Quản Lý Hoạt Động Tự Học Của Học Sinh Dtts Ở Trường Thcs

hiểu biết và có ý chí phấn đấu, có tinh thần vượt khó, tích cực trong các hoạt

động phong trào, đạt nhiều kết quả cao trong học tập và rèn luyện.

Với HS DTTS, vừa có đặc điểm lứa tuổi, vừa có đặc điểm đặc trưng vùng miền, là những thách thức đặt ra trong mục tiêu của các nhà giáo dục. Chính vì thế, việc củng cố nhận thức học tập và hình thành phương pháp học, tự học được các trường THCS quan tâm và giáo dục cho HS từ đầu cấp học. Phá tan được sức cản, sự trì trệ, tư tưởng ỉ lại trong suy nghĩ về học tập sẽ giúp HS nhận thức được vai trò của tự học. Khó khăn là thế, tuy nhiên, nếu mỗi cán bộ quản lý, mỗi GV nếu nắm vững một số đặc điểm tâm lý cũng như thấu hiểu, sẻ chia và có biện pháp phù hợp đối với HS miền núi, con em đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa thì việc giáo dục sẽ phát huy hiệu quả cao hơn.

1.7. Quản lý hoạt động tự học của học sinh DTTS ở trường THCS

1.7.1. Mục tiêu quản lý hoạt động tự học

Để HĐTH có hiệu quả, công tác quản lý HĐTH cần giúp cho HS: Đảm bảo tính khoa học trong quá trình tự học, đảm bảo “học đi đôi với hành”, nâng cao dần đến mức tự giác, tích cực trong quá trình tự học, củng cố kỹ năng, kỹ xảo.

Mục tiêu quản lý HĐTH là nền tảng, cơ sở để chủ thể quản lý xác định các mục tiêu quản lý khác trong hệ thống mục tiêu quản lý của nhà trường; góp phần nâng cao chất lượng HĐTH, HĐDH, chất lượng giáo dục HS cấp THCS. Vì vậy, để nâng cao chất lượng HĐTH thì chủ thể quản lý cần xác định được mục tiêu quản lý HĐTH. Mục tiêu quản lý HĐTH bao gồm mục tiêu quản lý xây dựng KHTH, mục tiêu quản lý việc xây dựng NDTH, mục tiêu quản lý ĐCTH, mục tiêu quản lý PPTH, mục tiêu quản lý xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả tự học, mục tiêu quản lý các điều kiện đảm bảo cho HĐTH.

Tựu chung lại, mục tiêu quản lý HĐTH của HS là nâng cao kết quả và chất lượng học tập của HS, chất lượng HĐDH và hoạt động giáo dục của nhà trường. Mục tiêu quản lý HĐTH không phải là cố định mà thường linh hoạt, đảm bảo tính liên tục và tính kế thừa; nội dung phải rõ ràng, cụ thể bằng các chỉ tiêu định lượng, định tính, xác định rõ về mặt thời gian và phát triển hướng đến mục tiêu lâu dài.


25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

1.7.2. Nội dung quản lý hoạt động tự học

Quản lý và tổ chức tốt việc tự học cho HS là một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho các nhà trường. Đây là một việc làm mang tính cấp thiết, quyết định chất lượng đào tạo.

Quản lý hoạt động tự học của học sinh dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh - 5

Nội dung quản lý hoạt động tự học của HS bao gồm nhiều hoạt động như: Quản lý việc bồi dưỡng ĐCTH; xây dựng và thực hiện KHTH; xây dựng NDTH; bồi dưỡng PPTH; xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả tự học; các điều kiện đảm bảo cho HĐTH. Quản lý HĐTH là quản lý các hoạt động học tập tích cực nhằm nâng cao hiệu quả học tập của HS và hiệu quả đào tạo của nhà trường. Công tác quản lý HĐTH ở HS là kế hoạch hóa hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của nhà trường nhằm điều khiển các tổ chức trong nhà trường thực hiện việc quản lý, kiểm tra, đôn đốc HĐTH của HS, phát huy vai trò tích cực chủ động học tập của HS.

- Quản lý việc bồi dưỡng động cơ tự học

Mọi hoạt động của con người đều là hoạt động có mục đích, được thúc đẩy bởi động cơ nhất định, và HĐTH cũng vậy. ĐCTH có nguồn gốc bên trong và bên ngoài. Nguồn gốc bên trong là bản thân HS có nhu cầu, ý chí vượt khó, nỗ lực để đạt được nhiệm vụ của mình, HĐTH một cách tự giác trên cơ sở mục tiêu của HĐTH. Vì vậy, để bồi dưỡng và phát triển động cơ học tập thì nhà quản lý, thầy cô giáo phải có những biện pháp bồi dưỡng giúp HS có thái độ, động cơ học tập đúng đắn, tích cực. Ví dụ đối với động cơ có nguồn gốc bên trong thì nhà quản lý, thầy cô giáo cần tạo hứng thú, nhu cầu và ý chí học tập cho HS thông qua việc tạo môi trường học tập thân thiện, cởi mở, thông qua các hoạt động hướng nghiệp gắn liền với môn học và thực tiễn cuộc sống.

Với ĐCTH có nguồn gốc bên ngoài chủ thể quản lý, GV cần có những biện pháp như: động viên, khuyến khích, chia sẻ; kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan; đảm bảo các điều kiện cơ cở vật chất,… để HS có được động cơ học tập, ĐCTH tốt nhất.

26

- Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học

Kế hoạch tự học (KHTH) là bảng phân chia nội dung tự học theo thời gian một cách hợp lý dựa trên yêu cầu, nhiệm vụ tự học, khả năng của bản thân và các điều kiện được đảm bảo nhằm hướng tới việc nắm vững kiến thức của từng môn học. Có KHTH, người học sẽ thực hiện nhiệm vụ học tập một cách khoa học, năng động, sáng tạo và hiệu quả hơn.

Căn cứ vào Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016) [7]; Điều lệ trường THCS (2011)

[6] cũng như điều kiện thực tế của các nhà trường, Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cho phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn dự thảo kế hoạch tổ chức HĐTH cho HS theo năm học. Kế hoạch này được phổ biến trước Hội đồng giáo dục nhà trường để lấy ý kiến đóng góp, bổ sung. Sau khi kế hoạch được thông qua, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, phê duyệt và triển khai đến toàn thể GV trong nhà trường.

Trên cơ sở kế hoạch năm học, kế hoạch HĐTH, các tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch chi tiết, trình Ban giám hiệu phê duyệt, sau đó triển khai đến các tổ viên để thực hiện. Các GV căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, kế hoạch của tổ và nhiệm vụ được giao để xây dựng kế hoạch tổ chức HĐDH; chỉ đạo GV hướng dẫn HS lập kế hoạch HĐTH của bản thân.

Căn cứ vào hệ thống các kế hoạch Hiệu trưởng kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, chức trách của các thành viên trong nhà trường. Hiệu trưởng là người quản lý, chỉ đạo chung việc xây dựng và thực hiện KHTH để các kế hoạch phải được đảm bảo về mục tiêu, yêu cầu, tính thống nhất cũng như tính khả thi của kế hoạch.

- Quản lý việc xây dựng nội dung tự học

Nội dung tự học (NDTH) là hệ thống kiến thức học tập có tính bắt buộc phải hoàn thành và hệ thống kiến thức tự đào sâu, mở rộng các vấn đề, nội dung học tập mà thầy cô giảng trên lớp. Để quản lý NDTH cho phù hợp mục tiêu, yêu cầu của môn học, CBQL, GV cần hướng dẫn nội dung tự học cho HS.


27

NDTH cơ bản có hai phần, đó là: Các NDTH có tính chất bắt buộc do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định và các NDTH có tính chất mở rộng, nâng cao kiến thức.

- Quản lý việc bồi dưỡng phương pháp tự học

PPTH là những cách thức mà cá nhân người học sử dụng để tiếp thu, xử lý nội dung học tập trong quá trình nhận thức của mình. PPTH có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố của quá trình dạy học, bị chi phối bởi các yếu tố đó, đặc biệt là phương pháp dạy. Với chức năng tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức cho người học, phương pháp dạy học có tác dụng định hướng PPTH cho người học.

CBQL, GV hướng dẫn cho HS PP tư duy, PPTH, tự nghiên cứu để thích ứng với yêu cầu của xã hội hiện đại. Việc bồi dưỡng PPTH cho HS là một vấn đề quan trọng, cần được quan tâm, để việc tự học phù hợp với đổi mới PP giảng dạy.

Tự học phải được xác định bắt đầu từ mục đích, động cơ học tập đúng đắn, qua đó hình thành cách học, phương pháp học... từ đó hình thành kỹ năng tự học. Xây dựng PPTH của bản thân theo một kế hoạch hợp lý, là điều kiện đảm bảo giúp cho người học đạt hiệu quả học tập cao hơn. Mỗi HS cần phải xác định và chọn cho mình PPTH phù hợp; GV, cha mẹ HS cần phải hướng dẫn và tạo điều kiện đảm bảo để HS xây dựng KHTH và lựa chọn PPTH phù hợp.

- Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả tự học

Kiểm tra việc xây dựng KHTH của HS hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, học kỳ, năm học và thực hiện KHTH theo những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ học tập nhằm phát hiện những sai lệch giúp HS điều chỉnh KHTH. Kiểm tra đánh giá kết quả tự học là chức năng nhiệm vụ của cán bộ quản lý và GV, qua đó nắm bắt được tình hình giảng dạy của GV và chất lượng học tập của HS.

Cần giao nhiệm vụ cụ thể cho HS, hướng dẫn chuẩn bị; tổ chức thực hiện trên lớp, ôn tập hệ thống môn học, tự đánh giá kết quả một cách chu đáo.

28

- Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học

Quản lý xây dựng các điều kiện đảm bảo cho HĐTH của HS bao gồm: Quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập trên lớp, phòng ở (đối với HS nội trú), thời gian dành cho HĐTH; SGK, TLTK, thiết bị đồ dùng để thầy và trò cùng tích cực đổi mới PPDH; xây dựng nội quy, quy chế về HĐTH.

Trong quản lý HĐTH của HS cần phải phối hợp quản lý chặt chẽ tất cả các nội dung trong mối quan hệ thống nhất. Đồng thời cần phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để quản lý HĐTH trong và ngoài giờ lên lớp nhằm đảm bảo thời gian tự học của HS.

1.7.3. Biện pháp quản lý hoạt động tự học

- Theo từ điển Tiếng Việt “Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể” [55, tr.62].

- Biện pháp quản lý

Trong quản lý giáo dục, biện pháp quản lý là tổ hợp nhiều cách thức tiến hành của chủ thể quản lý “nhà quản lý” nhằm tác động lên đối tượng quản lý (GV, HS) để giải quyết những vấn đề trong công tác quản lý, làm cho hệ vận hành đạt mục tiêu mà chủ thể quản lý đã đề ra phù hợp với quy luật khách quan.

Quản lý còn là tổ hợp của nhiều cách thức tiến hành của chủ thể quản lý nhằm tác động đến đối tượng quản lý để giải quyết những vấn đề trong công tác quản lý, khi đó người quản lý sử dụng các chức năng quản lý, công cụ quản lý một cách khéo léo đem lại hiệu quả cao nhất cho từng tình huống mà mình quản lý, làm cho quá trình quản lý vận hành đạt mục tiêu mà chủ thể quản lý đã đề ra.

- Biện pháp quản lý hoạt động tự học là tổ hợp các phương pháp, các cách thức tiến hành của lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tác động đến toàn bộ quá trình tự học của HS nhằm thúc đẩy học sinh tự giác, tích cực, chủ động tự chiếm lĩnh tri thức bằng sự cố gắng nỗ lực của chính bản thân HS.


29

Để quản lý tốt HĐTH của HS có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, nhưng có thể chia thành ba nhóm biện pháp chính:

+ Biện pháp quản lý có tính chất hành chính, quy chế: Căn cứ điều lệ trường THCS, trường phổ thông có nhiều cấp học; quy chế quản lý giáo dục HS các trường dân tộc nội trú, bán trú; căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, hoàn thiện các biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện địa phương, điều kiện nhà trường cũng như đầu tư mua sắm CSVC đáp ứng nhu cầu dạy và học. Xây dựng quy chế phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

+ Biện pháp quản lý có tính chất đặc thù: Tổ chức và chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức cho mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường về tự học, tầm quan trọng của tự học và quản lý HĐTH; Chỉ đạo GV đổi mới PPDH để tạo động cơ, hứng thú thúc đẩy HS DTTS tự học.

+ Biện pháp quản lý mang tính chất kích thích hoạt động của cá nhân: Tổ chức giúp đỡ HS kỹ năng lập KHTH có kiểm tra, đánh giá. Động viên kịp thời những cá nhân có thành tích cao trong học tập, những tập thể có phong trào tự quản tốt trong học tập để kích thích hứng thú và hình thành ý thức tự học trong HS.

Tiểu kết chương 1

Từ những vấn đề lý luận đã đề cập ở trên cho thấy việc tự học của HS là một hình thức học tập quan trọng, trong đó phát huy cao nhất vai trò chủ thể, tính tích cực, độc lập nhận thức của HS. Tự học là hoạt động độc lập, chủ yếu mang tính cá nhân của người học trong quá trình nhận thức, vừa là phương tiện vừa là mục tiêu của HĐDH. Tự học có vai trò quan trọng, quyết định đến kết quả học tập của HS, đến sự hình thành và phát triển nhân cách của HS. Muốn có kết quả học tập cao đòi hỏi HS phải có một quá trình rèn luyện thường xuyên các kỹ năng tự học mà GV giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng giáo dục, lựa chọn các biện pháp tác động nhằm hình thành ở HS các kỹ năng tự học, giúp HS rèn luyện kỹ năng tự học. Việc rèn luyện kỹ năng tự học của HS được tiến hành trong mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động


30

giảng dạy của GV và hoạt động dạy giữ vai trò định hướng, tổ chức, dẫn dắt và điều chỉnh HĐTH của HS.

Quản lý HĐTH thực chất là một hệ thống các tác động sư phạm có mục đích, phương pháp, kế hoạch của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đến toàn bộ quá trình tự học của HS nhằm thúc đẩy HS tự giác, tích cực, chủ động tự chiếm lĩnh tri thức bằng sự cố gắng nỗ lực của chính bản thân.

Để tăng cường quản lý HĐTH và tạo điều kiện thuận lợi cho tự học đạt kết quả, đặc biệt với HS DTTS ở các trường THCS, người CBQL cần có các biện pháp quản lý khoa học, khả thi, vận dụng linh hoạt với từng địa phương, vùng miền và đối tượng HS; cần chú trọng tập trung vào việc quản lý kế hoạch tổ chức HĐTH, thực hiện đổi mới nội dung, PPDH của GV, cải tiến việc kiểm tra đánh giá HĐTH của HS, tạo môi trường thuận lợi phục vụ cho HS tự học, ứng dụng CNTT, quản lý trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài liệu học tập, tham khảo và huy động tối đa các lực lượng cùng tham gia quản lý HĐTH của HS.

Từ những cơ sở lý luận trên, chúng tôi sẽ khảo sát đối chiếu, so sánh với thực tế HĐTH và quản lý HĐTH ở các trường THCS có HS DTTS ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Nội dung chủ yếu của vấn đề này được thể hiện qua chương 2.


31

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ

Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH


2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh 2.1.1.Vị trí địa lý, dân số, lao động huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh Hoành Bồ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Quảng

Ninh. Vị trí địa lý của huyện Hoành Bồ có vai trò là vùng ngoại ô của Thành phố Hạ Long, Thành phố Uông Bí, Thành phố Cẩm Phả, tiếp giáp Cửa Lục, nơi có Cảng nước sâu Cái Lân là cửa ngõ quan trọng của khu vực phía Bắc.

Toàn huyện có 12 xã và 01 thị trấn. Diện tích tự nhiên của huyện là

84.463 ha; dân số toàn huyện trên 52 nghìn nhân khẩu, chiếm tỷ trọng 14% về diện tích và 3,6% về dân số so với toàn tỉnh; Gồm 8 dân tộc đang sinh sống trong đó dân tộc thiểu số chiếm 36% (gồm các dân tộc Dao, Hoa, Tày, Nùng, Sán Dìu, Cao Lan, Mường).

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

Ngày 5/3/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 30/2007/QĐ- TTg về Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn trên phạm vi cả nước [42]. Quyết định này là căn cứ để thực hiện một số chế độ, chính sách đặc thù nhằm phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển so với các vùng khác trong cả nước. Huyện Hoành Bồ đứng thứ 2 về khó khăn trong tỉnh với 08/13 xã, thị trấn: Vũ Oai, Quảng La, Bằng Cả, Đồng Sơn, Đồng Lâm, Tân Dân, Hoà Bình và Kỳ Thượng. Trong Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của chương trình 135 năm 2014 và năm 2015 [57], số xã đặc biệt khó khăn của huyện giảm xuống, còn 03/13 xã, thị trấn (gồm xã Đồng

32

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022