Thực Hiện Chế Độ Chính Sách, Tạo Động Lực Đối Với Đội Ngũ Giáo Viên

Xây dựng chuẩn đánh giá giáo viên đặc biệt lưu ý đến năng lực, chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học, xây dựng tài liệu…Một giáo viên toàn diện là người có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành mà mình giảng dạy, có kiến thức và kỹ năng về dạy và học, có hiểu biết về môi trường, mục tiêu, giá trị của giáo dục và không lãng quên giá trị gốc của một nền giáo dục.

*) Tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên

- Xác định rõ lực lượng kiểm tra, đánh giá; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành phần tham gia kiểm tra, đánh giá, thể thức làm việc, thời gian và quy trình tiến hành.

- Phợp chặt chẽ giữa Ban giám hiệu với các tổ chuyên môn và phòng, ban với, nhiều hình thức: kiểm tra đánh giá định kỳ, kiểm tra, đánh giá đột xuất, kiểm tra chéo…

- Huy động được tổ chức, lực lượng nòng cốt của nhà trường tham gia vào công tác kiểm tra, đánh giá như Công đoàn, Đoàn thanh niên, thanh tra nhân dân, giáo viên…

- Cần kết hợp thanh tra, kiểm tra với sự tự kiểm tra của cán bộ, giáo viên.

Cần đảm bảo tính dân chủ, công khai, khách quan trong kiểm tra, đánh giá.

*) Chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá ĐNGV

- Ban giám hiệu phải chỉ đạo cụ thể, kịp thời đối với hoạt động kiểm tra, đánh giá, từ đó có những điều chỉnh phù hợp với thực tế, đảm bảo việc kiểm tra, đánh giá diễn ra thuận lợi, đúng quy trình và đem lại hiệu quả.

- Qua kiểm tra, đánh giá cần nêu gương, khen thưởng kịp thời đối với những giáo viên thực hiện tốt, ngăn chặn những biểu hiện thiếu tiêu cực; phát hiện và uốn nắn những yếu kém, tồn tại, thiếu sót trong thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

3.2.5. Thực hiện chế độ chính sách, tạo động lực đối với đội ngũ giáo viên

Thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên đó là xây dựng một môi trường nhà trường có truyền thống của một tập thể sư phạm đoàn kết, cùng chia sẻ, giúp đỡ nhau, môi trường có bầu không khí tâm lí xã hội lành mạnh, dân chủ, thân thiện cùng thúc đẩy nhau thực hiện tốt nhiệm vụ, cùng hiểu rõ các giá trị của tổ chức và cùng quyết tâm xây dựng tổ chức thành tập thể vững mạnh.

a) Mục tiêu

Xây dựng và hoàn thiện chế độ chính sách đối với giáo viên cần đạt được mục tiêu:

- Đời sống GV được đảm bảo ổn định, từng bước được cải thiện tăng thu nhập chính đáng cho GV bằng chính nghề dạy học.

- Cơ sở vật chất nhà trường đựơc trang bị bổ sung đầy đủ bảo đảm nhu cầu tối thiểu cho các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; môi trường cảnh quang luôn giữ được khang trang, sạch đẹp.

- Hoạt động của nhà trường thực sự đi vào nề nếp, kỷ cương, các thành viên trong nhà trường có sự phối hợp và cộng đồng trách nhiệm, tạo đựơc bầu không khí tâm lý vui tươi, đoàn kết và thân ái trong tập thể sư phạm nhà trường.

- Nhà trường có chính sách động viên kịp thời những cá nhân và tập thể tiêu biểu trong công tác; có chính sách khuyến khích cho ĐNGV không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tạo sự an tâm công tác, ổn định lâu dài cho ĐNGV để họ gắn bó trách nhiệm với sự nghiệp đào tạo của nhà trường, tận tâm, tận lực với nhiệm vụ được phân công.

- Khuyến khích ĐNGV không ngừng phấn đấu, thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy, NCKH và không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

b) Nội dung

- Nhà trường cần cụ thể hóa các chính sách hiện hành đối với ĐNGV bằng cách vận dụng phù hợp vào điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường: chính sách về tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền thưởng… Bởi vì hiện nay trong nhà trường có nhiều đối tượng nhà giáo khác nhau do nhà trường đào tạo đa ngành, đa cấp, đa hệ với nhiều trình độ đào tạo khác nhau, dẫn đến các chính sách đãi ngộ cũng phải có sự khác nhau.

- Mặt khác, nhà trường cũng phải xây dựng bổ sung các chính sách đãi ngộ riêng để từng bước hoàn thiện hệ thống các chính sách đối với ĐNGV nhà trường. Hiện tại, nhà trường đang thực hiện nghị định 10/NĐ-CP, được tự chủ về tài chính trong một đơn vị sự nghiệp có thu. Vì vậy nhà trường cần xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để sử dụng hợp lý nguồn thu; theo đó nhà trường cần ban hành một số chính sách nhằm khuyến khích, động viên nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường, không ngừng mở rộng quy mô đào tạo để đáp ứng yêu cầu của xã hội.

- Một số chính sách cơ bản cần được nhà trường quan tâm xây và bổ sung hoàn thiện như:

+) Nhóm chính sách đãi ngộ nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ giáo viên.

+) Các chính sách khuyến khích ĐNGV tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn như: khen thưởng cho tập thể và cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua 2 tốt, phong trào nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, hội thi giáo viên dạy giỏi…

+) Chính sách khuyến khích ĐNGV tham gia học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

+) Chính sách thu hút những cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi, những người có trình độ chuyên môn phù hợp để tăng cường cho đội ngũ sư phạm nhà trường.

c) Phương hướng thực hiện

- Tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí hợp lý biên chế đội ngũ giáo viên nhà trường bảo đảm phân công cho mỗi người mỗi việc với nội dung và khối lượng công tác phù hợp.

- Xây dựng hoàn thiện công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, giáo viên nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực hiện có.

- Xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV nhằm bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường trong từng giai đoạn nhất định.

- Đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn, đa dạng hóa hình thức đào tạo nhằm mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo; huy động tốt nguồn thu để tạo điều kiện bền vững cho việc chăm lo đời sống của đội ngũ và phát triển cơ sở vật chất của nhà trường.

- Xây dựng và thường xuyên củng cố việc thực hiện kỷ cương nền nếp trong các hoạt động chuyên môn, trong nghiên cứu khoa học và trong công tác quản lý nhà trường.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Mỗi biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đều có vai trò nhất định, tác động vào từng khâu trong quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ. Các biện pháp không thể thực hiện một cách riêng rẽ, rời rạc mà cần thực hiện một cách đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ để phát huy tác dụng tổng hợp của chúng. Mỗi biện pháp đều cần những tiền đề để thực hiện, biện pháp này sẽ tạo tiền đề để thực hiện biện pháp kia, hoặc bổ sung để khắc phục những nhược điểm của nó.

Nâng cao nhận thức về vai trò và vị trí của đội ngũ giáo viên là việc đầu tiên cấn làm khi muốn tác động vào đội ngũ. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở nhận thức thì chưa thể tạo ra đội ngũ mạnh. Các biện pháp tiếp theo, với nhận thức đúng sẽ tạo ra kết quả mong muốn.

Công tác phát triển đội ngũ giáo viên của các trường THPT tác động vào từng bộ môn, làm cho bộ máy ngày càng vững mạnh. Nếu bộ môn được xây dựng tốt sẽ là cơ sở cho sự phát triển nhanh và bền vững của toàn bộ đội ngũ của trường.Để xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên phải định hình được đội ngũ, quy hoạch đội ngũ giáo viên chính là định hình đội ngũ giáo viên. Quy hoạch định hướng cho công tác phát triển đội ngũ mà các biện pháp khác phải thực hiện các nội dung quy hoạch.

Các biện pháp giải quyết những vấn đề về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên là giải pháp tác động vào nội dung công tác xây dựng và phát triển đội ngũ. Việc đảm bảo đủ số lượng giáo viên vừa thể hiện quy mô vừa thể hiện chất lượng đội ngũ giáo viên. Mặt khác, chất lượng đội ngũ giáo viên không thể có và ngày càng được nâng cao nếu đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng, mất cân đối về cơ cấu. Muốn nâng cao chất lượng thì phải tác động vào cả về số lượng và cơ cấu đội ngũ.

Các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên nói trên là các giải pháp tác động từ bên ngoài vào đội ngũ giáo viên. Tạo ra động lực làm việc cho giáo viên chính là giải pháp làm tăng, phát huy nội lực của từng cá nhân giáo viên và của cả đội ngũ.

Sự phối hợp tốt giữa các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên chính là sự phối hợp tốt cả về ngoại lực và nội lực, sẽ làm cho đội ngũ có đủ sức mạnh để vận động và phát triển. Điều đó làm cho các biện pháp có ý nghĩa thực tiễn đối với công tác phát triển đội ngũ giáo viên của các trường THPT Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Các biện pháp này có mối liên hệ chặt chẽ và hỗ trợ nhau, kết quả của biện pháp này là yếu tố thành công cho biện pháp khác.

Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp


Biện pháp 3


Biện pháp 2


Phát triển ĐNGV

Biện pháp 4



Chú thích:

Biện pháp 1

Biện pháp 5

Biện pháp 1: Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên Biện pháp 2: Tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên

Biện pháp 3: Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên

Biện pháp 4: Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá thúc đẩy sự phát triển đội ngũ

Biện pháp 5: Thực hiện chế độ chính sách, tạo động lực đối với đội ngũ giáo viên

3.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp


Để xem xét mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đã đề xuất trong luận văn này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp xin ý kiến chuyên gia và phương pháp tổng kết kinh nghiệm tiến hành trưng cầu ý kiến của 150 người bao gồm 15 chuyên gia có kinh nghiệm quản lý, 65 cán bộ quản lý giáo

dục và 70 giáo viên của các trường THPT trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (xem phụ lục 04 và phụ lục 05) và thu được kết quả dưới đây:

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội



TT


Các biện pháp

Tính cần thiết

Rất cần

thiết

Cần thiết

Không cần

thiết

SL

%

SL

%

SL

%


1

Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên;


90


60


60


40


0


0


2

Tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên;


120


80


30


20


0


0


3

Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội

ngũ giáo viên;


52


34,67


86


57,33


12


8


4

Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá thúc đẩy sự phát triển đội ngũ giáo viên


135


90


15


10


0


0


5

Thực hiện chế độ chính sách,

tạo động lực đối với đội ngũ giáo viên


129


86,00


21


14,00


0


0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong bối cảnh hiện nay - 12

Qua bảng trên ta có nhận xét sau:

Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất trong phát triển ĐNGV là rất cao, có 04 biện pháp đề xuất được hưởng ứng 100%, có 01 biện pháp đề xuất (biện pháp 3) được hưởng ứng ở mức 92%. Qua đó ta thấy các biện pháp đưa ra có mức độ cần thiết là rất cao, như vậy các biện pháp đề xuất này là rất phù hợp với tình hình thực tế của trường

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội


TT


Các biện pháp

Tính khả thi

Khả thi cao

Khả thi

Không khả

thi

SL

%

SL

%

SL

%


1

Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên


115


76,67


35


23,33


0


0


2

Tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên


120


80


30


20


0


0


3

Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội

ngũ giáo viên


93


62


49


32,67


8


5,33


4

Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá thúc đẩy sự phát triển đội ngũ


60


40


90


60


0


0


5

Thực hiện chế độ, chính

sách, tạo động lực đối với đội ngũ giáo viên


70


46,67


74


49,33


6


4

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 05/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí