Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Tự Học Của Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số Ở Các Trường Thcs Huyện Hoành Bồ, Tỉnh Quảng Ninh

3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và bền vững

Khi xây dựng các biện pháp quản lý HĐTH của HS cần có kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra một cách khoa học (tránh lãng phí về sức lực, tiền của, thời gian) và phải phù hợp đối với điều kiện, hoàn cảnh của từng trường, từng lớp. Tính khoa học còn được thể hiện ở cách thức tổ chức quản lý của các nhà quản lý và việc thực hiện các HĐTH của HS để đem lại hiệu quả cao.

Việc lựa chọn và đưa ra các biện pháp cần phải xem xét và cân nhắc thật kỹ để không những tránh hiệu quả thấp, gây tốn kém, mất lòng tin của HS và GV mà còn bảo đảm tính lâu dài, bền vững. Có nghĩa là các biện pháp đưa ra có khả năng thích hợp với các trường THCS ở huyện Hoành Bồ có HS DTTS tham gia học tập trong giai đoạn hiện nay.

3.1.7. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp được xây dựng đều phải có mục tiêu và quy trình hợp lý, phải đạt được hiệu quả đó là nâng cao được chất lượng giáo dục ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hoành Bồ.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức và chỉ đạo việc nâng cao nhận thức cho mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường về tự học, tầm quan trọng của HĐTH và quản lý HĐTH trong quá trình dạy học

3.2.1.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp

Giúp CBQL, GV, HS và gia đình HS nhận thức đầy đủ hơn về tự học, ý nghĩa và vai trò của hoạt động tự học; xác định được cốt lõi của việc học, chính là tự học của bản thân người học; thấy được tầm quan trọng, tính tích cực và hiệu quả của việc nâng cao nhận thức quản lý HĐTH cho HS vùng DTTS là một trong những nhiệm vụ quan trọng đáp ứng được xu thế đổi mới giáo dục hiện nay. Trên cơ sở đó giúp HS định hướng được mục đích, động cơ học tập đúng đắn, có niềm tin, hình thành thói quen, có thái độ và hành động tích cực, chủ động, tìm tòi, sáng tạo trong học tập.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

73

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Quản lý hoạt động tự học của học sinh dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh - 11

Điều tra, khảo sát thực trạng nhận thức về HĐTH, về quản lý HĐTH của HS DTTS ở các trường THCS huyện Hoành Bồ đối với CBQL, GV, HS và PHHS; trên cơ sở đó tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức tự giác học tập cho HS; quán triệt sâu sắc tới toàn thể CB, GV trong ngành, PHHS, các tổ chức xã hội để có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về tự học cũng như tầm quan trọng của tự học.

- Thông qua giờ lên lớp, các hoạt động nội, ngoại khóa; GV cần tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác học tập cho HS. Thực tế lượng kiến thức HS tiếp thu được khi học ở trên lớp là rất hạn chế, nếu HS không có ý thức học tập, tự nghiên cứu tìm hiểu thêm, với khả năng nhận thức của HS THCS vùng dân tộc thiểu số lại càng khó hơn khi các em biến những kiến thức học được trên lớp thành của mình. Chính vì vậy việc tự học rất quan trọng và cần thiết, nhà trường phải coi đó là một hoạt động trong nội dung chương trình kế hoạch, phải được triển khai thực hiện từ BGH tới các tổ bộ môn, GVCN, GVBM.

- Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành các cấp, các tổ chức đoàn thể; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động PHHS và HS về tầm quan trọng, việc cần thiết phải học tập và tự học của HS THCS ở các nhà trường, đặc biệt là HS DTTS sống trên địa bàn huyện Hoành Bồ - một huyện miền núi còn nhiều khó khăn.

- Tổ chức các hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo các xã, thị trấn, thủ trưởng các cơ quan ban ngành, đoàn thể trên địa bàn xã, thị trấn quán triệt đường lối của Đảng, Nhà nước về xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời là rất cần thiết bởi HS DTTS là những cán bộ nguồn cần được đào tạo để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Thông qua chương trình kế hoạch GDĐT và bồi dưỡng của các nhà trường, thảo luận bổ sung vào kế hoạch GDĐT phù hợp với thực tế.

Qua đó lãnh đạo các trường, PHHS hiểu được tầm quan trọng của việc học tập, và cần phải tự học mới đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa và hiện đại hóa, từ đó tạo điều kiện để HS có thêm thời gian tự học.

74

a) Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên

GV là người trực tiếp tổ chức và điều hành chủ yếu các hoạt động dạy học trên lớp, hơn ai hết GV là người hiểu rõ nhất về HS, biết HS học được gì, học như thế nào và cần phải làm gì để kết quả học tập đạt kết quả tốt. Chính vì vậy người GV phải là những người đi tiên phong trong tổ chức, phát động, hướng dẫn thực hiện HĐTH của HS DTTS; phát triển HĐTH trở thành phong trào rộng khắp mang lại hiệu quả học tập, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

- Tổ chức quán triệt sâu rộng đến CB, GV, nhân viên trong nhà trường các văn bản pháp quy, các nội quy, quy chế của ngành; trển khai tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành và địa phương phát động. Tập trung dân chủ, thảo luận thống nhất xây dựng các quy định về tự học; tổ chức triển khai thực hiện trong tình hình cụ thể của nhà trường. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới PPDH nhằm vào mục tiêu nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng tự học cho HS.

- CBQL đưa HĐTH của HS, NDTH của HS vào nội dung quản lý chỉ đạo của trường; Kế hoạch xây dựng theo một hệ thống trước hết từ lãnh đạo nhà trường trên cơ sở căn cứ nội dung, chương trình và điều kiện thực tế của HS DTTS; đồng thời phải nắm được nhu cầu và nguyện vọng học tập của HS.

- Thống nhất xây dựng mục tiêu giáo dục trên cơ sở nâng cao chất lượng dạy học và hiệu quả HĐTH của HS. Xác định quá trình, đánh giá hiệu quả thực hiện và điều chỉnh kịp thời.

- Đề cao tính nhân văn trong giảng dạy. Thực hiện sứ mạng của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh phát huy trí lực, khả năng tự học, dành kết quả tốt trong học tập và tạo ra thói quen tự học, tự nghiên cứu sau này. Đặc biệt quan tâm đối tượng HS là người DTTS để có phương pháp và cách thức phù hợp.

b) Tăng cường nhận thức cho học sinh

Khi HS nhận thức đầy đủ về tự học, hiểu được lợi ích, vai trò và ý nghĩa thiết thực và tính quyết định trong kết quả học tập; HS sẽ hình thành

75

ý thức tự học như một thói quen, chủ động tự học như một nhiệm vụ chính của học tập. Trong thực tế, một số HS DTTS đã nhận thức được vai trò, ý nghĩa của HĐTH nhưng vẫn chưa tự giác, chủ động trong HĐTH, điều đó đặt ra phải có các biện pháp rèn luyện cho HS tính chủ động, tự giác, biết cách học phù hợp, hiệu quả cho bản thân trong tự học nói riêng và học tập nói chung:

- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho HS nhận thức đúng và đầy đủ về HĐTH; không chỉ ngoài giờ học khi vắng mặt GV, mà ngay cả khi học tập, nghe giảng ở trên lớp cũng cần đến tự học.

- Hội đồng sư phạm cần phát động phong trào tự học, tự tìm tòi khám phá kiến thức trong nhà trường, tạo ra không khí, môi trường tự học tác động trực tiếp đến nhận thức HS. GV bằng đổi mới phương pháp, thông qua những bài giảng, dẫn dắt HS hiểu sâu ý nghĩa tự học, tạo ra tình huống nhận thức.

- Cùng với tạo dựng cho HS nhận thức đầy đủ về vấn đề tự học thì việc nêu gương tự học, động viên, khen thưởng là những hình thức khích lệ HS học tập đạt thành tích cao bằng tự học.

- Xây dựng môi trường học tập thân thiện, giúp đỡ học hỏi lẫn nhau cùng tự học và học tập tiến bộ.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện khả thi, triển khai đầy đủ nhiệm vụ đến các bộ phận chức năng trong nhà trường, GVCN, GVBM. Tổ chức phối hợp thực hiện đồng nhất với các đoàn thể trong nhà trường, tuyên truyền đến các bậc PHHS cùng phối hợp thực hiện.

+ CBQL lập kế hoạch, tổ chức thường xuyên tuyên truyền đề cao ý nghĩa, vai trò HĐTH, xây dựng nét đẹp về HĐTH, tạo cảm hứng cho HS vui thích trong HĐTH.

+ GVCN thực hiện tuyên truyền cụ thể vào các giờ sinh hoạt lớp, các buổi hoạt động tập thể ngay từ đầu năm học, giúp cho HS nhận thức đầy đủ, nghiêm túc về nhiệm vụ học tập và yếu tố quyết định chất lượng học tập là HĐTH. Đồng thời, cần tổ chức cho HS được trao đổi, thảo luận về kinh

76

nghiệm học tập với nhau; kịp thời khen thưởng những học sinh tiêu biểu trong lớp có cách tự học, học tập hiệu quả. Cùng với GVCN, GVBM yêu cầu nhiệm vụ học tập theo đặc thù bộ môn, qua đó HS ý thức được nhiệm vụ học tập của bộ môn và thực hiện nhiệm vụ tự học.

+ Tổ chức Đoàn, Đội thực hiện tổ chức thi đua, tuyên truyền về vai trò và ý nghĩa của tự học trong đội viên, đoàn viên thanh niên trong nhà trường; xây dựng các tiêu chí thi đua gắn với HĐTH.

+ PHHS thường xuyên nhắc nhở và động viên các em, giúp các em hiểu thêm về HĐTH; khuyến khích, tạo điều kiện cho các em tự học.

c) Tăng cường nhận thức cho gia đình học sinh và các tổ chức xã hội

Qua khảo sát thực trạng, trao đổi thực tế đã đưa ra một số số liệu khá đầy đủ về nhận thức của phụ huynh và gia đình học sinh, các tổ chức xã hội trên địa bàn còn nhiều hạn chế. Cần thay đổi và tăng cường nhận thức của PHHS và các tổ chức xã hội về tự học, vai trò, ý nghĩa của HĐTH. Nêu cao vai trò, trách nhiệm của gia đình cũng như các tổ chức xã hội trong việc kiểm tra, đôn đốc, động viên khuyến khích con em tự học, đạt kết quả tốt trong học tập, cùng con em chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho HĐTH.

- CBQL nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp, phân công trách nhiệm trong giáo dục với gia đình HS, tổ chức hội nghị PHHS; tổ chức tuyên truyền, giải thích rộng rãi về HĐTH, phân tích vai trò và ý nghĩa của HĐTH; thống nhất nội dung, ký cam kết thực hiện. Sau từng kỳ học có thông tin tổng thể về việc thực hiện. Đối với những HS ở nội trú, bán trú, nhà trường cần có kế hoạch và quy định rõ ràng, thực hiện nghiêm túc công tác quản sinh. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền sâu rộng, đầy đủ ý nghĩa của việc đầu tư cho giáo dục nói chung và tự học nói riêng.

- GVCN thực hiện việc trao đổi thông tin thường xuyên, thăm hỏi, xem xét, đánh giá về điều kiện của gia đình HS. Định hướng cho gia đình trong quản lý HS. Phân tích các nguyên nhân, kết quả, kịp thời biểu dương những

77

gương tự học tiến bộ cho gia đình HS; đưa ra những mô hình tự học phù hợp với từng hoàn cảnh gia đình HS.

- GVBM thông tin cho GVCN và gia đình học sinh các nội dung về đặc thù môn học và kết quả, NDTH. Cùng GVCN thực hiện việc tuyên truyền hướng dẫn gia đình HS hiểu đầy đủ về vai trò, ý nghĩa HĐTH và những kế hoạch định hướng của nhà trường về tự học.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Đội ngũ CBQL và GV phải có nhận thức đúng, đầy đủ về sự cần thiết và tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch tổng thể cho công tác quản lý HĐTH.

- CBQL nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết, tham khảo ý kiến của GVCN, GVBM. Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch, thu nhận những thông tin phản hồi từ gia đình HS, HS và địa phương. Từng tháng, quý, kỳ học đánh giá rút kinh nghiệm quá trình thực hiện, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thực hiện.

- GVCN làm tốt công tác tham mưu, triển khai đầy đủ các kế hoạch của nhà trường cũng như kế hoạch chủ nhiệm; chủ động tiếp cận với gia đình HS.

- GVBM chia sẻ và thực hiện tốt chức năng với môn mình phụ trách, cùng tham gia vào quá trình thực hiện các biện pháp tăng cường nhận thức của gia đình HS và các tổ chức xã hội ở địa phương đạt hiệu quả.

- HS căn cứ KHTH của nhà trường và của môn học cùng với sự hướng dẫn của GV xây dựng KHTH của mình sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.

3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức, hướng dẫn học sinh hình thành kỹ năng lập kế hoạch tự học và thực hiện hoạt động tự học có sự kiểm tra, đánh giá của giáo viên

3.2.2.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp

Giúp đỡ HS biết kế hoạch hóa thời gian học tập sẽ tránh được sự lãng phí về mặt thời gian và quá trình học tập có sự khoa học logic, có ý chí tự học, tự nghiên cứu. HS chủ động hoàn thành nhiệm vụ học tập hàng ngày, hàng tuần theo đúng KHTH và đảm bảo chất lượng tự học. Cải tiến nội quy học tập theo hướng giúp cho HS tự giác thực hiện sự tự học sẽ giúp kết quả học tập của HS được tốt hơn.

78

Nâng cao vai trò tổ chức, định hướng học tập của GV thông qua công tác quản lý tự học, tạo mối quan hệ tương tác giữa thầy và trò. GV nắm được vấn đề tự học và thời gian tự học của HS, từ đó có cách thức tổ chức cho HS tự học đạt hiệu quả cao. Thúc đẩy HS tìm kiếm các PPTH tương ứng với điều kiện, trình độ, năng lực; biết hợp tác học tập, biết tự đánh giá việc thực hiện NDTH.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Muốn xây dựng được kế hoạch quản lý HĐTH của HS, người quản lý phải căn cứ nội dung, chương trình và điều kiện thực tế của HS và nhà trường, đồng thời phải nắm được nhu cầu và nguyện vọng học tập của HS.

- Nhà trường xây dựng kế hoạch tổng thể cho công tác quản lý bao gồm CSVC, trang thiết bị, tủ sách, thư viện; hướng dẫn, kiểm tra - đánh giá kết quả; phân công CB, GV theo dõi kiểm tra việc xây dựng và thực hiện KHTH.

- GVCN, GVBM căn cứ kế hoạch của nhà trường, xây dựng KHTH của lớp hoặc môn mình phụ trách. Hướng dẫn và quản lý KHTH của HS để đảm bảo tính hợp lý và có khả năng thực thi. Đồng thời, GV yêu cầu HS và kiểm tra việc xác định mục tiêu tự học, thời gian tự học, lựa chọn HTTH, NDTH và kết quả thực hiện HĐTH.

- GV phối hợp với cán sự lớp, cán sự môn học và gia đình HS để đôn đốc, giúp đỡ HS tự học theo kế hoạch đã lập. Hướng dẫn cho HS những kỹ năng tự học ngay trên lớp thông qua tăng cường các PPDH tích cực, phân công thực hiện các nhiệm vụ môn học như chuẩn bị bài mới, làm bài tập về nhà, học bài, ôn tập…

- Khảo sát phân loại đối tượng HS. Tổ chức cho HS tham gia trao đổi kinh nghiệm học tập giữa các nhóm học tập, giữa các lớp và khối lớp.

- Thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của HS thông qua các môn học, các hoạt động; có động viên, khen thưởng kịp thời.

- HS căn cứ KHTH của lớp và của môn học cùng với sự hướng dẫn của GV xây dựng KHTH của mình sao cho phù hợp với điều kiện thực tế, phù hợp với khối lượng thông tin tương ứng của các môn học, khả năng trình độ nhận thức của cá nhân đối với từng môn học và phân phối hợp lý thời gian

79

cho các hoạt động trên lớp, ngoài giờ lên lớp (giờ tự học). Việc thực hiện kế hoạch và thời gian biểu một cách nghiêm túc để tạo thói quen, nề nếp, sẽ không mang tính chất bắt buộc, gượng ép trong học tập.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- CBQL, GV, gia đình HS quan tâm và quản lý chặt chẽ kế hoạch, thời gian tự học của HS.

- GV áp dụng PPDH tích cực, phù hợp với đối tượng HS DTTS; hướng dẫn HS lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và có kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của HS. Việc thu thập kết quả kiểm tra, bên cạnh tính chất đánh giá kết quả phải thực hiện được các chức năng thúc đẩy, điều chỉnh HĐTH của HS.

- HS phải có ý thức lập KHTH và cố gắng, tự giác, nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch đã lập.

3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tạo động cơ để thúc đẩy học sinh tự học, tự nghiên cứu

3.2.3.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp

Đội ngũ GV là lực lượng đóng vai trò quyết định chất lượng giáo dục, vì vậy phải quản lý, bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức tác phong; để GV luôn có ý thức vươn lên về chuyên môn nghiệp vụ như nghiên cứu đổi mới PPDH, thu hút được HS, giúp HS biết cách học và tự học đạt kết quả cao.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Việc cải tiến PPDH rất quan trọng, người GV luôn phải nghiên cứu, tìm hiểu cái mới, buộc họ phải năng động hơn, sáng tạo hơn và vượt qua những lối mòn mà người học luôn cảm thấy nhàm chán. Có cải tiến PPDH mới tạo cho HS thay đổi hướng tư duy, HS hứng thú hơn, cảm nhận được bài học sinh động, nắm vững kiến thức và tự tin hơn; thể hiện được tính độc lập, khả năng khai thác sử dụng thông tin có hiệu quả hơn. Đặc biệt, với đối tượng HS DTTS, cần có sự linh hoạt, mềm dẻo, sử dụng những cách truyền đạt và tổ chức lớp phù hợp với nội dung.

- Giúp HS phương pháp học: Để tìm được cách học hiệu quả nhất, HS cần hiểu rõ về bản thân, khả năng học của mình, nắm được cách học hiệu quả

80

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022