- Nước: Cao Bằ ng có nhiề u sông, suối, ao hồ nên nguồn nước mặt tương đối phong phú. Nguồn nước ngầm cũng cho một khả năng tốt trong vấn đề giải quyết nước sinh hoạt. Hiện Cao Bằng đang khai thác sử dụng hai nhà máy nước công suất
15.000 m3/ ngày đêm, cung cấp cho 75% dân số thị xã, còn lại các huyện và thị trấn,
nông thôn chủ yếu dùng nước mỏ, nước mặt sông, suối chưa qua khử trùng.
- Bưu chính: Mạng lưới Bưu chính toàn tỉnh có 32 Bưu cục cấp 1,2,3 tại 13 huyện thị. Có 145/189 xã có điểm Bưu điện văn hoá với các dịch vụ như: Nhận gửi bưu phẩm, bưu kiện; nhận đặt báo chí dài hạn và bán lẻ; nhận điện báo, điện thoại; bán tem thư. Tại các điểm này còn có tủ sách về pháp luật, KHKT, chăm sóc sức khoẻ, sách thiếu nhi. Về mạng đường thư có đường thư cấp I Hà Nội - Lạng Sơn - Cao Bằng dài 310 km; đường thư cấp II nội tỉnh chiều dài 594 km được vận chuyển bằng xe Bưu điện của ngành và xe hợp đồng với Bưu điện, đường thư cấp III đi các xã có 149 tuyến đến xã và liên xã với tổng chiều dài một chiều 16325 km.
- Viễn thông: Hiện nay có 5 nhà cung cấp chính đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (VNPT, Viettel, EVN telecom). Các dịch vụ viễn thông chủ yếu là phát triển thông tin di động và các dịch vụ gia tăng giá trị của thông tin di động, dịch vụ điện thoại cố định không dây. Vùng phủ sóng điện thoại di động đang được mở rộng rất nhanh, chất lượng cuộc gọi ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, chất lượng gọi liên mạng, nhất là giờ cao điểm vẫn chưa thực sự được tốt. Dịch vụ Internet cũ ng đang phá t triể n . Như vậy, mạng lưới thông tin của tỉnh đang được chú trọng và từng bước được cải thiện, phục vụ trước hết cho nhu cầu phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh, nhu cầu của nhân dân địa phương cũng như nhu cầu của du khách, quá đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các điểm, cụm và tuyến du lịch, việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ du lịch, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ du khách, đem lại sức hấp dẫn và hiện quả trong kinh doanh.
* Điều kiện giao thông vận tải
Cao Bằng là tỉnh miền núi, sự phức tạp của địa hình đã ảnh hưởng rất lớn đến giao thông đi lại trên địa bàn tỉnh. Loại hình giao thông vận tải duy nhất ở Cao Bằng là đường bộ, nhược điểm này gây khó khăn trong việc khai thác và phát triển du lịch. Trong những năm gần đây, hệ thống giao thông quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao
thông liên huyện, liên xã đã được khôi phục, nâng cấp và xây dựng thêm nhiều tuyến đường mới. Cao Bằng nối với Hà Nội bởi hai con đường quốc lộ quan trọng: Quốc lộ 3 (Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Cạn – Cao Bằng – Thủy Khẩu) và Quốc lộ 4 (Hà Giang – Cao Bằng – Lạng Sơn – Quảng Ninh). Trên địa bàn tỉnh có các tuyến tỉnh lộ: Đường 212 (Thị xã Cao Bằng – Hòa An – Nguyên Bình), đường 34 (Thị xã Cao Bằng – Nguyên Bình – Bảo Lạc – Bảo Lâm), đường 203 (Thị xã Cao Bằng – Hòa An – Hà Quảng – Sóc Hà), đường 205 (Quảng Uyên – Phục Hòa), đường 206 (Quảng Uyên – Trùng Khánh), đường 207 (Quảng Uyên – Hạ Lang), đường 208 (Thạch An – Phục Hòa), đường 210 (Hà Quảng – Trà Lĩnh), đường 211 (Trà Lĩnh – Trùng Khánh). Các tuyến tỉnh lộ trên đã và đang được đầu tư nâng cấp, mở rộng song do địa hình khó khăn và vốn đầu tư lớn nên nhìn chung vẫn còn nhiều đoạn đường xấu và gây khó khăn cho đi lại. Riêng các tuyến 212, 203, 206 là các tuyến đường giao thông đến các điểm du lịch và cụm du lịch chủ đạo hiện đã được đầu tư nâng cấp nên việc đi lại tham quan của khách khá thuận tiện.
