Đánh giá phát hiện các lỗi chưa tuân thủ trong quản lý rừng năm 2014 và Lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng thế giới FSC giai đoạn 2015- 2020 tại Công ty Lâm nghiệp Sông Thao, Phú Thọ - 2


chứng chỉ quản lý rừng bền vững Tổng công ty (FCG-Vinapaco) ngày 06/5/2011. Năm 2014, FSC đã tiến hành đánh giá hàng năm tại Công ty và đã xác định được các lỗi chưa tuân thủ trong QLR. Để có thể khắc phục các lỗi chưa tuân thủ này và duy trì được CCR Công ty đã tiến hành lập KHQLR giai đoạn 2015- 2020. Nhằm góp phần hỗ trợ Công ty khắc phục các lỗi chưa tuân thủ 2014 và lập được KHQLR giai đoạn 2015- 2020 tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá phát hiện các lỗi chưa tuân thủ trong quản lý rừng năm 2014 và Lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) giai đoạn 2015- 2020 tại Công ty Lâm nghiệp Sông Thao, Phú Thọ”.



1.1. Trên thế giới‌‌‌‌

Chương 1.

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Đánh giá chính thức (main audit) QLRBV và đánh giá hàng năm (annual audit) sau khi được cấp CCR‌

1.1.1.1 Đánh giá chính thức QLRBV

FSC đã ủy quyền cho 24 tổ chức thực hiện đánh giá QLRBV và cấp CCR, như Rainforest Aliance, GFA, Woodmark...... Mặc dù các tổ chức này khi đánh giá đều tiến hành theo quy trình riêng, nhưng điều kiện tiên quyết là đều phải căn cứ vào 10 nguyên tắc (Priciple) của FSC để đánh giá [5].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

1) Mục tiêu đánh giá: Đánh giá chính thức tiến hành cho một tổ chức xin CCR

để quyết định liêu họ đáp ứng được các yêu cầu chứng chỉ QLR của FSC không?

Đánh giá phát hiện các lỗi chưa tuân thủ trong quản lý rừng năm 2014 và Lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng thế giới FSC giai đoạn 2015- 2020 tại Công ty Lâm nghiệp Sông Thao, Phú Thọ - 2

Theo FSC, việc cấp một chứng chỉ QLR là đưa ra một đảm bảo tin cậy rằng không có những lỗi chính trong việc tuân thủ các yêu cầu của quản trị rừng được xác định rõ ở mức các nguyên tắc và tiêu chí ở trong bất kỳ đơn vị QLR nằm trong phạm vi của CCR [23, 24].

2) Khung cơ bản tiến hành đánh giá:

- Nộp hồ sơ - tiếp xúc lần đầu tiên.

- Tổ chức tiền đánh giá.

- Đánh giá chính – chứng chỉ 5 năm, sau 5 năm lại đánh giá lại.

- Đánh giá hàng năm (thường xuyên)

3) Phương pháp tiếp cận đánh giá cơ bản:

- Các nguyên tắc và tiêu chí QLR của FSC Danh sách kiểm tra, các chỉ số

nguồn kiểm chứng.

- Điểm chính của quá trình là đánh giá xem đã đạt được tiêu chuẩn chưa trên cơ sở thiết lập một danh sách kiểm tra.

- Đánh giá về:

+ Các hệ thống quản lý và thủ tục.

+ Các hoạt động và kết quả thực hiện.


+ Kết quả tham vấn bên thứ 3.

1.1.1.2 Đánh giá hàng năm

- Mục đích của đánh giá hàng năm: là chứng minh về sự tuân thủ của đơn vị QLR về các tiêu chuẩn QLRBV của FSC mà đánh giá, đánh giá năm trước (đánh giá chính thức hoặc đánh giá hàng năm) đã phát hiện được và yêu cầu đơn vị QLR khắc phục [5].

- Tương tự như đánh giá chính thức, đánh giá hàng năm tiến hành các hoạt động sau:

1) Phát hiện những thay đổi trong QLR và những tác động liên quan đến sự tuân thủ theo yêu cầu của tiêu chuẩn FSC đối với đơn vị QLR.

2) Phát hiện khiếu nại, mâu thuẫn mà các bên liên quan nêu lên cho đơn vị QLR hoặc cho tổ chức cấp CCR.

3) Phát hiện mức độ khắc phục các lỗi chưa tuân thủ mà lần đánh giá trước phát hiện được.

4) Phát hiện các lỗi mới chưa tuân thủ trong quá trình thực hiện KHQLR trên cơ sở đối chiếu với tiêu chuẩn QLRBV của FSC.

5) Yêu cầu nội dung và kế hoạch khắc phục các lỗi chưa được khắc phục (đánh giá lần trước phát hiện) và các lỗi mới (đánh giá năm nay) được phát hiện thêm.

6) Những lỗi phát hiện qua quan sát (lỗi hiện tượng- tạm thời): những lỗi phát hiện qua quan sát là những vấn đề rất nhỏ hoặc giai đoạn sớm của một vấn đề mà bản thân nó chưa tạo ra một lỗi không tuân thủ, nhưng người đánh giá thấy rằng nó có thể dẫn đến một lỗi không tuân thủ trong tương lai nếu mà đơn vị QLR không giải quyết ngay.

1.1.2. Kế hoạch QLR.‌

Kế hoạch QLR thuộc nguyên tắc 7 trong 10 nguyên tắc QLR của FSC, là nguyên tắc có liên quan gần như xuyên suốt tất cả các hoạt động QLR của đơn vị xin cấp CCR [25].

1.1.2.1 Nội dung cơ bản của kế hoạch QLR.

- Xác định những mục tiêu của kế hoạch QLR.


- Mô tả những tài nguyên được quản lý, những hạn chế về môi trường, hiện trạng sở hữu và sử dụng đất, điều kiện kinh tế xã hội và tình hình vùng xung quanh.

- Mô tả hệ quản lý lâm sinh hoặc những hệ khác trên cơ sở sinh thái của khu rừng và thu thập thông tin thông qua điều tra tài nguyên.

- Cơ sở của việc định mức khai thác rừng hàng năm và việc chọn loài.

- Các nội dung quan sát về sinh trưởng và động thái của rừng.

- Sự an toàn môi trường trên cơ sở những đánh giá về môi trường.

- Những kế hoạch bảo vệ các loài nguy cấp, quý hiếm.

- Những bản đồ mô tả tài nguyên rừng kể cả rừng bảo vệ (phòng hộ, đặc dụng), những hoạt động quản lý trong kế hoạch và sở hữu đất.

- Mô tả và biện luận về kỹ thuật khai thác và những thiết bị sử dụng.

1.1.2.2 Các tiêu chí và chỉ số cần đạt được trong kế hoạch QLR

Kế hoạch QLR sẽ được định kỳ điều chỉnh nhằm kết hợp các kết quả giám sát hoặc các thông tin khoa học kỹ thuật mới, cũng như đáp ứng những thay đổi về môi trường và kinh tế - xã hội [26].

Kế hoạch 5 năm và hàng năm được điều chỉnh và có các giải pháp khắc phục những yếu kém đã được phát hiện qua các cuộc khảo sát, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới và sự thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội.

Lưu giữ các báo cáo đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch hàng năm và 5 năm của đơn vị cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thường xuyên áp dụng những công nghệ mới, thích hợp có liên quan đến QLR. Có danh mục những công nghệ mới được áp dụng.

Hệ thống cơ sở dữ liệu và cung cấp thông tin được vận hành tốt và thường xuyên được cập nhật, nâng cấp

Công nhân lâm nghiệp được đào tạo và giám sát thích hợp để đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch quản lý.

Tất cả công nhân và người lao động thường xuyên được đào tạo và đào tạo lại theo định kỳ phù hợp với nhu cầu sử dụng của đơn vị. Có kế hoạch đào tạo tập huấn và lưu giữ tài liệu về danh mục lớp, số người được đào tạo, tập huấn.


Đơn vị QLR tổ chức giám sát thường xuyên công việc của công nhân và người lao động. Có hệ thống giám sát, có quy định cụ thể trách nhiệm giám sát của tổ chức, cá nhân.

Trong khi giữ bí mật thông tin, những người quản lý phải thông báo rộng rãi bản tóm tắt những điểm cơ bản của kế hoạch QLR của đơn vị mình.

1.2. Ở Việt Nam‌

1.2.1. Đánh giá (audit) và giám sát (monitering) QLR.‌

1.2.1.1 Mục tiêu đánh giá và giám sát:

Nhằm hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị quản lý rừng phát hiện những lỗi không tuân thủ trong QLR trên cơ sở đối chiếu với tiêu chuẩn QLRBV của FSC làm cơ sở lập kế hoạch và tổ chức khắc phục trước khi mời tổ chức quốc tế đến đánh giá cấp Cứng chỉ rừng (Việt Nam chưa có Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững được quốc tế công nhận và chưa có tổ chức nào được quốc tế cho phép đánh giá cấp chứng chỉ rừng) [6, 10, 11].

1.2.1.2 Khung đánh giá QLR [22].

1) Lập tổ đánh giá.

a, Quyết định hình thức đánh giá nội bộ hay đánh giá do bên ngoài b, Thành lập tổ đánh giá.

2) Lập kế hoạch đánh giá

a, Hiểu bộ tiêu chuẩn của Việt nam; b, Thực hiện đánh giá;

c, Xác định lỗi chưa tuân thủ (LCTT) và khuyến nghị khắc phục; d, Họp kết thúc đánh giá;

e, Lập kế hoạch khắc phục LCTT.

1.2.1.3. Nội dung giám sát các hoạt động QLR và phát hiện những lỗi chưa tuân thủ [15].

1) Giám sát các hoạt động QLR và khắc phục những lỗi chưa tuân thủ rất quan trọng để đảm bảo việc thực hiện kế hoạch đạt được mục tiêu trong khuôn khổ thời


gian đã định. Trong mọi trường hợp đều cần có một kế hoạch giám sát phù hợp với phạm vi và cường độ hoạt động thực hiện kế hoạch khắc phục những LCTT.

2) Các hình thức giám sát: có ba hình thức giám sát là không chính thức, chính thức và bất thường.

a) Giám sát không chính thức:

- Giám sát không chính thức là hình thức kiểm tra bình thường và đơn giản hàng tuần hay hàng tháng tuỳ theo tính chất công việc, và do người nhóm trưởng hay tổ trưởng của nhóm/tổ đó thực hiện, mục đích là để kiểm tra xem công việc có được thực hiện theo đúng yêu cầu không, tiến độ đến đâu, có khó khăn gì v.v.

- Hình thức giám sát này giúp phát hiện kịp thời những sai sót nhỏ để có giải pháp khắc phục.

- Đối với những đơn vị lâm nghiệp hay chủ rừng quy mô nhỏ và những đơn vị QLR quy mô lớn nhưng không có những LCTT lớn phải khắc phục thì chỉ cần giám sát không chính thức là đủ.

b) Giám sát chính thức: Khi đơn vị QLR phải thực hiện khắc phục những LCTT lớn, thời gian khắc phục dài, thì thường phải thực hiện giám sát chính thức. Có hai cách thực hiện công việc này:

- Trưởng các tổ, nhóm hay người chịu trách nhiệm định kỳ báo cáo bằng văn bản tình hình, tiến độ thực hiện công việc được giao.

+ Hình thức này có ưu điểm là đơn giản, có thể kết hợp với báo cáo chung của đơn vị.

+ Nhược điểm là độ chính xác không cao do nhiều khi cán bộ thực hiện không muốn báo cáo về thiếu sót hay thất bại. Nếu có các mẫu biểu báo cáo được thiết kế chi tiết thì có thể hạn chế được một phần nhược điểm này.

- Tiến hành giám sát định kỳ: đơn vị tổ chức đoàn giám sát đến kiểm tra tại chỗ việc thực hiện các công việc được giao, họp với những người tham gia thực hiện công việc để nghe họ trình bày về những việc đã làm được, những việc chưa làm được, những khó khăn tồn tại v.v.


+ Ưu điểm của hình thức này là có thể thu thập được thông tin một cách chính xác hơn, khách quan hơn, và nhiều khi còn phát hiện ra những vấn đề mà những người thực hiện không thấy.

+ Nhược điểm là cồng kềnh và tốn kém, phụ thuộc vào nguồn nhân lực và quỹ thời gian cho phép. Tuy nhiên, đối với những đơn vị QLR quy mô lớn đã có nề nếp về giám sát nội bộ thì hình thức này là hiệu quả nhất.

c) Giám sát bất thường: khi việc thực hiện kế hoạch gặp phải một vấn đề nào đó khiến có yêu cầu phải điều chỉnh ngay kế hoạch thì có thể phải thực hiện giám sát đánh giá bất thường nội bộ. Hình thức này được thực hiện không theo định kỳ để giải quyết những tình huống bất thường.

1.2.2. Kế hoạch QLR:

Để QLRBV yêu cầu đơn vị QLR phải xây dựng kế hoạch QLR và kế hoạch phải thể hiện được những nội dung chính trong nguyên tắc 7, nhưng để phù hợp với hệ thống và quy trình QLR ở Việt Nam, KHQLR đã được xây dựng theo khung nội dung sau:

1) Xác định được những mục tiêu QLR của đơn vị QLR, trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá các điều kiện cơ bản, đánh giá tình hình QLR 5 năm trước đây, đánh giá được những tác động về môi trường, xã hội, bảo tồn đa dạng sinh học và dự báo được nhu cầu lâm sản, nhu cầu cải thiện môi trường, tạo công ăn việc làm trong tương lai.

2) Căn cứ vào mục tiêu quản lý đã xác định, tiến hành quy hoạch sử dụng đất, phân bổ đất đai cho phát triển các loại rừng trong địa bàn quản lý của đơn vị QLR.

3) Tiến hành lập kế hoạch QLR, bao gồm: Kế hoạch khai thác rừng ổn định;

Kế hoạch trồng rừng và chăm sóc, nuôi dưỡng rừng; Kế hoạch sản xuất cây con;

Kế hoạch bảo vệ rừng;

Kế hoạch sản xuất kinh doanh kết hợp; Kế hoạch giảm thiểu tác động môi trường;


Kế hoạch giảm thiểu tác động xã hội;

Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và các khu rừng có giá trị bảo tồn cao; Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng;

Kế hoạch nhân lực và tổ chức nhân lực; Kế hoạch giám sát và đánh giá;

Kế hoạch vốn và huy động vốn.

Cuối cùng cần dự tính được hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường và hiệu quả xã hội sau khi thực hiện kế hoạch [14, 17, 19].

Ngoài ra cần xây dựng được bản đồ số hóa hiện trạng rừng và bản đồ QLR diễn đạt được cả 2 mặt: Không gian và thời gian các hoạt động QLR.

Bản kế hoạch được xây dựng cho một chu kỳ kinh doanh rừng (Từ thời điểm trồng đến khai thác rừng đối với rừng trồng sản xuất). Đối với rừng tự nhiên sản xuất KHQLR cần xây dựng tổng quát cho cả Luân kỳ (Năm hồi quy) và lập kế hoạch cụ thể cho một thời gian gián cách giữa 2 lần khai thác trên cùng một địa điểm (năm hồi quy bao gồm nhiều thời gian gián cách giữa 2 lần khai thác).

- Khi chuyển đổi các phương thức quản lý thông thường sang phương thức QLRBV đòi hỏi sẽ phải thay đổi một loạt khuôn khổ chính sách ở cấp trung ương, thái độ, quan điểm và sự đồng thuận của các sơ sở sản xuất kinh doanh lâm nghiệp và ngay cả người dân địa phương. Tính phức tạp không chỉ thể hiện trên khía cạnh chính sách, công nghệ mà còn về sinh thái, kinh tế, xã hội, đặc biệt là nhận thức về CCR. Việc xác định các tiêu chuẩn QLRBV cho mỗi hệ sinh thái của Việt Nam gặp khó khăn do tính đa dạng phức tạp của nó. Các lợi ích từ quản lý và bảo vệ rừng chưa hấp dẫn người dân sống trong vùng rừng nên sự tham gia của họ còn rất hạn chế. Nguồn vốn cho các hoạt động còn thiếu, thiếu cả cơ chế đảm bảo tham gia của các đối tượng hữu quan vào QLR. Chi phí để đạt tiêu chuẩn CCR lại quá cao, cao hơn so với giá bán gỗ đã được cấp chứng chỉ. Nhưng cần nhìn vào lợi ích trong tương lai, QLRBV là xu thế tất yếu đối với đơn vị QLR. Kinh nghiệm của Công ty TNHH rừng trồng Quy Nhơn cho thấy khi có chứng nhận FSC thì việc kinh doanh

của ho ̣ đã có thêm nhiều thuận lợi, đăc

biêt

là được khách hàng chú ý nhiều hơn.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2022