Đánh Giá Chung Các Công Trình Tổng Quan Và Vấn Đề Đặt Ra Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu Của Luận Án


trạng bất bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng, anh em, con cái của gia đình ở nông thôn đồng bằng sồng Hồng. Luận án vạch ra nguyên nhân và những tác động dẫn đến tình trạng này. Từ đó đề xuất những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy bình đẳng giới trong gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay.

Nguyễn Thị Luân, Một số vấn đề cần quan tâm trong xây dựng gia đình văn hóa ở làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh [48]. Trong bài viết này, tác giả đã khẳng định vai trò của việc xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển làng văn hóa ở làng nghề Bắc Ninh. Cùng với sự phát triển về kinh tế thì các làng nghề truyền thống này cũng vẫn còn lưu giữ nhiều thói quen và những yếu tố truyền thống quý báu của gia đình, tiêu biểu là truyền thống trọng tình nghĩa, truyền thống kính hiếu ông bà, cha mẹ… Bên cạnh đó, cũng có những thói quen, nét tâm lý gây cản trở quá trình xây dựng gia đình văn hóa, đặc biệt là tư tưởng gia trưởng, tư tưởng cọi trọng con trai, chỉ truyền bí kíp gia truyền của gia đình cho con trai… Từ đó, tác đã đã đề xuất các giải pháp khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những điểm tích cực trong tâm lý, văn hóa của các gia đình làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh.

Cao Thị Vũ Quỳnh, Xây dựng mô hình gia đình văn hóa ở Thủ đô Hà Nội [68]. Tác giả đã nghiên cứu thực tiễn phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở Thủ đô Hà Nội, đánh giá những thành tựu đạt được và những khó khăn hạn chế trong việc xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn. Từ đó, tác giả đề xuất những khuyến nghị, giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại trong hoạt động xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn Thủ đô.

Nguyễn Thị Kim Hoa, Mấy vấn đề về thực trạng xây dựng gia đình văn hóa tại đồng bằng sông Hồng[27]. Tác giả khẳng định tính cấp thiết của việc xậy dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng. Qua khảo sát thực trạng xây dựng gia đình văn hóa ở 1 số tỉnh của đồng bằng sông Hồng (Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng), tác giả đã thu thập được các kết quả khảo sát, từ đó


rút ra những đánh giá và đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa ở đồng bằng sông Hồng.

Lê Thị Thanh Hương, Ứng xử của người dân vùng đồng bằng sông Hồng trong gia đình [31]. Bằng ba phương pháp nghiên cứu chủ yếu (điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu và quan sát cuộc sống thường ngày của người dân), nhóm tác giả đã nghiên cứu về cách thức ứng xử trong các mối quan hệ gia đình của người dân vùng ĐBSH. Cụ thể là: Mối quan hệ giữa vợ và chồng trong lĩnh vực tổ chức sinh hoạt gia đình, trong lĩnh vực nghề nghiệp, trong lĩnh vực tình cảm; mối quan hệ giữa ông bà và con cháu trong mô hình sống chung, quan hệ hiếu thảo giữa con cháu với ông bà; mối quan hệ giữa bố mẹ già và con cái đã trưởng thành; mối quan hệ giữa bố mẹ và con trẻ hiện nay… Từ đó, tìm hiểu các đặc điểm ứng xử trong gia đình của người dân ĐBSH, phát hiện những thay đổi theo thời gian từ truyền thống đến hiện đại.

Trịnh Duy Luân, Gia đình nông thôn đồng bằng Bắc bộ trong chuyển đổi [49]. Với việc sử dụng phương pháp quan sát thực tế, điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu, tác giả đã chỉ rõ sự thay đổi trong suy nghĩ và quan điểm sống của người dân vùng đồng bằng Bắc bộ (ĐBSH), đặc biệt là thế hệ thanh niên với các vấn đề trong cuộc sống như quan niệm về công việc, các mối quan hệ gia đình, tình yêu, tình dục… Qua đó cho thấy, người dân ngày các có quan điểm tự do, cởi mở, dân chủ, bình đẳng hơn, nhưng cũng chính điều đó cũng đặt ra những vấn đề cho thấy các giá trị truyền thống đang bị ảnh hưởng và mai một trước sự chuyển đổi của nền kinh tế - xã hội của đất nước và cần có các chủ trương, chính sách mang tính định hướng để gia đình vùng đồng bằng Bắc bộ phát triển bền vững.

Lê Ngọc Lân, Một số yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu trong gia đình hiện nay (Nghiên cứu trường hợp ở Bắc Ninh) [42]. Thông qua khảo sát người dân ở tỉnh Bắc Ninh, tác giả đã phân tích làm rõ thực trạng mối quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu trên hai mặt đời sống vật chất và đời sống tinh thần; thực trạng chăm sóc người cao tuổi trong các gia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.


đình; Đặc biệt, đề tài đã chỉ ra những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa người cao tuổi với con cháu trong gia đình, sự khác biệt giữa các thế hệ về mặt nhận thức và các giải quyết các vấn đề trong cuộc sống đã dẫn đến những xung đột giữa các thế hệ người trong gia đình. Từ thực tiễn nghiên cứu, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế bất đồng, tăng cường trách nhiệm và tình yêu thương giữa các thành viên gia đình nói chung, mối quan hệ giữa người cao tuổi với con cháu nói riêng.

Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 4

Nguyễn Thị Ngân, Sự biến đổi của chức năng gia đình ở vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh hiện nay [58]. Đề tài đã nghiên cứu và chỉ rõ sự biến đổi các chức năng của gia đình ở khu vực ĐBSH, phân tích những yếu tố tác động dẫn đến sự biến đổi các chức năng của gia đình như chức năng sinh đẻ, chức năng nuôi dưỡng và giáo dục, chức năng tổ chức đời sống gia đình. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các khuyến nghị về việc thực hiện chức năng gia đình ở vùng ĐBSH trong giai đoạn hiện nay.

Nguyễn Phương Thảo, Ứng xử của cha mẹ đối với con cái vị thành niên” (Qua cuộc khảo sát tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) [79]. Tác giả nghiên cứu về ứng xử của cha mẹ với nhu cầu và lối sống của con cái vị thành niên; ứng xử khi con mắc lỗi và những biện pháp cha mẹ áp dụng để quản lý hành vi nguy cơ của con cái. Những phát hiện thông qua khảo sát thực tế cho thấy: Ứng xử của cha mẹ đối với nhu cầu và lối sống của con trẻ mang tính tiêu cực nhiều hơn tích cực; cha mẹ thường hay áp đặt ý kiến cho con; cha mẹ thường hay quát tháo, đánh đòn con cái, thậm chí đuổi con cái ra khỏi nhà khi con cái mắc lỗi, ít cha mẹ có những hành vi tích cực như lắng nghe con cái, tâm sự, động viên, khuyên nhủ con cái… Cách ứng xử này thể hiện sự thiếu dân chủ của cha mẹ đối với con cái và là nguyên nhân dẫn đến một số hành vi tiêu cực của trẻ vị thành niên trong xã hội.

Nguyễn Hữu Minh, Gia đình Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập từ cách tiếp cận so sánh (Qua khảo sát ở vùng đồng bằng sông Hồng) [54]. Cuốn sách đã nghiên cứu về các đặc trưng và sự biến đổi


về cấu trúc, chức năng của gia đình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập từ cách tiếp cận so sánh. Thông qua cuốn sách này, tác giả khẳng định: Mặc dù gia đình hiện nay có nhiều biến đổi, nhưng những giá trị truyền thống gia đình vẫn được lưu giữ trong tính đa dạng của nó thông qua kết quả khảo sát thực tiễn người dân ở Thủ đô Hà Nội. Đồng thời, cuốn sách cũng đưa ra những chính sách và hành động đối với sự phát triển của gia đình nhằm đẩy mạnh phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Nguyễn Thị Hảo, Vai trò của phụ nữ nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trong xây dựng gia đình văn hóa hiện nay [25]. Luận án đi sâu vào nghiên cứu về người phụ nữ và vai trò của người phụ nữ vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng, về gia đình văn hóa và các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa gắn với các điều kiện cụ thể của cùng, chỉ ra thực trạng bất bình đẳng giới và những yếu tố tác động dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới. Từ đó, luận án vạch ra một số quan điểm cơ bản và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy hơn nữa vai trò của người phụ nữ trong quá trình xây dựng gia đình văn hóa ở đồng bằng sông Hồng hiện nay.

Trần Thị Thanh Loan, Thái độ sống của thanh niên Hà Nội về giá trị sống vì gia đình và các yếu tố tác động [46]. Tác giả đã phân tích các yếu tố tác động tới giá trị sống vì gia đình của nam, nữ thanh niên Hà Nội dựa trên số liệu Điều tra về tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên tại Hà Nội năm 2006. Thông qua bài viết, tác giả khẳng định: các yếu tố như mối liên kết gần gũi với mẹ, nơi sinh ra và lớn lên có tác động đến khả năng đề cao giá trị sống vì gia đình của cả nam và nữ thanh niên Hà Nội. Cũng từ kết quả nghiên cứu này, tác giả cho thấy: Mối liên hệ gần gũi giữa cha mẹ và con cái đóng vai trò quan trọng trong định hướng, cũng như duy trì thái độ sống tích cực vì gia đình của nam, nữ thanh niên Hà Nội. Đây là kết quả có ý nghĩa quan trọng, góp phần đề ra giải pháp trong việc giáo dục con trẻ về thái độ sống vì gia đình và những người xung quanh hiện nay.


Trần Thị Cẩm Nhung, Thái độ của người dân Hà Nội đối với vấn đề ly hôn: Kết quả phân tích bước đầu từ một cuộc khảo sát [60]. Tác giả phân tích thái độ của người dân Hà Nội với vấn đề ly hôn. Thông qua khảo sát người dân về các tình huống như: Bạo lực gia đình, ngoại tình, khó khăn về kinh tế, mâu thuẫn về lối sống, tình trạng bệnh tật, vấn đề con cái, vấn đề việc làm hoặc các vấn đề liên quan đến tệ nạn xã hội…Thông qua kết quả điều tra cho thấy: Hiện nay người dân Hà Nội có thái độ khá cởi mở về vấn đề ly hôn. Đặc biệt, nhóm người có học vấn cao hơn, sống ở thành thị và trẻ tuổi hơn có thái độ ủng hộ ly hôn trong các tình huống cụ thể đưa ra.

Trần Thị Minh Thi, Thực trạng phân chia con cái và nhà ở sau ly hôn hiện nay (Nghiên cứu trường hợp đồng bằng sông Hồng) [82]. Từ nguồn số liệu thống kê về vấn đề Hôn nhân và gia đình, đặc biệt số liệu thống kê về ly hôn của Tòa án nhân dân tối cao, tác giả đã phản ánh thực trạng phân chia con cái chưa trưởng thành, phân chia nhà ở và mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái sau ly hôn. Qua bài viết này, tác giả đã cho thấy, sau các vụ ly hôn hiện nay, đa số con cái chưa trưởng thành sống với mẹ là phổ biến, đặc biệt là phụ nữ ở thành thị. Việc phân chia nhà ở sau ly hôn ở thành thị và nông thôn cũng có sự khác biệt. Nam giới ở nông thôn thường chiếm ưu thế hơn trong việc xác lập quyền sở hữu nhà ở, vì thế mà phụ nữ nông thôn gặp nhiều thiệt thòi hơn sau ly hôn.

Lê Ngọc Văn chủ biên, Hệ giá trị gia đình Việt Nam - hướng tiếp cận xã hội học (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thái bình) [114]. Cuốn sách là kết quả của một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Thông qua kết quả khảo sát người dân ở tỉnh Thái Bình về “hệ giá trị gia đình” hiện nay. Mặc dù, nhìn từ những góc độ khác nhau như về: Mức sống, trình độ học vấn, độ tuổi, khu vực sinh sống là nông thôn hay thành thị… nhưng nhìn chung đều có điểm tương đồng là “Các giá trị truyền thống được coi trọng và ưu tiên lựa chọn nhiều hơn các giá trị hiện đại”, đặc biệt là giá trị về sự chung thủy trong quan hệ vợ chồng. Cũng từ kết quả khảo sát này, nhóm tác giả đã đưa ra những nhận định về sự biến đổi của các hệ giá trị gia đình Việt Nam theo cả hai hướng tích cực và tiêu


cực. Trong quá trình biến đổi đó, đã dẫn tới sự xung đột, mâu thuẫn nhất định giữa các giá trị gia đình truyền thống và các giá trị gia đình hiện đại, giữa cái mới và cái cũ. Chính điều này đã tạo nên sự tiếp biến về mặt văn hóa, tạo ra nền văn hóa gia đình đa dạng, phong phú. Trong quá trình tiếp biến đó, các giá trị gia đình truyền thống không mất đi mà tiếp tục được giữ vững.

Nguyễn Thị Thu Thủy, Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay [88]. Luận án đã nghiên cứu và làm rõ các vấn đề lý luận về gia đình, gia đình truyền thống và sự cần thiết phát huy các giá trị gia đình truyền thống trong việc xây dựng GĐVH hiện nay. Thông qua nghiên cứu thực trạng về việc phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH, tác giả đã chỉ rõ những vấn đề bất cập cần giải quyết, từ đó đưa ra những quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.

1.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÁC CÔNG TRÌNH TỔNG QUAN VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

1.2.1. Đánh giá chung các công trình tổng quan

Qua nghiên cứu các công trình liên quan đến đề tài luận án, có thể rút ra giá trị chủ yếu của các công trình trên như sau:

Thứ nhất, mảng nghiên cứu chung về Nho giáo, ĐĐNG và sự ảnh hưởng của nó trong xã hội Việt Nam.Trên khía cạnh này, tập trung rất nhiều công trình nghiên cứu trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, điểm nổi bật của mảng nghiên cứu này là đã làm rõ được các vấn đề như: lịch sử hình thành và phát triển của Nho giáo; làm rõ nội dung, đặc điểm của Nho giáo, của ĐĐNG; làm rõ quá trình Nho giáo du nhập vào Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội Việt Nam.

Thứ hai, nghiên cứu về mảng ĐĐNG với vấn đề gia đình, các tác giả đã làm rõ vai trò của chuẩn mực đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình; ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo với xây dựng gia đình truyền thống (GĐTT) xưa,


đặt ra những vấn đề cần kế thừa, vận dụng các giá trị đạo đức Nho giáo, cũng như những hạn chế cần khắc phục trong gia đình hiện đại.

Thứ ba, nghiên cứu về mảng GĐVH, các tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận về: khái niệm GĐVH, tiêu chí xác định GĐVH, tầm quan trọng của việc xây dựng gia đình văn hóa, những yếu tố tác động đến việc xây dựng GĐVH; chỉ ra thực trạng vấn đề xây dựng gia đình văn hóa hiện nay, từ đó đề xuất một số quan điểm chỉ đạo và giải pháp chủ yếu để xây dựng GĐVH trong bối cảnh hiện nay.

Thứ tư, nghiên cứu về mảng đạo đức Nho giáo với việc xây dựng gia đình văn hóa ở khu vực đồng bằng sông Hồng, các tác giả đã xem xét ở những khía cạnh khác nhau trong ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình ở vùng đồng bằng sông Hồng. Cụ thể, với việc thực hiện bình đẳng giới, với đạo đức người phụ nữ, với hoàn thiện nhân cách của thế hệ trẻ, với đời sống tinh thần của các GĐ... Tất cả các công trình trên đều chỉ ra những thực trạng, từ đó đề xuất các giải pháp để xây dựng gia đình ở vùng đồng bằng sông Hồng từ các góc độ, khía cạnh mà các tác giả nghiên cứu.

Bên cạnh những giá trị đạt được, thì còn “khoảng trống” những vấn đề chưa được tiếp cận, hoặc nghiên cứu đang còn mờ nhạt.

Thứ nhất, những công trình nghiên cứu về ĐĐNG, chủ yếu các tác giả nghiên cứu các vấn đề chung, thể hiện trên phạm vi rộng, ít đi vào cụ thể, nhất là mối quan hệ giữa đạo đức Nho giáo với xây dựng GĐVH.

Thứ hai, những công trình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của Nho giáo và đạo đức Nho giáo đến việc xây dựng gia đình, GĐVH, mặc dù đã được đề cập ở các góc độ nghiên cứu khác nhau nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu dưới góc độ chính trị - xã hội để làm rõ những ảnh hưởng tích cực, cũng như ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng GĐVH.

Thứ ba, mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về Nho giáo, nhưng nhìn chung, nghiên cứu Nho giáo gắn với một vùng cụ thể - có tính đặc thù như vùng đồng bằng sông Hồng thì chưa nhiều, đặc biệt là nghiên cứu sự ảnh hưởng của


đạo đức của Nho giáo đối với xây dựng GĐVH cấp luận án, dưới góc độ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học thì chưa ai làm - một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn cấp thiết nhưng chưa được khai thác, đó là “khoảng trống” và cũng chính là mong muốn đạt được của tác giả khi lựa chọn đề tài này.

1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, với những kết quả nghiên cứu đã đạt được và những góc độ chưa được tiếp cận trong nghiên cứu về Nho giáo, ĐĐNG và sự ảnh hưởng của nó trong xã hội Việt Nam; nghiên cứu về gia đình, xây dựng GĐVH ở Việt Nam; về ảnh hưởng của ĐĐNG trong việc xây dựng GĐ, GĐVH ở vùng ĐBSH,… Luận án cần tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn đề sau:

Thứ nhất, luận án tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống về nội dung ĐĐNG, về GĐVH, đặc biệt, luận án tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của ĐĐNG (mặt tích cực và mặt tiêu cực) đối với việc xây dựng GĐVH và các phương thức ảnh hưởng của nó.

Thứ hai, luận án nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với việc xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH, từ đó xác định những vấn đề đặt ra cần thực hiện trong thời gian tới để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong việc xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.

Thứ ba, luận án đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của ĐĐNG đối với xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH trong thời gian tới.


Tiểu kết chương 1


Liên quan đến đề tài “Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay” đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu với nhiều góc độ, cấp độ cũng như đối tượng và phạm vi khác nhau. Qua tổng quan tình hình nghiên cứu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2023