trường như Bangladest, Saudi Arabia, Campuchia….cũng nhập sản phẩm cao su của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu các thị trường nói chung đa số đều tăng trưởng, một số thị trường đã tăng vượt trội như thị trường Tây Ban Nha năm 2018 đạt kim ngạch 3,12 triệu USD tăng 299,24%, thị trường Brazil đạt 12,8 triệu USD, tăng 97,21% so với năm 2017. Tuy nhiên cũng có một vài thị trường sụt giảm như thị trường Hongkong (TQ) và Thái Lan, lần lượt là 27,95% và 21,04% tương ứng với 187,8 nghìn USD; 922,4 nghìn USD.
Bảng 3.14. Tình hình xuất khẩu sản phẩm từ cao su năm 2018 theo thị trường
Năm 2018 (USD) | +/- so với năm 2017 (%) | |
Mỹ | 150.768.467 | 29,04 |
Nhật Bản | 132.463.642 | 19,05 |
Trung Quốc | 89.749.136 | 17,87 |
Hàn Quốc | 56.981.366 | 13,7 |
Đức | 35.783.855 | 19,06 |
Hà Lan | 20.833.003 | 48,95 |
Anh | 17.856.292 | 37,86 |
Italy | 17.579.165 | 25,54 |
Pháp | 14.343.499 | 56,2 |
Indonesia | 13.798.695 | 21,83 |
Đài Loan | 13.693.463 | -3,96 |
Thái Lan | 13.155.564 | -21,04 |
Brazil | 12.831.068 | 97,21 |
Australia | 12.641.559 | 4,14 |
Mã Lai | 11.408.352 | -4,03 |
Ấn Độ | 10.366.079 | 75,99 |
Campuchia | 6.899.450 | 18,36 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 5.596.839 | -20,68 |
Bỉ | 5.325.732 | -17,42 |
Ba Lan | 3.183.223 | 49,44 |
Có thể bạn quan tâm!
- Công Ty Cao Su Tnhh Một Thành Viên Tại Khu Vực Tây Nguyên
- Diện Tích, Sản Lượng Và Năng Suất Vườn Cao Su Tại Việt Nam Theo Loại Hình Sản Xuất, Năm 2016 – 2019
- Các Doanh Nghiệp Tham Gia Chế Biến Sản Phẩm Cao Su Công Nghiệp Tại Việt Nam Được Khảo Sát Năm 2016
- Tổng Hợp Đầu Tư Hạ Tầng Sản Xuất, Xã Hội Của Vrg Từ 2011 - 2018
- Đánh Giá Chung Sự Phát Triển Của Ngành Cao Su Việt Nam
- Định Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Ngành Cao Su Trong Quá Trình Cnh, Hđh Nông Nghiệp, Nông Thôn Việt Nam Đến Năm 2030
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
3.128.887 | 299,24 | |
Hồng Kông (TQ) | 2.706.942 | -27,95 |
Singapore | 2.606.847 | 10,16 |
Nga | 2.186.292 | 25,28 |
Bangladesh | 2.140.789 | -1,4 |
Saudi Arabia | 1.642.497 | 11,61 |
Nguồn: VRA (2019)
3.6. THỰC TRẠNG CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM TỪ GỖ CAO SU
3.6.1. Sản lượng gỗ cao su giai đoạn 2020-2035
Diện tích cao su Việt Nam năm 2019 đạt 941.300 ha, trong đó có 488.903 ha CSTĐ ( khoảng 51,9 %) và 452.397 ha CSĐĐ (khoảng 49,1%).
Thông thường cây cao su sau khi hết thời kỳ khai thác mủ (15- 20 năm) sẽ được đốn hạ lấy gỗ. Người ta sử dụng gỗ cao su chủ yếu dùng để làm các loại gỗ công nghiệp, ván ghép thanh hay đóng tủ, bàn ghế, đồ dùng gia dụng.
Trong những năm gần đây với nguồn nguyên liệu gỗ từ vườn cao su thanh lý và tái canh trong nước, chế biến đồ gỗ cao su đã phát triển mạnh tại Việt Nam. Năm 2015 Việt Nam có khoảng 4000 DN chế biến và kinh doanh lâm sản. Trong đó, có khoảng 1000 DN thương mại và khoảng 3000 DN chế biến (Tổng cục Lâm nghiệp, 2016). Theo nguồn gốc vốn thì khoảng 4% số DN thuộc sở hữu nhà nước, 96% còn lại là thuộc khu vực tư nhân, trong đó có 14% có vốn đầu tư nước ngoài (Tô Xuân Phúc và cộng sự, 2016).[51].
