Một Số Vấn Đề Về Phụ Nữ Dưới Ảnh Hưởng Của Đạo Đức Nho Giáo Trong Lịch Sử Việt Nam


điều này; sang thời Ngụy - Tấn quan niệm “nam nữ cách biệt” mới thành phong tục nhưng “phụ nữ thời Ngụy - Tấn vẫn có sự tự do nhất định, li hôn hay cải giá còn khá phổ biến, sự đề cao của triều đình với chuyện “trinh”, “liệt” cũng chưa đến mức như sau này (…)” [234, tr.20]. Theo Thạch Phương, “sau thời Ngụy Tấn, người đề xuất lí luận về trinh tiết của phụ nữ một cách khá hệ thống là Trương Hoa và Bùi Di, cả hai người đều viết sách và đặt tên là Nữ sử châm (…) đại diện cho thái độ về việc phụ nữ thủ tiết của sĩ đại phu suốt cả một thời đại phong kiến, có ảnh hưởng rất lớn đến đời sau” [239, tr.189]. Khảo sát Thể lệ của Nhị thập ngũ sử do sử quan chính thống Trung Quốc biên soạn, Thạch Phương nhận thấy Sử kí, Hán thư, Lương thư, Nam sử, Ngũ đại sử không có đề mục Liệt nữ truyện. Thạch Phương lí giải: Sử kí,

Hán thư không có Liệt nữ truyện 列女傳 có thể là do tác giả “trong lúc biên soạn đã

không nghĩ đến điều này, mà đem truyện của mấy người phụ nữ xen cài vào các truyện kí khác”, còn sự vắng mặt của Liệt nữ truyện trong Lương thư, Nam sử, Ngũ đại sử có thể do đây “đều là những thời kì động loạn và không ổn định” [239, tr.258

- 259], còn lại không bộ sử nào thiếu vắng mảng ghi chép này. Đến Sơ Đường, phong trào cải giá của phụ nữ vẫn khá thịnh hành. Hai mươi hoàng đế nhà Đường có 211 công chúa thì trong đó “22 công chúa cải giá, số công chúa lấy chồng đến 3 lần là 4 người” [239, tr.245].

Trong bài viết “Luận Tống đại liệt nữ đích đặc chất”, Lí Hiểu Yên cho biết “Liệt nữ 列女 đời Tống cũng giống như những người phụ nữ từng được đưa vào

chính sử, phải giữ đạo làm vợ, đầy đủ các nết tốt như hiếu thuận và trinh tiết” [236, tr.13], “đặc điểm quan trọng trước hết của liệt nữ 列女 là “tòng phu” một cách mù

quáng” [236, tr.14]. Chính vì thế mà trong đời Hán có những phụ nữ không cần phải có trinh hiếu mới được ghi vào chính sử thì “Trong Tống sử không những không có người phụ nữ nào lấy chồng nhiều lần được ghi lại mà ngay những người được ghi lại cũng “thủ tiết tuẫn phu” một cách mù quáng hơn so với phụ nữ các triều đại trước, do đó mà cũng trở thành mẫu mực của đạo đức chính thống” [236,

tr.14]. Đi tìm lí do cho hiện tượng này, không hẹn mà gặp, các nhà nghiên cứu đều


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

cho rằng nó chịu ảnh hưởng từ câu nói của Trình Di được thuật lại trong Hà Nam Trình thị di thư: “Cải giá là thất tiết, nếu như cưới người thất tiết về làm vợ, thì chính ta cũng thất tiết. (…) Chỉ vì đời sau sợ chết đói chết rét, nên mới có thuyết ấy. Nhưng chết đói là việc rất nhỏ mà thất tiết là việc rất lớn” [239, tr.274], đồng thời không quên lưu ý rằng đây là một “tiêu chuẩn kép”. Lí giải ham muốn xử nữ của nam giới Trung Quốc thời cổ, Từ Quân - Dương Hải cho rằng đó là do ảnh hưởng của thuyết dưỡng sinh phòng trung thuật của Đạo giáo và do quan niệm về trinh tiết của Nho gia (Xem thêm: [138, tr.184 - 185]). Lí giải vấn đề này trong bối cảnh xã hội đời Tống, Thạch Phương cho rằng còn một nguyên nhân nữa là do tác động của các loại tiểu thuyết bút kí ngôn tình (Xem: [239, tr.278 - 281]). Sau những biến động chính trị lớn, triều Nguyên Mông thống trị toàn Trung Quốc, nhưng với nền tảng tinh thần là văn hóa du mục, lãnh đạo cấp cao của chính quyền khi ấy không quá coi trọng vấn đề này. Về mặt văn hóa, họ vẫn tiếp nhận tư tưởng Nho gia, lí học Trình Chu nhưng “giữ lại một số tập tục vốn có của người Mông Cổ, như coi thường quan niệm trinh tiết của người phụ nữ” [163, tr.234]. Sang đời Minh, hoàng đế và hoàng hậu tự tay biên soạn sách Nữ giới để biểu dương sự trinh thuận của phụ nữ. Theo ghi chép của Minh sử, lúc đó số phụ nữ chết để giữ tiết được ghi trong thực lục và địa phương chí “có hơn vạn người” [163, tr.502], thậm chí, cũng trong đời Minh, đã “dần xuất hiện các phương pháp chẩn đoán để kiểm tra xử nữ” [239,

tr.392]. Sách Cổ kim liệt nữ truyện 古今列女傳 của Giải Tấn (1369 - 1415) ra đời

Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại - 3

trong thời kì này. Sự xuất hiện của phái tả Vương học giữa đời Minh với một số đại diện như Vương Cấn, Lí Chí chủ trương công kích lí học Trình Chu, phủ nhận uy quyền thánh hiền, cổ động nam nữ bình quyền, tự do hôn nhân... đến mức bị hãm hại đến chết (Lí Chí) chỉ là những tiếng nói nhỏ nhoi và yếu ớt. Đến đời Thanh, trong Thanh sử cảo, số lượng trinh nữ liệt phụ kể ra có tới cả vạn người, trong đó số được đưa vào sử cũng tới 616 người. Cũng trong đời Thanh, việc sùng bái trinh tiết lại đạt đến đỉnh cao, quan lại vì muốn lập thành tích về lễ giáo nên “tại các địa phương nối nhau mọc lên các cơ sở từ thiện mang tên Toàn tiết đường, Thanh tiết đường, Trinh tiết đường, Lập trinh đường, Sùng tiết đường, Bảo tiết cục… chuyên


dùng vào việc thu nhận và an trí những trinh nữ tiết phụ lập chí thủ tiết” [239, tr.421] và chỉ những phụ nữ trên 30 tuổi mới được thu nhận vào đó, trong khi đời sống cung đình của vua chúa lại cực kì hoang dâm, trụy lạc. Chính vì thế, Vi Chính Thông cho rằng, đặc điểm của đạo đức Nho gia là “không coi trọng số phận con người trong cuộc sống đời thường (…), hiểu rất ít về cuộc sống con người” vì “một trong những nguyên nhân chủ yếu là coi thường bản năng” [191, tr.153]. Nhà nghiên cứu Dịch Trung Thiên, qua công trình Trung Quốc đích nam nhân dữ nữ nhân, đã thẳng thắn chỉ ra rằng: “Trong xã hội truyền thống Trung Quốc, có người phụ nữ nào mang đầy đủ những đặc trưng của nữ giới, xuất hiện trước mắt đàn ông như một người phụ nữ thực thụ không? Xin thưa: Có. Nhưng đáng tiếc họ thường bị gọi là “dâm phụ”. (…) Đương nhiên, có một kiểu nữ nhân xinh đẹp mà không sợ bị chỉ trích, đó là “trinh liệt nữ”. (…) Cho nên những quả phụ muốn lập chí thủ tiết chỉ có hai con đường: Làm sao thật sớm tự sát là tốt nhất hoặc phải cố gắng làm cho mình trở nên xấu xí, tốt nhất hãy quên rằng mình là phụ nữ. Bởi vì đối với một quả phụ, nhất là quả phụ còn trẻ, cám dỗ khó chế ngự nhất là cám dỗ về mặt tình dục, sự thử thách gian nan nhất là thử thách về mặt tình dục mà vấn đề tình yêu, tình dục lại có liên quan đến nhan sắc, dung mạo, nghi biểu (…). Quả phụ không có đàn ông che chở, rất dễ bị lừa phỉnh; quả phụ đã từng có kinh nghiệm tình dục, rất dễ bị dụ dỗ” [241, tr.62 - 65]. Đây là một phát hiện thú vị về “trinh liệt nữ”, những người lâu nay vẫn được coi là cứng cỏi, khí phách. Luận điểm này có ý nghĩa gợi dẫn rất quan trọng khi đánh giá hành vi của các liệt nữ trong lịch sử cũng như trong sáng tác văn học.

1.2.2. Một số vấn đề về phụ nữ dưới ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo trong lịch sử Việt Nam

Du nhập từ Trung Quốc vào nước ta từ thời Bắc thuộc, Nho giáo có một quá trình hòa nhập khá gian truân để trở thành một bộ phận quan trọng của văn hóa truyền thống Việt Nam. Sự thâm nhập của Nho giáo vào cuộc sống thường ngày, trở thành phong tục, tập quán có lẽ chưa trở nên phổ biến trong những năm tháng Bắc thuộc. Chính vì thế, khi viết về giai đoạn lịch sử này, các nhà nho Đại Việt đã cất


công lục tìm cho ra câu chuyện năm 767 “vua nhà Đường hạ chiếu nêu khen người đàn bà tiết nghĩa ở Giao Châu là Kim thị” [155, tr.180] trong Liệt nữ truyện [列 女傳] của Đường thư. Cho tới khi Nho giáo đã thâm nhập đến một mức độ nhất định,

đời sống văn hóa Đại Việt vẫn lưu hành những câu chuyện mang màu sắc “phi Nho” như việc “Long Quân cướp người vợ yêu của Đế Lai là Âu Cơ” được ghi trong Đại Việt sử kí Tiền biên (Xem: [160, tr.46]). Mãi tới năm 1040 trong sử sách mới xuất hiện Mị Ê như là liệt nữ đầu tiên, trong hình dung của nhà nho, nhưng Mị Ê lại có nguồn gốc Chiêm Thành. Do vậy, trong đời sống thường ngày, thời Lí - Trần vẫn bị các sử thần đời sau coi là còn tồn tại một cách vững chãi “những thói quê kệch” [155, tr.825]. Sau sự kiện Mị Ê gần một thế kỉ, đến năm 1113, phu nhân của Thành Khánh hầu là Hà thị uống thuốc độc chết theo chồng mới là trường hợp hiếm hoi tiếp theo. Những chuyện thể hiện sự lệch chuẩn so với các quy định về trinh tiết theo quan điểm Nho giáo vẫn xuất hiện khá nhiều dưới thời Trần: Trần Thị Dung lấy Trần Thủ Độ, Trần Thái Tông đem Lí Chiêu hoàng “thưởng” cho Lê Phụ Trần, Trần Quốc Tuấn “cướp” Thiên Thành công chúa của Trung Thành vương,… Sự lên ngôi của nhà Hồ (1400) đánh dấu một bước sự xác lập vị thế vững chắc của Nho giáo tại Đại Việt nhưng triều đại này quá đoản mệnh.

Đến triều Hậu Lê, theo những ghi chép của chính sử, việc nêu khen những người tiết nghĩa, trinh liệt đã trở thành một việc làm khá phổ biến và thường xuyên. Tháng 3 năm 1437, “nêu biển biểu dương liệt nữ Lê thị (...) tên là Liễn, người làng Phúc Lâm, lộ Quốc Oai trung, là vợ của Túc vệ Lương Thiên Tích đời Hồ, có nhan

sắc, goá chồng sớm, không có con, thờ phụng nhà chồng, cúng lễ chồng đến khi chết” [101, tr.337]5. Đến năm 1441, triều đình làm theo kế của Nguyễn Thị Lộ (thiếp của Nguyễn Trãi) “bắt giam hạng đàn bà ngỗ nghịch” [101, tr.350]. Cùng năm đó, triều đình bức Thái phi Phạm Thị Nghiêu phải tự tử vì tội mưu dụ dỗ bọn gian ác để tính việc phế lập (sau đó được tha nhưng lại đem lòng oán giận) và sử

sách không quên ghi thêm một tội rất quan trọng của người đàn bà này là “trước kia



5 Dưới triều Lê, đơn giản thế này đã được coi là “liệt nữ”.


bị viên nội quan nhà Minh là Mã Kì bắt đi. Đến khi trở về, không chịu giữ tiết” [101, tr.351]. Bên cạnh đó là các sự kiện thể hiện sự Nho giáo hóa mạnh mẽ trên phương diện chính lệnh, như việc cấm hát rí ren (lí liên) trước xa giá năm 1447; biểu dương nghĩa phu, tiết phụ năm 1453; biểu dương tiết phụ vợ của Nguyễn Văn Điều năm 1456; ban phát Huấn dân đại cáo cho cả nước, từ phủ đến châu, huyện, mỗi nơi một bản vào năm 1461; ban biển ngạch cho tiết phụ Nguyễn Thị Bồ ở xã Đại Hữu Lệ, huyện Thanh Trì vào năm 1463; đôn đốc sửa đổi phong tục ở dân gian vào năm 1465; bắt đầu quy định nghi lễ hôn nhân giá thú vào ngày 23 tháng 12 năm 1478; “sai sứ thần chia nhau đi đến các quận huyện trong nước biểu dương người tiết nghĩa” [155, tr.1152] vào năm 1498; ban hành Huấn điều gồm 24 điều vào năm

14996… Thậm chí, đến tháng 8 năm 1499 vua Lê Hiến Tông còn xuống chiếu yêu

cầu từ thân vương đến dân chúng “không được lấy đàn bà con gái Chiêm Thành làm vợ, để cho phong tục được thuần hậu” [102, tr.17]. Trên con đường Nho giáo hóa, nhà Hậu Lê đã tiến những bước khá dài so với các triều đại Ngô - Đinh - Tiền Lê - Lí - Trần - Hồ trước đó dù trên thực tế, những người đứng đầu chính quyền thời Lê sơ cũng hiếm khi “gương mẫu” trong việc thực hành các chuẩn mực đạo lí do mình đề ra và yêu cầu thần dân tuân thủ. Cổ tâm bách vịnh của Lê Thánh Tông không nói nhiều đến các tiết phụ, liệt nữ mà chê Thạch Sùng “buông thả phóng túng tham dục đến cùng cực” (cùng lạc dục) trong bài Tử Trạch; chê Tùy Dạng Đế “buông thả lòng tham dục” (túng dục) trong bài Giang Đô; gọi Dương Quý Phi là “yêu khí”

(yêu khí tẩy nan tiêu) trong bài Hoa Thanh trì7. Trong Hồng Đức quốc âm thi tập,

ông làm thơ đề vịnh Mị Ê (Vịnh Mị Ê), Vũ Thị Thiết (Hoàng giang điếu Vũ nương, Lại bài viếng Vũ thị) với cảm hứng ngợi ca, cảm thông rất rõ, thậm chí bài Vịnh nàng Điêu Thuyền của ông cũng rất trung hậu. Đến Đặng Minh Khiêm (1456 -


6 Trong 24 điều đó: "16. Khi chèo hát, lúc hội hè, trai gái đến chơi xem, không được đứng ngồi lẫn lộn để ngăn ngừa thói dâm ô. 17. Nhà cửa, hàng quán ở dọc đường, nếu có phụ nữ đi xa vào ngủ trọ, thì cửa ngõ phải đề phòng cẩn mật; nếu người nào dám lấy sức khỏe làm việc ô nhục, khi việc phát giác, thì người can phạm và chủ nhà đều phải trị tội. 18. Các viên phủ, huyện đều chiểu theo địa phận sở tại, cắm thẻ bài răn chặn trai gái không được tắm cùng một bến, để tỏ rõ sự phận biệt về lễ phép” [155, tr.1161 - 1164].

7 Xem thêm: Lê Thánh Tông (2000), Cổ tâm bách vịnh, Mai Xuân Hải biên khảo, dịch thuật, chú giải, NXB Văn học - Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.


1522), tác giả Thoát Hiên vịnh sử thi tập, ông chê bai việc Lí Chiêu hoàng “không giữ gìn khí tiết ở Trường Môn, Lại vì Văn hoàng mà thưởng cho Phụ Trần” (bất thủ Trường Môn tiết, Cánh vị Văn hoàng thưởng Phụ Trần) [207, tr.562], khuyến cáo Huyền Trân trên đường từ Chiêm Thành trở về Đại Việt “Xin đừng có đi qua dưới đền Mị Ê” (Mị Ê từ hạ mạc kinh qua) [207, tr.565]. Trong thực tế, những cố gắng đó tuy không phải là đơn độc nhưng cũng rất nhỏ nhoi của người đứng đầu chính quyền và đám văn thần trong một xã hội mà cho đến năm 1501, khi vua Lê Hiến Tông ngự về Tây Kinh đã phải ban lệnh “cấm các quan theo hầu không được sai quân cơ chở đem vợ con hoặc kĩ nữ đi theo, bừa bãi tình dục” [102, tr.25].

Trong lịch sử nhà Hậu Lê, một trong những đợt “thử lửa” khốc liệt nhất đối với nho phong, sĩ khí chính là việc Mạc Đăng Dung từ chỗ bức hiếp vua Lê Chiêu Tông đem về kinh đô (1525) để giết (1526) rồi đến bắt vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi cho mình vào năm 1527. Quanh sự kiện này, sử sách ghi lại “có đến hơn mười người tử tiết” [156, tr.94 - 95] như Nguyễn Thái Bạt, Lê Tuấn Mậu, Đàm Thận Huy… Tuy sự tử tiết của họ cùng sự khẳng khái của những người như Lại bộ Thượng thư Trương Phu Duyệt không thấm vào đâu so với số đông tùy thời còn lại và không cứu vãn nổi một nhà Lê đã dần tàn lụi cũng như không cản được bước tiến mạnh mẽ của Mạc Đăng Dung nhưng đã thể hiện phần nào phong khí của một vương triều. Không phải không có căn do khi Mạc Đăng Dung mới lên ngôi làm việc gì cũng noi theo chế độ của triều Lê, “vỗ về một cách giả tạo để trấn áp lòng người; nào sửa chữa đền miếu nhà Lê cũ, cúng tế theo tuần tiết bốn mùa, nào truy phong thêm cho các bầy tôi tiết nghĩa nhà Lê như bọn Vũ Duệ và Đàm Thận Huy...” [156, tr.99]. Cùng giai đoạn này, bắt đầu với mạch quan niệm địa linh nhân kiệt, Dương Văn An (1514 - 1591) đã viết Ô châu cận lục (1553 - 1555) để nói về phong tục của đất Ô châu (phía nam Quảng Trị và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên - Huế ngày nay). Trong tác phẩm mang tính tự hào vùng miền như để “khoe” với đất kinh kì, Dương Văn An quan niệm “chép truyện một người con gái trinh khiết mà cũng chép cả chuyện bạc tục dâm phong là để treo tấm gương tốt xấu” [1, tr.22] và dành riêng một mục “Tiết phụ” để viết về Thị Lễ, Đỗ Thị Tổng, Trần Thị Hồng, Phạm thị.


Bên cạnh đó ông cũng ghi lại không ít chuyện thể hiện sự li tâm so với ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo như “Đi gặt thuê thì lây thói trong dâu. Đi kiếm cá thì bày trò trên Bộc. Dân An Lai huyện Khang Lộc vẫn còn giữ tục dâm phong. (…) Dân Hoài Tài, Tân Nộn và Đan Lương thì quá nửa có thói mây mưa” [1, tr.42] hay những chuyện “cưỡng dâm”, “loạn luân”, “dâm loạn”, “gian dâm”, “phố hoa ngang dọc”, “lầu Tần quán Sở”… Dương Văn An ghi lại cả chuyện về Tứ vị thánh nương và xác nhận đây là thần bảo hộ cho người đi biển, phàn nàn rằng “thổ dân vì không biết nên đem những lễ vật không được tinh khiết đến cúng thần” [1, tr.97]. Đến khi nhà Mạc bị dồn lên Cao Bằng (1592) và họ Trịnh tham gia vào chính quyền để hình thành nên mô hình vua Lê - chúa Trịnh sau sự kiện Trịnh Tùng được phong Đô nguyên súy Tổng quốc chính Thượng phụ Bình An vương (1599) dưới triều Lê Thế Tông, lịch sử Đại Việt đã bước sang một giai đoạn mới mà ở đó vấn đề phong hóa lại một lần nữa trở thành “điểm nóng”.

Trong thực tế lịch sử Việt Nam thời quân chủ chuyên chế, luôn có một độ vênh nhất định giữa phát ngôn và hành xử của giới cầm quyền về vấn đề phong hóa, nhất là những giai đoạn mà xã hội vừa trải qua loạn lạc. Sau sự kiện Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê (1527) một thế kỉ và sau thời điểm Trịnh Tùng được phong Bình An vương (1599) khoảng 30 năm, vào năm 1629, Trịnh Tráng gả Trịnh Thị Ngọc Hành cho vua Lê Thần Tông8. Nhìn vào lịch sử Việt Nam giai đoạn này, dễ thấy một khoảng trống mênh mông của các sự kiện liên quan đến xiển dương phong

hóa, tinh biểu tiết nghĩa từ phía triều đình. Đến tháng 10 năm 1663, dưới thời Lê Huyền Tông, triều đình ra lệnh cấm đạo Hoa Lang một phần vì “trường giảng đạo người ở hỗn tạp, trai gái không phân biệt” [102, tr.265] và trước đó 3 tháng, vào tháng 7 năm 1663, đã chính thức nhắc lại 47 điều giáo hóa dạy đạo làm tôi, làm con, đạo anh em, vợ chồng, thầy trò… trong đó “đàn bà chồng chết không con được chuyển riêng của cải đi, (…) trai gái không được bừa bãi thói dâm” để ban ra khắp chốn, “cứ đến ngày có việc làng thì hội họp đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ


8 Lê Trụ (bác họ của Lê Thần Tông) mưu toan làm việc bạn nghịch nên bị bắt giam trong ngục. Ngọc Hành (là vợ của Lê Trụ, con gái của Trịnh Tráng) khi đó đã có với Lê Trụ bốn mặt con nhưng Trịnh Tráng vẫn bắt Thần Tông phải lập làm hoàng hậu.


đến giảng giải hiểu thị, để được tai mắt thấm nhuần, biết sự khuyên răn” [102, tr.264 - 265]. Việc sử gia bình luận “Từ đây lòng người dần dần theo về tục thiện” [102, tr. 265] không cho biết hiệu quả thực sự của chiếu lệnh kia nhưng lại thể hiện một sự thực: Trước thời điểm dân chúng được “ôn tập” lại những điều răn này thì phong hóa của xã hội, theo quan sát của nhà nho, thực sự có vấn đề. Sau đó vài năm, đến năm 1666, triều Lê Trung Hưng tuyên dương 13 người bầy tôi tử tiết trong chính biến Mạc Đăng Dung, một sự truy phong khá muộn màng nếu như so với công lao của họ cũng như so với việc truy phong của nhà Mạc đối với các nhân vật này ngay trong năm 1527. Đến năm 1674 triều đình ban lệnh chỉ răn dạy các chức ti trong đó có việc “những người vợ tiết nghĩa, con hiếu thảo cũng nên chuyển đạt lên để nêu khen cho phong tục thuần hậu” [102, tr.292 - 293]. Kể từ khi nhà Lê ban biển biểu dương liệt nữ Lê Thị Liễn (1437), thì đến sự kiện nhà Lê trung hưng “biểu dương tiết phụ đã mất là Lê thị (...) là thiếp của Triệu Nghĩa công” [221, tr.27] vào năm 1684, lịch sử đã phải chờ đợi tới hơn 250 năm. Sau đó là sự kiện triều đình nêu khen Phan thị vợ bé Đinh Nho Hoàn vào năm 1717. Nối tiếp các sự kiện trên là việc triều đình ban bố giáo điều gồm 10 điều cho khắp trong kinh ngoài trấn vào năm 1720, phong Trinh tiết lệnh nhân và ban bảng vàng “Tiết phụ” cho Nguyễn thị vợ Nguyễn Mậu Khôi vào năm 1772. Cho đến nửa trước thế kỉ XVIII, việc triều đình biểu dương những người tiết nghĩa chống giặc đến cùng như Hoàng Sĩ Châu, Nguyễn Hưng Vượng,… (1740) có một ý nghĩa khá quan trọng. Khi ghi lại sự kiện này, Cương mục không bình luận gì thêm nhưng dưới triều Lê, tác giả của Đại Việt sử kí Tục biên đã nhận xét: “Do đó người ta đều biết coi tiết nghĩa là trọng” [221, tr.164]. Cũng như sự kiện năm 1663, không rõ có phải do triều đình biểu dương những người tiết nghĩa mà “người ta đều biết coi tiết nghĩa là trọng” hay không nhưng bình luận này của sử quan đã ngầm ẩn một thông điệp: Sau chỉ lệnh tháng 7 năm 1633 đến cả thế kỉ, phong hóa vẫn không phải là vấn đề được quan tâm và “ứng dụng sâu rộng” vào đời sống như mong muốn của giới cầm quyền. Trong phong khí đó, tới tháng 9 năm 1754, triều đình lại ra lệnh cấm đạo Thiên Chúa. Sự kiện Nguyễn Huệ triệu tập cựu thần văn võ nhà Lê ép bảo họ khuyên mời ông lên

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 18/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí