Những Nghiên Cứu Về Gia Đình, Xây Dựng Gia Đình Văn Hóa Ở Việt Nam


mực hành vi trong đối nhân xử thế, trong giao tiếp xã hội, trong chốn “quan trường” đến trong quản lý, trong dùng người.

Tiêu Hồng Quân, Nghê Diệc Trinh, Nghĩa [65]. Cuốn sách tập luận giải vai trò đức “nghĩa” của Nho giáo giáo dục đạo đức con người hướng tới Đạo nghĩa - con đường chân chính của loài người, hướng đến trọng đạo nghĩa trong giao tiếp giữa người với người, hướng đến làm giàu phải hướng đến việc nghĩa, hướng đến quản lý xã hội phải biết chính nghĩa…

Hạng Cửu Vũ, Chiêm Dật Thiên, Lễ [121]. Thông qua cuốn sách các tác giả khẳng định vai trò đức “lễ” của Nho giáo trong việc giáo dục, rèn luyện tu dưỡng đạo đức cá nhân, trong xử lý công việc, trong đối nhân xử thế, trong giao kết bạn bè, trong thực hiện lễ tiết đời sống hàng ngày, trong quan trường, trong quản lý con người…

Lê Văn Phục, Sự tương đồng và khác biệt giữa Nho giáo Việt Nam và Nho giáo Trung Quốc [63]. Thông qua bài viết tác giả luận giải xét về mặt nguồn gốc cũng giống như các nước Nhật Bản, Triều Tiên - Hàn Quốc, Nho giáo ở Việt Nam được bắt nguồn từ Trung Quốc. Nho giáo được du nhập và truyền bá vào Việt Nam từ rất sớm. Khi đến Việt Nam về cơ bản kinh điển, hệ thống của Nho giáo vẫn được giữ nguyên, tuy nhiên, khi du nhập vào một môi trường mới, với con người, văn hóa xã hội mới thì cũng có ít nhiều thay đổi. Du nhập và truyền bá vào Việt Nam, Nho giáo được dung hợp và hòa đồng vào cách nghĩ của người Việt Nam, đã tạo thành một bộ phận của văn hóa truyền thống Việt Nam, được “Việt Nam hóa” thành Nho giáo Việt Nam. Cho nên giữa Nho giáo Trung quốc và Nho giáo Việt Nam bên cạnh những nét tương đồng thì cũng có nhiều nét khác biệt.

Hoàng Thị Thu Trang, Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay [102]. Tác giả đã phân tích làm rõ những nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo ở Trung Quốc và sự du nhập vào Việt Nam. Cùng với việc phân tích làm rõ sự ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam, tác giả đã nêu rõ phương thức ảnh hưởng; những nội dung ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo trên một số phương


diện: Về đời sống chính trị, đời sống pháp luật, đời sống đạo đức của người Việt Nam; chỉ ra nguyên nhân dẫn tới sự ảnh hưởng đó là xuất phát từ nguyên nhân: Kinh tế, lịch sử, gióa dục, văn hóa… Từ đó tác giả chỉ ra những phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay.

1.1.2. Những nghiên cứu về gia đình, xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam

Nghiên cứu về gia đình, GĐVH, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, các công trình đã tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sự biến đổi gia đình, sự giao thoa ảnh hưởng các giá trị truyền thống đến việc xây gia đình; nghiên cứu về việc xây dựng gia đình văn hóa… Cụ thể được biểu hiện trong các công trình nghiên cứu sau đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

Phạm Xuân Nam, Gia đình Việt Nam - các giá trị truyền thống [55]. Trong cuốn sách này, tác giả nhấn mạnh vai trò của các giá trị gia đình truyền thống. Những giá trị truyền thống quý báu đã được gia đình Việt Nam gìn giữ và phát huy trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước. Tác giả cũng đưa ra những dự báo về xu hướng vận động, biến đổi của các giá trị truyền thống trước sự tác động của kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế là căn cứ cho những cơ sở khoa học. Nhưng làm thế nào để giữ gìn và phát huy được những giá trị truyền thống đó thì chưa được tác giả đề cập.

Đặng Cảnh Khanh, Gia đình, trẻ em và sự kế thừa các giá trị truyền thống [37]. Cuốn sách gồm ba chương, trình bày một cách hệ thống về các vấn đề liên quan đến gia đình, trẻ em và mối quan hệ giữa gia đình với việc giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc. Từ đó tác giả đã nêu ra thực trạng giáo dục giá trị truyền thống trong các gia đình, nhà trường và xã hội hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy các giá trị truyền thống trong xây dựng gia đình thời đại mới. Đây là cuốn sách có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn để tác giả vận dụng vào việc nghiên cứu vấn đề xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.

Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 3


Nguyễn Ngọc Lê, Để gia đình phát triển bền vững [44]. Trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra những vấn đề đáng báo động trong gia đình trẻ hiện nay như tình trạng bạo lực gia đình, ly hôn, đặc biệt là sự mâu thuẫn tư tưởng trong gia đình trẻ hiện nay về các vấn đề như: Quyền chăm sóc cha mẹ, ông bà, thờ cúng tổ tiên; việc sinh con trai, con gái; bất đồng về tư tưởng bình đẳng giới… Từ những vấn đề báo động trên, tác giả đề xuất những giải pháp để khắc khục các vấn đề bất ổn trong gia đình hiện nay và góp phần xây dựng gia đình phát triển bền vững.

Viện Xã hội học, Đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược gia đình Việt Nam giai đoạn 2005- 2010 tại 8 tỉnh phía Bắc [119]. Báo cáo đã chỉ ra thành công và hạn chế trong việc thực hiện Chiến lược gia đình đối với từng mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể. Một số thành tựu là: Số gia đình đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hóa” đã tăng nhanh trong những năm vừa qua, nhiều tỉnh đạt trên 80%. Các cặp vợ chồng sinh con thứ ba giảm rõ rệt. Tỷ lệ các vụ bạo lực gia đình và tỷ lệ gia đình mắc vào tệ nạn xã hội có xu hướng giảm. Đồng thời, báo cáo tổng kết cũng chỉ ra một số hạn chế trong triển khai, thực hiện từng mục tiêu cụ thể.

Nguyễn Thị Thọ, Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay [83]. Cuốn sách đã luận giải một số vấn đề lý luận về đạo đức gia đình và đạo đức gia đình Việt Nam; luận giải về sự tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức gia đình Việt Nam, chỉ ra sự tác động tích cực, sự tác động tiêu cực, từ đó xác định những vấn đề đặt ra cần giải quyết đối với đạo đức gia đình nước ta hiện nay. Giá trị lớn nhất của cuốn sách là tác giả đề xuất một số giải pháp định hướng đối với việc xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay.

Bùi Thị Ngọc Lan, Mấy vấn đề đặt ra trong xây dựng gia đình văn hóa thời kỳ đổi mới [41]. Từ việc nghiên cứu và chỉ ra những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng gia đình văn hóa hiện nay, tác giả đã nêu lên những vấn đề bất cập về chính sách và quản lý nhà nước trong xây dựng gia đình văn hóa thời kỳ hội nhập hiện nay. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng bất


cập trên, góp phần phát triển phong trào xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay.

Nguyễn Thế Long, Gia đình - Những giá trị truyền thống [47]. Thông qua tập hợp các bài viết, tác giả đã đưa ra quan điểm của mình về các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình và đất nước, từ đó khẳng đình: đất nước ta hiện nay cần phải kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống này trong xây dựng gia đình mới, gia đình văn hóa hiện nay. Đặc biệt, tác giả cho rằng: Các gia đình hiện nay cần giáo dục con kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống, các giá trị đạo đức của gia đình và dân tộc như: truyền thống nhân nghĩa, hiếu thảo, uống nước nhớ nguồn… Đây là việc làm cần thiết và rất quan trọng trong xây dựng gia đình và xã hội hiện nay.

Nguyễn Thị Hoa, Động cơ hoạt động xây dựng gia đình văn hóa của nhân dân trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư [26]. Thông qua kết quả khảo sát gần 600 khách thể trên 4 đại bàn (Hà Nội, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng), tác giả đã chỉ ra những động cơ khác nhau của các gia đình trong việc đăng ký thực hiện xây dựng GĐVH như: Vì lợi ích mà hoạt động này mang lại cho gia đình họ và cho xã hội; vì muốn làm giống như mọi người; vì tinh thần thi đua; vì danh dự và thành tích của địa phương… Trong đó, động cơ để có được lợi ích mà hoạt động này đem lại là động cơ của hầu hết các gia đình. Qua khảo sát, tác giả cũng cho thấy, ở những nhóm khách thể khác nhau thì động cơ tác động cũng có sự khác nhau. Từ kết quả khảo sát của tác giả cho thấy: nhóm gia đình ở thành thị và nhóm gia đình có học vấn các cao thì càng ít bị tác động bởi các động cơ trên. Đây là một nghiên cứu có giá trị khoa học sâu sắc, Từ kết quả nghiên cứu này có thể rút ra bài học về việc sự dụng cơ chế tâm lý xã hội vào việc thu hút sự tham gia của nhân dân vào hoạt động xây dựng GĐVH ở ĐBSH một cách hiệu quả hơn.

An Thị Ngọc Trinh, Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình hiện nay [103]. Trong luận án này, tác giả đã tập trung vào nghiên cứu một số giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc và nhấn


mạnh sự cần thiết phải giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống này trong xây dựng văn hóa gia đình hiện nay. Từ cơ sở lý luận đó, Tác giả đi vào nghiên cứu thực trạng việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống trong gia đình Việt Nam hiện nay, chỉ rõ một số vấn đề bất cập đặt ra và đặc biệt là đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống trong các gia đình hiện nay.

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sơ kết chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, các văn bản, đề án về công tác gia đình giai đoạn 2011 - 2015 và tổng kết kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2008 - 2015 [5]. Cuốn kỷ yếu gồm bài viết của nhiều tác giả, các ban ngành tổng kết về Chiến lược gia đình Việt Nam với các con số báo cáo về việc thực hiện công tác gia đình; những thành tựu và hạn chế của công tác này gia đoạn 2011 - 2015. Cuốn kỷ yếu cũng gồm có một phần đánh giá về việc tổng kết kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2008-2015. Đây là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu về gia đình, trong công tác xây dựng GĐVH và phòng chống bạo lực gia đình hiện nay.

Trần Thị Thái Hà, Giáo dục các hộ gia đình nông thôn hiện nay - thực trạng và giải pháp [24]. Cuốn sách gồm 4 chương, phân tích khá toàn diện vấn đề giáo dục của các hộ gia đình ở khu vực nông thôn cả về mặt lý luận và thực tiễn trên cơ sở nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng các kết quả khảo sát được thực hiện ở các vùng, miền trong phạm vị cả nước. Từ kết quả khảo sát thực trạng giáo dục của nhiều vùng nông thôn điển hình trong cả nước, tác giả chỉ ra các nguyên nhân, đồng thời đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục của các hộ gia đình ở khu vực nông thôn Việt Nam hiện nay.

1.1.3. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của Nho giáo, đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình

Có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của Nho giáo và đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình ở Việt Nam, tiêu biểu như:


Vũ Khiêu, Nho giáo và gia đình [39]. Cuốn sách trình bày về các vấn đề như: quan điểm của Nho giáo về gia đình; về vị trí, vai trò của gia đình và những nguyên tắc, quy tắc ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến phạm trù “hiếu”. Cùng với đó, ông nêu lên quan điểm của một số nhà Nho Việt Nam bàn về vấn đề Nho giáo và gia đình, ảnh hưởng của quan điểm Nho giáo (đặc biệt quan điểm về đạo đức) đối với việc xây dựng gia đình trong xã hội hiện đại. Từ đó rút ra những giá trị vận dụng vào quá trình xây dựng gia đình trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

Minh Anh, Tư tưởng Nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình gia đình mới ở Việt Nam hiện nay [1]. Tác giả đã đưa ra quan niệm của Nho giáo về gia đình, về vai trò của gia đình đối với xã hội, về các chuẩn mực đạo đức khắt khe của Nho giáo trong các quan hệ gia đình. Từ đó tác giả khẳng định công cuộc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam cần lọc bỏ đi những yếu tố phản tiến bộ của đạo đức Nho giáo, kế thừa và phát huy những giá trị tích cực của nó vào quá trình xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay.

Phan Mạnh Toàn, Lễ giáo Nho gia Phong kiến với vấn đề xây dựng gia đình nước ta hiện nay [94]. Tác giả đưa ra quan niệm Nho giáo về vai trò của gia đình, khẳng định tính ưu việt của Nho giáo so với các tôn giáo khác trong quan niệm về gia đình. Tác giả đã phân tích mặt tích cực và hạn chế của lễ giáo Nho gia. Từ đó đặt ra vấn đề xây dựng gia đình Việt Nam hòa thuận, trên kính dưới nhường, yêu thương đùm bọc nhau… thì nhất thiết phải vận dụng lễ giáo Nho gia. Đồng thời cần lọc bỏ yếu tố lạc hậu, bảo thủ của lễ giáo đạo Nho trong quá trình xây dựng gia đình ở nước ta hiện nay.

Lê Văn Phục, Vận dụng những giá trị truyền thống của Nho giáo trong việc xây dựng gia đình văn hóa [61]. Tác giả đã đi sâu luận giải những giá trị của đạo đức Nho giáo đối với việc xây dựng gia đình trong xã hội ngày xưa, tạo dựng nên những gia đình truyền thống gia giáo tốt đẹp. Từ đó chỉ ra những yếu tố hợp lý, có giá trị để vận dụng vào xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt đối với phương diện đạo đức trong gia đình.


Lê Văn Phục, Từ chữ Hiếu của Nho giáo đến việc giáo dục đạo hiếu trong gia đình ở Việt nam hiện nay [62]. Tác giả đưa ra quan niệm của Nho giáo về chữ hiếu, về vai trò của chữ hiếu trong sự ổn định của gia đình. Ảnh hưởng của chữ hiếu đến cách giáo dục gia đình trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo hiếu trong gia đình Việt Nam trước những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường hiện nay. Đồng thời tác giả đã đề xuất các giải pháp vận dụng chữ hiếu của Nho giáo vào xây dựng đạo đức gia đình ở Việt Nam hiện nay.

Thái Doãn Việt, Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đến giáo dục đạo đức trong gia đình ở Việt Nam hiện nay [120]. Trong luận án này, tác giả đã làm rõ nội dung cơ bản của Nho giáo về đạo đức và đạo đức gia đình; nhấn mạnh đạo đức Nho giáo là nhân tố trực tiếp tác động đến giáo dục đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam. Luận án còn làm rõ những nhân tố tác động, phương thức, thực trạng của ảnh hưởng đạo đức nho giáo đối với đạo đức gia đình hiện nay ở Việt Nam. Luận án cũng xác định các vấn đề đặt ra, phương hướng và giải pháp để xây dựn gia đình Việt Nam trên cơ sở phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo.

Từ cơ sở lý luận trên, tác giả đã phân tích làm rõ những nhân tố tác động đến ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo trong giáo dục đạo đức gia đình ở Việt Nam hiện nay và phương thức ảnh hưởng của nó; thực trạng ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đến giáo dục đạo đức trong gia đình ở Việt Nam hiện nay. Từ thực trạng này, tác giả chỉ rõ những vấn đề đặt ra cần giải quyết, từ đó nêu ra những phương hướng và giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt tiêu cực của đạo đức Nho giáo đến việc giáo dục đạo đức trong gia đình ở Việt Nam hiện nay.

Lê Văn Phục, Tư tưởng Ngũ thường của Nho giáo - Lịch sử và sự tác động ở Việt Nam [64]. Cuốn sách gồm 4 chương đi sâu trình bày có hệ thống các nội dung cơ bản: chương 1: trình bày lịch sử ra đời và phát triển tư tưởng “ngũ thường” của Nho giáo qua các thời kỳ lịch sử gắn liền với sự phát triển của Nho giáo; chương 2: trình bày quá trình Nho giáo nói chung, “ngũ thường” nói riêng


du nhập và phát triển ở Việt Nam, trải qua quá trình tồn tại lâu dài Nho giáo nói chung và tư tưởng “ngũ thường” nói riêng dần dần ăn sâu bám rễ, trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, góp phần đáng kể vào việc tạo dựng nên nền văn hóa Việt Nam; chương 3: phân tích làm sáng tỏ sự kế thừa và vận dụng tư tưởng “ngũ thường” vào việc giáo dục đạo đức con người Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử của các nhà nho Việt; chương 4: cuốn sách nêu lên một số ý tưởng, kế thừa, phát huy những giá trị tích cực của tư tưởng “ngũ thường” trong việc giáo dục đạo đức con người Việt Nam, thể hiện trên ba phương diện đạo đức gia đình, đạo đức nhà trường và đạo đức xã hội.

Nhìn chung, các tác giả đã lược đi những mặt hạn chế, khai thác những luận điểm tích cực của Nho giáo và vận dụng nó vào xây dựng gia đình. Những tư tưởng Nho giáo được các tác giả khai thác nhiều như tư tưởng về “ngũ thường”, tư tưởng “hiếu đễ”, tư tưởng “nhân nghĩa”…, đó là những phạm trù cơ bản của Nho giáo có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng gia đình ổn định, hạnh phúc.

1.1.4. Những nghiên cứu về xây dựng gia đình, gia đình văn hóa và ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình, gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng

Nghiên cứu về xây dựng gia đình, GĐVH, và sự kế thừa, vận dụng giá trị đạo đức Nho giáo vào việc xây dựng gia đình, GĐVH ở vùng đồng bằng sông Hồng cho đến nay có nhiều công trình khác nhau, cụ thể là:

Mai Huy Bích, Đặc điểm gia đình đồng bằng sông Hồng [2]. Trong cuốn sách này, tác giả nêu ra những đặc điểm về cấu trúc, quy mô, cách thức giáo dục, biểu hiện tâm lý của các thành viên và các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Tác giả luận giải sâu sắc về nguồn gốc những phong tục, tập quán của gia đình đồng bằng sông Hồng dẫn đến các đặc điểm tâm lý, tính cách và quy mô, cấu trúc gia đình hiện nay.

Chu Thị Thoa, Bình đẳng về giới trong gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay [84]. Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về vấn đề gia đình và vấn đề bình bẳng giới trong gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng. Thực

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2023