Những Căn Cứ Pháp Lý Xây Dựng Biện Pháp Giáo Dục Tư Tưởng Chính Trị, Đạo Đức Cho Sinh Viên


khi đứng trước các vấn đề của xã hội nên đã bị dòng xoáy cuộc đời cuốn trôi. Do hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả. Vì vậy vấn đề đặt ra cho Ban giám hiệu và quản lý nhà trường là cần đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo sinh viên nói chung và chất lượng đào tạo nguồn cán bộ quản lý kinh tế nói riêng.


Kết luận chương 2


Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên là trường có bề dày truyền thống, chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường đang dần được nâng cao, công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức của nhà trường đã được quan tâm, triển khai, hoạt động quản lý với nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức chính trị cho sinh viên đã tiến hành theo đúng quy trình và chức năng của nó, tuy nhiên bên cạnh đó có một số vấn đề các nhà quản lý cần xem xét: Công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên chưa được tiến hành thường xuyên, nội dung giáo dục còn nghèo nàn, phương pháp giáo dục và hình thức tổ chức giáo dục còn đơn điệu và lạc hậu chưa thu hút được sự tham gia tích cực của sinh viên. Những thu hoạch của sinh viên từ hoạt động giáo dục của nhà trường chưa cao, một trong những nguyên nhân là do hoạt động giáo dục chưa được tiến hành đồng bộ, khâu kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chưa thực hiện tốt, nhà trường chưa khai thác một cách triệt để sự tham gia của các nguồn lực vào công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên. Chính vì vậy mà tình hình sinh viên vi phạm quy chế thi, vi phạm nội quy nhà trường, tình trạng uống rượu, chơi lô đề cờ bạc trong sinh viên vẫn còn tiếp diễn. Để khắc phục thực trạng nêu trên sự cần thiết phải xây dựng được một hệ thống các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên.


Chương 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - TÀI CHÍNH TỈNH THÁI NGUYÊN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

3.1- CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BIỆN PHÁP

3.1.1- Những căn cứ pháp lý xây dựng biện pháp giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên

Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng kinh tế tài chính tỉnh Thái Nguyên - 7

* Tư tưởng của Mác về mối quan hệ giữa tri thức lý luận và hoạt động thực tiễn: Theo Mác giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với nhau, lý luận là cơ sở làm tiền đề cho hoạt động thực tiễn, nếu hoạt động thực tiễn không được soi đường bởi tri thức lý luận thì hoạt động đó là hoạt động mù quáng. Nhưng nếu chỉ có tri thức lý luận suông mà không có hoạt động thực tiễn thì lý luận đó trở thành giáo điều, sáo rỗng. Vì vậy việc giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức cho sinh viên phải đảm bảo tính cân đối giữa lý thuyết với thực hành, giữa lý luận với hoạt động thực tiễn.

* Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho thanh niên.

* Quản triệt nguyên lý giáo dục của Đảng: Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tế, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình và xã hội.

* Nghị quyết của TW qua các kỳ đại hội về vấn đề tư tưởng chính trị, đạo đức.

* Các công văn chỉ thị của Bộ về công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên trong các nhà trường.


3.1.2- Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.1.2.1- Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên.

Mọi hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trong các nhà trường phải quán triệt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, vì vậy khi xây dựng nội dung, chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục và quản lý hoạt động đều phải xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về đường lối phát triển của đất nước trong từng thời kỳ và những chính sách pháp luật của đất Nước trong quản lý kinh tế, trong công tác học sinh, sinh viên ở các nhà trường hiện nay. Việc đánh giá kết quả hoạt động rèn luyện của sinh viên phải quán triệt quan điểm của Đảng về công tác giáo dục tư tưởng chính trị, cho sinh viên. Nhà trường cần phát huy vai trò lãnh đạo của chi bộ Đảng trong các nhà trường đối với hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên.

3.1.2.2- Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp quản lý nhằm phải đi đến đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả của hoạt động nói chung trong nhà trường và nâng cao chát lượng, hiệu quả của công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức cho sinh viên, nhằm biến quá trình giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên thành quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện. Các biện pháp tổ chức quản lý phải có tác dụng đem lại sự chuyển hoá một cách tự giác yêu cầu về việc thực hiện các chuẩn mực chính trị, đạo đức, pháp luật do xã hội và nhà trường đề ra thành nhu cầu thể hiện hành vi và thói quen của sinh viên. Giúp sinh viên luôn luôn có thói quan chấp hành tốt nội quy, quy chế của nhà trường, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng Nhà nước, biết sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật.


3.1.2.3- Nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trên quan điểm tiếp cận hoạt động và nhân cách

Nhân cách con người chỉ được hình thành thông qua hoạt động và bằng hoạt động. Vì vậy có thể nói, nhân cách người cán bộ quản lý kinh tế tương lai của sinh viên các trường Cao đẳng Kinh tế tài chính Tỉnh Thái Nguyên chỉ có thể được hình thành thông qua hoạt động học tập và giảng dạy, cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Cuộc đời của con người là một dòng hoạt động, hoạt động là mối quan hệ giữa khách thể và chủ thể, là phương thức tồn tại của con người trong xã hội, trong môi trường xung quanh. Hoạt động bao gồm cả hành vi lẫn tâm lý, ý thức của con người. Hoạt động luôn luôn được thúc đẩy bởi động cơ, thực tế lại có rất nhiều động cơ của hoạt động, đó là những động cơ bên ngoài và động cơ bên trong... Nếu động cơ được xác định đúng đắn sẽ giúp cho hoạt động có hiệu quả cao. Khi phân tích cấu trúc của hoạt động người ta lại thấy rằng hoạt động bao gồm nhiều hành động, hành động luôn luôn được gắn liền với mục đích cụ thể. Tính mục đích luôn luôn đi liền với tính đối tượng của hoạt động. Hoạt động có đối tượng thực hiện mối liên hệ giữa chủ thể với thế giới khách quan. Tính đối tượng và tính chủ thể của hoạt động luôn luôn có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức của sinh viên là hoạt động có đối tượng, đối tượng của hoạt động giáo dục là nội dung tri thức khái niệm, các quan điểm, tư tưởng chính trị, đạo đức, pháp luật còn đối tượng của hoạt động quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên là quá trình học, quá trình chiếm lĩnh tri thức khái niệm của người học, quá trình rèn luyện các phẩm chất nhân cách của sinh viên.

Tiếp cận hoạt động - nhân cách, vận dụng vào quá trình quản lý hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV chính là làm cho cả thầy và sinh viên đều trở thành chủ thể của hoạt động giáo dục, rèn luyện tư tưởng


chính trị, đạo đức, làm sao để cả giáo viên và sinh viên cùng đặt ra các nhiệm vụ chung với động cơ chung để đạt mục đích là hình thành phát triển các phẩm chất chính trị, các phẩm chất đạo đức cho sinh viên theo yêu cầu của xã hội. Vì vậy trong quá trình quản lý và quá trình giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên, nhiệm vụ của nhà quản lý, giáo viên là phải tạo ra động lực cho người học, làm cho người học tham gia một cách tích cực vào quá trình hình thành nên các phẩm chất chính trị, đạo đức, pháp luật, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động phải thực sự là phương pháp tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức, hoạt động rèn luyện của sinh viên, làm cho hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức ở trường Cao đảng thực sự trở thành hoạt động cùng nhau của thầy và trò.

3.1.2.4- Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chỉ đạo của nhà quản lý vai trò chủ đạo của giảng viên với vai trò tích cực chủ động của sinh viên

Giáo dục và tự giáo dục là hai mặt hoạt động cơ bản của quá trình giáo dục rèn luyện trong các nhà trường, luôn luôn có sự thống nhất, biện chứng với nhau. Trong đó giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức, điều khiển, chỉ đạo hoạt động tự giáo dục, tự hoàng thiện của sinh viên, còn sinh viên là người chịu sự hướng dẫn, chịu sự điều khiển của giáo viên nhưng đồng thời cũng là chủ thể của hoạt động tự giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách, họ là nhân tố quyết định kết quả của quá trình giáo dục. Hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi người thầy phát huy được tính tích cực, tính chủ động, tính độc lập sáng tạo, năng lực tự giáo dục, tự hoàn thiện của sinh viên.Vì vậy trong quá trình tổ chức quản lý hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên, nhà quản lý, người thầy giáo cần nghiên cứu các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, tính chủ động độc lập, sáng tạo của sinh


viên, hình thành và phát triển ở họ hệ thống kỹ năng tự giáo dục, tự tổ chức, tự thiết kế hoạt động tự giáo dục, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách có hiệu quả, nhằm biến quá trình giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên thành quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện của sinh viên. Để nâng cao tính tích cực học tập, rèn luyện của sinh viên nhà quản lý và người cán bộ giảng dạy ở đại học cần giúp sinh viên thực hiện tốt hai nhiệm vụ sau:

- Di chuyển các dạng phân hoá của tính tích cực từ những lĩnh vực khác sang lĩnh vực học tập, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức. Nếu di chuyển các dạng chuyên biệt có kết quả thì sự nâng cao, cải thiện tính tích cực học tập, rèn luyện là thực chất. Cách tiến hành như vậy có thể nâng cao tính tích cực lên gấp bội lần, thông qua cách di chuyển như thế nhằm cải thiện môi trường học tập, rèn luyện cho sinh viên.

- Giúp sinh viên phát triển hay tạo mới dần từng phần của tính tích cực học tập, rèn luyện: Phát triển tính tích cực nhận thức, giao tiếp, vận động cơ thể,vận động tâm lý... Cơ sở để người cán bộ giảng dạy giúp sinh viên thực hiện tốt hai nhiệm vụ trên là:

Giảng viên phải hình thành và phát triển nhu cầu nhận thức, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu hành động, nhu cầu giao lưu, nhu cầu tự hoàn thiện ở sinh viên... và tiến tới hình thành nhu cầu học tập, nhu cầu tự giáo dục rèn luyện. Tự giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức của sinh viên đòi hỏi sinh viên phải có khả năng tiếp nhận thông tin từ nhiều kênh thông tin khác nhau đó là các thông tin từ bài giảng của thầy, từ chương trình thời sự trên truyền hình, từ những thông tin trong môi trường lớp học, từ nghị quyết của Trung ương về các vấn đề giáo dục, từ mạng Internet, từ tài liệu giáo trình, các bộ luật, từ thực tiễn cuộc sống đang diễn ra từng ngày, từng giờ... sinh viên chỉ có thể tiếp nhận hệ thống


những thông tin trên một cách có hiệu quả khi họ có nhu cầu giao tiếp, nhu cầu nhận thức, nhu cầu giao lưu hành động, nhu cầu tự hoàn thiện.

- Tổ chức môi trường hoạt động và giao tiếp thuận lợi cho sinh viên.

- Thực hiện cá nhân hoá việc học tập, rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức của sinh viên.

- Thực hiện phân hoá trong giáo dục nhằm tăng hiệu quả rèn luyện của nhóm và cá nhân.

Sử dụng các kỹ thuật tương tác đa phương tiện có thể là phương tiện nghe nhìn, tham gia thảo luận, truy cập thông tin trên mạng, thực hành ứng dụng.., sinh động, đa chiều, đa thông tin, đa chức năng nhằm kích thích quá trình học tập, rèn luyện và tổ chức hoạt động tự giáo dục cho sinh viên: “nghe có thể hiểu một phần,vừa nghe vừa trông thấy và theo dõi thì hiểu ba phần, vừa nghe,vừa trông thấy, vừa làm theo thì hiểu đến sáu phần. Nếu lại làm thêm trao đổi với người khác thì hiểu đến tám phần và hiểu đủ mười phần lại biết làm nữa nếu như vừa nghe, vừa thấy, vừa tự mình làm, xem người khác làm, làm cùng người khác và bảo ban người ta làm”.

Tăng cường các hoạt động thực hành, như rèn luyện nghiệp vụ của người cán bộ quản lý kinh tế, rèn luyện kỹ năng vận dụng hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý tài chính, quản lý kinh tế trong hoạt động thực tế thông qua tổ chức tốt các hội thi tìm hiểu hay xử lý tình huống. Tận dụng và phát huy tới mức cao nhất những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm học tập, rèn luyện của sinh viên nhằm giúp sinh có tư tưởng chính trị tốt có quan điểm đạo đức trong sáng phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Tổ chức các tình huống dạy học, khuyến khích người học hợp tác, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng nâng cao tính tích cực, tính tự giác của mỗi người.


Đánh giá kết quả học tập của sinh viên một cách khách quan, công bằng, đồng thời giúp người học tự kiểm tra, tự đánh giá về kết quả học tập rèn luyện của mình.

3.1.2.5- Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên phải có khả năng thực thi, phù hợp với mục tiêu đào tạo của trường cao đẳng Kinh tế tài chính, phù hợp với đặc điểm, nội dung, phương pháp giảng dạy ở Đại học, phù hợp với năng lực sư phạm của giảng viên. Đồng thời đáp ứng yêu cầu về đào tạo cán bộ quản lý kinh tế hiện nay do xã hội đặt ra. Các biện pháp tổ chức giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên phải phù hợp với cơ sở vật chất phương tiện dạy học của nhà trường, với đặc điểm và trình độ nhận thức của sinh viên đồng thời phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp giáo dục ở Đại học trong giai đoạn hiện nay.

3.1.2.6- Đảm bảo tính toàn diện

Các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên phải tạo ra kết quả cao trên nhiều phương diện, nó phải có tác dụng kích thích sinh viên tích cực học tập vươn lên dành kết quả cao trong học tập, nghiên cứu khoa học. Giúp sinh viên nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tốt hơn, nhanh hơn, sâu sắc hơn, đồng thời góp phần giáo dục động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho sinh viên... Hình thành năng lực tự học, tự rèn luyện cho sinh viên. Giúp sinh viên có khả năng tự học thường xuyên, tự rèn luyện, tự giáo dục và hoàn thiện suốt đời để có thể tự đào tạo và đào tạo lại sau này. Hệ thống các biện pháp quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, pháp luật cho sinh viên phải đi đến đích cuối cùng là nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức cho sinh viên, góp phần hình thành phát triển nhân cách sinh viên toàn diện.


Trên cơ sở quán triệt các định hướng trên, chúng tôi xây dựng hệ thống các biện pháp tổ chức hoạt động tự học môn Giáo dục học cho sinh viên như sau:

3.2- CÁC BIỆN PHÁP

3.2.1- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên

Nội dung biện pháp: Đổi mới mục tiêu nội dung chương trình giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên theo hướng tiếp cận với những yêu cầu của xã hội của đất nước, ngành nghề trong thời kỳ hội nhập về nhân cách người được đào tạo, xây dựng nội dung giáo dục mang tính thiết thực phù hợp với nhu cầu thực tế, tạo động lực cho người học phấn đấu rèn luyện. Chương trình giáo dục được thiết kế mang tính mềm dẻo, liên thông giữa hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục.

* Cơ sở khoa học của biện pháp:

- Căn cứ vào định hướng chung của Vụ công tác học sinh sinh viên về công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức cho sinh viên.

- Căn cứ vào chỉ đạo, định hướng của tỉnh Uỷ Tỉnh Thái Nguyên về công tác tư tưởng chính trị, đạo đức trên địa bàn

- Căn cứ vào tình hình thực tiễn của đất nước, tình hình kinh tế, chính trị trên địa bàn địa phương.

- Căn cứ vào định hướng của Đảng uỷ nhà trường

- Căn cứ vào tình hình công tác học sinh, sinh viên nhà trường

- Căn cứ vào cơ sở vật chất và các nguồn lực giáo dục nhà trường.

* Cách thực hiện biện pháp:

- Thiết kế chương trình giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên theo hướng tích hợp với nội dung dạy học các môn học và nội dung giáo dục trong nhà trường.


- Chương trình giáo dục phải hướng vào người học và thu hút người học vào chương trình học tập, giáo dục của nhà trường.

- Đảm bảo tính hoạt động, tính giao lưu và tổ chức các mối quan hệ nhiều mặt cho sinh viên. Đảm bảo sự cân đối giữa lý thuyết với thực hành.

- Nội dung phải thiết thực với cuộc sống thực tế và hoạt động nghề nghiệp của sinh viên sau này, nhằm thu hút người học tích cực tham gia.

- Xây dựng hệ thống văn bản có tính pháp chế về việc chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên.

- Biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện nội dung, chương trình giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên.

3.2.2- Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên

* Nội dung biện pháp:

Xây dựng phương pháp và mô hình đặc thù với nhiệm vụ giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV đáp ứng nhu cầu học tập và rèn luyện của SV và điều kiện tổ chức của nhà trường. Bồi dưỡng và phát huy vai trò chủ thể hoạt động của SV trong tất cả các khâu của hoạt động, nhằm đáp ứng nhu cầu và tính tự chủ của SV, tổ chức cho SV đóng góp ý tưởng sáng tạo và làm phong phú các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV.

* Cơ sở khoa học của biện pháp:

Tính tích cực chủ động, độc lập và sáng tạo của SV trong xây dựng và tổ chức hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV, có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến sự pháp triển nhân cách của SV.

Quá trình điều tra cho thấy việc tổ chức giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV còn nghèo nàn về nội dung và phương pháp, đơn điệu về hình thức và tính thường xuyên chưa cao, hoạt động chủ yếu do nhà trường, vai trò


của đoàn thanh niên nhà trường trong công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV chưa cao, vai trò chủ thể của SV chưa được chú trọng, hoạt động giáo dục còn mang tính hình thức kết quả không cao, tình trạng SV vô ý thức tổ chức kỷ luật vẫn còn xảy ra.

* Cách thức thực hiện biện pháp:

Bộ GD&ĐT, Vụ giáo dục đại học, Vụ công tác SV và hội liên hiệp thanh niên Việt Nam cần quan tâm có kế hoạch chỉ đạo các trường về công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức cho HSSV có tiêu chí kiểm tra đánh giá hiệu quả của công tác này. Cần có kế hoạch hỗ trợ các nhà trường nhằm tăng cường về điều kiện, cơ sở vật chất để giúp các nhà trường làm tốt công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV.

Nhà trường cần có kế hoạch cụ thể về giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV từng kỳ, năm học, cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện.

Phát huy vai trò tiên phong của Đoàn thanh niên trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá kết quả.

Đa dạng hóa các loại hình tổ chức hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV như:

- Tọa đàm, thảo luận, diễn đàn,với các nội dung về chính trị, đạo đức, nếp sống, lối sống, pháp luật gắn với yêu cầu phát triển nhân cách cho SV

- Tổ chức các cuộc thi, giao lưu tìm hiểu về: Đảng Nhà nước ta, tư tưởng Hồ Chí Minh, về pháp luật trong và ngoài trường, (từ các lớp, các chi đoàn, các khóa trong trường).

- Tổ chức các câu lạc bộ văn hóa, TDTT, kiến thức pháp luật cho SV

- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chính trị gắn với nội dung giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV.


3.2.3- Củng cố các thiết chế và cơ chế phối hợp các lực lượng để giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên

* Nội dung biện pháp:

Bộ GD&ĐT nên thành lập bộ phận chuyên trách chỉ đạo công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV cho tất cả mọi người học trong xã hội, bộ phận này, có chức năng xây dựng và thống nhất kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ học của HSSV trong các nhà trường nói chung và các trường chuyên nghiệp nói riêng về mục tiêu, nội dung giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho tất cả người học nói chung và SV nói riêng đảm bảo nội dung sao cho phù hợp với lứa tuổi giới tính, trình độ giáo dục nghề nghiệp đào tạo, vị thế xã hội, ngăn ngừa và phòng chống các hiện tượng trái với các chuẩn mực về tư tưởng chính trị,đạo đức của dân tộc ta, không phù hợp với yêu cầu của xã hội trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.

* Cơ sở khoa học của biện pháp:

Phối hợp các lực lượng trong xã hội trong việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV là yêu cầu cơ bản thực hiên xã hội hóa giáo dục, sự tham gia của các lực xã hội sẽ giúp nhà trường về nhiều mặt trong công tác tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp, thực tế cho thấy nhờ sự phối hợp này trong quá trình tổ chức các hoạt động cho SV trong và ngoài giờ lên lớp, giúp cho SV tiếp xúc với môi trường xã hội.Trên cơ sở đó hình thành ở SV có tư tưởng vững vàng nhận thức đúng đắn về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng Nhà nước, có cảm xúc về giá trị đạo đức văn hóa của dân tộc ta. Qua đó nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của SV đối với nhà trường và xã hội.

Chỉ có tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất từ Trung ương tới cơ cơ sở mới có điều kiện tạo ra quá trình thống nhất trong hoạt động nhằm phát huy

Xem tất cả 72 trang.

Ngày đăng: 24/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí