Đặc biệt là khi các quy định và các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ hai, trong khi ở những nước phát triển thông tin về các quy định và pháp luật áp dụng có thể nhận được thông tin về các quy định và pháp luật thông qua các kênh thông tin được sử dụng tốt, thì các doanh nghiệp của chúng ta có thể phải đối mặt với các chi phí cao hơn trong việc thu thập thông tin đầy đủ về toàn bộ các quy định và pháp luật phải áp dụng.
Thứ ba, trong khi ở các nước phát triển việc phân tích và đánh giá môi trường được yêu cầu thường xuyên thì các doanh nghiệp ở những nước đang phát triển như chúng ta có thể phải chịu chi phí đáng kể trong đánh giá tác động môi trường. Những khó khăn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ của chúng ta phải đối diện trong việc đẩy mạnh môi trường trong vấn đề marketing là thiếu các nguồn lực tài chính cần thiết, thiếu cán bộ có trình độ, khó tiếp cận các nguồn thông tin, khó có khả năng chịu được các chi phí có liên quan đến việc xây dựng và chứng nhận đạt các tiêu chuẩn và quy định về môi trường, đặc biệt là các tiêu chuẩn quốc tế.
Thứ tư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó đạt được sự giảm bớt các chi phí cho việc đầu tư vào môi trường sinh thái. Do quy mô sản xuất của doanh nghiệp nhỏ trong khi chi phí cho việc áp dụng các quy định về môi trường lại quá cao và thường chưa thể đạt được hiệu quả trong ngắn hạn nên các doanh nghiệp sẽ khó có thể giảm bớt chi phí, do đó sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ năm, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu cơ sở hạ tầng, khả năng vật chất sẵn có cho các thiết bị môi trường. Vì vậy, trong thời gian đầu để áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường, doanh nghiệp cần đầu tư khá lớn cho cơ sở vật chất. Điều đó khiến cho chi phí trong ngắn hạn của doanh nghiệp tăng. Với các doanh nghiệp không đủ tiềm lực tài chính thì đây thực sự là vấn đề nan giải cho chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược marketing của doanh nghiệp.
Thứ sáu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó đạt được đầu vào với giá cạnh tranh cũng như khó đảm bảo được các nguyên liệu thô đầu vào được sản xuất theo các chuẩn cứ môi trường. Thông thường đầu vào của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là từ các hộ kinh doanh cá thể, các hộ gia đình. Do đặc điểm của nền sản xuất nhỏ lẻ của nước ta, phần lớn các nguồn nguyên liệu như vậy không có được một quy trình sản xuất phù hợp cũng như không có được sự chứng nhận của các cơ quan kiểm tra chất lượng. Chính điều này khiến cho sản phẩm của doanh nghiệp không thể đáp ứng được các quy định về môi trường. Trong khi các doanh nghiệp lớn có thể đầu tư để tự cung cấp đầu vào cho mình theo đúng tiêu chuẩn chất lượng thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể làm được điều này. Bởi vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực sự gặp khó khăn trong việc đẩy mạnh môi trường trong vấn đề marketing của mình.
Thứ bảy, chi phí thử nghiệm, giám định và kiểm định đối với chất lượng môi trường của các sản phẩm là rất cao, đặc biệt trong giới đoạn đầu doanh nghiệp mới đưa các tiêu chuẩn về môi trường vào chiến lược marketing của mình.
Do đặc điểm chung của nền kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn như hạn chế về tiềm lực tài chính, trình độ khoa học kỹ thuật còn lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới nên các doanh nghiệp không tránh khỏi còn nhiều hạn chế trong việc áp dụng môi trường trong vấn đề marketing.
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Trình Sản Xuất Đảm Bảo Chất Lượng Môi Trường Của Agifish
- Môi Trường Trong Vấn Đề Marketing Tại Một Số Doanh Nghiệp Khác
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Áp Dụng Môi Trường Trong Vấn Đề Marketing Của Các Doanh Nghiệp Tại Việt Nam
- Khả Năng Đáp Ứng Yêu Cầu Về Môi Trường Của Việt Nam Còn Thấp
- Môi trường trong vấn đề Marketing của một số doanh nghiệp tại Việt Nam - 12
- Môi trường trong vấn đề Marketing của một số doanh nghiệp tại Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH MÔI TRƯỜNG TRONG VẤN ĐỀ MARKETING CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
I. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC LIÊN QUAN TỚI MÔI TRƯỜNG TRONG VẤN ĐỀ MARKETING CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
1. Bối cảnh quốc tế
1.1. Môi trường đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới
Theo sổ tay thương mại và môi trường của WTO, trong vòng 20 năm qua nhiều hiệp định đa phương về thương mại - môi trường quốc tế đã được ký kết, trong đó có khoảng 200 hiệp định về môi trường. Bên cạnh đó, con số các hiệp định môi trường song phương còn lớn hơn rất nhiều, khoảng trên 1000 hiệp định. Điều này cho thấy ngày càng có nhiều vấn đề liên quan đến môi trường và các hiệp định trên cùng nhau tạo ra một cơ chế quản lý môi trường quốc tế.