Ngoài nguồn gỗ từ các vườn cao su trong nước, Việt Nam còn nhập khẩu từ các nước trong khu vực do nhu cầu gỗ cao su nguyên liệu rất lớn. Hiện diện tích cao su thanh lý của Việt Nam khoảng 12.000 - 13.000 héc-ta hàng năm với khoảng 2,5 triệu m3 gỗ cao su/năm. Tuy nhiên, theo chu kỳ khai thác, diện tích vườn cao su tái canh sẽ tăng dần và ổn định ở mức 30.000 héc-ta đến 40.000 héc-ta hàng năm trên tổng diện tích khoảng 1 triệu héc-ta định hình. Việt Nam có khả năng có khoảng 6-8 triệu m3 gỗ cao su/năm trong giai đoạn từ 2030 đến 2035 (Đặng Việt Quang và
cộng sự, 2014). Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến đồ gỗ và các sản phẩm khác như ván ép, viên gỗ nén…
3.6.2. Giá trị xuất khẩu nguyên liệu gỗ và sản phẩm gỗ cao su từ 2016-2019
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, giá trị xuất khẩu nguyên liệu gỗ cao su và sản phẩm gỗ cao su tăng liên tục từ 1,539 tỷ USD năm 2016 lên đến 2,38 tỷ USD năm 2019, trong đó tỷ trọng sản phẩm gỗ cao su đạt từ 74,9% -76,9% và tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 15,68%.
Bảng 3.15. Giá trị xuất khẩu gỗ nguyên liệu và sản phẩm gỗ cao su 2016-2019
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2019/ 2018 | Tăng trưởng bình quân 2016- 2019 | |||||
Triệu USD | % | Triệu USD | % | Triệu USD | % | Triệu USD | % | (%) | (%) | |
Sản phẩm gỗ cao su | 1.152 | 74,9 | 1.433,92 | 72,5 | 1.655,51 | 76,8 | 1.830,88 | 76,9 | 10,6 | 16,70 |
Nguyên liệu gỗ cao su | 387 | 25,1 | 543,71 | 27,5 | 500,55 | 23,2 | 551,21 | 23,1 | 10,1 | 12,51 |
Tổng cộng | 1.539 | 100 | 1.977,63 | 100 | 2.156,05 | 100 | 2.382,09 | 100 | 10,5 | 15,68 |
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn VRA
3.6.3. Đóng góp của lĩnh vực gỗ cao su trong xuất khẩu ngành gỗ Việt Nam năm 2019
Năm 2019 xuất khẩu gỗ cao su nguyên liệu và sản phẩm gỗ cao su đạt 2,38 tỷ USD, tăng 10,5% so với mức 2,16 tỷ USD năm 2018. Ngành gỗ cao su đã đóng góp 22,4% gồm 23,5% trong xuất khẩu sản phẩm gỗ và 19,2% trong xuất khẩu nguyên liệu gỗ của cả nước. Với kết quả đạt 1,83 tỷ USD, sản phẩm gỗ cao su chiếm 76,9% giá trị xuất khẩu ngành gỗ cao su, tăng 10,6% so với 2018. Nguyên liệu gỗ cao su đạt 551,21 triệu USD chỉ chiếm 23,1%, tuy nhiên vẫn tăng 10,1% so với năm trước.
Biểu đồ 3.6. Đóng góp của lĩnh vực gỗ cao su trong xuất khẩu ngành gỗ Việt Nam năm 2019 (triệu USD)
Nguồn: VRA (2020)
3.6.4. Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ cao su của Việt Nam năm 2019 Loại sản phẩm gỗ cao su có giá trị xuất khẩu cao nhất là sản phẩm ghế gỗ (30,8%), kế tiếp là đồ nội thất các loại (26,4%), đồ nội thất phòng ngủ (13,8%) và các bộ phận lắp ráp đồ nội thất (13,8%). Đồ gỗ cao su nhà bếp và đồ gỗ cao su văn
phòng chiếm lần lượt 8,8% và 6,0%.
Việt Nam xuất khẩu sản phẩm gỗ cao su trong năm 2019 đến thị trường Hoa Kỳ nhiều nhất, đạt 1,33 tỷ USD, chiếm 72,8%. Kế tiếp là thị trường Nhật Bản đạt 154,82 triệu USD (8,5%), thị trường Hàn Quốc đạt 126,33 triệu USD chiếm 6,9%.
Bảng 3.16. Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ cao su của Việt Nam năm 2019
Thị trường | Triệu USD | Thị phần (%) | |
1 | Hoa Kỳ | 1.333,76 | 72,8 |
2 | Nhật Bản | 154,82 | 8,5 |
3 | Hàn Quốc | 126,33 | 6,9 |
4 | KCX Việt Nam | 78,92 | 4,3 |
5 | Canada | 51,49 | 2,8 |
Thị trường | Triệu USD | Thị phần (%) | |
6 | Trung Quốc | 16,44 | 0,9 |
7 | Đài Loan | 8,69 | 0,5 |
8 | Anh Quốc | 7,78 | 0,4 |
9 | Ả Rập Xê-út | 6,15 | 0,3 |
10 | Mexico | 4,34 | 0,2 |
Khác | 42,17 | 2,3 | |
Tổng | 1.830,88 | 100,0 |
Nguồn: VRA (2020).
Việt Nam xuất khẩu gỗ cao su nguyên liệu trong năm 2019 đến thị trường Hàn Quốc nhiều nhất, đạt 384,33 triệu USD, chiếm 69,7%. Kế tiếp là thị trường Nhật Bản đạt 42,35 triệu USD (7,7%) và Trung Quốc là 30,45 triệu USD (5,5%).
Những chủng loại gỗ cao su nguyên liệu được xuất khẩu nhiều nhất là các loại bán thành phẩm, gồm viên gỗ cao su (54,9%), bột gỗ (6,9%), gỗ dán (2,5%).
Tuy nhiên Việt Nam vẫn nhập khẩu gỗ cao su nguyên liệu cho nhu cầu trong nước, đạt khoảng 10,84 triệu USD năm 2019. Thị trường được Việt Nam nhập khẩu gỗ cao su nhiều nhất là từ Indonesia (25,6%), Malaysia (22,8%), khu chế xuất Việt Nam (14,8%), Thái Lan (9,4%) (VRA, 2020).
Bảng 3.17. Thị trường xuất khẩu gỗ cao su nguyên liệu của Việt Nam năm 2019
Thị trường | Triệu USD | Thị phần (%) | |
1 | Hàn Quốc | 384,33 | 69,7 |
2 | Nhật Bản | 42,35 | 7,7 |
3 | Trung Quốc | 30,45 | 5,5 |
4 | Hoa Kỳ | 18,30 | 3,3 |
5 | Bỉ | 10,24 | 1,9 |
6 | Ấn Độ | 7,59 | 1,4 |
Philippines | 7,45 | 1,4 | |
8 | Pháp | 6,62 | 1,2 |
9 | Malaysia | 5,79 | 1,0 |
10 | Thái Lan | 3,82 | 0,7 |
Khác | 34,27 | 6,2 | |
Tổng | 551,21 | 100,0 |
Nguồn: VRA (2020).
Hộp 7: Ý kiến chuyên gia 07 về phát triển ngành cao su Việt Nam.
Ngành cao su Việt Nam đang có lợi thế rất lớn, Việt Nam hiện đang là nước dẫn đầu về năng suất cao su trong khu vực, là nước đứng thứ ba về xuất khẩu và sản xuất cao su, chiếm khoảng 8,1% tổng sản lượng cao su thế giới, sau Thái Lan và Indonesia. Cao su, sản phẩm cao su và đồ gỗ cao su được xác định là 3 nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao của ngành cao su Việt Nam trong xu thế phát triển theo chuỗi sản phẩm hiện nay của thế giới. Ngoài xuất khẩu và tiêu thụ nội địa cao su, chế biến các sản phẩm cao su và gỗ cao su ngày càng đa dạng và phát triển mở rộng .
3.7. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU GÓP PHẦN CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐỊA PHƯƠNG
3.7.1. Tạo việc làm góp phần xóa đói, giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn
Nhu cầu lao động ngành cao su rất lớn, ở Thái Lan với khoảng gần 3 triệu ha cao su tiểu điền đã mang lại việc làm và thu nhập chính cho khoảng 6 triệu người làm việc tại các đồn điền cao su và khoảng 0,6 triệu người làm việc trong các ngành sản xuất công nghiệp cao su (Preecha Nobnorb và Wanno Fongsuwan, 2014) [89]
Ở Việt Nam theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2017), với 495.033 ha tiểu điền đã mang lại việc làm và thu nhâp ổn định cho 263.876 hộ gia đình. Với quy mô diện tích là 941.300 hec-ta, ngành cao su Việt Nam đã góp phần tạo
việc làm cho khoảng 489.000 lao động vườn cây (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2019) và hơn 100.000 lao động cho các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm cao su và gỗ cao su. Ngoài ra còn tạo việc làm cho một số lượng lao động đáng kể tại các DN kinh doanh xuất nhập khẩu, các khu công nghiệp và dịch vụ liên quan đến ngành cao su.
Ngoài thu nhập từ mủ và gỗ, người trồng cao su còn có những thu nhập khác như chăn nuôi, trồng cây ngắn ngày và trồng xen canh trong vườn cây. Trồng xen các loại cây lương thực trong các vườn cây khi cao su chưa khép tán có thể thu được 500-1000 kg thóc/ha/năm hoặc 300-500 kg đậu/ha/năm (VRA, 2017).
Phát triển cao su tạo việc làm và cải thiện đáng kể thu nhập, đời sống người dân xung quanh vùng trồng cao su ở nông thôn. Cụ thể, theo số liệu khảo sát Tập đoàn Công nghiệp Cao su (VRG) và 15 công ty thành viên với 293.000 hec-ta vườn cây, tổng số lao động của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam năm 2018 là 81.776 người,trong đó lao động nữ có 33.234 người (chiếm 40,64%), lao động là người dân tộc thiểu số là 25.391 người (chiếm 31,09%).
Lương bình quân của người lao động 8 Công ty Đông Nam bộ năm 2018 là
7.258.000 đồng và thu nhập bình quân bình quân là 8.155.000 đồng/người/tháng. Lương của người lao động của 7 Công ty Tây Nguyên bình quân là 5.228.000 đồng/người/tháng, thu nhập bình quân tháng khoảng 6 triệu đồng/người.
Thu nhập và đời sống của người lao động của 15 công ty thành viên Tập đoàn ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ nói chung đều được chăm lo tốt và đảm bảo ổn định. Cụ thể như thu nhập bình quân của người lao động ở Công ty TNHH MTV cao su Kon Tum và Công ty TNHH MTV cao su Chư Pah năm 2005 khoảng 1,7 triệu đồng đã tăng lên khoảng 6 triệu đồng/tháng năm 2018. Như trường hợp của Công ty Cao su Dầu Tiếng, theo Báo cáo tổng kết 5 năm 2015-2019 dù giá cao su trong giai đoạn này rất thấp, ngành cao su rất khó khăn nhưng Công ty vẫn đảm bảo thu nhập bình quân là 9 triệu đồng/người/tháng. Song song với chế độ tiền lương đời sống người lao động luôn được ổn định và nâng cao, có 308 hộ công nhân được trợ giúp 8 tỷ đồng để mua vật tư làm nhà ở. Kết quả điều tra mức sống của địa phương đến năm 2019 toàn Công ty có 5.523 hộ công nhân, trong đó 3.086 hộ
thuộc diện hộ khá chiếm (55,88%), 2.437 hộ trung bình chiếm (44,12%) và không còn hộ nghèo.
Về chế độ chính sách thực hiện đầy đủ, đúng quy định của Nhà nước các chế độ chính sách cho người lao động. Trong 5 năm 2015-2019 đã trích nộp cho cơ quan Bảo hiểm Xã hội với tổng số tiền 639,5 tỷ đồng, chi trả chế độ chính sách cho
6.268 lượt người với số tiền 96,32 tỷ đồng, trang cấp bảo hộ lao động và bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật 166,2 tỷ đồng, trợ cấp cho lao động nữ trên 3,05 tỷ đồng. Ngoài ra còn tổ chức cho 10.735 lượt công nhân tham quan du lịch trong và ngoài nước với kinh phí 26,23 tỷ đồng, thăm hỏi công nhân khó khăn 46.674 lượt với tổng số tiền 9,42 tỷ đồng. (Báo cáo tổng kết 5 năm 2015-2019 của Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng).
Ngoài ra, điều đáng nói hơn là một lực lượng lao động khá lớn đồng bào dân tộc thiểu số là công nhân tại các công ty cao su (25.391 người, chiếm 31,09% tổng số lao động Tập đoàn) đã tác động và thay đổi tập quán canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số, từ việc chủ yếu đốt rừng làm rẫy để lo “cái ăn” nay đã tham gia vào lực lượng lao động của các nông trường, nhà máy trở thành công nhân của các công ty cao su. Cao su không chỉ tạo công ăn, việc làm, ổn định thu nhập cho đồng bào dân tộc, góp phần hạn chế phá rừng, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, thúc đẩy quá trình CNH nông nghiệp, nông thôn và phát triển bền vững.
3.7.2. Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật
Các vườn cây cao su chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa, hệ thống hạ tầng cơ sở rất hạn chế. Các DN lớn trồng cao su tại các địa phương thường phải tự đầu tư hoặc phải đầu tư cải thiện các công trình hạ tầng để phục vụ sản xuất, đời sống của người lao động. Các cơ sở hạ tầng như điện, đường, nhà trẻ, trạm xá hầu như được phát triển cùng với việc phát triển các vườn cây cao su do đó phát triển cao su sẽ góp phần nâng cấp, hoàn thiện dần hạ tầng cơ sở tại các địa bàn khu vực cao su.
- Hệ thống đường giao thông trong vườn cây cao su
Các vườn cây CSĐĐ phải có đường giao thông nội bộ phục vụ cho sản xuất, theo Quy trình kỹ thuật đường giao thông nôi bộ vườn cây của VRG 2011 của Tập