Cơ Sở Của Quy Định Về Mức Án Phí Dân Sự, Mức Tạm Ứng Án Phí Dân Sự

các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vì vậy, công dân khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên quyền lợi và nghĩa vụ của công dân luôn được tiến hành đồng thời với nhau. Theo Điều 15, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 có quy định: "1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; 3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội" [15].

Trong tố tụng dân sự, công dân có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích của mình, đồng thời công dân (với tư cách là đương sự) cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình là nộp án phí dân sự. Theo quy định tại điểm u, khoản 2, Điều 58 Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự thì đương sự có nghĩa vụ "Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí theo quy định của pháp luật" [14].

Từ những phân tích ở trên có thể thấy rằng, việc đương sự trong vụ án dân sự có nghĩa vụ chi trả án phí theo quy định là hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp và pháp luật xuất phát từ nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước.

Thực tế cũng cho thấy hầu hết các đương sự đều có khả năng chi trả tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự sơ thẩm, chỉ ngoại trừ rất ít đương sự gặp khó khăn về điều kiện kinh tế mà không nộp được khoản phí này. Vì vậy việc quy định đương sự có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, án phí dân sự là phù hợp với thực tế. Điều này cũng tạo nên hiệu ứng tích cực, làm cho đương sự cũng cẩn trọng hơn, cân nhắc kỹ hơn trong việc khởi kiện hay thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ vì số tiền án phí này được thu trên cơ sở mức độ lỗi và lợi ích của họ trong vụ án dân sự.

Tổng kết lại từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đều cho thấy việc pháp luật quy định việc thu án phí nói chung và án phí dân sự nói riêng là hoàn toàn hợp lý. Từ đó bổ sung nguồn ngân sách cho Nhà nước để cung cấp

kinh phí cho các hoạt động của các cơ quan Nhà nước, trong đó bao gồm Tòa án; tạo điều kiện để Tòa án thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

1.2.2. Cơ sở của quy định về mức án phí dân sự, mức tạm ứng án phí dân sự

Theo chiều dài lịch sử, ngay khi đất nước thống nhất, Nhà nước ta đã ban hành những quy định về án phí mà điển hình là Thông tư số 40/TATC ngày 01 tháng 6 năm 1976 của Tòa án nhân dân tối cao. Tại Thông tư này đã quy định phân ra làm 2 loại mức án phí là mức có giá ngạch và mức không có giá ngạch, tuy nhiên theo hướng mặc nhiên thừa nhận vụ kiện về tài sản là vụ kiện có giá ngạch: "Đối với vụ kiện về tài sản (tức có giá ngạch), nếu giá ngạch việc kiện dưới 500 đồng, là 10 đồng; nếu giá ngạch việc kiện từ 500 đến 1000 đồng, là 15 đồng; nếu giá ngạch việc kiện trên 1000 đồng thì thu 1,5% của giá ngạch" [18]; Tiếp đó, ngày 12 tháng 6 năm 1997 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/NĐ-CP về án phí lệ phí thay thế cho Thông tư số 40/TATC, tại Nghị định này cũng phân mức án phí làm hai mức có giá ngạch và mức không có giá ngạch, nhưng chưa quy định rò thế nào là có giá ngạch và thế nào là không có giá ngạch làm các Tòa án đã gặp rất nhiều lúng túng khi xác định vụ án là có giá ngạch hay không có giá ngạch để làm cơ sở tính án phí. Kế thừa các quy định trên, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập còn tồn tại, ngày 27 tháng 02 năm 2009, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 quy định về án phí Tòa án.

Như vậy, vấn đề được đặt ra là tại sao phải phân biệt án phí trong vụ án dân sự thành có giá ngạch và vụ án dân sự không có giá ngạch? Hay nói cách khác là căn cứ vào cơ sở nào mà pháp luật lại quy định phân biệt mức án phí thành án phí có giá ngạch, án phí không có giá ngạch?

Căn cứ trên cơ sở tính chất của vụ án dân sự khác nhau thì quy định

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

mức án phí cũng khác nhau. Theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 24 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án thì:

Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể...

Án phí dân sự trong pháp luật Việt Nam - 3

Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể [33].

