Tổng Quan Về Hoạt Động Marketing Online


Nếu Sig < 0.05 : giả thuyết H0 bị bác bỏ

Kiểm định One-Sample T-test để kiểm định này được sử dụng để kiểm định giả thiết về giá trị trung bình của một tổng thể. Giả thuyết cần kiểm định:

H0: µ = Giá trị kiểm định (Test value) H1: µ ≠ Giá trị kiểm định (Test value) Mức ý nghĩa: α = 0,05

Nếu Sig. (2-tailed) ≤ 0,05: bác bỏ giả thiết H0

Nếu Sig. (2-tailed) > 0,05: chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết H0

6. Kết cấu đề tài

Đề tài được chia làm 3 phần như sau:

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Phần này gồm 3 chương và là trọng tâm chính của đề tài:

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Đánh giá hoạt động Marketing Online của Công ty Truyền thôngGiải trí Philip Entertainment

Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hoạt động Marketing Online của Công ty Philip Entertainment.

Phần III: Kết luận


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Tổng quan về hoạt động Marketing

1.1.1.1. Khái niệm truyền thông Marketing

“Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm,… chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ thích hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội” (Giáo trình Marketing căn bản, Nhà xuất bản Đại học Huế - Nguyễn Văn Phát và Nguyễn Thị Minh Hòa, 2015).

Hiểu một cách rộng hơn, marketing là một tiến trình quản lý và mang tính chất xã hội được thực hiện bởi những chủ thể và tổ chức mà qua đó nhu cầu tự nhiên và mong muốn của họ được tạo ra, trao đổi và thỏa mãn. Theo nghĩa hẹp trong phạm vi kinh doanh, marketing là các hoạt động liên quan đến việc xây dựng những mối quan hệ khách hàng hữu ích. Vì vậy, Philip Kotler và Gary Amstrong (2014) đã định nghĩa “Marketing là một tiến trình trong đó các doanh nghiệp sáng tạo ra các giá trị cho khách hàng và xây dựng cho mình những mối quan hệ mật thiết với khách hàng để từ đó thu lại lợi nhuận” (Giáo trình Marketing căn bản, Nhà xuất bản Đại học Huế - Nguyễn Văn Phát và Nguyễn Thị Minh Hòa, 2015).

1.1.1.2. Vai trò của truyền thông Marketing

Đối với doanh nghiệp: Marketing giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài và vững chắc trên thị trường do nó cung cấp khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường và môi trường bên ngoài; Marketing tạo ra sự kết nối các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường trong tất cả các giai đoạn của quá trình tái sản xuất.

Đối với người tiêu dùng, Marketing có những lợi ích sau đây:

Thứ nhất, Marketing giúp sáng tạo ra nhiều loại và chủng loại hàng hóa có thể thỏa


mãn nhu cầu và mong muốn của từng nhóm khách hàng, từng khách hàng. Marketing nghiên cứu xác định nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng về sản phẩm với hình thức và đặc tính cụ thể để định hướng cho những người lập kế hoạch sản xuất thực hiện.

Thứ hai, Marketing có tính hữu ích về địa điểm khi sản phảm có mặt đúng nơi có người cần mua nó.

Thứ ba, Marketing có lợi ích về mặt sở hữu xuất hiện khi kết thúc hành vi mua

bán, khi đó người mua có toàn quyền sở hữu và sử dụng sản phẩm.

Thứ tư, Marketing tạo ra tính hữu ích về thông tin bằng việc cung cấp thông tin

cho khách hàng qua các thông điệp quảng cáo, thông điệp của người bán hàng.

Đối với xã hội, Marketing có những lợi ích sau đây:

Thứ nhất, Marketing là sự cung cấp một mức sống đối với xã hội. Khi chúng ta xem xét toàn bộ hoạt động marketing của các doanh nghiệp đặc biệt là khối các hoạt động vận tải và phân phối ta thấy rằng hiệu quả của hệ thống đưa hàng hóa từ từ người sản xuất đến người tiêu dùng có thể ảnh hưởng lớn đến vấn đề phúc lợi xã hội.

Thứ hai, không chỉ các nhà kinh doanh và quản trM doanh nghiệp nhận thức và vận dụng đúng đắn marketing, các cơ quan quản lý vĩ mô cũng cần có nhận thức đầy đủ và đúng đắn để tạo ra những điều kiện thuận lợi, môi trường pháp lý và cả những áp lực nhằm hướng các doanh nghiệp kinh doanh theo quan điểm marketing thực sự.

1.1.2. Tổng quan về hoạt động Marketing Online

1.1.2.1. Khái niệm Marketing Online

“Marketing Online có thể được định nghĩa là hoạt động sử dụng internet và công nghệ kĩ thuật số mạng không dây – wireless, vệ tinh – satellit có liên quan đến thực hiện truyền thông marketing” (Theo Dave Chaffey, Rachard Mayer, Kevin John và Fiona Chadwick, trong sách Internet Marketing, 2002).

“Marketing Online là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet” (Theo Philip Kotler, 2007).


Như vậy Marketing Online chỉ là một hình thức Markteting, Marketing Online là việc tiến hành hoạt động Marketing thông qua môi trường Internet bằng cách sử dụng các phương tiện điện tử, công nghệ mạng máy tính để nghiên cứu thị trường, đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm bằng cách quảng bá thông qua các phương tiện Internet, đưa hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Từ đó chúng ta có thể thấy vai trò của Marketing Online là vô cùng quan trọng.

1.1.2.2. Vai trò của Marketing Online

Marketing có các vai trò sau đây:

Thứ nhất, Marketing xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách. Bởi hình thức Marketing trực tuyến cốt yếu là sử dụng môi trường Internet để truyền tải thông tin. Vì vậy chỉ cần một thiết bị có kết nối Internet bạn có thể đăng tải nội dung quảng cáo sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng trên cả nước.

Thứ hai, Marketing giúp tiết kiệm nhân lực và chi phí đầu tư. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng để lấy ý kiến, đánh giá từ người tiêu dùng một cách chính xác nhất thông qua các kênh mạng xã hội phổ biến như Facebook, Email,v.v sau đó nhanh chóng khắc phục các khuyến điểm và sai sót về sản phẩm.

Thứ ba, dễ dàng theo dòi đánh giá thay đổi theo từng thời kì phát triển của công ty, doanh nghiệp. Cụ thể khi sử dụng hình thức Marketing Online trên Website, doanh nghiệp có thể nắm rò số lượng người đang truy cập, nội dung tìm kiếm chủ yếu từ khách hàng v.v…

Thứ tư, với sức lan truyền rộng rãi của Internet thì Marketing Online trở thành “cánh tay” đắc lực cho các doanh nghiệp một bước tiến lớn vào nền kinh tế trên toàn cầu. 1.1.2.3.Phân biệt giữa Marketing Online và Marketing truyền thống

Giữa Marketing Online và Marketing truyền thống đều có mục tiêu hướng đến là nhằm thoả mãn khách hàng, những chiến dịch Marketing được đề ra nhằm thu hút khách hàng tiềm năng và củng cố lòng tin đối với khách hàng trung thành.

Sự khác nhau giữa Marketing online và Marketing truyền thống được thể hiện ở

bảng dưới đây:


Bảng 1. 1: So sánh Marketing Online và Marketing truyền thông


Đặc điểm

Marketing online

Marketing truyền thống


Phương thức

Sử dụng internet, các thiết bị số hóa

Chủ yếu sử dụng các

phương tiện truyền thông

đại chúng


Không gian

Không bị giới hạn bởi biên

giới quốc gia và vùng lãnh thổ

Bị giới hạn bởi biên giới quốc gia và vùng lãnh thổ


Thời gian

Mọi lúc mọi nơi, phản ứng nhanh, cập nhật thông tin sau vài phút

Chỉ vào một số giờ nhất định, mất nhiều thời gian và công sức để thay đổi

mẫu quảng cáo hoặc clip


Phản hồi

Khách hàng tiếp nhận thông tin và phản hồi ngay

lập tức

Mất một thời gian dài để

khách hàng tiếp nhận thông tin và phản hồi


Khách hàng

Có thể chọn được đối

tượng cụ thể, tiếp cận trực tiếp với khách hàng

Không chọn được nhóm

đối tượng cụ thể


Chi phí

Thấp, với ngân sách nhỏ vẫn thực hiện được, có thể kiểm soát được chi phí

quảng cáo

Cao, ngân sách quảng cáo lớn, được ấn định dùng 1 lần

Lưu giữ thông tin

Lưu giữ thông tin khách

hàng dễ dàng, nhanh chóng

Rất khó lưu trữ thông tin

của khách hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Đánh Giá Hoạt Động Marketing Online Của Công Ty Tnhh Mtv Truyền Thông Và Giải Trí Philip Entertainment - 3

(Nguồn: Theo http://doanhnhanso.info)


1.1.2.4.Các hình thức Marketing Online hiện nay

Quảng cáo mạng hiển thị (Display)

Quảng cáo mạng hiển thị Google hay còn gọi là mạng quảng cáo Google Display Network, cho phép kết nối với khách hàng với một loạt các định dạng quảng cáo được đặt trên hệ thống website của google. Quảng cáo Display có liên quan đến nhiều lĩnh vực: thể thao, tin tức, giải trí, kinh tế, v.v Với tốc độ phát triển đáng kinh ngạc như hiện nay, việc bắt tay vào quảng cáo Google Display Network là một lựa chọn đúng đắn cho doanh nghiệp. Lợi ích của quảng cáo mạng hiển thị google+ có tới hơn 30 triệu lượt truy cập hàng tháng bao gồm:

(1) Có độ phủ quảng cáo lên đến 90% người lướt web toàn cầu thông qua hàng triệu trang web nổi tiếng khác nhau.

(2) Khẳng định độ uy tín thương hiệu.

(3) Đánh trúng đối tượng khách hàng với sự chọn lọc theo độ tuổi, sở thích,…

(4) Hiển thị banner đa dạng theo: văn bản, hình ảnh, text, video,…

(5) Hiển thị với nhiều kích thước banner khác nhau.

(6) Cách tính tiền có 2 hình thức: theo lượt click (CPC) hoặc theo lượt hiển thị

(CPM).

Khi người sử dụng mạng xã hội họ tìm kiếm thông tin trước đây thì sé được lưu lại trong bộ nhớ của Google. Trong quá trình bạn lướt web hệ thống quảng cáo trên Google thì sẽ có mẫu quảng cáo theo 3 dạng trên xuất hiện, nếu bạn quan tâm và click vào thì quảng cáo GDN – Mạng hiển thị Google đã thành công. Các cách thức hoạt động của quảng cáo hiển thị: chọn chính xác nơi quảng cáo xuất hiện, tự động tiếp thị lại khách hàng đã từng truy cập vào website, quảng cáo hiển thị theo ngữ cảnh.

SEM (Search Engine Marketing: marketing trên công cụ tìm kiếm)

SEM là một hình thức marketing online áp dụng các công cụ tìm kiếm như

Google, Bing,v.v SEM bao gồm: SEO và PPC.

SEO (Search Engine Optimization): là tối ưu háo công cụ tìm kiếm, là tập hợp các


cách thức nhằm đưa thứ hạng website lên vị trí cao nhất trong các kết quả tìm kiếm của người dùng trên công cụ tìm kiếm bằng các cách như website phải có sitemap, từ khóa phải in đậm, in nghiêng, thẻ meta keyword, ảnh, tiêu đề H1,H2, H3 có từ khóa có hay không, lỗi 404,…

PPC (Pay Per Click): là trả tiền theo click. Với tác dụng của hình thức quảng cáo này là giúp website của doanh nghiệp sẽ được lên Top 4 trên cùng hoặc Top N bên cột phải, giúp tăng lượng người truy cập vào website và hiệu quả có thể được đo lường một cách nhanh chóng. PPC có thể cung cấp cho bạn gần như lập tức các khách hàng ghé thăm website và cho phép đánh giá được ngay mô hình kinh doanh trong thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên, việc trả tiền cho mỗi giá trị click chuột mang tính cạnh tranh cao và phải tính toán đến ngân sách chi tiêu trong một khoảng thời gian dài khi bạn quảng cáo, nhắm kĩ mục tiêu quảng cáo, theo dòi đối thủ cạnh tranh.

Việc lựa chọn PPC hay SEO có tác động theo những cách khác nhau tới việc kinh doanh của bạn. Nếu bạn muốn có kết quả nhanh và không mất nhiều thời gian đầu tư cho những chiến dịch dài hạn, PPC là phương án tốt. Khi bạn muốn tăng trưởng trong thời gian dài, SEO có thể sẽ là lựa chọn tốt hơn. Trong một vài trường hợp, việc kết hợp cả hai phương thức này sẽ là cách làm thông minh nhất.

Mạng xã hội

Với sự phát triển của Internet hiện nay, mạng xã hội không còn quá xa lạ với người tiêu dùng, đây là công cụ tương tác hiệu quả giữa doanh nghiệp và khách hàng, sử dụng mạng xã hội giúp doanh nghiệp giảm được chi phí nhưng lượng tiếp cận cao hơn. Một số mạng xã hội sử dụng chủ yếu ở Việt Nam:

(1) Facebook là một mạng xã hội, cho phép mọi người kết nối với nhau. Sự kết nối không bị cản trở bởi khoảng cách địa lý. Facebook là 1 ứng dụng web,app được cài đặt trên máy tính, điện thoại hoặc tablet. Chỉ cần bạn có thiết bị điện tử như trên và cần có kết nối internet, bạn sẽ dùng được facebook. Facebook được xem là tài khoản ảo trên mạng phản ánh cuộc đời bên ngoài chân thật nhất. Facebook có quyền tự hào về điều này. Mọi người


dùng facebook để chia sẻ những nỗi niềm, tâm sự của bản thân. Dùng facebook để chia sẻ những khoảnh khắc của cuộc đời. Dùng facebook để chia vui, tán gẫu bạn bè. Những người cao thủ hơn thì dùng facebook để phục vụ mục đích kinh doanh, quảng bá,…

(2) Instagram là ứng dụng chia sẻ ảnh và video miễn phí trên Apple IOS, Android và Windows Phone. Chúng ta có thể đăng tải ảnh hoặc video lên dịch vụ và chia sẻ chúng với người theo dòi của mình hoặc với một nhóm bạn bè chọn lọc. Họ có thể xem bình luận và thích bài viết mà bạn chia sẻ trên Instagram. Bất kỳ ai từ 13 tuổi trở lên đều có thể tạo tài khoản bằng cách đăng ký địa chỉ email và chọn tên người dùng. Instagram cũng giống như Facebook hay Twitter mục đích chính là kết nối người dùng với bạn bè, đồng nghiệp, những người sử dụng khác có chung sở thích với mình.

(3) Twitter là mạng xã hội trực tuyến miễn phí cho phép người dùng đọc, trao đổi và cập nhật các mẫu tin nhỏ gọi là tweets. Những mẩu tweet được giới hạn tối đa 140 ký tự được lan truyền nhanh chóng trong phạm vi nhóm bạn của người dùng hoặc có thể đính kèo thêm các hashtag để tiếp cận đến nhiều đối tượng hơn.

(4) Youtube là một sản phẩm của google. Đây là một trang web lưu trữ chia sẻ video trực tuyến phổ biến nhất hiện nay trên thế giới. Đến với Youtube bạn có thể xem rất nhiều video từ khắp nơi trên thế giới, từ những video cho trẻ em, TV show, các video hướng dẫn, khóa học,… Video trên youtube nói chung là nhiều vô kể. Với các video bạn đăng tải lên Youtube bạn hoàn toàn có thể kiếm tiền từ nó nếu có sự đầu tư. Bạn có thể xem Youtube trên đa dạng những nền tảng thiết bị khác nhau, từ thiết bị máy tính cho đến di động, chỉ cần có kết nối internet. Tốc độ load các video nhanh chóng mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng trong quá trình sử dụng. Dịch vụ quảng cáo từ kênh này cũng mang lại những lợi ích không chỉ cho Youtube mà còn cho cả các doanh nghiệp, nhà quảng cáo mà còn cho tất cả người dùng lẫn các nhà sản xuất nội dung, các Youtube Partner.

Website

Website là nơi đích đến cuối cùng của khách hàng. Nơi tỉ lệ chuyển đổi cao nhất

cũng là nơi có chi phí thấp nhất. Trung tâm xuất bản và lưu giữ những nội dung mang tính

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/07/2022