Thực Trạng Quản Lý Cơ Sở Vật Chất, Đảm Bảo Trang Thiết Bị Phục Vụ Cho Hoạt Động Tự Học


Bảng 2.10. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tự học


TT


Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị

Mức độ (%)

Thường xuyên

Chưa

thường xuyên

Chưa

thực hiện

CBQL

GV

CBQL

GV

CBQL

GV

1

Sách giáo khoa, tài liệu

tham khảo ở thư viện

80

60

20

35

-

5

2

Phương tiện học tập, phòng

thực hành

60

55

40

42,5

-

2,5

3

Phòng chức năng, đồ dùng

dạy học

80

65

20

32,5

-

2,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường Văn hoá I - Bộ Công an - 7

Kết quả bảng 2.10 cho thấy: 80% cán bộ quản lý và 65% giáo viên đánh giá mức độ thường xuyên đối với biện pháp quản lý phòng chức năng, đồ dùng dạy học. Tuy nhiên, 40% cán bộ quản lý và 42,5% giáo viên đánh giá mức độ chưa thường xuyên đối với biện pháp quản lý phương tiện học tập, phòng thực hành.

Thực tế trong những năm qua, nhà trường luôn quan tâm đến việc mua sắm bổ sung sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, phương tiện hỗ trợ cho học tập, xây dựng mới phòng thực hành, phòng chức năng và bổ sung phương tiện đồ dùng đảm bảo cho dạy học theo yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học của nhà trường hiện nay:

- Tổng diện tích nhà trường: 90.849 m2.

- Cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị phục vụ cho dạy - tự học:

+ Ký túc xá: 5.186 m2.

+ Giảng đường: 2.452 m2, các phòng học văn hoá được trang bị phông chiếu để sử dụng các bài giảng điện tử.

+ 01 nhà sinh hoạt văn hoá dân tộc: 763 m2.

+ 01 nhà rèn luyện thể chất: 236 m2.

+ 01 phòng tập thể hình - thẩm mỹ: 82 m2


+ 01 phòng luyện âm ngoại ngữ kỹ thuật số: 164 m2 với 30 cabin

+ 03 phòng thực hành tin học: 225 m2, 75 máy tính được nối mạng Internet.

+ 01 phòng thí nghiệm Hoá - Sinh: 82 m2.

+ 01 phòng thí nghiệm Vật lý: 82 m2.

+ 01 vườn thực hành Sinh học: 60 m2.

+ 01 thư viện: 100 m2 (phòng tư liệu: 50 m2, phòng đọc: 50 m2) với 34.000 cuốn các loại. Trong đó sách giáo khoa là 23.000 cuốn, các loại sách tài liệu tham khảo là 11.000 cuốn.

+ 01 phòng học lý thuyết chuyên dùng với đầy đủ các loại máy chiếu, phông chiếu, máy tính được nối mạng Internet.

+ 36 máy vi tính (06 máy tính xách tay) phục vụ cho công tác quản lý và nghiên cứu, học tập của giáo viên.

+ Bộ thiết bị dạy học THPT (mỗi khối 02 bộ) theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Súng tiểu liên AK, CKC, K54 phục vụ cho huấn luyện quân sự võ thuật.

+ Sân thể dục thể thao, sân điều lệnh: 25.500 m2.

Tuy nhiên trong công tác quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tự học của nhà trường còn có những hạn chế:

- Một số hạng mục, cơ sở vật chất được trang bị từ lâu nên xuống cấp. Việc đầu tư của Bộ Công an cho xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các phương tiện thiết bị chưa đồng bộ, còn dàn trải. Các thủ tục mua sắm đấu thầu còn phức tạp dẫn đến tiến độ các dự án chậm.

- Cán bộ phụ trách các dự án đầu tư cơ sở vật chất chưa có nghiệp vụ trong thực hiện các dự án về giáo dục và đào tạo, kinh nghiệm còn hạn chế.

- Nhà trường chưa có mạng nội bộ, số máy vi tính phục vụ cho công tác nghiên cứu của cán bộ quản lý và giáo viên chưa được nối mạng Internet.

- Giáo viên chưa thực sự quan tâm sử dụng thường xuyên các phương tiện thiết bị trong dạy học, cá biệt có giáo viên vẫn còn dạy chay.


2.3.3. Các biện pháp tổ chức quản lý hoạt động tự học


Để hoạt động tự học của học sinh có nền nếp, nâng cao về chất lượng, nhà trường đã tiến hành nhiều biện pháp tổ chức quản lý hoạt động tự học. Khảo sát thực trạng các biện pháp tổ chức quản lý hoạt động tự học hiện nay thu được kết quả trong bảng 2.11.

Bảng 2.11. Các biện pháp tổ chức quản lý hoạt động tự học hiện nay.


TT

Các biện pháp tổ chức quản lý hoạt động tự học

SL

Tỷ lệ (%)

1

Thành lập ban chỉ đạo hoạt động tự học

11

22

2

Xây dựng các lực lượng tổ chức, quản lý hoạt động tự học của học sinh


30


60

3

Phân công, phân nhiệm trong quản lý hoạt động tự học của học sinh


34


68

4

Xây dựng chế độ kiểm tra hoạt động tự học của học sinh

35

70

Kết quả trên cho thấy, cán bộ quản lý và giáo viên đều thống nhất cao đánh giá các biện pháp tổ chức quản lý hoạt động tự học hiện nay như:

- Xây dựng các lực lượng tổ chức, quản lý hoạt động tự học của học sinh.

- Phân công, phân nhiệm trong quản lý hoạt động tự học của học sinh.

- Xây dựng chế độ kiểm tra hoạt động tự học của học sinh.

Hiện nay nhà trường chưa thành lập ban chỉ đạo chuyên trách đối với hoạt động tự học mà việc quản lý được chỉ đạo trực tiếp từ Ban giám hiệu thông qua các phòng chức năng và tới từng cá nhân, nên cán bộ quản lý và giáo viên không đánh giá cao biện pháp này (22%).

Hoạt động quản lý không thể thiếu chức năng chỉ đạo, khảo sát về các biện pháp chỉ đạo quản lý hoạt động tự học thu được kết quả trong bảng 2.12


Bảng 2.12. Các biện pháp chỉ đạo quản lý hoạt động tự học.



TT

Các biện pháp tổ chức quản lý hoạt động tự học

SL

Tỷ lệ %

1

Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch tự học, xác định

môi trường tự học

25

50

2

Xây dựng nền nếp tự học

41

82

3

Bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh

27

54

4

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động tự học của

học sinh

30

60

5

Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị để học

sinh tự học

21

42

6

Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy vai trò

tự học của học sinh

37

74

Cán bộ quản lý và giáo viên thống nhất đánh giá cao các biện pháp chỉ đạo quản lý hoạt động tự học của nhà trường, trong đó biện pháp chỉ đạo quản lý xây dựng nền nếp tự học được đánh giá cao nhất (82%); đối với biện pháp đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy vai trò tự học của học sinh được 74% cán bộ quản lý và giáo viên lựa chọn. Riêng đối với biện pháp chỉ đạo tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị để học sinh tự học, nhà trường đã đặc biệt quan tâm chỉ đạo thường xuyên nhưng do những yếu tố chủ quan và khách quan dẫn đến tiến độ trang bị các phương tiện thiết bị còn chậm nên cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá thấp biện pháp chỉ đạo này khi chỉ có 42% lựa chọn.

Đề ra các biện pháp tổ chức quản lý, các biện pháp chỉ đạo hoạt động tự học cần phải nhằm định hướng và tổ chức quản lý hoạt động tự học. Tuy nhiên để hoạt động tự học đạt hiệu quả cao cần phải song song tiến hành các biện pháp quản lý cụ thể. Khảo sát các biện pháp cán bộ quản lý và giáo viên đã tiến hành quản lý hoạt động tự học của học sinh thu được kết quả trong bảng 2.13.


