Đ Nh Gi Thực Trạng Phát Triển Bền Vững Của Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam


cầu về những dự án đã được phê duyệt đánh giá tác động đến môi trường, các dự án đã được quy hoạch, một số kiểm tra thêm công nghệ xả thải và kế hoạch di dân nhiều ngân hàng chưa có những đánh giá độc lập của cán bộ tín dụng về những rủi ro tác động đến môi trường và xã hội. Bên cạnh đó, báo cáo phát triển bền vững của các ngân hàng thương mại cho thấy chưa có các tác động môi trường tiêu cực thực tế và tiềm ẩn đáng kể đối với chuỗi cung ứng sản phẩm của ngân hàng, cũng không có các khiếu nại về các tác động đến môi trường, chưa có trường hợp vay vốn nào bị đóng cửa do các vấn đề về môi trường của dự án. Thực tiễn này cho thấy hệ thống NHTM chưa có chính sách quản lý môi trường hoàn thiện, nhiều ngân hàng chưa có hệ thống ESMS trong đánh giá, phân loại các dự án về rủi ro về môi trường và xã hội, bao gồm cả những rủi ro tiềm ẩn nhằm đánh giá đầy đủ và chính xác về rủi ro E&S của khách hàng vay vốn.

Các dự án vay vốn có đánh giá rủi ro môi trường và xã hội chủ yếu thông qua các hình thức liên kết và hỗ trợ của các nước phát triển. Chẳng hạn các dự án vay vốn tại Quỹ ủy thác tín dụng xanh (Green Credit Trust Fund – GCTF) được thành lập thông qua liên kết giữa Việt Nam với chính phủ Thụy sĩ. Quỹ GCTF có sự tham gia của các tổ chức: thẩm định tài chính và cung cấp tín dụng có 3 NHTM gồm ACB, Techcombank vàVIB, thẩm định kỹ thuật và môi trường có Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC), Quản lý nguồn quỹ Chính phủ Thụy sĩ ủy thác qua RBC (Royal Bank of Canada). Các ngân hàng Việt Nam có vai trò thẩm định tài chính, bao gồm: đánh giá khách hàng về hiện trạng tài chính, đàm phán và thiết lập các điều kiện cho vay với các doanh nghiệp (điều khoản, lãi suất, loại tiền, thời gian vay vốn, v.v), quản lý việc giải ngân và thu hồi vốn vay, giới thiệu Quỹ cho các khách hàng tiềm năng, khai thác khách hàng mới và quảng bá hoạt động của Quỹ. VNCPC có vai trò thẩm định dự án xin hỗ trợ của Quỹ về mặt kỹ thuật để xác định tính khả thi của dự án, điều phối, trao đổi thông tin về các khách hàng cho các ngân hàng, tư vấn cho các Ngân hàng về các vấn đề tác động môi trường và tài chính của công nghệ sản xuất sạch hơn, kiểm tra và đánh giá tác động của việc đầu tư để xác nhận mức trả thưởng, xác định các khách hàng tiềm năng để hỗ trợ họ tham gia vào Quỹ. Năm 2015, có 3 ngân hàng thương mại là Techcombank, BIDV và SCB ký thỏa thuận hợp tác với Đại sứ quán Đan Mạch. Đây là các ngân hàng


cho vay tham gia vào Chương trình Hỗ trợ Đầu tư Xanh (GIF) thuộc dự án Chuyển hóa carbon thấp trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng. NHNN cùng với Ngân hàng thế giới đã ký kết hiệp định pháp lý cho 3 dự án chính sách phát triển về quản lý kinh tế và năng lực cạnh tranh, chính sách phát triển về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh và dự án cấp nước, xử lý nước thải đô thị. Tổng giá trị của 03 dự án là 371 triệu USD. Bên cạnh đó, IFC đã phối hợp với các ngân hàng của Việt Nam như Techcombank và Vietinbank xây dựng chương trình tín dụng tiết kiệm năng lượng dành cho các DNVVN với tổng giá trị gần 63 triệu USD.

Việc tham gia liên kết, cung cấp các sản phẩm xanh giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam gắn kết với khách hàng, nâng cao uy tín, trách nhiệm đối với môi trường và xã hội. Giúp các nhà quản lý và cán bộ tín dụng nâng cao nhận thức, khả năng đánh giá các vấn đề về môi trường, xã hội của dự án, các lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, công nghệ sạch…Tuy nhiên, khi tham gia vào liên kết, các ngân hàng chỉ đảm nhận các vấn đề về thẩm định và cung cấp tài chính, quan hệ khách hàng, mà chưa đóng vai trò là đơn vị đánh giá về mặt kỹ thuật, các tác động đến môi trường và xã hội của dự án vay.

Để hướng đến phát triển bền vững, nâng cao khả năng lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống đánh các tác động đến môi trường và xã hội, nâng cao nhận thức và năng lực đánh giá rủi ro về môi trường, xã hội của dự án vay vốn, xây dựng bộ tiêu chuẩn về môi trường cho từng lĩnh vực, từng ngành khác nhau, có những giải pháp khuyến khích và hỗ trợ khách hàng đầu tư vào các lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, các dự án xanh…

triển bền vững nhằm tìm kiếm lợi nhuận và các cơ hội đầu tư vào môi trường.

2.2.5 Cung cấp sản phẩm tài ch nh bền vững

Hiện nay NHTM mới chỉ cung ứng một số sản phẩm xanh, hỗ trợ các dự án phát triển bền vững vì cộng đồng như: các dự án an sinh xã hội, giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, … đánh giá một số dự án và cấp tín dụng gắn kết với môi trường như sử dụng tiết kiệm năng lượng, một số dự án điển hình về môi trường như xử lý chất thải, nâng cao nhận thức về vấn đề môi trường cho cộng đồng, cung cấp một số sản phẩm thân thiện với môi trường thông qua tham gia vào các liên kết quốc tế… Tuy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.


nhiên, chưa có một ngân hàng nào phát triển theo mô hình ngân hàng bền vững và cung cấp đa dạng các sản phẩm của ngân hàng bền vững. NHTM đang cung cấp tín dụng có lồng ghép các yếu tố môi trường và xã hội, các ngân hàng Sacombank, Techcombank và Vietinbank đã ứng dụng và công bố thông tin về hệ thống đánh tác động môi trường và xã hội trong cấp tín dụng cho các dự án. Nguồn tài chính cung cấp cho các dự án thân thiện môi trường chiếm ưu thế vẫn thông qua liên kết với nước ngoài, các nguồn tài trợ từ ngân hàng thế giới, hay thông qua hợp tác với chính phủ các nước phát triển. NHTM tham gia liên kết trong việc quản lý tài chính, khách hàng, giải ngân…đánh giá về mặt kỹ thuật, tác động đến môi trường và xã hội, công nghệ sản xuất được thẩm định bởi đơn vị khác mà không phải là ngân hàng. Do vậy, việc cấp tín dụng cho các dự án thân thiện với môi trường, các dự án về năng lượng sạch và năng lượng tái tạo xuất phát từ vốn của các ngân hàng còn hạn chế.

Phát triển bền vững các ngân hàng thương mại Việt Nam - 16

Bên cạnh đó, các sản phẩm tài chính bền vững khác như cung cấp các quỹ đầu tư bền vững chuyên cấp vốn cho các dự án tác động tích cực đến môi trường cho các nhà đầu tư, sản phẩm tiết kiệm bền vững linh hoạt nhằm tối đa hóa sự lựa chọn cho khách hàng, bảo hiểm tích hợp vấn đề môi trường… vẫn chưa được các NHTM chú trọng và khai thác như ở các nước phát triển. Mặc dù có nhiều nổ lực lồng ghép vấn đề môi trường trong cấp tín dụng, tại Việt Nam không có ngân hàng nào công bố việc họ quản lý các rủi ro về khí hậu và phát triển bền vững trong các hạng mục đầu tư. Bên cạnh đó, hầu hết các ngân hàng có đề cập tới yếu tố bền vững trong chiến lược hoặc tầm nhìn của mình, tuy nhiên chỉ có 3 ngân hàng công bố báo cáo phát triển bền vững, không có ngân hàng nào cung cấp các sản phẩm bền vững toàn diện.

Luận án đã khảo sát các lĩnh vực cốt lõi mà các ngân hàng trên giới đã thực hiện trong quá trình phát triển bền vững. Các lĩnh vực này bao hàm hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường được tích hợp với nhau trong chiến lược tổng thể của các ngân hàng bền vững, điển hình trên thế giới.

Kết quả khảo sát về các lĩnh vực ngân hàng quan tâm khi thực hiện phát triển bền vững cho thấy các khía cạnh xã hội gồm quyền con người (88%), tạo việc làm (87%) được đánh giá cao, điều này phù hợp với thực tiễn hoạt động của NHTM


Việt Nam và khu vực Đông đang chú trọng và thực hiện tốt các vấn đề xã hội. Các khía cạnh về kiểm soát chất lượng môi trường như các dự án hiệu quả năng lượng, sản phẩm thân thiện với môi trường, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, quản lý chất thải được các ngân hàng đánh giá tương đối cao. Các NHTM Việt Nam chưa chú trọng nhiều đến các khía cạnh về môi trường và xã hội khác như: các tòa nhà xanh, vấn đề nghèo đói, chống tham nhũng.

- Khác

- Chống tham nhũng

- Nghèo đói

- Các tòa nhà xanh

- Phá rừng

- Chuỗi cung ứng

- Sức khỏe

- Biến đổi khí hậu

- Quản lý chất thải

- Năng lượng sạch và năng lượng tái tạo

- Sản phẩm thân thiện với môi trường

- Hiệu quả năng lượng

- Tạo việc làm

- Quyền con người và lao động

11%

26%

39%

41%

48%

51%

58%

66%

72%

80%

85%

87%

87%

88%

Các lĩnh vực quan tâm chủ yếu khi thực phát triển ền vững tại các

NHTM Việt Nam

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Ở các nước phát triển các sản phẩm tài chính bền vững được cung cấp ngày càng gia tăng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng đầu tư vào các lĩnh vực có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Điển hình là sản phẩm tín dụng bền vững được cung cấp bởi Các nước EU thông qua Quỹ đầu tư châu Âu (European Investment Fund - EIF). Đối với các khoản đầu tư đặc biệt vào môi trường được xác định bởi các EIF - các EIF hoạt động bảo lãnh lên đến 50% tổng số tiền vay. Các ngân hàng tham gia vào quỹ EIF sẽ cung cấp tín dụng cho các DNNVV với các điều khoản dễ hơn so với tín dụng thông thường. Bên cạnh sản phẩm tín dụng, hệ thống ngân hàng thương mại ở các nước này cung cấp nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường như: thanh toán bền vững, tiết kiệm bền vững, các quỹ đầu tư bền vững, bảo hiểm theo các tiêu chuẩn về môi trường…Đặc biệt là các quỹ đầu tư bền vững ngày càng phát triển do nhu cầu đầu tư vào các lĩnh vực thân thiện với môi trường. Các nhà đầu tư ngày càng quan tâm và tích hợp yếu tố bền vững vào các


khoản đầu tư của họ. Điều này được minh chứng bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ liên tục của tài sản được quản lý theo nguyên tắc Đầu tư có trách nhiệm của Liên Hiệp Quốc. Những tài sản này đã tăng lên đến 59 nghìn tỷ USD vào tháng 4 năm 2015 và tăng 29% so với năm trước. (Jeucken, 2001).

2.3 Đ NH GI THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.3.1 Những kết quả đạt được

- Thứ nhất, khuôn khổ pháp lý về an toàn hoạt động ngân hàng từng bước được hoàn thiện. Các Đề án và hành lang pháp lý, đặc biệt trong vấn đề xử lý nợ xấu đã được thiết lập tạo tiền đề đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Để hỗ trợ cho quá trình tái cấu trúc hệ thống tổ chức tín dụng, tháng 5/2013, Chính phủ thông qua đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng và đề án “Thành lập Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Thống đốc NHNN đã chỉ đạo toàn ngành Ngân hàng khẩn trương triển khai quyết liệt các giải pháp được nêu tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội và Quyết định số 1058 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Tổ chức thực hiện nghiêm túc Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ. Trong thời gian tới, NHNN tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về chính sách quản lý, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng, các quy định an toàn hoạt động ngân hàng, quy định về quản trị, điều hành của TCTD; Tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động tiền tệ, ngân hàng, bao gồm việc xây dựng, thực thi pháp luật, điều hành chính sách và các vấn đề tài chính, hoạt động, quản trị của các TCTD. Kiên quyết xử lý dứt điểm vấn đề sở hữu chéo; Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý rủi ro, vi phạm; Chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh việc nâng cao năng lực và bộ máy quản trị, điều hành và phát triển các hệ thống quản trị rủi ro và công nghệ thông tin; Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo, Tiểu ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tội phạm trong ngành Ngân hàng và tại từng TCTD; Tăng cường hơn nữa sự phối hợp công tác, chia sẻ thông tin giữa NHNN và các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chức năng trong việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật. Tích cực chủ động và xử lý nghiêm minh theo quy


định của pháp luật đối với các hành vi sai phạm, vi phạm pháp luật của các tập thể và cá nhân.

-Thứ hai, năng ực tài chính của hệ thống ngân hàng ổn định, bước đầu lành mạnh hóa trong hoạt động. Sau tái cấu trúc hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011- 2015, năng lực tài chính của NHTM được cải thiện rõ rệt. Các tiêu chí về an toàn vốn, chất lượng tài sản, tốc độ tăng trưởng, khả năng thanh khoản và thu nhập của các NHTM đạt được kết quả tốt từ năm 2015 đến nay.

Khả năng sinh lời của NHTM đã được cải thiện, hai tiêu chí phản ánh khả năng sinh lời ROA và ROE tăng từ năm 2015 và tăng mạnh vào năm 2017. Cụ thể, ROA và ROE năm 2015 tăng so với 2014 lần lượt là 0,03% và 0,33%, năm 2016 tăng so với 2015 là 0,07% và 1,72%, năm 2017 ROA của NHTM đạt tốc độ tăng cao lên tới 83,5% từ 0,78% lên 1,44%, ROE tăng 21,96% từ 11,08% lên 13,51%. Như vậy khả năng sinh lời của các NHTM tăng nhanh. Cơ cấu thu nhập của NHTM có xu hướng tăng thu nhập ngoài lãi, các khoản thu thuần từ lãi dịch vụ, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối, vàng, lãi thuần từ chứng khoán kinh doanh, lãi thuần góp vốn cổ phần và lãi thuần từ hoạt động khác có xu hướng tăng mạnh trong năm 2017.

Khả năng thanh khoản của hệ thống NHTM được cải thiện đáng kể sau tái cấu trúc 2011-2015. Trong những năm qua NHNN đã ban hành các thông tư 36/2014/TT-NHNN, thông tư 06 2016 TT-NHNN và thông tư 19/2017/TT-NHNN, thông tư số16/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và lộ trình thực hiện các quy đinh này nhằm đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả của các tổ chức tín dụng. Các NHTM đã tuân thủ tốt các quy định về thanh khoản của NHNN, bao gồm duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu 10%. Tỷ lệ dư nợ so với tổng tiền gửi của NHTM đảm bảo theo quy định năm 2017 các NHTMNN tối đa 90% và NHTMCP tối đa 80%.

Các quy định về xử lý nợ xấu được ban hành thể hiện sự quyết tâm giải quyết tận gốc nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Nghị định số 53 2013 NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chưc tín dụng (VAMC), Nghị định số 34 2015 NĐ-CP ngày 31/03/2015 sửa đổi Nghị định số 53 2015 NĐ-CP, Thông tư số 19/2013/TT-NHNN về mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC, Quyết định số 618 QĐ-NHNN về việc xây dựng và triển khai phương


án mua nợ xấu theo giá trị thị trường của VAMC. Tiếp đó, NHNN đã ban hành Thông tư số 08/2016/TT-NHNN ngày 16/06/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06 09 2013 quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC theo cơ chế thị trường giúp tăng tính chủ động và quyền hạn cho VAMC. Năm 2017 Chính phủ phê duyệt đề án “cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 nhằm tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém, lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế

Bên cạnh sự hỗ trợ về chính sách, quy định về xử lý nợ xấu của cơ quan nhà nước, hệ thống ngân hàng đã chủ động thực hiện các giải pháp đồng bộ để kiềm chế nợ xấu và xử lý nợ xấu như: triển khai các giải pháp tự xử lý nợ xấu, đôn đốc thu hồi nợ, bán, xử lý nợ, tài sản đảm bảo, sử dụng nguồn dự phòng rủi ro, có các giải pháp hỗ trợ khách hàng như cơ cấu lại nợ giúp doanh nghiệp khắc phục khó khăn và phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng cường quản lý rủi ro để giảm chi phí dự phòng rủi ro, thực hiện tiết kiệm triệt để chi phí quản lý, thoái vốn đầu tư và tiết kiệm chi phí, thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng và tích cực bán nợ xấu cho VAMC. Qua đó nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã từng bước được xử lý, chất lượng tài sản của NHTM từng bước được cải thiện dần. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những kết quả bước đầu, nợ xấu của các ngân hàng tuy đã giảm về tỷ lệ những quy mô nợ xấu vẫn còn cao.

- Thứ ba, giảm tình trạng sở hữu chéo của hệ thống ngân hàng

Tình trạng sở hữu chéo của các tổ chức tín dụng đã giảm đáng kể, năm 2017 không còn cá nhân sở hữu trên 5% vốn ở ngân hàng, số cặp sở hữu chéo giảm từ 7 trường hợp trong năm 2015 còn 2. Sở hữu ngân hàng với doanh nghiệp giảm từ 56 trường hợp còn 2. Số TCTD sở hữu hơn 15% giảm từ 19 trường hợp năm 2012 còn 4 trường hợp.

Hiện nay, sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng đã giảm mạnh, các ngân hàng đều có kế hoạch và thực hiện thoái vốn tại các tổ chức tín dụng khác và các công ty, tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu, từ lợi nhuận dữ lại…nhằm đảm bảo các tỷ lệ và giới hạn theo quy định.

- Thứ tư, tuân thủ các quy định về m i trư ng


Hiện nay, NHTM Việt Nam đều tuân thủ các quy định hiện hành về vấn đề môi trường như: Quyết định số 403 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020, Chỉ thị số 03/CT-NHNN của Thống đốc NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội, Chỉ thị số 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường kiểm soát dự án đầu tư sử dụng nhiều năng lượng, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường cũng như các quy định khác có liên quan của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động cấp tín dụng. Một số ngân hàng đã chủ động ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện trong toàn hệ thống, theo đó khi thẩm định và quyết định cho vay đối với các dự án đầu tư, NHTM tuân thủ thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành chức năng liên quan, đảm bảo thực hiện cho vay phù hợp với chủ trương sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên, bảo vệ môi trường, không tài trợ các dự án vi phạm luật về bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, một số NHTM như VCB, BIDV, Sacombank, ACB cũng ban hành những quy định, khuyến khích thực hành tiết kiệm trong hoạt động nội bộ như: tiết kiệm giấy, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên…

- Thứ năm, thực hiện tốt các vấn đề xã hội: NHTM đã thực hiện tốt các vấn đề xã hội trong nội bộ như các chính sách về thu nhập gắn kết với kết quả kinh doanh của ngân hàng, trả lương theo yêu cầu và hiệu quả của công việc, có các chế độ khen thưởng khuyến khích cán bộ nhân viên gắn bó với ngân hàng. NHTM có các chính sách đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực và chính sách thăng tiến tạo động lực cho người lao động phát huy tốt năng lực của bản thân. Về thu nhập bình quân của cán bộ, nhân viên ngân hàng thường cao hơn các ngành khác. Ngoài ra, NHTM Việt Nam tuân thủ tốt các quy định về nhân quyền và người lao động được hưởng các quyền lợi hợp pháp. Không tồn tại vấn đề vi phạm về nhân quyền như không sử dụng lao động trẻ em trong bất kỳ hoạt động kinh doanh, không có khiếu kiện về cưỡng bức lao động, không vi phạm quyền lợi của người dân bản địa…Ngoài ra, một số NHTM tuyển dụng nhân sự là người địa phương, dân tộc thiểu số góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Bên cạnh đó, NHTM đẩy mạnh các hoạt động tài trợ đầu tư phát triển cộng đồng, các hoạt động tình nguyện, từ thiện, ủng hộ người dân khắc phục hậu quả thiên tai đã

Xem tất cả 205 trang.

Ngày đăng: 28/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí