Cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường đều nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của công tác quản lý hoạt động tự học. Trong đó, giúp học sinh phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập được đánh giá ở mức độ rất quan trọng cao nhất (80% cán bộ quản lý và 87,5% giáo viên); đối với các vai trò khác như hình thành tính kỷ luật tự giác, thói quen và nền nếp học tập; hình thành và phát triển nhân cách học sinh cũng được 80% cán bộ quản lý và giáo viên thống nhất ở mức độ rất quan trọng..
Tuy nhiên, còn 30% cán bộ quản lý và 35% giáo viên đánh giá vai trò, ý nghĩa của quản lý hoạt động tự học trong việc tự biến đổi và tự hoàn thiện nhân cách học sinh chỉ ở mức tương đối quan trọng. Đặc biệt còn 12,5% giáo viên đánh giá vai trò không quan trọng của biện pháp giúp học sinh rèn luyện được cách học tập, làm việc, tư duy khoa học suốt đời.
2.3.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh
* Quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh
Căn cứ quy định của ngành Công an, hàng năm các trường Công an phải tổ chức cho học sinh mới nhập học hoạt động đầu khoá 02 tuần, trước khi học chính khoá. Nhà trường đã xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động đầu khoá cho học sinh bao gồm các nội dung: giáo dục truyền thống lực lượng CAND và nhà trường; 6 điều Bác Hồ dạy CAND, điều lệnh CAND; các chỉ thị, nghị quyết, quy chế quản lý giáo dục học sinh; nội quy, quy định của nhà trường; đồng thời hướng dẫn học sinh phương pháp học tập.
Nhà trường triển khai chương trình, kế hoạch tới các phòng, bộ môn để tổ chức thực hiện. Phòng Đào tạo sắp xếp lịch hoạt động đầu khoá đối với từng lớp; những vướng mắc trong triển khai thực hiện được lãnh đạo các phòng, bộ môn phản ánh thông qua phòng Đào tạo để báo cáo Ban giám hiệu điều chỉnh.
Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên phải nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị nội dung, giáo án đầy đủ trước khi lên lớp, đồng thời phải thực hiện đầy đủ nội dung chương trình theo kế hoạch. Việc kiểm tra, giám sát được giao cho phòng Đào tạo, kết thúc hoạt động đầu khoá học sinh phải viết bản thu hoạch về nhận thức.
Nhìn chung công tác quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh trong những năm qua nhà trường làm tương đối tốt, đúng quy trình. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn hạn chế đó là một số biện pháp đã làm nhưng chưa được duy trì thường xuyên, triệt để.
Khảo sát về thực trạng các biện pháp quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về được thể hiện trong bảng 2.5.
Bảng 2.5. Các biện pháp quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh
Các biện pháp quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học | Mức độ (%) | ||||||
Thường xuyên | Chưa thường xuyên | Chưa thực hiện | |||||
CBQL | GV | CBQL | GV | CBQL | GV | ||
1 | Tổ chức cho học sinh tham quan phòng truyền thống | - | 20 | 100 | 65 | - | 15 |
2 | Tổ chức học tập nội quy, quy chế cho học sinh ngay từ khi nhập học | 100 | 100 | - | - | - | - |
3 | Kích thích hứng thú tự học, đáp ứng nhu cầu của học sinh | 20 | 60 | 60 | 40 | 20 | - |
4 | Xây dựng bầu không khí thi đua học tập trong học sinh | 60 | 65 | 40 | 27,5 | - | 7,5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Hoạt Động Tự Học Của Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số
- Thực Trạng Tự Học Của Học Sinh Trường Văn Hoá I - Bộ Công An
- Nhận Thức Của Học Sinh Về Vai Trò, Ý Nghĩa Của Tự Học
- Thực Trạng Quản Lý Cơ Sở Vật Chất, Đảm Bảo Trang Thiết Bị Phục Vụ Cho Hoạt Động Tự Học
- Định Hướng Phát Triển Và Nguyên Tắc Đề Xuất Các Biện Pháp Quản Lý
- Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường Văn hoá I - Bộ Công an - 9
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
Kết quả bảng 2.5 cho thấy: 100% cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường đều thống nhất nhà trường đã thường xuyên tổ chức cho học sinh học tập nội quy, quy chế ngay từ khi nhập học. Tuy nhiên, biện pháp tổ chức cho học sinh tham phòng truyền thống thì 100% cán bộ quản lý và 65% giáo viên đánh giá nhà trường chưa tiến hành thường xuyên.
* Quản lý hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học
Để giúp học sinh sử dụng thời gian tự học hiệu quả, nhà trường đã giao cho lãnh đạo bộ môn KHTN và bộ môn KHXH hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học ngay trong thời gian hoạt động đầu khoá, chỉ đạo giáo viên kiểm tra thường xuyên việc xây dựng kế hoạch tự học; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch tự học của học sinh thông qua kiểm tra giờ tự học cũng như trong giờ lên lớp.
Thực tế triển khai còn tồn tại đó là: việc hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học mới chỉ chú trọng trong thời gian hoạt động đầu khoá; công tác kiểm tra chưa tiến hành thường xuyên, dẫn đến khả năng xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học của học sinh còn hạn chế; một số học sinh chưa biết hoặc còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch tự học. Việc điều chỉnh bổ sung kế hoạch tự học của học sinh còn thiếu tính linh hoạt.
Khảo sát các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học, thu được kết quả trong bảng 2.6.
Bảng 2.6. Các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học
Các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học | Mức độ (%) | ||||||
Thường xuyên | Chưa thường xuyên | Chưa thực hiện | |||||
CBQL | GV | CBQL | GV | CBQL | GV | ||
1 | Kế hoạch tự học cho từng tuần | 20 | 35 | 60 | 50 | 20 | 15 |
2 | Kế hoạch tự học cho từng tháng | 80 | 45 | - | 37,5 | 20 | 17,5 |
3 | Kế hoạch tự học cho từng học kỳ | 80 | 60 | - | 27,5 | 20 | 12,5 |
4 | Kế hoạch tự học cho cả năm học | 80 | 67,5 | - | 25 | 20 | 7,5 |
5 | Bổ sung và điều chỉnh kế hoạch tự học | 60 | 45 | 20 | 45 | 20 | 10 |
Việc quản lý hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học chỉ được thống nhất cao đối với kế hoạch tự học cho học kỳ và kế hoạch tự học cho cả năm học; đối với kế hoạch tự học cho tháng và kế hoạch tự học cho tuần thì chưa thực sự được chú trọng. Đặc biệt đối với loại kế hoạch tự học cho tuần thì 60% cán bộ quản lý và
50% giáo viên đánh giá tiến hành chưa thường xuyên. Việc quản lý hướng dẫn học sinh bổ sung và điều chỉnh kế hoạch tự học được 60% cán bộ quản lý và 45% giáo viên quan tâm ở mức độ thường xuyên. Tuy nhiên, vẫn còn 20% cán bộ quản lý và 45% giáo viên chưa thường xuyên quan tâm; 20% cán bộ quản lý và 10% giáo viên chưa thực hiện.
Đây là vấn đề cần được khắc phục, bởi khả năng lập kế hoạch của học sinh còn nhiều hạn chế, phần lớn học sinh chưa có kế hoạch tự học hoặc kế hoạch tự học của các em lập ra chỉ mang tính chất thủ tục hành chính, không khả thi nên rất khó khăn trong thực hiện, dẫn đến hiệu quả tự học không cao. Thực tế cho thấy phần lớn học sinh chỉ có thói quen học theo thời khoá biểu hoặc chỉ tập trung học khi có bài kiểm tra, chuẩn bị cho kỳ thi.
* Quản lý hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung tự học
Việc xác định nội dung tự học quyết định tới việc hoàn thành nhiệm vụ tự học, trong những năm qua nhà trường thường xuyên quan tâm quản lý hướng dẫn học sinh các nội dung tự học thông qua việc giao cho Bộ môn KHTN xây dựng kế hoạch hướng dẫn học sinh các nội dung tự học để triển khai trong nhà trường.
Để thực hiện kế hoạch, nhà trường đã quan tâm mua sắm bổ sung thường xuyên các danh mục sách báo, tài liệu cho thư viện để giáo viên tăng cường nghiên cứu bổ sung nội dung mới trong các bài giảng, học sinh có nhiều tư liệu để đọc, nghiên cứu.
Trong giảng dạy giáo viên đã quan tâm đến đổi mới phương pháp, tăng cường thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh tự học. Trong các giờ lên lớp giáo viên đã chú ý giao các nội dung tự học cho học sinh, thông qua việc giảng bài và giao bài tập tự học ngoài giờ.
Bên cạnh đó, nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức tham quan học tập ngoại khoá tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của đất nước, qua đó nhằm bổ sung kiến thức thực tế cho học sinh.
Khảo sát các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung tự học, thu được kết quả trong bảng 2.7
Bảng 2.7. Các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung tự học
Các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung tự học | Mức độ (%) | ||||||
Thường xuyên | Chưa thường xuyên | Chưa thực hiện | |||||
CBQL | GV | CBQL | GV | CBQL | GV | ||
1 | Giới thiệu sách tham khảo, bài tập | 60 | 50 | 40 | 42,5 | - | 7,5 |
2 | Giao bài tập thực hành, chuẩn bị nội dung thảo luận | 60 | 70 | 40 | 30 | - | - |
3 | Tập thiết kế bài học, làm báo cáo thuyết trình trên lớp. | - | 42,5 | 100 | 52,5 | - | 5 |
Cán bộ quản lý và giáo viên thống nhất cao đánh giá nội dung giới thiệu sách tham khảo, bài tập; giao bài tập thực hành, chuẩn bị nội dung thảo luận cho học sinh là thường xuyên. Đối với biện pháp hướng dẫn học sinh tập thiết kế bài học, làm báo cáo thuyết trình trên lớp thì 100% cán bộ quản lý và 52,5% giáo viên đánh giá mức độ thực hiện chưa thường xuyên.
* Quản lý hướng dẫn học sinh phương pháp tự học
Chất lượng tự học phụ thuộc nhiều vào phương pháp tự học của học sinh. Nhận thức được vấn đề này, nhà trường đã quan tâm chỉ đạo bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh. Ban hành kế hoạch hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kế hoạch hướng dẫn đổi mới phương pháp tự học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, kỹ năng vận dụng vào thực tiễn của học sinh. Tổ chức triển khai đồng bộ trong giáo viên và học sinh nhà trường, qua đó tạo chuyển biến mạnh về nhận thức trong giáo viên và học sinh, đồng thời phát huy năng lực tổ chức điều hành trong công tác dạy học của giáo viên, giúp học sinh rèn luyện việc tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, phát hiện, khai thác và xử lý thông tin, nâng cao năng lực tiếp thu nội dung bài học.
Khảo sát các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, thu được kết quả trong bảng 2.8.
Bảng 2.8. Các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh phương pháp tự học
Các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh phương pháp tự học | Mức độ (%) | ||||||
Thường xuyên | Chưa thường xuyên | Chưa thực hiện | |||||
CBQL | GV | CBQL | GV | CBQL | GV | ||
1 | Vận dụng phương pháp dạy học tích cực | 40 | 80 | 60 | 17,5 | - | 2,5 |
2 | Hướng dẫn học sinh các kỹ năng tự học (ghi chép, đọc, vận dụng kiến thức, tìm kiếm tư liệu .v.v.) | 60 | 75 | 40 | 25 | - | - |
3 | Tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận về phương pháp học tập bộ môn | 40 | 30 | 40 | 67,5 | 20 | 2,5 |
Qua kết quả khảo sát thì 60% cán bộ quản lý và 75% giáo viên đánh giá mức độ thường xuyên đối với biện pháp hướng dẫn học sinh các kỹ năng tự học như: ghi chép, đọc, vận dụng kiến thức, tìm kiếm tư liệu .v.v. Đánh giá về việc vận phương pháp dạy học tích cực thì giữa cán bộ quản lý và giáo viên chưa có sự thống nhất khi 80% giáo viên đánh giá việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực được tiến hành thường xuyên, nhưng 60% cán bộ quản lý đánh giá chưa tiến hành thường xuyên. Đối với biện pháp tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận về phương pháp học tập bộ môn thì 40% cán bộ quản lý và 67,5% giáo viên đánh giá chưa tiến hành thường xuyên.
Thực tiễn dạy học, giáo viên đã tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học, thông qua đó hướng dẫn và bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh. Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp dạy học trong giáo viên chưa thường xuyên, mới chỉ được chú trọng trong các giờ thao giảng, còn trong các giờ hàng ngày giáo viên mới chỉ chú ý đến việc truyền thụ nội dung kiến thức của tiết học. Đây là thực trạng chung trong giáo dục phổ thông hiện nay khi chương trình quá nặng, giáo viên đang
quen với dạy học theo phương pháp truyền thống, ngại thay đổi cách dạy. Thực trạng này cần phải sớm khắc phục triệt để mới có thể nâng cao chất lượng tự học của học sinh, vì đổi mới phương pháp dạy học ảnh hưởng quyết định tới đổi mới phương pháp tự học của học sinh.
* Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học của học sinh
Việc kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của học sinh được nhà trường quy định gắn liền với kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp tự học, gắn chặt giữa kiểm tra đánh giá hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp với trong giờ lên lớp. Khảo sát thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học của học sinh được phản ánh trong bảng 2.9.
Bảng 2.9. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học của học sinh
Các biện pháp quản lý kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học | Mức độ (%) | ||||||
Thường xuyên | Chưa thường xuyên | Chưa thực hiện | |||||
CBQL | GV | CBQL | GV | CBQL | GV | ||
1 | Kiểm tra chất lượng bài tập đã giao | 80 | 80 | 20 | 20 | - | - |
2 | Ra đề kiểm tra, đề thi liên quan tới nội dung đọc sách, đọc tài liệu | 20 | 55 | 80 | 45 | - | - |
3 | Động viên khen thưởng kịp thời | 100 | 52,5 | - | 47,5 | - | - |
Kết quả cho thấy, 80% cán bộ quản lý và giáo viên thống nhất đánh giá mức độ thường xuyên của biện pháp kiểm tra chất lượng bài tập đã giao. Đối với biện pháp động viên khen thưởng kịp thời những tập thể cá nhân có thành tích trong tự học thì giữa cán bộ và giáo viên chưa có sự thống nhất khi 100% cán bộ quản lý đánh giá mức độ thường xuyên, giáo viên đánh giá ở mức độ này là 52,5%. Đối với biện pháp ra đề kiểm tra, đề thi liên quan tới nội dung đọc sách, đọc tài liệu nhằm
đánh giá khả năng nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo của học sinh thì 80% cán bộ quản lý và 45% giáo viên đánh giá ở mức độ chưa thường xuyên quan tâm, điều này ảnh hưởng nhiều tới hứng thú tự tìm tòi nghiên cứu của học sinh.
Thực tế ngoài giờ lên lớp, nhà trường thường xuyên phân công lực lượng kiểm tra các giờ tự học, quy định nhiệm vụ cụ thể đối với GVCN, giáo viên bộ môn, cán bộ QLHS, cán bộ lớp, đội thanh niên cờ đỏ trong việc kiểm tra đánh giá giờ tự học. Việc kiểm tra được kết hợp giữa kiểm tra quân số, nền nếp học tập và nội dung học tập để đánh giá chất lượng tự học. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của nhà trường được sự phối hợp nhiều lực lượng, tiến hành thường xuyên hàng ngày nên kết quả đánh giá hoạt động tự học chính xác, khách quan.
Tuy nhiên, công tác kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động tự học của nhà trường còn khó khăn và hạn chế:
Việc kiểm tra còn mang tính chất hành chính, chủ yếu là kiểm tra việc chấp hành thời gian tự học, kiểm tra quân số tham gia tự học, chưa đánh giá được nội dung học sinh tiến hành tự học và mức độ hoàn thành các nội dung tự học. Đội ngũ cán bộ lớp chưa phát huy hết vai trò trong công tác quản lý điều hành lớp tự học.
Trong giờ lên lớp, giáo viên bộ môn đã tiến hành kiểm tra các nội dung tự học của học sinh qua kiểm tra việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới, do đó khắc phục được những mặt hạn chế của kiểm tra tự học ngoài giờ. Song, do nội dung chương trình đổi mới, trong khi đó đổi mới phương dạy học chưa triệt để, giáo viên còn phải chịu áp lực hoàn thành nội dung bài giảng nên việc kiểm tra các nội dung tự học của học sinh chưa được tiến hành thường xuyên.
* Quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tự học
Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tự học chính là quản lý yếu tố nguồn lực để đảm bảo cho hoạt động tự học diễn ra theo đúng mục tiêu. Khảo sát thực trạng công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của trường được thể hiện trong bảng 2.10