Khái Quát Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Của Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk


- Việc đẩy mạnh cải cách hành chính công, nâng cao chất lượng dịch vụ công, tích cực khuyến khích các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, về thực hiện nhiệm vụ, quản lý biên chế và kinh phí.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát góp phần thực hiện tốt kỷ cương tài chính; phấn đấu thực hiện mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát lãng phí đối với các khoản chi, bảo đảm tính công khai minh bạch..

Kinh nghiệm của các địa phương khác là tài liệu quý báu để tham khảo và học hỏi. Tuy nhiên, cần dựa vào hoàn cảnh thực tế của địa phương như điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội, bộ máy chính quyền, định hướng phát triển theo từng thời kỳ để vận dụng kinh nghiệm một cách hợp lý.


Tiểu kết chương 1


Chương I Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý chi ngân sách nhà nước: khái niệm; đặc điểm; nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước thông qua các khâu: lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán, thanh tra, kiểm tra chi ngân sách nhà nước. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý chi ngân sách nhà nước được phân tích cụ thể trên hai khía cạnh khách quan và chủ quan. Đồng thời, tổng kết kinh nghiệm của một số địa phương chủ yếu là các thành phố trực thuộc tỉnh của nước ta nhằm rút ra bài học kinh nghiệm có thể tham khảo, vận dụng vào cách quản lý chi ngân sách nhà nước tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ở chương 2.


Chương 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT


2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

- Vị trí địa lý


Hình 2 1 Sơ đồ vị trí của thành phố Buôn Ma Thuột Thành phố Buôn Ma Thuột là 1

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí của thành phố Buôn Ma Thuột

Thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đắk Lắk. Thành phố có diện tích tự nhiên là 37.707 ha, chiếm 2,87% diện tích tự nhiên


tỉnh Đắk Lắk. Ranh giới hành chính được xác định như sau: Phía Bắc giáp huyện Cư M’gar; phía Nam giáp huyện Krông Ana và huyện Cư Kuin; phía Đông giáp huyện Krông Pắc; phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông).

Thành phố Buôn Ma Thuột có 21 đơn vị hành chính gồm 13 phường và 8 xã. Khu trung tâm bao gồm các phường Tân Tiến, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thành Công, Tân Lợi, Tự An, Tân Lập, Tân Thành. Khu cận trung tâm, gồm các phường: Khánh Xuân, Tân Hòa, Thành Nhất, Ea Tam, Tân An. Khu ven nội, gồm các phường, xã: Cư Êbur, Hòa Thắng, Hòa Khánh, Hòa Thuận, Ea Tu, Ea Kao, Hòa Phú, Hòa Xuân. Đặc biệt có 7 buôn (làng) nội thành với gần chục nghìn người Ê đê, họ vẫn giữ kiến trúc nhà ở và lối sản xuất riêng ngay trong lòng thành phố.

Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh Đắk Lắk và cả vùng Tây Nguyên. Với vị trí đặc biệt, thành phố Buôn Ma Thuột có hệ thống giao thông đường bộ gắn kết với các tỉnh và thành phố lân cận như Gia Lai, Kon Tum, Nha Trang, Phú Yên, Đắk Nông, tỉnh Bình Phước, tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, trên địa bàn thành phố có sân bay Buôn Ma Thuột là 1 trong 3 sân bay của toàn vùng Tây Nguyên. Hiện là sân bay quân sự cấp 1 và sân bay dân sự quốc gia cấp 4C, được nâng cấp có khả năng đáp ứng 1 triệu khách/năm. Vị trí của sân bay nằm trên tuyến hàng không quan trọng nhất quốc gia nối giữa Hà Nội với thành phố Hồ Chí Minh, vị trí của sân bay thuận lợi gắn kết về đường hàng không với các trung tâm du lịch lớn của quốc gia như Đà Nẵng, Vinh, Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Nam và ngược lại. Đặc điểm về vị trí địa lý như vậy đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho thành phố Buôn Ma Thuột trong việc phát triển kinh tế - xã hội [27].

- Khí hậu


+ Thành phố Buôn Ma Thuột chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng mạnh của tiểu vùng khí hậu cao nguyên phía Tây dãy Trường Sơn, nên khí hậu thành phố cũng có những nét đặc thù riêng, chủ yếu một năm chia làm 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa: Do ảnh hưởng mạnh của khí hậu Tây Trường Sơn nên tại thành phố Buôn Ma Thuột có lượng mưa rất lớn, kéo dài 6 tháng, xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10, trùng với mùa có gió Tây, Tây Nam hoạt động. Lượng mưa chiếm khoảng 87% lượng mưa cả năm. Tháng 8 và tháng 9 là các tháng có lượng mưa lớn nhất và đạt khoảng 300mm/tháng.

+ Mùa khô: Kéo dài 6 tháng, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, trùng với mùa có hướng gió Đông, Đông Bắc. Mưa ít, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 13% lượng mưa cả năm. Mưa mùa khô chỉ xuất hiện vào thời gian đầu và cuối mùa khô, có nhiều năm không có mưa, cường độ mưa mùa khô thường <10mm/tháng và chỉ xảy ra mưa một vài ngày trong tháng.

- Dân số

Theo số liệu thống kê tính đến ngày 31/12/2020, dân số trung bình của thành phố Buôn Ma Thuột là 380.441 người. Trên địa bàn thành phố có 40 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc anh em trên toàn quốc, trong đó dân tộc kinh chiếm khoảng 85% và 15% còn lại là người dân tộc khác. Trong nhóm dân tộc bản địa, người Ê Đê chiếm số lượng lớn nhất, sau tới dân tộc Tày, Thái, Hoa, Gia Rai…

Bảng 2.1. Dân số của thành phố Buôn Ma Thuột từ năm 2017-2020

Đơn vị tính: Người


Năm

2017

2018

2019

2020

Dân số (người)

369.057

372.837

376.520

380.441

Mật độ dân số (người/km2)

978,67

988,69

998,46

1.008,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.


(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2020)

Theo số liệu thống kê cho thấy, tốc độ tăng dân số năm 2020 tăng 3.921 người so với năm 2019 và tăng 11.384 người so với năm 2017; tốc độ tăng dân số tự nhiên 1,18%/năm. Mật độ dân số năm 2018 là 988,69 người/km2, tăng 10,02 người/km2 so với năm 2017; tốc độ tăng dân số từ năm 2017 đến năm 2020 tăng dần qua các năm; sự gia tăng dân số làm cho nhu cầu nhà ở, đất sản xuất rất lớn, do tình hình dân số của thành phố Buôn Ma Thuôt có sự biến động, chủ yếu là do sự di dân từ nông thôn ra thành thị để tìm kiếm việc làm, điều này cũng giải quyết một phần lực lượng lao động thiếu việc làm tại nông thôn nhưng nó cũng gây sức ép lên thành thị, đó là tốc độ tăng dân số nhanh nhưng diện tích đất không tăng, làm gia tăng các tệ nạn xã hội; tình hình an ninh trật tự xã hội trở nên phức tạp hơn, làm mất mỹ quan đô thị...

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Trong những năm gần đây, thành phố Buôn Ma Thuột có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong giai đoạn 2017-2020 (theo giá so sánh năm 2010) đạt gần 10%, được cấu thành bởi sự đóng góp của các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ bao gồm sự đóng góp của ngành sản xuất nông lâm thủy sản, ngành công nghiệp - xây dựng và ngành thương mại, dịch vụ.

Hình 2 2 Cơ cấu kinh tế của thành phố Buôn Ma Thuột năm 2020 Trong cơ cấu kinh 2

Hình 2.2. Cơ cấu kinh tế của thành phố Buôn Ma Thuột năm 2020


Trong cơ cấu kinh tế năm 2020 của thành phố, ngành công nghiệp - xây dựng đạt 40,75%, ngành thương mại - dịch vụ đạt 50,8% và ngành nông - lâm nghiệp đạt 8,45%. Theo đó, thương mại và dịch vụ vẫn giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế và chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Các khu vực kinh tế phát triển với tốc độ không đồng đều, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp nhưng khá chậm. Các cơ sở sản xuất công nghiệp chủ yếu mới phát triển trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản và thủy điện nhỏ. Do vậy, nền kinh tế của thành phố Buôn Ma Thuột nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng vẫn nghiêng về phát triển nông nghiệp, trong đó phát triển chủ lực là cà phê, cao su, tiêu... Tăng trưởng nền kinh tế hàng năm bị tác động mạnh theo chu kỳ tăng giảm sản lượng cà phê, cao su, tiêu…; giá trị của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có tăng nhưng đóng góp chưa cao trong tăng trưởng nền kinh tế chung. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 70 triệu đồng tăng 11,4 triệu đồng so với năm 2017. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế của thành phố được thể hiện cụ thể như sau:

- Ngành nông nghiệp

Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều bất lợi do thiên tai, dịch bệnh nhưng ngành nông nghiệp của thành phố Buôn Ma Thuột vẫn có mức tăng trưởng bình quân khá. Trong sản xuất nông nghiệp nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng vào sản xuất làm tăng năng suất sản lượng, giá trị và chất lượng nông sản, từng bước được nâng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Giá trị sản xuất năm 2020 (giá so sánh năm 2010) đạt 2.562 tỷ, tăng

3,5% so với năm 2019. Giá trị sản phẩm thu được trên 1ha đất trồng trọt đạt 123 triệu đồng, tăng 22 triệu đồng so với năm 2019. Diện tích gieo trồng cây hằng năm thực hiện được 9.375 ha, đạt 87,88% kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực cả năm thực hiện được 37.453,54 tấn, (tăng 2.168,87 tấn so với năm 2019), đạt 96,18% kế hoạch. Tổng diện tích cây lâu năm đạt 16.444,56


ha, đạt 103,3% kế hoạch.

Ngành nông nghiệp hiện nay tập trung chủ yếu vào trồng trọt và phát triển theo hướng mở rộng sản xuất, khai thác đất đai, nguồn lực để nâng cao sản lượng mà chưa chú trọng đến phát triển theo chiều sâu, tăng hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm. Vì vậy, trong thời gian tới sản xuất trồng trọt cần phải gắn kết chặt chẽ với công nghiệp bảo quản, chế biến; phát triển trên cơ sở tiếp cận thị trường, ứng dụng thành tựu khoa học về giống, công nghệ cao.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố phát triển tương đối ổn định do có lợi thế về điều kiện tự nhiên và nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc. Cơ cấu giống vật nuôi có sự chuyển biến từ giống truyền thống năng suất, chất lượng thấp sang giống mới, giống lai cho năng suất và chất lượng tốt hơn. Giá sản phẩm từ chăn nuôi như thịt, trứng đang ở mức cao, nhu cầu thị trường tiêu thụ lớn là điều kiện tương đối thuận lợi kích thích người chăn nuôi tiếp tục mở rộng quy mô đàn. Hiện nay, thành phố đang tiếp tục triển khai Chương trình số 6a-CTr/TU ngày 01/6/2016 của Thành ủy về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả và giá trị gia tăng của một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực như cà phê với 9.126,45 ha áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất với 28.196,79 tấn; rau có 1.303,9ha áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong đó có 21,38 ha được cấp giấy chứng nhật VietGAP; 86 trang trại chăn nuôi lợn và 61 trang trại chăn nuôi gà được chăn nuôi an toàn sinh học.

- Ngành thương mại – dịch vụ

Năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của thành phố Buôn Ma Thuột thực hiện được 43.141 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2019, đạt 100% so với kế hoạch đề ra. Các hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra tương đối ổn định, nguồn cung hàng hóa đa đạng đáp ứng nhu cầu của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/07/2023