- Nguyên nhân của thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến HĐTH, quản lý HĐTH của HS DTTS ở các trường THCS huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh.
2.3.3. Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát: 454/1366 người (khảo sát phiếu, ngoài ra còn khảo sát trực tiếp một số CBQL, GV, HS, PHHS và đại diện các tổ chức, đoàn thể).
- HS DTTS ở các trường THCS huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh (khảo sát phiếu 306/1062 em).
- GV ở các trường THCS huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh (khảo sát phiếu 134/281 GV).
- Cán bộ quản lý (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) các trường THCS huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh (khảo sát phiếu 14/23 CBQL).
2.3.4. Phương pháp khảo sát
- Quan sát HĐTH của HSDTTS trong mối quan hệ với hoạt động dạy và học.
- Nghiên cứu kế hoạch quản lý HĐTH của HS đối với tổ giáo vụ, GV bộ môn, GV chủ nhiệm các trường THCS.
- Điều tra bằng phiếu hỏi, trao đổi trò chuyện với Ban giám hiệu (BGH), GV chủ nhiệm (GVCN), GV bộ môn (GVBM), HS của các trường THCS.
- Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý kết quả khảo sát.
2.4. Kết quả khảo sát
2.4.1. Thực trạng nhận thức về tự học, vai trò và ý nghĩa hoạt động tự học của học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
2.4.1.1. Nhận thức của học sinh về tự học
Trong “Tự học - một nhu cầu thời đại” (Nguyễn Hiến Lê dịch) đã khẳng định: “tự học là một nhu cầu tự nhiên của loài người” [31]. Với sự phát triển chung của xã hội, nhu cầu tự học của con người càng được đề cao và thể hiện ở mọi phương diện. Hiện nay, từ nhà trường, thầy cô, với nhiều kênh thông tin, HS THCS cũng đã có nhận thức được khái niệm, bản chất, nội dung, vị trí, vai trò của tự học và ý thức được nhu cầu học tập của bản thân.
41
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, HS DTTS nhiều em vẫn chưa xác định được mục tiêu học tập, nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của học tập, vẫn còn tư tưởng bỏ học vì những quan niệm, những hủ tục lạc hậu, chậm tiến hoặc vì thiếu tinh thần vượt khó. Sự quản lý lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm của các bậc phụ huynh đã tạo cơ hội cho các em sống tự do, dễ dãi, đua đòi (đặc biệt là các em nữ), cộng thêm những ham muốn trước mắt, các em thiếu ý chí dành cho sự học. GV vùng cao, miền núi luôn phải tự tìm biện pháp để duy trì sĩ số, để HS tập trung vào bài giảng trên lớp đã khó nên việc các em nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tự học không phải là điều dễ dàng.
Tác giả tiến hành điều tra với mẫu phiếu số 1 gồm 10 câu hỏi tại 5 trường; đối tượng học sinh là lớp 8 và lớp 9, bởi các em sẽ có nhận thức đầy đủ và rõ ràng hơn. Cụ thể: 02 lớp của trường DTNT huyện với 60 HS, 04 trường thuộc 04 xã vùng cao của huyện (TH&THCS Đồng Sơn gồm 02 điểm trường - 04 lớp với 79 HS, PTDTBT THCS Đồng Lâm gồm 02 điểm trường - 04 lớp với 65 HS, TH&THCS Kỳ Thượng - 02 lớp với 23 HS, THCS Tân Dân - 02 lớp với 79 HS). Từ việc nắm bắt điều kiện học tập, xác định HS ngoài học trên lớp có dành thời gian học ở nhà, với bao nhiêu thời gian, có tự giác hay được người thân nhắc nhở, quan tâm, vào thời điểm nào, nội dung học là gì và khó khăn ra sao còn biết được các em còn có hình thức học tập nào khác và xác định nhận thức của các em đối với nhiệm vụ học tập cũng như hiểu biết của các em về tự học.
Bảng 2.7. Nhận thức của học sinh về tự học
Nội dung | Ý kiến đánh giá | |||
Đồng ý | Không đồng ý | |||
Số lượng | % | Số lượng | % | |
a. Tự giác học tập mà không cần ai nhắc nhở | 256 | 83,66% | 05 | 1,63% |
b. Tự học ở lớp mà không có thầy cô giáo hay bạn bè giúp đỡ | 91 | 29,73% | 85 | 27,77% |
c. Tự học là tự giác chiếm lĩnh tri thức của chính bản thân người học, nhờ đó mà người học mới làm chủ được tri thức để vận dụng vào thực tiễn | 66 | 21,56% | 62 | 20,26% |
d. Ý kiến khác | 22 | 7,18% | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mối Quan Hệ Giữa Hoạt Động Tự Học Và Hoạt Động Dạy Học
- Quản Lý Hoạt Động Tự Học Của Học Sinh Dtts Ở Trường Thcs
- Sơ Lược Về Các Trường Có Học Sinh Thcs Huyện Hoành Bồ, Tỉnh Quảng Ninh
- Thực Trạng Việc Sử Dụng Phương Pháp Tự Học Của Học Sinh
- Các Biện Pháp Quản Lý Hướng Dẫn Học Sinh Xây Dựng Kế Hoạch Tự Học
- Nguyên Tắc Phát Huy Vai Trò Các Chủ Thể Của Quá Trình Dạy Học
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
42
HS DTTS ở các trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh là những đối tượng còn nhiều hạn chế về tư tưởng, nhận thức, trình độ cũng như điều kiện, phương tiện hỗ trợ cho học tập. Về điều kiện học tập, trên 70% HS có bàn học chung hoặc riêng, số HS có góc học tập chưa đến 30%; ngoại trừ HS nội trú, bán trú thì một số ít HS tự giác học tập, rất ít HS được người thân nhắc nhở, bảo ban và hầu hết các em học vào buổi tối, với lượng thời gian khoảng 2 tiếng; chủ yếu các em học theo kiểu “hoàn thành nhiệm vụ được giao” và những khó khăn các em gặp phải cũng khác nhau. Đối với vấn đề tự học, các em đã hiểu một cách chung chung.
Tự học gắn với quá trình giảng dạy, có kiểm tra đánh giá theo từng giai đoạn học tập như: Các tuần, học kỳ, cả năm học và đánh giá chung cho toàn bộ cấp học, khi xét công nhận tốt nghiệp… Thi tuyển vào THPT đối với HS là một trong những đánh giá tương đối chính xác quá trình học tập, tự học của HS THCS. Tuy nhiên, ở đây chỉ hiểu đơn thuần là “tự học là học một mình” mà chưa hiểu được rằng vấn đề tự học là có sự hướng dẫn trực tiếp hay gián tiếp của thầy cô giáo, tự học ở trường và tự học ở nhà. Do vậy, HS chưa tìm ra được PPTH một cách có hiệu quả, chưa có sự sáng tạo trong học tập và chưa đạt được kết quả như mong muốn.
2.4.1.2. Nhận thức của học sinh về vai trò, ý nghĩa của tự học
Thực tế thì kết quả học tập của HS phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó nhận thức về vai trò và ý nghĩa của HĐTH. Khi nhận thức đúng đắn, đầy đủ, HS luôn có ý chí cố gắng vươn lên, tự giác trong học tập, định hướng đúng cho HĐTH và ý thức về HĐTH của bản thân, tự tìm và tự tạo cho mình cơ hội để thực hành, luyện tập. Ngược lại, khi không nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học, HS sẽ chỉ học với tính chất đối phó nên không thực sự cố gắng vượt qua các trở ngại trong quá trình tự học dẫn đến kết quả không cao hoặc có khi thất bại trong việc học tập.
Tự học là một quá trình tự giác, chủ động và tích cực của mỗi HS. Tìm hiểu về vấn đề này đã thu được kết quả trả lời của HS như sau:
43
Bảng 2.8. Nhận thức của học sinh về vai trò, ý nghĩa của tự học
Vai trò, ý nghĩa của tự học | Ý kiến đánh giá | ||||||
Đồng ý | Không đồng ý | Chưa xác định | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Tự học giúp học sinh đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, được thầy cô khen ngợi | 275 | 89,9% | 0 | 0% | 29 | 9,5% |
2 | Tự học giúp học sinh tìm ra phương pháp học để đạt kết quả cao trong học tập | 115 | 37,6% | 25 | 8,2% | 75 | 24,5% |
3 | Tự học giúp học sinh cố gắng tự mình giải quyết khi gặp bài khó, bài lạ | 201 | 65,7% | 11 | 3,6% | 56 | 18,3% |
4 | Tự học giúp HS tự suy nghĩ, tự tìm hiểu các tài liệu để hoàn thành nhiệm vụ học tập | 177 | 57,8% | 8 | 2,6% | 41 | 13,4% |
5 | Tự học là cơ sở để củng cố, mở rộng và hiểu sâu kiến thức | 231 | 75,5% | 0 | 0% | 55 | 18% |
6 | Tự học giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào bài tập và thực tế tốt hơn | 273 | 89,2% | 0 | 0% | 16 | 5,2% |
7 | Tự học là hình thức rèn luyện phong cách làm việc độc lập, chủ động, tích cực, khoa học | 98 | 32% | 41 | 13,4% | 111 | 36,3% |
8 | Tự học giúp hình thành thói quen, năng lực tư duy, học tập suốt đời | 68 | 22,2% | 121 | 39,5% | 38 | 12,4% |
9 | Giúp học sinh hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách | 20 | 6,5% | 221 | 72,2% | 16 | 5,2% |
Từ các số liệu ở bảng 2.8 cho thấy, HS có nhận thức về vai trò, ý nghĩa của tự học ở mức độ khác nhau, thiếu đồng nhất. Trong đó “tự học giúp học sinh đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, được thầy cô khen ngợi”, “giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào bài tập và thực tế tốt hơn” được HS đánh giá quan trọng hàng đầu - điều này hoàn toàn phù hợp với tâm lý chung của đa số HS, đặc biệt là HS DTTS. Ngược lại, quan niệm tự học giúp học sinh “hình thành thói quen, năng lực tư duy, học tập suốt đời” và đối với vai trò, ý nghĩa chiều sâu như “hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách” HS đánh giá thấp, còn có nhiều HS không đồng ý và phân vân, chưa xác định rõ ràng.
44
Qua phỏng vấn trực tiếp một số HS lớp 6, lớp 7 ở một số trường có cấp THCS khác thì nhận thức của các em cũng ở những mức độ khác nhau, một số em không trả lời hoặc trả lời bằng…tiếng dân tộc ! (với HS lớp dưới chúng tôi chỉ hỏi về “tự học và tác dụng của tự học ?”).
Như vậy, một số HS DTTS của các nhà trường đã có nhận thức về tự học, vai trò, ý nghĩa của tự học đối với cá nhân HS. Tuy nhiên, đó chỉ là những HS dân tộc đang học ở các trường trung tâm hoặc ven thị trấn; còn đa số HS mới chỉ nhận thức được khái niệm tự học một cách lý thuyết cũng như vai trò, ý nghĩa của tự học có tính thực tế, đơn giản, trước mắt, đó là mang lại kết quả cao trong kiểm tra, thi hoặc kết quả cao trong học tập; trong việc củng cố kiến thức và hiểu bài kỹ hơn vẫn đứng sau; chưa thấy được kết quả tiềm ẩn, lâu dài của việc tự học đối với các vai trò, ý nghĩa như: Tự học giúp hình thành thói quen, năng lực tư duy, học tập suốt đời hay giúp hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách. Với nhận thức chưa đầy đủ thì HS khó có lòng say mê, vượt mọi khó khăn để tự mình chiếm lĩnh tri thức.
2.4.2. Thực trạng hoạt động tự học của học sinh dân tộc thiểu số ở
các trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
2.4.2.1. Thực trạng tự học của học sinh
Đối tượng cần được quan tâm nhiều chính là HS DTTS ở các xã vùng khó. Nhiều năm trước đây, PHHS vẫn phải đóng góp cho các lớp bán trú (góp gạo, góp rau), nền nếp thiếu ổn định, GV quản sinh không có chế độ nên trách nhiệm chưa cao, HS bán trú cũng không khác HS ở nhà. Những năm gần đây, HS học nội trú, bán trú được hưởng chế độ hỗ trợ, được ưu tiên, ưu đãi theo Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg [60], Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg [60], mới nhất là thông tư 01/2016/TT-BGDĐT [7]; trường có GV quản sinh, trực ban để quản lý, đôn đốc và giám sát việc tự học của các em. HS được quy định thời gian tự học vào các buổi chiều và buổi tối (trung bình là 4 tiếng/ngày), ngoài ra các em cũng được tham gia, tổ chức các hoạt động phục vụ học tập, phát huy năng lực của mỗi cá nhân.
Qua trao đổi trực tiếp, một số HS đang học tập tại trường nội trú, bán trú cho thấy các em có quan điểm và suy nghĩ gần giống nhau ở chỗ, vì ở trong môi trường bán trú, nội trú nên việc học tập của các em là bắt buộc, và phải học theo
45
quy định của nhà trường, có thời gian và địa điểm cụ thể, và có người quản lý, nên các em buộc phải tuân thủ theo quy định của trường, còn ý thức tự giác học vì nhu cầu muốn nâng cao hiểu biết cho bản thân thì chưa cao. Với những HS điều kiện học tập chưa tốt (không có bàn học hoặc bàn học dùng chung, nhiều thế hệ cùng chung sống, không gian hẹp cho sinh hoạt...), phải tham gia nhiều công việc giúp đỡ gia đình thì các em học nửa ngày, nửa ngày đi làm, tối cần nghỉ ngơi hoặc khó tập trung học tập; bài học thông thường cũng khó hoàn thành, chưa kể đến việc nghiên cứu sách báo tham khảo, tìm tòi tài liệu trên mạng internet...
Thực tế thì giáo viên ở các trường có nhiều HS DTTS tham gia học tập cũng chưa quan tâm đến việc hướng dẫn HS cách tự học như thế nào. Qua khảo sát cho thấy, các nhà trường đã triển khai kịp thời, tổ chức nhiều hoạt động học tập phong phú; GV đã hướng dẫn HS, tích cực trong đổi mới PPDH để phát huy tính tích cực, chủ động của HS. Mặc dù vậy, do những hạn chế của HS nên GV chưa chú trọng vấn đề tự học, theo đánh giá của HS hầu hết chỉ đạt mức khá và trung bình.
* Thực trạng lập kế hoạch tự học và sử dụng thời gian tự học của học sinh
- Lập kế hoạch tự học
HS muốn có kết quả tự học tốt thì các em phải xây dựng được KHTH cụ thể, lượng hóa được thời gian tự học tương ứng với từng nhiệm vụ học tập. Việc xây dựng KHTH giúp cho HS biết mình phải làm gì để đạt mục tiêu nào, nó làm cho quá trình tự học diễn ra đúng dự kiến, giúp HS thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và kiểm soát được quá trình tự học một cách thuận lợi, tiết kiệm thời gian.
KHTH của HS càng rõ ràng thì càng thuận lợi cho việc kiểm tra - đánh giá kết quả và mức độ đạt mục tiêu tự học, tự đào tạo của HS. Muốn vậy KHTH của HS cần được cụ thể hóa thành thời gian biểu tự học cho từng buổi học, từng tuần, từng tháng và cả năm học. Nhưng với HS DTTS, từ nếp sống, suy nghĩ đến hành động, các em đều thực hiện một cách tự do, tự phát; việc xây dựng thời gian biểu, lập kế hoạch và học tập có kế hoạch là vấn đề khó khăn. Trong khi đó, nguyên nhân cũng chính là GV - chưa quan tâm hướng dẫn HS lập thời gian biểu hay KHTH.
46
Bảng 2.9. Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học của học sinh
Nội dung khảo sát | Mức độ thực hiện (%) | ||||
Thường xuyên | Đôi khi | Không thường xuyên | |||
1 | Em có tự lập kế hoạch thời gian biểu ? | a. Có lập thời gian biểu và thực hiện đúng thời gian biểu | 20,58% | 0 | 0 |
b. Có lập thời gian biểu nhưng không thực hiện đúng | 6,53% | 0 | 0 | ||
c. Có lập thời gian biểu nhưng lúc thực hiện lúc không | 0 | 3,3% | 0 | ||
d. Không có thời gian biểu | 69,60% | 0 | 0 | ||
2 | Em có tự lập kế hoạch tự học ? | a. Có lập kế hoạch chung | 20,58% | 0 | 0 |
b. Có lập kế hoạch theo giai đoạn | 0 | 0 | 0 | ||
c. Có lập kế hoạch theo từng tuần | 0 | 0 | 0 | ||
d. Chỉ thực hiện theo thời khóa biểu | 79,4% | 0 | 0 | ||
3 | Em có lập kế hoạch tự học theo hướng dẫn và kiểm tra của GV chủ nhiệm ? | a. GV giao nhiệm vụ học tập nhưng không hướng dẫn lập KH tự học | 70,26% | 0 | 0 |
b. GV giao nhiệm vụ học tập và có hướng dẫn, kiểm tra việc lập kế hoạch | 0 | 0 | 0 | ||
c. GV giao nhiệm vụ học tập và có hướng dẫn, nhưng không kiểm tra việc lập kế hoạch | 29,73% | 0 | 0 |
Qua bảng khảo sát 2.9 có thể thấy phần lớn HS không xây dựng thời gian biểu hoặc có nhưng không thực hiện đúng. Việc lập KHTH của HS mới chỉ dừng ở lập kế hoạch chung, thực ra đó chính là kế hoạch của nhà trường do một số em HS nội trú hoặc bán trú xác định thực hiện. Các em quan niệm KHTH là thời khoá biểu và thực hiện thời khoá biểu là thực hiện KHTH. Qua nghiên cứu trực tiếp hồ sơ học tập của HS các lớp được khảo sát, số HS xác định “GV giao nhiệm vụ học tập và có hướng dẫn, nhưng không kiểm tra việc lập kế hoạch” là do các em được GV hướng dẫn trong giờ học của bộ môn Giáo dục công dân, còn lại các em đều khẳng định thầy cô chỉ giao nhiệm vụ học tập và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS vào các giờ học. Thực tế cho thấy những em thực hiện nghiêm túc thời gian biểu thường biết cách học và học có hiệu quả, thành tích trội hơn các bạn khác.
47
Việc lập kế hoạch rất quan trọng để giúp HS định hướng các nội dung công việc cần hoàn thành, nhưng nhận thức của HS DTTS đối với việc lập KHTH còn rất đơn giản, hầu hết các em hiểu mơ hồ, qua loa. Từ đó ảnh hưởng đến việc xây dựng KHTH và hoàn thành nội dung công việc theo kế hoạch. Đây là mâu thuẫn giữa nhu cầu của xã hội, của giáo dục với nhận thức và thực tiễn trong công tác lập KHTH và thực hiện KHTH của HS DTTS. Từ đó đặt ra cho nhà trường phải có những biện pháp quản lý công tác hướng dẫn và xây dựng kế hoạch học tập của HS.
* Thời gian tự học của học sinh
Tìm hiểu thời gian dành cho việc tự học của HS, nhóm nghiên cứu thu
được kết quả như sau:
Bảng 2.10. Thời gian tự học của học sinh
Học lực | ||||
Giỏi % | Khá % | Trung bình % | Yếu % | |
Dưới 1 giờ | 0 | 0,98% | 28,43% | 1,63% |
Từ 1 - 2 giờ | 0,65% | 5,22% | 17,97% | 0,32% |
Từ 2 - 3 giờ | 2,94% | 16,66% | 5,55% | 0 |
Nhiều hơn | 6,86% | 10,13% | 2,61% | 0 |
Nhìn vào vào bảng 2.10, chúng ta thấy HS dành thời gian tự học trên 03 tiếng rất ít. HS DTTS có ưu điểm là thật thà, trung thực, chính vì vậy ngay cả HS nội trú và HS bán trú cũng tự nhận xét mình chưa tự học trên 3 giờ dù thời gian trường đã quy định là 4 giờ tự học/ngày. Điều này phản ánh đặc trưng tâm lý lứa tuổi, HS khi lên lớp cao hơn thì ngoài thời gian dành cho việc học tập, tự học thì các em có xu hướng còn tham gia tích cực vào các mối quan hệ bạn bè, các hoạt động đoàn thể của trường, lớp và hoạt động giải trí hoặc cũng có khi thiếu tập trung. Vì thế, thời gian dành cho việc tự học cũng bị ảnh hưởng. Song, chúng ta cũng thừa nhận rằng khi khảo sát HS DTTS không thể cho một kết quả chính xác, vì nhiều em chọn lựa khi không thực sự hiểu rõ nội dung mình đang trả lời (qua trò chuyện với HS).
48