Như đã phân tích, việc pháp luật quy định đương sự phải nộp án phí là hoàn toàn hợp lý vì Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Nhưng rò ràng trong thực tế, mức độ lợi ích hoặc lỗi của mỗi đương sự là khác nhau trong các vụ án khác nhau. Nếu pháp luật chỉ quy định một mức án phí chung cho tất cả các vụ việc sẽ là bất hợp lý, cũng có thể nói là một sự bất công đối với các đương sự. Do đó, án phí phải xác định dựa trên giá trị tài sản tranh chấp, vì giá trị tài sản tranh chấp là đối tượng rất logic để xác định mức độ lợi ích của đương sự trong vụ án dân sự. Tuy nhiên, trong một số trường hợp yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hay không thể xác định được bằng tiền thì cũng đồng nghĩa với việc không thể đong đếm được mức độ quyền lợi của đương sự trong vụ án dân sự. Những trường hợp này pháp luật cần phải quy định mức án phí chung đối với những vụ án dân sự không có giá ngạch.

Như vậy, việc pháp luật tố tụng Việt Nam hiện hành quy định mức án phí trong vụ án dân sự có giá ngạch và không có giá ngạch là khác nhau là điều hợp lý.

Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định mức án phí khởi điểm đối với các tranh chấp dân sự không có giá ngạch là 200.000 đồng. Đối với vụ án có giá ngạch thì mức án phí được tính là 5% và các mức sau thì theo "lũy giảm". Sở dĩ quy định như vậy là dựa trên căn cứ vào bản chất của từng loại vụ án và

tính khả thi khi áp dụng. Vụ án không có giá ngạch thì về bản chất thường là các tranh chấp liên quan đến nhân thân hoặc các quyền của đương sự không thể trị giá được bằng một số tiền nhất định, pháp luật quy định mức khởi điểm án phí là 200.000 đồng là phù hợp với bản chất của các vụ án thuộc loại này cũng như phù hợp với mục đích và ý nghĩa của các quy định về án phí. Đối với vụ án có giá ngạch có sự lũy giảm như vậy là bởi vì nếu mức ngạch được giữ nguyên hoặc cũng tăng theo giá trị tài sản tranh chấp thì số tiền án phí mà đương sự phải nộp cho Nhà nước sẽ là rất lớn, trong khi đó, trình tự giải quyết và chi phí cho các hoạt động tố tụng của Tòa án trong các vụ án dù tranh chấp có giá trị tài sản thấp hay cao đều giống nhau. Bên cạnh đó, cần phải tính đến việc đảm bảo cân bằng lợi ích giữa người phải chịu án phí với Nhà nước. Pháp luật quy định mức án phí khởi điểm và mức ngạch theo "lũy giảm" như vậy là hợp lý.

Cùng với việc quy định về mức án phí thì pháp luật còn quy định mức tạm ứng án phí mà đương sự trong vụ án dân sự phải nộp mà cụ thể là: nguyên đơn phải nộp tạm ứng án phí cho yêu cầu khởi kiện; bị đơn phải nộp tạm ứng án phí cho yêu cầu phản tố; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp tạm ứng án phí cho yêu cầu độc lập của họ. Như vậy, bản chất của việc này là nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đều là người đưa ra yêu cầu và Tòa án trên cơ sở các quy định của pháp luật chấp nhận yêu cầu đó để đưa ra xét xử và vấn đề đặt ra là họ phải có trách nhiệm đối với yêu cầu mà họ đưa ra trước Tòa án. Do đó, pháp luật đã quy định những chủ thể này phải nộp một khoản tiền nhất định tương ứng với yêu cầu của họ đưa ra đó là bằng mức án phí của vụ án dân sự không có giá ngạch và bằng 50 % mức án phí dân sự đối với vụ án dân sự có giá ngạch mà Tòa án tạm tính là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với mục đích và ý nghĩa của các quy định về án phí và để đảm bảo cho yêu cầu của họ đưa ra trước Tòa án.

1.2.3. Cơ sở của quy định về chủ thể phải chịu án phí và nộp tạm

ứng án phí

Về nguyên tắc, chủ thể phải nộp án phí được xác định như sau: trong vụ án dân sự mà các đương sự có tranh chấp thì ai là người thua kiện người đó phải nộp án phí; đối với vụ án dân sự mà đương sự yêu cầu chia tài sản chung thì người nào được chia tài sản người đó phải nộp án phí tương ứng với phần tài sản được phân chia; còn trong vụ án yêu cầu ly hôn thì ai là người khởi kiện vụ án ly hôn thì người đó sẽ phải nộp án phí. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở nào mà chủ thể phải chịu án phí lại được xác định như trên?

Xuất phát từ bản chất của vụ án án dân sự: việc xét xử vụ án dân sự là bảo vệ người có quyền và lợi ích hợp pháp bị người khác xâm hại, do đó, bên thua kiện phải chịu án phí. Quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý, bởi vì, khi quyền và lợi ích hợp pháp của một bên bị xâm hại, nghĩa là đã có lỗi của bên còn lại. Bên bị xâm hại có quyền khởi kiện ra Tòa án để nhờ Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng, việc khởi kiện của họ xuất phát từ nhu cầu chính đáng cần được bảo vệ và bên vi phạm phải chịu án phí là hoàn hợp lý. Đối với trường hợp yêu cầu chia tài sản chung thì các đương sự trong vụ án đều là người có quyền lợi và được hưởng lợi từ việc giải quyết vụ án của Tòa án, do đó, pháp luật quy định các đương sự phải nộp án phí tương ứng với phần tài sản họ được phân chia là hoàn toàn hợp lý. Còn trong vụ án ly hôn thì bên khởi kiện vụ án ly hôn phải chịu án phí là bởi vì bên đưa đơn ra Tòa án yêu cầu ly hôn là bên được Tòa án giải quyết bảo vệ quyền của họ, do đó quy định họ phải nộp án phí dân sự là hợp lý. Mặt khác, mức án phí đối với vụ án ly hôn là mức án phí đối với vụ án dân sự không có giá ngạch.

Pháp luật còn quy định về chủ thể phải nộp tạm ứng án phí: để đảm bảo cho yêu cầu của đương sự cũng như sự quyết tâm của họ trong suốt quá trình Tòa án giải quyết vụ án, pháp luật quy định đương sự phải nộp tạm ứng án phí cho yêu cầu của họ được Tòa án chấp nhận, cụ thể: nguyên đơn phải nộp tạm ứng án phí cho yêu cầu khởi kiện; bị đơn phải nộp tạm ứng án phí

cho yêu cầu phản tố và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp tạm ứng án phí cho yêu cầu độc lập. Xuất phát trên cơ sở bản chất họ đều là những người đưa ra yêu cầu khởi kiện và để đảm bảo ràng buộc nghĩa vụ của họ khi khởi kiện vì nếu họ thua kiện thì tiền tạm ứng án phí được trừ vào tiền án phí mà họ phải nộp, pháp luật hiện hành đã quy định các chủ thể trên phải nộp tạm ứng án phí khi yêu cầu đó được Tòa án chấp nhận. Đây cũng là giải pháp để các đương sự một lần nữa cân nhắc lại yêu cầu của mình trước khi Tòa án thụ lý vụ án và đưa ra xét xử theo thủ tục quy định. Việc quy định các chủ thể phải nộp tạm ứng án phí như trên vừa đảm bảo được cho yêu cầu của đương sự vừa giúp cho quá trình giải quyết vụ án được nhanh chóng hơn.

1.2.4. Cơ sở của quy định về các trường hợp không phải nộp hoặc được miễn án phí, tạm ứng án phí

Pháp luật quy định các trường hợp sau không phải nộp hoặc được miễn án phí, tạm ứng án phí bao gồm: (1) Người yêu cầu khởi kiện vì lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích của người khác. (2) Họ là người có khó khăn về kinh tế (cá nhân, hộ gia đình thuộc diện nghèo theo quy định của Chính phủ tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ án dân sự). (3) Viện Kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm vụ án.

Đối với trường hợp thứ nhất ta thấy rằng, chủ thể khởi kiện không phải vì lợi ích của chính họ mà vì lợi ích của người khác, của Nhà nước, lợi ích công cộng và như vậy mặc dù họ đứng ra để khởi kiện và là nguyên đơn trong vụ án dân sự, tuy nhiên họ lại không được hưởng một chút lợi ích nào từ việc kiện đó. Pháp luật quy định họ không phải nộp án phí, tạm ứng án phí là hợp lý và có ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Đối với trường hợp thứ hai là những cá nhân, hộ gia đình thuộc diện nghèo theo quy định của Chính phủ, người có khó khăn về kinh tế thì mặc dù họ khởi kiện vì quyền và lợi ích của chính họ và được Tòa án giải quyết, tuy nhiên pháp luật quy định cho họ được miễn toàn bộ hoặc một phần án phí và

tạm ứng án phí là xuất phát từ cơ sở chính sách nhân đạo của Nhà nước và cơ sở thực tiễn. Như đã phân tích ở trên, án phí là khoản tiền mà đương sự phải nộp vào ngân sách nhà nước, giả sử trong trường hợp này pháp luật quy định họ phải nộp án phí thì xét dưới góc độ tính khả thi trong thực tiễn sẽ là không khả thi bởi vì cá nhân, hộ gia đình đó thuộc diện nghèo theo quy định thì họ sẽ khó có khả năng để nộp một khoản tiền cho yêu cầu của họ, chưa kể đến có thể sẽ làm hạn chế quyền khởi kiện và đưa ra yêu cầu của các chủ thể này vì họ không có khả năng để nộp án phí, tạm ứng án phí. Do đó, pháp luật quy định đối với trường hợp này sẽ được miễn toàn bộ hoặc một phần án phí, tạm ứng án phí là hoàn toàn có căn cứ và phù hợp.

Đối với trường hợp thứ ba là Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm vụ án cũng không phải nộp án phí, tạm ứng án phí là xuất phát từ mục đích, bản chất của việc xét xử phúc thẩm là nhằm khắc phục kịp thời các sai sót về xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm và như vậy pháp luật quy định đây là trường hợp không phải nộp tạm ứng án phí, án phí là hoàn toàn hợp lý.

1.3. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ÁN PHÍ DÂN SỰ

1.3.1. Giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1976

Cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hóa, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, trong hoàn cảnh Nhà nước còn non trẻ, chúng ta đã ban hành Sắc lệnh số 47/SL ngày 10 tháng 10 năm 1945 về việc tạm giữ các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam bộ cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn còi Việt Nam, nếu không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa, để xây dựng và củng cố chính quyền, bên cạnh hệ thống Tòa án được thiết lập, Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật. Trong lĩnh vực tố tụng dân sự, đáng chú ý là sắc lệnh số 13/SL ngày 24 tháng 01 năm 1946 về tổ chức Tòa án và quy định

các ngạch Thẩm phán. Để Tòa án hoạt động có hiệu quả và là cơ sở để Tòa án thụ lý vụ án, ngày 28 tháng 6 năm 1946, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 113/SL về việc thu tiền án phí, lệ phí Tòa án. Sắc lệnh số 113/SL là văn bản pháp lý đầu tiên của nước ta quy định về án, lệ phí Tòa án. Do điều kiện kinh tế, chính trị còn gặp nhiều khó khăn, đất nước còn chiến tranh, để giải quyết bức bách và tạm thời các tranh chấp phát sinh nên văn bản pháp lý này vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phân biệt án phí, lệ phí mà chỉ quy định chung là lệ phí; chưa phân biệt được các loại án phí dân sự, hình sự, hành chính, kinh tế…chỉ quy định hai loại lệ phí là lệ phí việc hộ và lệ phí việc hình. Đối với lệ phí việc hộ cũng chỉ quy định hết sức đơn giản, không tách biệt loại vụ án có giá ngạch và loại vụ án không có giá ngạch mà chỉ quy định một mức duy nhất. Điều thứ nhất của Sắc lệnh số 113/SL ngày 28 tháng 6 năm 1946 quy định:

Tạm thời trong còi Việt Nam nguyên đơn phải nộp các khoản lệ phí sau này nếu hòa giải không thành:

a) Việc hộ thuộc thẩm quyền Tòa án sơ cấp…50 đồng

b) Việc hộ thuộc thẩm quyền Tòa án đệ nhị cấp… 20 đồng [2].

Trong Sắc lệnh này cũng không quy định nguyên tắc của việc thu nộp án, lệ phí Tòa án, chưa phân biệt việc tạm ứng án, lệ phí Tòa án với án, lệ phí Tòa án. Đồng thời cũng chưa quy định về việc những trường hợp được miễn, giảm án, lệ phí Tòa án. Người phải chịu án phí cũng chưa thực sự hợp lý, chưa có cơ chế khuyến khích các bên hòa giải thành được giảm án, lệ phí. Đặc biệt là Sắc lệnh này không quy định xử lý án phí khi Tòa án xét xử vụ án, mà chỉ đặt ra trong trường hợp nguyên đơn phải nộp các khoản lệ phí sau này nếu hòa giải không thành; Trường hợp Tòa án hòa giải thành thì xử lý án phí như thế nào Sắc lệnh này không quy định cụ thể.

Ngày 02 tháng 4 năm 1955, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp ban hành thông tư liên bộ số 03-TT/VHC sửa đổi tạm thời các án, lệ phí đối với việc Hộ (ở Hà Nội). Theo tinh thần của thông tư này thì không phân biệt đối xử

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí