Bảng 2.15. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự học của học sinh
Nội dung | Ý kiến đánh giá (%) | ||
Ảnh hưởng | Xếp bậc | ||
1 | Nhận thức của CBQL, giáo viên, học sinh, CMHS về tác dụng của hoạt động tự học | 92,7 | 1 |
2 | Quy định, nội quy về hoạt động tự học của học sinh nhà trường | 69,3 | 4 |
3 | Nội dung, phương pháp và hình thức tự học của học sinh | 86,7 | 3 |
4 | Sự quản lý khoa học, đồng bộ, hiệu quả của BGH | 92,0 | 2 |
5 | Sự phối hợp của các lực lượng giáo dục tổ chức hoạt động tự học của học sinh | 64,0 | 5 |
6 | Hệ thống CSVC phục vụ cho công tác tự học của học sinh | 58,0 | 6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vài Nét Về Kinh Tế, Xã Hội, Giáo Dục Huyện Tiên Lãng, Thành Phố Hải Phòng
- Thực Trạng Sử Dụng Các Phương Pháp Tự Học Của Học Sinh
- Công Tác Chỉ Đạo Hoạt Động Tự Học Của Học Sinh
- Tổ Chức Xây Dựng Kế Hoạch Tự Học Của Học Sinh Chặt Chẽ, Thống Nhất
- Chỉ Đạo Giáo Viên Hướng Dẫn Học Sinh Phương Pháp Tự Học Hiệu Quả, Phát Huy Tính Tích Cực, Chủ Động Của Học Sinh Trong Hoạt Động Tự Học
- Phối Hợp Các Lực Lượng Trong Và Ngoài Nhà Trường Trong Quản Lý Hoạt Động Tự Học Của Học Sinh
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Kết quả khảo sát cho thấy có 3 yếu tố ảnh hưởng nhất hoạt động tự học của học sinh chiếm trên 80% là: Nhận thức của CBQL, giáo viên, học sinh và CMHS về tác dụng, tầm quan trọng của tự học; Sự quản lý khoa học, đồng bộ, hiệu quả của BGH; Nội dung, phương pháp và hình thức tự học của học sinh. Ngoài ra các yếu tố Quy định, nội quy về hoạt động tự học của học sinh nhà trường; Sự phối hợp của các lực lượng giáo dục trong hoạt động tự học của học sinh và hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công tác trên cũng rất quan trọng.
Những khó khăn trong công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh:
Những đổi mới về giáo dục hiện nay cho tác động 2 mặt, một mặt làm thay đổi diện mạo và chất lượng giáo dục. Tuy nhiên sự thiếu đồng bộ trong chỉ đạo, nhất quán trong hành động, cách thức triển khai từ các cấp quản lý khiến công tác tự học của học sinh ở trường THPT Tiên Lãng nói riêng và các trường THPT nói chung hiện nay còn manh mún, chắp vá giữa cái cũ và cái mới. Hệ thống văn bản pháp quy còn nặng về hành chính, sự vụ, chưa bao quát toàn diện và gắn với thực hiện công tác của nhà trường.
Tư duy giáo dục của CBQL, giáo viên nhà trường phần nào chậm được đổi mới gây khó khăn trong việc tiếp nhận và thay đổi nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành hoạt động tự học của học sinh.
Học sinh, CMHS, chưa thực sự nhận thức đúng về vai trò của tự học, tư duy phó mặc cho giáo viên, nhà trường làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực, phẩm chất của người học, và cản trở công tác giáo dục của nhà trường.
Nguồn kinh phí của nhà trường rất hạn chế, gây khó khăn trong việc triển khai một số hoạt động hỗ trợ giáo viên nhằm động viên, khích lệ họ tích cực tham gia hướng dẫn học sinh trong hoạt động tự học, tự nghiên cứu.
CSVC thiết bị, công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học, giáo dục cũng như tự học của học sinh.
2.6. Đánh giá chung
2.6.1. Ưu điểm đạt được
- Công tác giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động tự học đã được quan tâm thực hiện, thể hiện qua việc quản lý kế hoạch học tập (tự học) hàng tháng, hàng tuần và thời gian biểu tự học.
- Công tác quản lý nội dung tự học của học sinh đã được quan tâm một số mặt như giới thiệu sách, tài liệu tham khảo, giao cho học sinh chuẩn bị làm bài tập thực hành.
- Công tác quản lý phương pháp tự học của học sinh đã được quan tâm thực hiện, thể hiện qua việc giáo viên đã bồi dường kiến thức về phương pháp học cho học sinh ngay đầu năm học, nỗ lực vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, hướng dẫn học sinh chọn sách, đọc sách và bước đầu đã quan tâm hướng dẫn phương pháp tự học từng bộ môn cho học sinh.
- Công tác kiểm tra đánh giá kết quả tự học của học sinh được giáo viên thực hiện tương đối tốt.
- Công tác quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học của học sinh được nhận thức thực sự và quan tâm đầu tư thực hiện, tạo điều kiện về thời gian tự học cho học sinh.
2.6.2. Một số tồn tại
- CBQL nhà trường đã bước đầu xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động tự học nhưng chưa đủ mạnh, chưa tác động toàn diện đến đội ngũ giáo viên và học sinh. Việc kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của các tổ chuyên môn còn thụ động, trông chờ cấp trên; có tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nhưng chưa thể chế hóa các hoạt động, biện pháp chưa kiên quyết thực hiện nên
vẫn còn hình thức hoặc không đồng đều trong khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và quản lý đội ngũ giáo viên; chưa tổ chức được những hoạt động thiết thực nâng cao năng lực tự học cho học sinh như ngoại khóa, kèm học sinh yếu, giáo dục học sinh cá biệt, tổ chúc các hội thi tìm hiểu bài học còn khiêm tốn; khuyến khích, động viên thông qua thi đua chưa đủ mạnh, chưa có qui chế khen thưởng, kỷ luật cụ thể cho hoạt động quản lý học sinh tự học.
- Công tác giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò của tự học và thúc đẩy hoạt động tự học của học sinh chưa sâu sắc, đặc biệt là việc giáo dục truyền thống, nâng cao nhận thức cho học sinh về mục tiêu, yêu cầu đào tạo được thực hiện chưa thật tốt, có nội dung giáo dục còn thiếu cụ thể; chưa có nhiều biện pháp để xây dựng bầu không khí học tập tích cực trong tập thể học sinh.
- Nhận thức của CBQL, giáo viên về hoạt động tự học đúng nhưng hoạt động chưa thống nhất, chưa đồng đều, chưa phát huy được năng lực chuyên môn, khả năng quản lý học sinh. TCM còn bị động trong hoạt động nâng cao chất lương soạn giảng theo hướng dạy tự học, có dự giờ rút kinh nghiệm nhưng chưa sâu và chưa định hình được phương pháp dạy học tích cực. Giáo viên bộ môn còn lúng túng trong việc tổ chức hoạt động nhóm, chưa phát huy và khai thác trí lực học sinh do đầu tư chưa nhiều, một phần do khối lượng kiến thức phải dạy trong một tiết quá lớn. Việc tham gia hoạt động ngoại khóa, quản lý tự học còn trở ngại về điều kiện sinh hoạt nên giáo viên chưa nhiệt tình. GVCN còn hạn chế về năng lực quản lý lớp, chưa hướng dẫn cho cán sự lớp kỹ năng tự quản nên việc tự quản chưa đạt yêu cầu chung.
- Đối với học sinh, năng lực tự đánh giá, tự khẳng định còn yếu kém, trình độ tiếp thu bài không đồng đều, đa số chỉ nhận thức chung, chưa cụ thể hóa thành quyết tâm tự học, còn bị động, lúng túng trong cách tiến hành tự học, tức là chưa có kế hoạch và phương pháp tự học tốt. Cho nên học sinh yếu chỉ học theo hướng dẫn, chưa chủ động tự học, học sinh khá thì chưa tích cực tìm hiểu thêm trong chương trình. Chưa có các biện pháp tác động mạnh đến việc chấp hành các qui định nề nếp, thời gian, yêu cầu hoàn thành việc học tập chính khóa. Tính tự quản của học sinh còn rất thấp, nên sinh hoạt lớp thiếu chủ nhiệm thì lớp rất tự do, mất trật tự, hiệu quả không cao, không giải quyết được vấn đề và chi đoàn lớp không
thực hiện được vai trò xung kích, tinh thần vươn lên trong tự học do thiếu chương trình hoạt động từ phía nhà trường.
- Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, thực hiện bài giảng có sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại chưa thật tốt.
- Việc bồi dưỡng, hình thành những kỹ năng tự học cho học sinh chưa được giáo viên chú trọng đúng mức, thể hiện qua việc chưa áp dụng phương pháp dạy học trên cơ sở kết quả tự học của học sinh, chưa xây dựng được hệ thống các bài tập có mức độ khó tăng dần cho học sinh.
- Công tác tư vấn, hướng dẫn phương pháp tự học cho học sinh chủ yếu mới chỉ được thực hiện bằng việc bồi dưỡng cho họ về phương pháp học ngay từ đầu năm học và hướng dẫn của một số giáo viên về phương pháp học tập (tự học) trước và trong quá trình ôn, kiểm tra chất lượng học kỳ, năm học và thi tốt nghiệp.
- Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả tự học chưa thật tốt và mới chỉ do giáo viên tiến hành, cán bộ quản lý chưa thực hiện nên họ đánh giá kết quả hoạt động tự học của học sinh qua điểm thi, kiểm tra.
- Công tác đảm bảo CSVC cho hoạt động tự học, hoạt động dạy học chưa thật tốt. Việc đảm bảo sách giáo khoa mới ở mức tương đối đầy đủ; tài liệu tham khảo còn thiếu nhiều, chưa cập nhật; đảm bảo về thư viện chưa đáp ứng tốt nhu cầu tự học của học sinh, phương tiện kỹ thuật dạy học còn thiếu, chưa thật hiện đại.
2.6.3. Nguyên nhân
Nguyên nhân của những mặt mạnh:
- Nhà trường có truyền thống, nề nếp của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoạt động tốt, là nguồn cổ vũ để học sinh có ý thức phấn đấu trong học tập.
- Đội ngũ giáo viên từng bước đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Nhà trường luôn khích lệ giáo viên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.
Nguyên nhân của những hạn chế:
- Công tác xã hội hoá giáo dục chưa được đẩy mạnh, cơ sở vật chất cho hoạt động dạy học và cho hoạt động tự học của học sinh còn thiếu thốn, chất lượng chưa đảm bảo.
- Chất lượng quản lý giáo dục nói chung vẫn còn bất cập.
- CBLQ, giáo viên và gia đình học sinh chưa sâu sát trong việc quản lý hoạt động tự học của học sinh. Các cấp quản lý trường chưa đề ra được quy chế về tự học, chưa đầu tư thích đáng cho việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật dạy học.
- Bệnh thành tích trong giáo dục vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt, phương pháp dạy học ở nhận thức chưa phát huy được cao nhất là ý thức trách nhiệm, năng lực tự học và rèn luyện kỷ luật của từng học sinh.
Kết luận chương 2
Trong những năm qua, Trường THPT Tiên Lãng không ngừng phấn đấu để nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục, xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh, luôn là địa chỉ tin cậy về chất lượng giáo dục học sinh. Qua xem xét đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của nhà trường có thể thấy rằng:
Ban giám hiệu nhà trường đã thực sự quan tâm và thực hiện tốt các chức năng quản lý, đặc biệt là công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường luôn nhiệt tình, có trách nhiệm cao, luôn tận tâm với công tác, luôn có ý thức học tập để rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Công tác quản lý hoạt động tự học của nhà trường đã dần đi vào chiều sâu, hệ thống các nội quy, quy định ngày các hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả. Kết quả học tập của học sinh ngày càng được nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ra trường ngày càng cao.
Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh nhà trường vẫn còn một số tồn tại đó là: Nhận thức của học sinh về tự học chưa toàn diện, phương pháp học tập của học sinh chưa khoa học; việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên đã được quan tâm chỉ đạo nhưng tiến hành còn chậm, cơ sở vật chất cơ bản đã được quan tâm nhưng còn thiếu và chưa đồng bộ; việc kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của học sinh đã tiến hành thường xuyên nhưng chưa thực sự hiệu quả. Do đó cần phải có biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh mang tính khả thi, từ đó đưa hoạt động tự học của học sinh đi vào nền nếp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT TIÊN LÃNG, HUYỆN TIÊN LÃNG,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THPT Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Tính thực tiễn của các biện pháp thể hiện ở nội dung, cách thức tiến hành, điều kiện thực hiện gắn với thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh và mục tiêu quản lý hoạt động này của mỗi nhà trường.
Xuất phát từ kết quả khảo sát và phân tích thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THPT Tiên Lãng cho thấy lãnh đạo nhà trường đã xây dựng hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động trên khá hiệu quả, mang lại tác động tích cực trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh nhà trường. Trong đó, một số biện pháp có hiệu quả cao, song cũng còn khá nhiều biện pháp chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là hạn chế trong tổ chức thực hiện và phối kết hợp các biện pháp tác động một cách toàn diện.
Khảo sát thực trạng cũng cho thấy rằng quản lý hoạt động tự học của học sinh nếu không có kế hoạch cụ thể, chi tiết thì không thể có những biện pháp quản lý các hoạt động một cách tích cực mà thường chỉ là những biện pháp mang nặng tính hành chính. Kinh nghiệm trong quản lý là một yếu tố rất quan trọng của người làm quản lý, nhưng chỉ với kinh nghiệm không chưa đủ, những kinh nghiệm quản lý nếu không vận dụng linh hoạt, sáng tạo mà thực hiện một cách máy móc thì việc áp dụng kinh nghiệm sẽ có hiệu quả thấp, thậm chí còn ảnh hưởng không tốt tới hoạt động. Bên cạnh đó người quản lý cần được trau dồi, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của đơn vị một cách khoa học và hiệu quả.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh phải gắn kết với nhau thành một hệ thống các biện pháp liên quan có tác dụng hỗ trợ nhau, khi triển khai
đồng bộ sẽ có tác dụng làm thay đổi chất lượng giáo dục một cách tổng thể. Năng lực của đội ngũ cán bộ được nâng cao khi bản thân giáo viên cũng như CBQL nhận thức đúng đắn về hoạt động tự học của học sinh; nhận thức đúng về tầm quan trọng của quản lý hoạt động tự học của học sinh.
Từ đó CBQL, giáo viên mới có ý thức nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; cơ chế chính sách hợp lý sẽ có tác dụng khuyến khích, động viên đội ngũ phấn đấu nâng cao năng lực chuyên môn cũng như nghiệp vụ. Do đó để có thể đổi mới công tác quản lý thì phải đổi mới đồng bộ về nhận thức của đội ngũ CBQL, giáo viên; đổi mới cơ chế, chính sách; nâng cao năng lực của đội ngũ cũng như tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá. Hơn nữa, hoạt động tự học của học sinh được coi là một bộ phận trong hoạt động dạy học, giáo dục; quản lý hoạt động tự học được coi là nhiệm vụ của nhà quản lý. Nó liên quan đến các nhiệm vụ quản lý khác trong trường THPT và có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả, chất lượng của việc thực hiện, triển khai công tác quản lý. Vì vậy, các biện pháp quản lý hoạt động tự học cho học sinh nhà trường phải đảm bảo tính hệ thống trong mối quan hệ biện chứng với nhau.
3.1.3. Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính phù hợp
Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THPT Tiên Lãng chỉ có thể phát huy tác dụng tốt khi được vận dụng một cách hợp lý. Căn cứ vào mục tiêu đề ra, trong từng thời điểm và điều kiện thực tế về nguồn lực, thực trạng của hoạt động tự học của học sinh để xác lập các biện pháp và tổ chức thực hiện ưu tiên đối với từng biện pháp cụ thể cho phù hợp. Tính phù hợp còn thể hiện sự cân đối các điều kiện nguồn lực đảm bảo nội dung của biện pháp được thực hiện. Do vậy, việc xác lập biện pháp quản lý cần tính đến các điều kiện tương ứng và bám sát vào mục tiêu để khi vận dụng đảm bảo tính hợp lý, nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý hoạt động tự học của học sinh.
3.1.4. Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính hiệu quả
Tính hiệu quả của các biện pháp quản lý được xác định bởi hai yếu tố sau: Thực trạng ban đầu của hoạt động quản lý (tổ chức thực hiện) và sự chuyển biến tích cực của hoạt động này (kết quả). Sự chênh lệch giữa yếu tố kết quả và thực trạng ban đầu của hoạt động quản lý hoạt động tự học của học sinh là hiệu quả hoạt động. Việc
xác lập các biện pháp quản lý hoạt động và tổ chức thực hiện các biện pháp đó phải đạt được sự tăng cường hoạt động tự học của sinh chính là thước đo hiệu quả và đồng thời thể hiện tính hiệu quả của việc tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh.
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THPT Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
3.2.1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò hoạt động tự học của học sinh cho đội ngũ CBQL, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh
a) Mục tiêu của biện pháp
Nhằm giúp đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, hội CMHS có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò của quản lý hoạt động tự học của học sinh, có ý thức và trách nhiệm trong việc hướng dẫn, động viên, khích lệ hoạt động tự học của học sinh.
b) Nội dung của biện pháp
Trước hết cần đạt được sự đồng thuận nhất trí từ lãnh đạo nhà trường đến tập thể đội ngũ giáo viên, học sinh và CMHS về công tác tự học của học sinh. Quán triệt đến giáo viên, CBQL đầy đủ những văn bản, thông tin về hoạt động tự học làm cho họ nhận thức được tầm quan trọng quyết định của mình, yêu cầu họ thực hiện đầy đủ, đúng đắn các quy định và khích lệ, động viên họ sáng tạo, đổi mới trong hoạt động hướng dẫn học sinh tự học hiệu quả.
Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị trong nhà trường bằng việc phân công nhiệm vụ gắn liền với quyền hạn và nghĩa vụ, giúp họ hiểu rõ trách nhiệm của bản thân với hoạt động tự học của học sinh. Căn cứ vào đó để lựa chọn nội dung cần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên cho phù hợp với từng đối tượng.
Đối với giáo viên: Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của người giáo viên là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Xác định rõ mối quan hệ giữa dạy - tự học và tự học trong quá trình nâng cao năng lực tự học của học sinh. Thông qua việc dạy - tự học vốn tri thức và phương pháp dạy học của giáo viên được mở rộng, nâng cao. Do đó đội ngũ giáo viên cần nâng cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm của mình trong tổ chức, hướng dẫn học sinh trong quá trình dạy học, khơi dậy khả năng tự học của học sinh.