Tỉnh Cao Bằng đã và đang nghiên cứu, quy hoạch dự án xây dựng dự án sân bay Cao Bằng đến năm 2015, tuyến bay nội địa nhằm rút ngắn thời gian đi lại từ Hà Nội – Cao Bằng còn 1,5 – 2 tiếng (đường bộ Hà Nội – Cao Bằng hiện nay trung bình là 8 tiếng), để phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân trong tỉnh và phát triển du lịch. Về đường thủy, Cao Bằng có 5 hệ thống sông chính, nhưng do đặc điểm sông nhỏ, ngắn dốc và nhiều thác ghềnh nên khó phát triển du lịch đường sông, tuy nhiên trong xây dựng và đa dạng hóa sản phẩm tại các tuyến du lịch, có thể khảo sát du lịch đường sông theo chặng, tận dụng cảnh quan thiên nhiên đẹp để phục vụ khách du lịch, tăng thêm sự hấp dẫn, độc đáo.
Số lượng xe du lịch dịch vụ của các đơn vị kinh doanh du lịch ít, chủ yếu là xe 16 và 24 chỗ ngồi. Trong mùa du lịch, các đơn vị kinh doanh lữ hành thường phải thuê và kí hợp đồng chuyên chở khách du lịch với các xe tư nhân. Hệ thống xe du lịch tư nhân trên địa bàn tỉnh khá phát triển với lượng xe nhiều, xe nội thất đẹp, chất lượng cao nhưng hoạt động tự phát, khó thống kê và quản lý. Ô tô khách từ 5 chỗ trở lên có 406 xe, số ô tô 4 chỗ có 742 chiếc, số thuyền gắn máy là 17 chiếc với gần 200 chỗ ngồi [32]. Do lượ ng xe cò n thiế u và phân phố i chưa hợ p lý nên không
đủ phụ c vụ khá ch du lị ch trong mù a du lị ch và phả i thuê thêm xe từ cá c đị a phương khác. Đội ngũ lái xe có kinh nghiệm, nhưng không qua đào tạo nghiệp vụ trong du lịch, phong cách phục vụ du lịch chưa chuyên nghiệp.
Phương tiện đi lại trong thị xã Cao Bằng mà du khách thường lựa chọn là xích lô, ngoài ra từ năm 2005 trở lại đây đã phát triển hệ thống xe taxi tư nhân.
Có thể nói , trong thờ i kỳ 5 năm 2004-2008 ngành Du lịch Cao Bằng đạt được những kết quả tương đối khả quan; tuy nhiên, Du lịch Cao Bằng vẫn đứng trước những khó khăn, thách thức như: Cơ sở hạ tầng thiếu thốn, chất lượng thấp, thị trường phân tán, manh mún; Các doanh nghiệp của Cao Bằng đều là doanh nghiệp nhỏ, hạn chế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm và kiến thức trong quan hệ thương mại quốc tế; chưa có ngành hàng, mặt hàng xuất khẩu chủ lực; Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và kinh doanh trong lĩnh vực thương mại - du lịch còn thiếu kiến thức về kinh tế đối ngoại. Những khó khăn thách thức trên đòi hỏi ngành Thương mại - Du lịch Cao Bằng phải nỗ lực phấn đấu vượt qua , trong đó nhiệm vụ trước mắt là phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong giai đoạ n đế n năm 2010.
CHƯƠNG III - THỰC TRẠNG MARKETING DU LỊCH TẠI CAO BẰNG
3.1. Tổng quan về hoạt động Marketing Du lịch tại Cao Bằng
Hoạt động Marketing trong du lịch Cao Bằng với mục đích cung cấp những thông tin chính xác và cập nhật về tiềm năng và hoạt động của ngành du lịch, thu hút cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc du lịch của du khách, đồng thời giới thiệu và khơi dậy lòng tự hào về những giá trị lịch sử truyền thống, văn hóa dân tộc, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp các ngành đối với sự phát triển du lịch của tỉnh.
Dựa trên Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Cao Bằng giai đoạn 2007- 2010 và Quyết định thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước cấp tỉnh về Du lịch, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng hoạt động đã tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch, tạo sự liên kết, liên ngành trong việc chỉ đạo và hoạch định quy hoạch xây dựng các ngành, các cấp, thống nhất chủ trương chính sách phát triển. Ban chỉ đạo Nhà nước cấp tỉnh về Du lịch đã quan tâm đến công tác đầu tư cho các điểm du lịch, chương trình xúc tiến quảng cáo, … và đã có những hiệu quả nhất định.
3.2. Nghiên cứu Marketing du lịch
Trong nghiên cứ u Marketing , việ c tì m hiể u và phân tí ch thá i độ củ a khá ch hàng về dịch vụ là rất quan trọng . Vì thế, ngườ i viế t thự c hiệ n điề u tra để nắ m bắ t đượ c rõ hơn nhữ ng phả n hồ i củ a khá ch du lị ch sau khi tham quan du lị ch tạ i Cao
Bằ ng nhằ m tìm hiểu nhu cầu và thá i độ của khá ch du lị ch về cả nh quan , dịch vụ du lịch tại Cao Bằng , thái độ và hiể u biế t của khá ch du lị ch vớ i chiến Marketing du lịch Cao Bằng , so sánh với chiến lược của một số tỉ nh có cùng điề u kiệ n và đối
tượng kinh doanh để phân tích hiệu quả của chiến lược Marketing và có những nhận định về sản phẩm, chiến lược Marketing và thị trường (Xem Phụ lụ c 2).
3.2.1. Nghiên cứu khách hàng
Theo kết quả điều tra nghiên cứu khách hàng cho thấy , có 25% số ngườ i đượ c hỏ i thuộ c đố i tượ ng khá ch cao tuổ i , 44% thuộ c đố i tượ ng khá ch trung niên và 31% thuộ c đố i tượ ng khách trong độ tuổi thanh niên . Khách cao tuổi chủ yếu là đối
tượ ng khá ch du lịch và khách tham quan , khách thanh niên thuộc đối tượng khách lữ hà nh. Như vậy về tuổi tác, quá 50% đối tượng khách có độ tuổi từ 35 tuổi trở lên.
Phân loại theo mục đích chuyến du lịch, khách nội địa du lịch tại Cao Bằng thường là các đối tượng khách sau:
- Khách du lịch thuần túy, đến Cao Bằng du lịch theo chương trình tour trọn gói, tham quan các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, mua sắm; Trong đó bao gồm cả đối tượng khách cao tuổi đến thăm quan các cụm di tích lịch sử, giao lưu như Hội Cựu chiến binh, Hội người cao tuổi các tỉnh, tập trung tham quan và giao lưu văn hóa, kiến thức;
- Khách đi du lị ch kết hợp vớ i công tá c , thăm hỏ i ngườ i thân ; Đây không phải dạng khách du lịch thuần túy, chỉ đến tham quan du lịch, không có nhu cầu về ăn ngủ, nghĩ dưỡng tại khách sạn và khu du lịch;
- Khách du lịch trẻ tự tổ chức chương trình, đối tượng khách này đi theo lộ trình và chương trình đã lên sẵn, thường là bạn bè thân thiết hoặc gặp gỡ nhau tại các diễn đàn và mạng xã hội trên internet, có cùng sở thích du lịch “bụi”, đi du lịch nhằm mở mang kiến thức, thỏa mãn sở thích và đam mê của tuổi trẻ;
Khách du lịch nội địa đến Cao Bằng chủ yếu đến từ các tỉ nh lân cậ n (Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh .. ) và thủ đô Hà Nội ; Các thị trường khách du lịch khác vẫn đang ở dạng tiềm năng. Do dịch vụ du lịch chưa thực sự thỏa mãn khách du lịch, do điều kiện giao thông không thuận lợi, khách du lịch nội địa đến Cao Bằng ít khi trở lại du lịch nhiều lần.
Khách quốc tế đến Cao Bằng qua điều tra gồm các đối tượng khách:
- Khách Quảng Tây sang tham quan, du lịch, mua sắm tại Cao Bằng;
- Khách Trung Quốc du lịch Việt Nam qua cửa khẩu Cao Bằng;
- Khách châu Âu, châu Mỹ theo chương trình du lịch xuyên Việt;
- Các đối tượng khách khác theo chương trình công tác, khảo sát, nghiên cứu, từ thiện;
Như vậy có thể thấy, đối tượng khách từ các nước châu Á – Thái Bình Dương chủ yếu là khách Trung Quốc. Đặc điểm của khách du lịch từ khu vực này là du lịch theo đoàn với số lượng đông, ăn và nghỉ trong một khu, ưa thích ăn nghỉ tại
các nhà hàng có thực đơn viết bằng tiếng mẹ đẻ của họ hoặc tiếng Anh, và lưu trú trong các khách sạn có nhân viên nói được hoặc biết ngôn ngữ của họ. Tuy nhiên tại Cao Bằng, hiện nay năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Trung) của nhân viên phục vụ chỉ đáp ứng được 60% so với yêu cầu, các ngoại ngữ khác đều không có nhân lực, do đó nhằm nỗ lực thu hút các nhóm khách nước ngoài mục tiêu từ các nước Châu Á – Thái Bình Dương thì du lịch Cao Bằng cần cải thiện kỹ năng ngôn ngữ, không chỉ cho nhân viên tiếp đón khách mà còn những lãnh đạo có vai trò quan trọng khác. Ý kiến phản hồi từ đối tượng khách du lịch Quảng Tây, do một số nét trong ẩm thực, văn hoá – văn nghệ, cảnh quan khá tương đồng giữa Cao Bằng – Quảng Tây, ví dụ có món rau rừng mà bà con Cao Bằng phải lên núi lấy thì nhân dân Quảng Tây lại trồng ngay trong vườn nhà, do đó đối tượng khách này ưa chuộng và đánh giá cao sự khác biệt của Cao Bằng và văn hoá riêng của Việt Nam , như các món bánh cổ truyền, trang phục áo dài, ...
Khách du lịch đến từ Mỹ và các nước châu Âu vốn có xu hướng ưa thích mạo hiểm, phiêu lưu, khám phá. Đối tượng khách này ưa thích nghỉ tại cơ sở lưu trú sang trọng, tiện nghi, giá thành cao; nhưng bên cạnh đó họ cũng ưa thích nghỉ tại những địa điểm ngoài trời và mang bản sắc dân tộc, như nghỉ lại trong nhà sàn và sinh hoạt cùng người dân tộc; Hiện nay ở Cao Bằng đã hình thành các tuyến du lịch thám hiểm rừng núi và khu vực biên giới trong thời gian 4-5 ngày, ăn nghỉ tại bản làng người dân tộc, mỗi vị khách nước ngoài kèm theo một hướng dẫn viên du lịch địa phương đi kèm để hướng dẫn và phục vụ. Chương trình này đã thu hút được lượng lớn khách du lịch quốc tế, nhưng hiện nay do công tác quảng cáo chưa tốt nên độ phổ biến chưa rộng rãi, bên cạnh đó là nguy cơ thiếu hướng dẫn viên và cộng tác viên khi mùa khách cao điểm.
Về phản hồi của khách du lịch, theo kết quả điều tra, 100% khách du lịch quốc tế và 87% khách du lịch nội địa cho rằng cảnh quan du lịch Cao Bằng đẹp và có sức thu hút cao (5/5 điểm), chỉ có 13% khách nội địa cho rằng phong cảnh Cao Bằng chưa có đặc trưng riêng và nổi bật hơn so với nhiều địa phương khác. Các hình thức du lịch đã và đang được phát triển tại Cao Bằng, như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thám hiểm, du lịch sinh thái, du lịch hội thảo, du lịch tìm hiểu khám phá, du
lịch mua sắm đều là những loại hình du lịch được ưa thích, việc kết hợp các loại hình du lịch trên hợp lý và linh hoạt sẽ làm hài lòng du khách cao hơn.
3.2.2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
* Đối thủ cạnh tranh của ngành
Đối thủ cạnh tranh của ngành du lịch Cao Bằng là các tỉnh lân cận, có đặc điểm văn hóa, cảnh quan tương đối giống với Cao Bằng, được du khách đưa ra thành các phương án khi lựa chọn địa điểm du lịch. Theo điều tra, các tỉnh được cho là có điều kiện tương đối giống với Cao Bằng, đó là Hà Giang (23%), Lạng Sơn (45%), Tuyên Quang (14%), các tỉnh khác (Ninh Bình, Thái Nguyên, ..).
Bảng 3.1. So sánh tổng doanh thu, lượng khách du lịch năm 2008 của Cao Bằng và các tỉnh lân cận
Tỉnh | Tổng doanh thu (tỷ đồng) | Lượng khách (người) | ||
Khách nội địa | Khách quốc tế | |||
1 | Cao Bằng | 31,5 | 241.724 | 9.740 |
2 | Hà Giang [57] | 115,3 | 137.555 | 49.445 |
3 | Tuyên Quang [51] | 450 | 458.348 | 6.652 |
4 | Lạng Sơn | 347,8 | 810.000 | 80.567 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Tăng Trưởng Kinh Tế Cao Bằng Từ 2004-2008
- Hội Chùa (Dân Tộc Tày - Nùng): Hàng Năm Sau Tết Nguyên Đán, Các Hội Chùa Thường Diễn Ra Ở Hầu Hết Các Chùa Ở Tỉnh Cao Bằng, Đặc Biệt Là Ở Huyện Hoà
- Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch Tại Cao Bằng
- So Sánh Điểm Tương Đồng Giữa Cao Bằng Và Các Tỉnh Lân Cận
- Đường Cầu Nhóm Khách 2, Cầu Co Giãn Khi Giá Tăng
- Hiện Trạng Công Suất Sử Dụng Phòng Trung Bình Năm Ở Cao Bằng
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Internet
Từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy, các tỉnh lân cận Cao Bằng đều phát triển du lịch tương đối tốt, có doanh thu và lượng khách du lịch cao hơn ở Cao Bằng rất nhiều lần. Tổng doanh thu du lịch của Hà Giang đạt 115 tỷ đồng trong năm 2008, cao gấp 3,7 lần so với tổng doanh thu du lịch Cao Bằng, do Hà Giang thực hiện tốt công tác Marketing du lịch, định hướng phát triển toàn diện ngành du lịch, trong năm 2008 Hà Giang đón lượng khách du lịch quốc tế cao.
Trong du lị ch, đị a phương nào càng làm tốt công tác dịch vụ và nắm bắt, tận dụng được cơ cấu chi tiêu trên của du khách, sẽ tận thu được chi tiêu của du khách và đạt doanh thu cao. Qua bảng so sánh, ta có thể thấy: các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn có nhiều nét tương đối giống Cao Bằng, trước hết là về vấn đề văn hóa, do Cao Bằng chủ yếu có cộng đồng người Tày sinh sống, nên có sự tương đồng về văn hóa với Tuyên Quang và Lạng Sơn – hai tỉnh cũng có đông đồng bào
Tày, Nùng, Dao định cư lâu đời. Xét về yếu tố di tích lịch sử, Tuyên Quang cũng là địa danh để lại dấu ấn lãnh tụ và mốc son lịch sử vẻ vang của dân tộc. Về du lịch mua sắm, Hà Giang và Lạng Sơn đều có cửa khẩu thông thương với Trung Quốc (Bảng 3.2).
Hà Giang có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mang đậm nét hoang sơ và nhiều vùng du lịch còn giữ nguyên bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, chưa bị thương mại hóa, môi trường du lịch trong lành… là sức hút đối với du khách. Thế mạnh của du lịch Hà Giang là du lịch khám phá, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh... Ðể tạo sức hấp dẫn với du khách, Hà Giang tổ chức lại hệ thống mạng lưới du lịch từ tỉnh đến cơ sở nhằm phục vụ tốt nhất cho du khách, xây dựng được 29 điểm du lịch văn hóa dân tộc và các làng bản văn hóa du lịch cộng đồng, phát triển và đa dạng hóa các loại sản phẩm du lịch thế mạnh, đồng thời tăng cường hợp tác phát triển trong và ngoài nước, liên kết quảng bá; thực hiện đào tạo nguồn nhân lực theo hướng chuẩn hóa đội ngũ, nỗ lực xây dựng môi trường du lịch ngày càng văn minh, thân thiện… làm cho hình ảnh Hà Giang ngày một rõ nét hơn[57].
Lạng Sơn – có điều kiện văn hóa tương đồng với Cao Bằng, do điều kiện giao thông thuận lợi (đường bộ và đường sắt liên vận quốc tế, là đầu mối giao thông của khu vực Trung Quốc - ASEAN), và đặc biệt chú trọng phát triển thế mạnh du lịch mua sắm, theo thống kê của Tổng cục Thống kê, Lạng Sơn luôn là địa phương có chi tiêu/khách/ngày cao nhất cả nước. Năm 2008, Lạng Sơn có những hoạt động xúc tiến cụ thể như: Thiết kế, in ấn 10.000 tờ rơi quảng bá du lịch thành phố; triển khai sử dụng tờ rơi, sách hướng dẫn du lịch đến các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ, điểm du lịch, các đơn vị vận chuyển hành khách trong và ngoài tỉnh; hoàn thành kế hoạch thông tin du lịch tại Bến xe khách Lạng Sơn; xây dựng 03 biển chỉ dẫn du lịch trên địa bàn thành phố… Thời gian tới, Lạng Sơn tiếp tục chú trọng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá tiềm năng du lịch, nhằm thu hút du khách đến tham quan, du lịch[58].
Có thể thấy, các tỉnh lân cận Cao Bằng dù có nhiề u né t tương đồ ng nhưng đã khéo léo khai thác tốt các đặc trưng và ưu thế riêng của từng tỉnh để tạo ra hình ảnh riêng cho mì nh , cùng các chính sách Marketing phù hợp với tình hình từng tỉnh , đã đem lạ i hiệ u quả du lị ch cao. Trong nghiên cứu chiến lược Marketing và phát triển du lịch, Cao Bằng có thể học được từ các tỉnh nhiều bài học quý báu.