Bảng 2.13. Các biện pháp cán bộ quản lý và giáo viên đã tiến hành quản lý hoạt động tự học của học sinh


TT

Các biện pháp tiến hành

quản lý hoạt động tự học

CBQL

GV

SL

%

SL

%

1

Lập kế hoạch kiểm tra hoạt động tự học

của học sinh

4

40

18

45

2

Xây dựng các lực lượng kiểm tra

2

20

23

57,5

3

Tiến hành kiểm tra thường xuyên

4

40

31

77,5

4

Tiến hành kiểm tra theo định kỳ

4

40

18

45

5

Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm thường xuyên về quản lý hoạt động tự học của

học sinh


-


-


15


37,5

6

Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra

2

20

26

65

7

Hình thành tổ chức tự quản tự kiểm tra

-

-

18

45

Cán bộ quản lý chưa đánh giá cao các biện pháp quản lý đã tiến hành; các biện pháp đã tiến hành được cán bộ quản lý đánh giá cao nhất là lập kế hoạch kiểm tra hoạt động tự học của học sinh; tiến hành kiểm tra thường xuyên; tiến hành kiểm tra theo định kỳ đều mới chỉ đạt 40%; cán bộ quản lý đánh giá thấp nhất các biện pháp đã tiến hành như: xây dựng các lực lượng kiểm tra; hướng dẫn học sinh tự kiểm tra (20%). Giáo viên đánh giá cao các biện pháp như tiến hành như kiểm tra thường xuyên (77,5%), hướng dẫn học sinh tự kiểm tra (65%). Đối với biện pháp tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm thường xuyên về quản lý hoạt động tự học của học sinh được giáo viên đánh giá thấp nhất (37,5%).

Đây là mâu thuẫn giữa cán bộ quản lý và giáo viên trong việc tiến hành các biện pháp quản lý hoạt động tự học, từ đó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý hoạt động tự học của học sinh.

Khảo sát thực trạng hoạt động tự học của học sinh nhà trường được thể hiện trong bảng 2.14.



Bảng 2.14. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng hoạt động tự học



TT

Thực trạng hoạt động tự học

Mức độ (%)

CBQL

GV

Tốt

Khá

TB

Yếu

Tốt

Khá

TB

Yếu

1

Nền nếp tự học

40

40

20

-

17,5

50

32,5

-

2

Phương pháp tự học

-

40

40

20

2,5

30

47,5

20

3

Kết quả tự học qua bài kiểm

tra thường xuyên

-

20

80

-

5

22,5

67,5

5

4

Năng lực thực hành, vận dụng

-

-

80

20

-

25

67,5

7,5

Kết quả trên cho thấy cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá cao nền nếp tự học của học sinh ở mức tốt và khá (cán bộ quản lý: 80%; giáo viên: 67,5%); phương pháp tự học ở mức khá và trung bình (cán bộ quản lý: 80%; giáo viên: 77,5%); kết quả tự học qua bài kiểm tra thường xuyên ở mức trung bình (cán bộ quản lý: 80%; giáo viên: 67,5%); năng lực thực hành vận dụng ở mức trung bình, yếu (cán bộ quản lý: 100%; giáo viên: 75%). Từ phân tích trên có thể thấy vấn đề yếu nhất của học sinh nhà trường hiện nay chính là năng lực thực hành vận dụng, điều này hoàn toàn phù hợp với cấu trúc tâm lý của học sinh THPT người dân tộc thiểu số. Do đó đòi hỏi trong công tác quản lý cần phải chú trọng đến các biện pháp tăng cường năng lực thực hành vận dụng cho học sinh.

2.3.4. Kết quả quản lý hoạt động tự học và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả.

Khảo sát về kết quả học tập của học sinh nhà trường: 62% cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh nhà trường ngang với mặt bằng chung trong tỉnh Thái Nguyên; 38% cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh nhà trường thấp hơn với mặt bằng chung tỉnh Thái Nguyên.

Nghiên cứu các báo cáo tổng kết của nhà trường từ năm học 2006 - 2007 đến năm học 2008 - 2009 (từ năm học nhà trường chuyển đổi sang dạy chương trình THPT và thi tốt nghiệp THPT). Số liệu được phản ánh trong bảng 2.15.


Bảng 2.15. Kết quả học tập của học sinh


Năm học

Số HS

Lên lớp

Khá, giỏi

Tốt nghiệp (%)

Số lượng

%

Số lượng

%

2006 - 2007

494

484

98

178

36

82,93

2007 - 2008

581

563

96,9

214

36,8

95,42

2008 - 2009

658

655

99,54

283

43

100

(Nguồn phòng Đào tạo cung cấp năm 2009)

Số liệu trên cho thấy kết quả học tập của học sinh nhà trường ngày càng được nâng lên, tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng, học sinh giỏi, khá và học sinh tốt nghiệp ra trường hàng năm đều tăng.

Đạt được những kết quả như trên trong quá trình quản lý hoạt động tự học của học sinh, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường đã không ngừng nỗ lực, khắc phục nhiều khó khăn. Khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên về những khó khăn trong công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh thì 96% cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng khó khăn lớn nhất chính là ý thức, động cơ học tập của học sinh chưa cao. Ngoài ra, 67,5% cho rằng chưa có phần mềm ứng dụng cho công tác quản lý hoạt động tự học; 34% cho rằng chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác quản lý; 26% cho rằng đó là cơ sở vật chất còn thiếu; 24% cho rằng năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên còn yếu; 14% cho rằng thời gian dành cho hoạt động quản lý tương đối nhiều.

Những đánh giá trên hoàn toàn đúng bởi yếu tố quyết định lớn nhất tới chất lượng tự học chính là người học; khi ý thức, động cơ học tập của học sinh chưa cao thì các biện pháp tác động khó có hiệu quả. Đối với những khó khăn khác như chưa có phần mềm ứng dụng cho công tác quản lý hoạt động tự học; chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác quản lý chưa phù hợp; cơ sở vật chất còn thiếu; năng lực quản lý của cán bộ còn hạn chế cũng được cán bộ quản lý và giáo viên đề cập đến, tuy nhiên đây không phải là những khó khăn cơ bản, có thể sớm khắc phục.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Trong những năm qua, trường Văn hoá I - Bộ Công an luôn không ngừng phấn đấu để nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh, luôn là địa chỉ tin cậy về chất lượng giáo dục học sinh văn hoá nhỏ tuổi tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số cho Công an các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc.

Qua xem xét đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của nhà trường có thể thấy rằng:

Ban giám hiệu nhà trường đã thực sự quan tâm và thực hiện tốt các chức năng quản lý, đặc biệt là công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường luôn nhiệt tình, có trách nhiệm cao, luôn tận tâm với công tác, luôn có ý thức học tập để rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Công tác quản lý hoạt động tự học của nhà trường đã dần đi vào chiều sâu, hệ thống các nội quy, quy định ngày các hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả. Kết quả học tập của học sinh ngày càng được nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ra trường ngày càng cao.

Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh nhà trường vẫn còn một số tồn tại đó là: nhận thức của học sinh về tự học chưa toàn diện, phương pháp học tập của học sinh chưa khoa học; việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên đã được quan tâm chỉ đạo nhưng tiến hành còn chậm, cơ sở vật chất cơ bản đã được quan tâm nhưng còn thiếu và chưa đồng bộ, việc kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của học sinh đã tiến hành thường xuyên nhưng chưa thực sự hiệu quả.

Các vấn đề nghiên cứu trên là luận cứ thực tiễn để đề ra những biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh mang tính khả thi, từ đó đưa hoạt động tự học của học sinh đi vào nền nếp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/10/2022