Đánh Giá Độ Tin Cậy Thang Đo Lòng Trung Thành Khách Hàng


4.5.4. Kết quả từ kiểm định giả thuyết thống kê

4.5.4.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

- Phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo

Trong mô hình lý thuyết được đề xuất, để nghiên cứu những nhân tố cấu thành marketing quan hệ tác động đến từng nhân tố cấu thành chất lượng mối quan hệ, đã đề xuất 06 khái niệm cần được nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu định lượng đã được thực hiện trong bước nghiên cứu sơ bộ này: Ứng dựng hệ số Cronbach’s alpha để đánh giá độ tin cậy của các thang đo dùng để đo lường các khái niệm có trong mô hình nghiên cứu.

Cronbach’s alpha là hệ số được ứng dụng phổ biến nhất khi đánh giá độ tin cậy của những thang đo đa biến (bao gồm từ 3 biến quan sát trở lên). Nó đo lường tính nhất quán của các biến quan sát trong cùng một thang đo để đo lường cùng một khái niệm. Trong phân tích nhân tố, nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s alpha từ 0.8 trở lên gần đến 1 thì thang đo là tốt (Nunnally & Bernstein, 1994). Từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được (Peterson, 1994). Có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Slater, 1995).

- Nguyên tắc kiểm định các biến

Sau khi ứng dụng phần mềm SPSS để tính hệ số Crobach’s alpha (hệ số α), có thể cải thiện giá trị của hệ số này bằng cách: Quan sát cột “Cronbach’s alpha nếu loại biến”, nếu ta thấy trong cột này còn có giá trị lớn hơn giá trị α mà ta thu được trước khi loại biến thì ta còn có thể cải thiện hệ số α bằng cách loại đi chính biến được chỉ định đó. Trong đánh giá độ tin cậy thang đo, cần ghi nhận rằng Cronbach’s alpha đo lường độ tin cậy của cả thang đo chứ không tính độ tin cậy cho từng biến quan sát. Hơn thế, các biến trong cùng một thang đo dùng để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứu nên chúng phải có tương quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy, khi kiểm tra từng biến đo lường người ta sử dụng hệ số tương quan biến tổng. Nếu một


biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) >= 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally & Bernstein, 1994).

Kết quả điều tra sơ bộ được thể hiện dưới đây với phần kiểm định thang đo cho từng biến tổng hợp.

Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua Cronbach’s alpha thể hiện ở Bảng 4.9.

Bảng 4.9. Đánh giá độ tin cậy thang đo lòng trung thành khách hàng


Thang đo lòng

trung thành

Trung bình

thang đo nếu

Phương sai

thang đo nếu

Tương quan

biến tổng

Cronbach’s

alpha nếu loại

α = 0.804 > 0.6 (Lần 1)

LOY1

21.948

4.611

0.612

0.761

LOY2

21.765

4.655

0.623

0.759

LOY3

21.870

4.623

0.577

0.770

LOY4

21.887

4.522

0.626

0.757

LOY5

21.861

5.437

0.397

0.806

LOY6

21.844

5.045

0.526

0.781

α = 0.806 > 0.6 (Lần 2)

LOY1

17.574

3.475

0.663

0.745

LOY2

17.391

3.486

0.690

0.737

LOY3

17.496

3.656

0.542

0.784

LOY4

17.513

3.498

0.625

0.757

LOY6

17.470

4.128

0.441

0.809

α = 0.809 > 0.6 (Lần 3)

LOY1

13.183

2.379

0.693

0.729

LOY2

13.000

2.421

0.701

0.727

LOY3

13.104

2.533

0.562

0.792

LOY4

13.122

2.546

0.560

0.793

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của marketing quan hệ đến lòng trung thành khách hàng - Trường hợp các ngân hàng thương mại tại tỉnh Quảng Ngãi - 14

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu)

Bảng 4.9 cho thấy, thang đo lòng trung thành được cấu thành bởi sáu biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy cho thấy hệ số α = 0.804 > 0.6 đảm bảo độ tin cậy, và tương quan biến tổng của tất cả các biến trong thang đo này đều lớn hơn 0.3. Tuy nhiên, biến LOY5: “Tôi sẽ nói tốt về ngân hàng X cho bạn bè và người thân của tôi”, nếu loại đi sẽ làm tăng độ tin cậy của thang đo, do đó biến này bị loại. Lý


do bị loại biến LOY5: xem Bảng 4.10, mặc dù hệ số tương quan biến tổng của biến này > 0.3 nhưng là nhỏ nhất trong tất cả các biến của thang đo. Mặt khác, xét về nội dung của biến LOY5, thấy rằng, nội dung của biến này nếu loại bỏ cũng không ảnh hưởng đến ý nghĩa đo lường của khái niệm, bởi nội dung của biến LOY2: “Tôi sẽ giới thiệu ngân hàng X cho bạn bè, người thân của tôi và những người khác” có nội dung có thể thay thế biến LOY5. Vậy trong trường hợp này, việc loại bỏ biến LOY5 không làm tổn hại đáng kể đến khái niệm đo lường.

Sau khi loại biến LOY5, tính toán lại độ tin cậy của thang đo, có α = 0.806 (cao hơn so với trước khi loại biến) và tương quan biến tổng của tất cả các biến trong thang đo này biến thiên từ 0.441 đến 0.690, đều > 0.3. Như vậy, thang đo đáp ứng độ tin cậy cần thiết. Tuy nhiên, biến LOY6: “Ngân hàng X là nhà cung cấp dịch vụ chính của tôi”, nếu loại đi sẽ làm tăng độ tin cậy của thang đo, do đó biến này bị loại. Lý do bị loại biến LOY6: xem Bảng 4.9, mặc dù hệ số tương quan biến tổng của biến này > 0.3 nhưng là nhỏ nhất trong tất cả các biến của thang đo. Mặt khác, xét về nội dung của biến LOY6, thấy rằng, nội dung của biến này nếu loại bỏ cũng không ảnh hưởng đến ý nghĩa đo lường của khái niệm, bởi nội dung của biến LOY3: “Ngân hàng X sẽ là lựa chọn đầu tiên của tôi khi tôi có nhu cầu về dịch vụ ngân hàng” có nội dung có thể thay thế biến LOY6. Vậy trong trường hợp này, việc loại bỏ biến LOY6 không làm tổn hại đáng kể đến khái niệm đo lường.

Sau khi loại biến LOY6, tính toán lại độ tin cậy của thang đo, có α = 0.809 (cao hơn so với trước khi loại biến) và tương quan biến tổng của tất cả các biến trong thang đo này biến thiên từ 0.560 đến 0.701, đều > 0.3. Như vậy, thang đo đáp ứng độ tin cậy cần thiết.


Bảng 4.10. Đánh giá độ tin cậy thang đo sự hài lòng


Thang đo sự

hài lòng

Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang

đo nếu loại biến

Tương quan

biến tổng

Cronbach’s alpha

nếu loại biến

α = 0.889 > 0.6 (Lần 1)

SAT1

14.852

4.039

0.554

0.907

SAT2

14.739

3.791

0.780

0.854

SAT3

14.687

3.761

0.794

0.851

SAT4

14.652

3.703

0.821

0.845

SAT5

14.530

3.707

0.730

0.866

α = 0.907 > 0.6 (Lần 2)

SAT2

11.226

2.492

0.710

0.906

SAT3

11.174

2.338

0.821

0.868

SAT4

11.139

2.261

0.873

0.849

SAT5

11.017

2.280

0.760

0.891

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu)

Bảng 4.10 cho thấy, thang đo sự hài lòng được cấu thành bởi năm biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy cho thấy hệ số α = 0.889 > 0.6 đảm bảo độ tin cậy, và tương quan biến tổng của tất cả các biến trong thang đo này đều lớn hơn 0.3. Tuy nhiên, biến SAT1: “Là khách hàng thường xuyên, tôi có mối quan hệ tốt với ngân hàng X”, nếu loại đi sẽ làm tăng độ tin cậy của thang đo, do đó biến này bị loại. Lý do bị loại biến SAT1: xem Bảng 4.10, mặc dù hệ số tương quan biến tổng của biến này > 0.3 nhưng là nhỏ nhất trong tất cả các biến của thang đo. Mặt khác, xét về nội dung của biến SAT1, thấy rằng, nội dung của biến này nếu loại bỏ cũng không ảnh hưởng đến ý nghĩa đo lường của khái niệm, bởi nội dung của biến SAT2: “Tôi hài lòng với những nỗ lực của ngân hàng X khi hướng đến những khách hàng thường xuyên như tôi” và SAT3: “Tôi hài lòng với mối quan hệ giữa tôi và ngân hàng X” cũng đã có nội dung tương tự như biến SAT1. Vậy trong trường hợp này, việc loại bỏ biến SAT1 không làm tổn hại đáng kể đến khái niệm đo lường.

Sau khi loại biến SAT1, tính toán lại độ tin cậy của thang đo, có α = 0.907 (cao hơn so với trước khi loại biến) và tương quan biến tổng của tất cả các biến trong thang đo này biến thiên từ 0.710 đến 0.873, đều > 0.3. Như vậy, thang đo đáp ứng độ tin cậy cần thiết.


Bảng 4.11. Đánh giá độ tin cậy thang đo chi phí chuyển đổi


Thang đo chi phí chuyển đổi

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s alpha nếu loại

biến

α = 0.948> 0.6 (Lần 1)

SWC1

9.852

15.267

0.856

0.939

SWC2

9.949

15.664

0.865

0.936

SWC3

9.965

15.034

0.876

0.932

SWC4

9.861

15.086

0.906

0.923

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu)

Bảng 4.11 cho thấy, thang đo chi phí chuyển đổi được cấu thành bởi bốn biến quan sát. Kết quả hệ số α = 0.948 > 0.6 đảm bảo độ tin cậy và tương quan biến tổng của tất cả các biến trong thang đo này biến thiên từ 0.856 đến 0.906. Như vậy thang đo đáp ứng độ tin cậy cần thiết.

Bảng 4.12. Đánh giá độ tin cậy thang đo marketing quan hệ tài chính


Thang đo RB- TAICHINH

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s alpha nếu loại

biến

α = 0.785 > 0.6 (Lần 1)

FB1

24.017

10.824

0.657

0.728

FB2

24.000

11.281

0.633

0.735

FB3

24.165

11.104

0.575

0.744

FB4

24.226

11.738

0.443

0.771

FB5

24.035

11.332

0.642

0.735

FB6

24.044

10.551

0.706

0.717

FB7

24.348

13.913

0.054

0.847

α = 0.847 > 0.6 (Lần 2)

FB1

20.226

9.685

0.675

0.812

FB2

20.209

9.939

0.695

0.810

FB3

20.374

10.078

0.564

0.835

FB4

20.435

10.406

0.486

0.850


FB5

20.244

10.238

0.644

0.819

FB6

20.252

9.401

0.730

0.801

α = 0.850 > 0.6 (Lần 3)

FB1

16.313

6.691

0.693

0.810

FB2

16.296

6.912

0.715

0.806

FB3

16.461

7.110

0.554

0.848

FB5

16.330

7.223

0.645

0.823

FB6

16.339

6.612

0.705

0.807

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu)

Bảng 4.12 cho thấy, thang đo marketing quan hệ tài chính (FB) được cấu thành bởi bảy biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy lần 1 cho thấy hệ số α = 0.785 > 0.6 đảm bảo độ tin cậy. Tuy nhiên, biến FB7: “Ngân hàng X liên kết với các tổ chức kinh doanh khác cung cấp cho tôi các sản phẩm/dịch vụ phi tài chính được giảm giá”, nếu loại đi sẽ làm tăng độ tin cậy của thang đo, do đó biến này bị loại. Lý do bị loại biến FB7 vì biến này có hệ số tương quan biến tổng = 0.054 < 0.3.

Sau khi loại biến FB7, tính toán lại độ tin cậy của thang đo, có α = 0.847 (cao hơn so với trước khi loại biến) và tương quan biến tổng của tất cả các biến trong thang đo này biến thiên đều > 0.3. Tuy nhiên, biến FB4: “Ngân hàng X cung cấp các chương trình điểm tích lũy cho khách hàng”, nếu loại đi sẽ làm tăng độ tin cậy của thang đo, do đó biến này bị loại. Lý do bị loại biến FB4: xem Bảng 3.12, mặc dù hệ số tương quan biến tổng của biến này > 0.3 nhưng là nhỏ nhất trong tất cả các biến của thang đo. Mặt khác, xét về nội dung của biến FB4, thấy rằng, nội dung của biến này nếu loại bỏ cũng không ảnh hưởng đến ý nghĩa đo lường của khái niệm, bởi nội dung của biến FB6: “Ngân hàng cung cấp nhiều chương trình khuyến mãi cho khách hàng” cũng đã có nội dung tương tự như biến FB4. Vậy trong trường hợp này, việc loại bỏ biến FB4 không làm tổn hại đáng kể đến khái niệm đo lường.

Sau khi loại biến FB7 và FB4, tính toán lại độ tin cậy của thang đo, có α = 0.850 (cao hơn so với trước khi loại biến) và tương quan biến tổng của tất cả các


biến trong thang đo này biến thiên từ 0.554 đến 0.715, đều > 0.3. Như vậy, thang đo đáp ứng độ tin cậy cần thiết.

Bảng 4.13. Đánh giá độ tin cậy thang đo marketing quan hệ xã hội


Thang đo RB-XAHOI

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s alpha nếu loại biến

α = 0.885 > 0.6 (Lần 1)

SB1

22.957

20.200

0.766

0.858

SB2

22.887

19.996

0.812

0.853

SB3

23.078

19.336

0.800

0.852

SB4

23.174

20.671

0.700

0.866

SB5

23.148

20.074

0.763

0.858

SB6

23.852

23.495

0.253

0.925

SB7

22.957

19.989

0.747

0.860

α = 0.925 > 0.6 (Lần 2)

SB1

19.800

16.530

0.812

0.907

SB2

19.730

16.339

0.861

0.901

SB3

19.922

15.827

0.831

0.904

SB4

20.017

17.210

0.706

0.921

SB5

19.991

16.763

0.755

0.914

SB7

19.800

16.705

0.736

0.917

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu)

Bảng 4.13 cho thấy, thang đo marketing quan hệ xã hội được cấu thành bởi bảy biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy cho thấy hệ số α = 0.885 > 0.6 đảm bảo độ tin cậy. Tuy nhiên, biến SB6: “Ngân hàng X liên kết với các tổ chức kinh doanh khác cung cấp cho chúng chúng tôi các sản phẩm/dịch vụ phi tài chính được giảm giá”, nếu loại đi sẽ làm tăng độ tin cậy của thang đo, do đó biến này bị loại. Lý do bị loại biến SB6 vì biến này có hệ số tương quan biến tổng = 0.253 < 0.3.

Sau khi loại biến SB6, tính toán lại độ tin cậy của thang đo, có α = 0.925 (cao hơn so với trước khi loại biến) và tương quan biến tổng của tất cả các biến trong thang đo này biến thiên từ 0.706 đến 0.861 (> 0.3).


Bảng 4.14. Đánh giá độ tin cậy thang đo marketing quan hệ cấu trúc


Thang đo RB- CAUTRUC

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s alpha nếu loại biến

α = 0.874 > 0.6 (Lần 1)

StB1

24.316

11.846

0.692

0.851

StB2

24.009

13.956

0.284

0.902

StB3

24.018

11.256

0.810

0.834

StB4

24.114

12.013

0.730

0.846

StB5

24.211

12.026

0.762

0.843

StB6

24.237

12.643

0.598

0.863

StB7

24.307

11.312

0.746

0.843

α = 0.902 > 0.6 (Lần 2)

StB1

20.157

9.975

0.686

0.892

StB3

19.861

9.454

0.801

0.874

StB4

19.948

9.927

0.770

0.879

StB5

20.044

9.972

0.793

0.877

StB6

20.070

10.557

0.620

0.900

StB7

20.139

9.472

0.737

0.885

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu)

Bảng 4.14 cho thấy, thang đo marketing quan hệ cấu trúc được cấu thành bởi bảy biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy cho thấy hệ số α = 0.874 > 0.6 đảm bảo độ tin cậy. Tuy nhiên, tương quan biến tổng của biến StB2 = 0.262 < 0.3 nên bị loại.

Sau khi loại biến StB2, tính toán lại độ tin cậy của thang đo, có α = 0.902 (cao hơn so với trước khi loại biến) và tương quan biến tổng của tất cả các biến trong thang đo này biến thiên từ 0.620 đến 0.801, đều > 0.3. Như vậy, thang đo đáp ứng độ tin cậy cần thiết.

Tổng hợp các thang đo đạt độ tin cậy được thể hiện trong Bảng 4.15.

Ngày đăng: 06/04/2023