Đối với các doanh nghiệp, có thể thấy rõ nhất các quy định của quốc tế về môi trường thông qua hệ thống các tiêu chuẩn và quy định về môi trường liên quan đến thương mại như:
1.1.1. Các quy định môi trường trong các hiệp định của WTO.
Trong số 46 điều khoản của WTO, có 9 điều khoản mô tả các khía cạnh thương mại liên quan đến môi trường. Tuy nhiên, các khía cạnh môi trường của các hiệp định hiện có của WTO được thể hiện chủ yếu thông qua 5 hiệp định: Điều XX của GATT 1994; Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT); Hiệp định về vệ sinh an toàn động thực vật (SPS); Hiệp định thương mại về các khía cạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS); Hiệp định về các biện pháp trợ cấp và đền bù (SCM).
1.1.2. Các quy định môi trường liên quan đến thương mại trong các công ước quốc tế về môi trường.
Bên cạnh các quy định và tiêu chuẩn môi trường được đề cập trong các Hiệp định thương mại đa biên nhằm kiểm soát việc buôn bán giữa các nước nhằm mục đích bảo vệ môi trường, các Hiệp định môi trường đa phương (MEA) cũng có những điều khoản quy định việc quy định việc xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ ảnh hưởng đến môi trường. Cho đến thời điểm hiện nay đã có trên 140 Hiệp định quốc tế về môi trường và các công cụ quốc tế về lĩnh vực môi trường, trong đó có khoảng 20 Hiệp định có các quy định liên quan đến thương mại quốc tế.
1.1.3. Một số tiêu chuẩn môi trường quốc tế liên quan đến thương mại.
ISO 14000: Tại hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Rio De Janeiro tháng 6 năm 1992, người ta đã thấy cần phải có một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường. Đến tháng 9 năm 1996, bộ tiêu chuẩn ISO 14000 về Hệ thống quản lý môi trường chính thức được ban hành. Trong số các tiêu chuẩn của ISO 14000, tiêu chuẩn ISO 14001 về Hệ thống quản lý môi trường là quan trọng nhất. Đây là tiêu chuẩn có thể sựu dụng bên thứ ba độc lập đánh giá một cách khách quan sự phù hợp giữa các cam kết của doanh nghiệp với các quy định của pháp luật về môi trường cũng như đánh giá các tác động lên môi trường của các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức. Một nội dung nữa của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 mà các doanh nghiệp cần quan tâm là vấn đề nhãn môi trường, tiêu chuẩn quá trình chế biến, chu trình sống của sản phẩm. [3]
HACCP (Kiểm soát điểm kiểm soát tới hạn): Hệ thống HACCP đưa ra những nguyên tắc và các kiểm soát vệ sinh mấu chốt tại mỗi giai đoạn của dây chuyền chế biến thực phẩm, từ sản xuất ban đầu đến tiêu thụ cuối cùng. HACCP được thiết lập đặc biệt cho ngành công nghiệp thực phẩm và có liên quan đến thực phẩm, tập trung vào vấn đề vệ sinh. [3]
Có thể thấy vấn đề môi trường gắn chặt với thương mại quốc tế nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng. Và một trong những nguyên nhân gây tác động lớn đến môi trường là sự ô nhiễm từ các nhà máy, các chất thải công nghiệp. Vì thế, việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm không còn là nhiệm vụ riêng của các chính phủ mà nó chính là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả các doanh nghiệp. Các hiệp định về môi trường đưa ra có ý nghĩa như một quy chế buộc các doanh nghiệp phải tuân theo khi tiến hành kinh doanh. Nếu không tuân thủ các quy định đó, sản phẩm của các doanh nghiệp sẽ không được thị trường chấp nhận. Xây dựng một chiến lược marketing có tính đến yếu tố môi trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ chặt chẽ các quy định quốc tế về môi trường.
1.2. “Kinh doanh xanh” (green business) và “marketing xanh” (green marketing) đang trở thành xu hướng trên thế giới
Cùng với sự phát triển của xã hội, quan điểm kinh doanh cũng thay đổi. Các doanh nghiệp đã chuyển từ giai đoạn chỉ quan tâm đến lợi nhuận của chính mình sang giai đoạn xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, vấn đề môi trường cũng đặt ra cho các doanh nghiệp yêu cầu đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh. Trước hết đó chính là việc khan hiếm nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào buộc các doanh nghiệp phải đưa ra những quy trình sản xuất tiết kiệm. Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng có một phần lớn là trách nhiệm của các doanh nghiệp. Đồng thời, chính sách của từng quốc gia và quốc tế về vấn đề môi trường đối với doanh nghiệp cũng ngày càng khắt khe hơn. Nhưng quan trọng nhất là sự thay đổi nhu cầu của khách hàng. Ngày càng có nhiều hơn nữa khách hàng quan tâm tới chất lượng môi trường của sản phẩm. Chính điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược kinh doanh của mình.
Từ cuối những năm 1970, khái niệm “green business” bắt đầu được thế giới quan tâm, xuất hiện nhiều hội thảo và các tác phẩm xuất bản nói về vấn đề này. Cùng với khái niệm “green business”, khái niệm “green marketing” cũng dần trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp trên thế giới. Đó được coi là chiến lược hiệu quả giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh của mình mà không gây hại tới môi trường. Đáp ứng được yêu cầu chung của thế giới về vấn đề phát triển thương mại đi đôi với bảo vệ môi trường, “green marketing” nhanh chóng trở thành chiến lược marketing hiệu quả của nhiều doanh nghiệp. Ngày nay, các sản phẩm sinh thái ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn buộc tất cả các doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài phải quan tâm thực sự tới môi trường trong chiến lược marketing của doanh nghiệp mình. [7] [9]
2. Bối cảnh trong nước
2.1. Việt Nam tích cực hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực thương mại và môi trường
Kể từ ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp trong nước có nhiều cơ hội hơn để tham gia vào thị trường thế giới. Tuy nhiên, mở cửa thị trường mang lại cơ hội cho doanh nghiệp trong nước thì cũng mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp nước ngoài. Điều này có nghĩa doanh nghiệp Việt Nam bị đẩy vào thế cạnh tranh khốc liệt hơn.
Tham gia vào sân chơi chung của thương mại thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải tuân theo các quy định của WTO. Ngoài các quy định về thương mại, doanh nghiệp của chúng ta phải tuân thủ các quy định về môi trường. Muốn cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài không chỉ trên thị trường xuất khẩu mà ngay trên thị trường nội địa, các doanh nghiệp chúng ta cần nắm bắt rõ xu hướng chung của thương mại quốc tế cũng
như sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng. Tham gia vào WTO trước hết người tiêu dùng nội địa có nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm tiêu dùng hơn cũng như nhu cầu về sản phẩm cũng sẽ thay đổi thay xu hướng chung của người tiêu dùng trên thế giới. Bởi vậy, chắc chắn trong tương lai không xa, nhu cầu của người Việt Nam đối với các sản phẩm sinh thái sẽ tăng cao. Chính điều này sẽ buộc các doanh nghiệp trong nước phải cải tiến kỹ thuật, quy trình quản lý, sản xuất nhằm đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường cho các sản phẩm của mình.
Hiện nay có khoảng 300 công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, Việt Nam cũng đã tham gia các công ước sau:
Công ước liên quan đến bảo vệ các di sản văn hóa tự nhiên (19/10/1982).
Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ vũ khí hóa học, vi trùng và công việc tiêu hủy chúng.
Công ước về buôn bán quốc tế các giống loại động thực vật có nguy cơ bị đe dọa, 1973 (20/1/1994).
Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển Marpol (29/8/1991).
Công ước của Liên Hiệp Quốc về sự biến đổi môi trường (26/8/1980).
Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển (25/7/1980).
Cam kết quốc tế về phổ biến và sử dụng thuốc diệt côn trùng, FAO, 1985.
Công ước Viên về bảo vệ tầng ozon, 1985.
Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon, 1987 (26/1/1984)
Thỏa thuận về mạng lưới các trung tâm thủy sản ở Châu á - Thái Bình Dương, 1988 (2/2/1989).
Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và việc hủy bỏ chúng (13/5/1995).
Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992 (16/11/1994).
Công ước về đa dạng sinh học, 1992 (16/11/1994).
Bên cạnh đó Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization, ISO) từ năm 1977. Do đó, khi tham gia vào thị trường toàn cầu các doanh nghiệp Việt Nam không thể không quan tâm tới các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường.
2.2. Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế
Nhận thức được nguy cơ gia tăng ô nhiễm môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế, Đảng và Chính phủ đã hết sức coi trọng công tác bảo vệ môi trường coi đây là nhiệm vụ quan trọng gắn liền với các nhiệm vụ khác như phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội. Tính đến nay, Việt Nam đã có 659 tiêu chuẩn về môi trường, được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn và quy định môi trường quốc tế, khu vực mà Việt Nam tham gia cũng như dựa trên điều kiện cụ thể của môi trường Việt Nam. Các tiêu chuẩn này góp phần thúc đẩy chiến lược phát triển môi trường của đất nước ta trong giai đoạn tới. (21)
Các mục tiêu:
Mục tiêu tổng quát: không ngừng bảo vệ và hoàn thiện môi trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe của nhân dân, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
Mục tiêu chiến lược: tiếp tục phòng ngừa ô nhiễm, tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học, chú trọng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường.
Các mục tiêu cụ thể:
Phòng ngừa ô nhiễm: