nhiệm của giáo viên trong công tác nghiên cứu, đầu tư cho hoạt động dạy học.

- Hình thành cho học sinh động cơ thái độ học tập nghiêm túc, nâng cao trách nhiệm trong học tập, có ý thức tự giác, nhu cầu và thói quen tự kiểm tra, đánh giá.



Nội dung và quy trình thực hiện

Bước 1: Xây dựng kế hoạch

- Đánh giá thực trạng hình thức kiểm tra đánh giá hoạt động tự học hiện nay (lực lượng kiểm tra, nội dung kiểm tra, kết quả đánh giá), kết hợp với rà soát các văn bản hướng dẫn của nhà trường, điều chỉnh kế hoạch kiểm tra đánh giá tự học của học sinh. Tập trung kiểm tra đánh giá việc thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ tự học của học sinh được giáo viên giao thông qua giờ học chính khoá trên lớp (nội dung tự học, hệ thống bài tập, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao)

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường trong việc kiểm tra đánh giá hoạt động tự học, đồng thời phân công trách nhiệm rõ ràng đối với từng lực lượng tham gia kiểm tra đánh giá hoạt động tự học (cán bộ QLHS, GVCN, giáo viên bộ môn, cán bộ lớp, tổ kiểm tra điều lệnh, đội thanh niên cờ đỏ).

- Hướng dẫn phong trào tự quản trong học sinh, hướng dẫn học sinh tự tiến hành kiểm tra theo các hình thức (tự kiểm tra theo kế hoạch cá nhân, kiểm tra giữa các cá nhân trong bàn, giữa các bàn trong tổ hay giữa các tổ trong lớp)

- Xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động tự học để cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học.

Bước 2: Tổ chức thực hiện

- Phổ biến kế hoạch kiểm tra, đánh giá tới toàn thể các lực lượng kiểm tra và tới toàn thể học sinh.

- Tập huấn phương pháp, quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả tự học thống nhất trong các lực lượng kiểm tra, đánh giá: cán bộ QLHS, GVCN, giáo viên bộ môn, cán bộ lớp, tổ kiểm tra điều lệnh, đội thanh niên cờ đỏ.

- Thông qua các giờ lên lớp, giáo viên giao các nhiệm vụ và nội dung tự học để học sinh thực hiện trong giờ tự học. Thường xuyên kiểm tra kết quả tự học của mỗi học sinh trong các giờ lên lớp để đánh giá mức độ hoàn thành các nhiệm vụ tự học được giao.

- Đổi mới hình thức kiểm tra, thi cử để tăng cường đánh giá chất lượng tự học của học sinh. Thiết lập ngân hàng đề thi, hướng nội dung đề thi theo các nội dung

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 04/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí