Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 2


Không gian nghiên cứu: Luận án giới hạn và tập trung nghiên cứu một số tỉnh, thành phố, đó là: Thành phố Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Thái Bình, tỉnh Ninh Bình.

Thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH trong giai đoạn hiện nay (từ năm 1998 - triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đến nay).

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước về vấn đề gia đình, xây dựng GĐVH; Tiếp thu, kế thừa có chọn lọc và phát triển những giá trị khoa học của một số công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến nội dung của luận án.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp logic - lịch sử; so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê… Đặc biệt, trong luận án, tác giả có sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể cơ bản sau:

- Phương pháp phân tích tài liệu.

Luận án sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để thu thập, nghiên cứu, đánh giá vấn đề. Trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ các nguồn: Văn kiện Đại hội và Hội nghị Ban chấp hành Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam; Hồ Chí Minh toàn tập - phần về gia đình (GĐ) và GĐVH; sách, báo, tạp chí chuyên ngành; các báo cáo khoa học của các đề tài nghiên cứu có liên quan; các niên giám thống kê được công bố hàng năm của Tổng cục thống kê; báo cáo của cơ quan quản lý thuộc các tỉnh, thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan và các tài liệu tham khảo khác. Những dữ liệu thu được từ quá trình phân tích tài liệu giúp tác giả có cái nhìn tổng quan, cụ thể về thực trạng ảnh hưởng của ĐĐNG đối với xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.


- Phương pháp quan sát thực tế.

Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 2

Phương pháp quan sát thực tế thông qua cuộc sống và cách thức ứng xử thường ngày giữa các thành viên trong gia đình vùng ĐBSH để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của ĐĐNG đến văn hóa gia đình và xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH. Những thông tin thu được từ phương pháp quan sát thực tế giúp tác giả có thêm dữ liệu để luận giải và đánh giá về đối tượng nghiên cứu.

- Phương pháp khảo sát xã hội học/ điều tra bằng bảng hỏi.

Phương pháp khảo sát xã hội học (điều tra bằng bảng hỏi) được tác giả sử dụng để thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này được tác giả thực hiện qua quy trình các bước như sau:

Thứ nhất, xây dựng bảng hỏi. Để thấy rõ được thực trạng ảnh hưởng của ĐĐNG đối với xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay, tác giả xây dựng 01 bảng hỏi để khảo sát ý kiến của người dân. Trên cơ sở các thông tin thu thập được, tác giả tiến hành xây dựng cấu trúc bảng hỏi để thu thập thông tin định lượng. Bảng khảo sát ý kiến người dân gồm 14 câu hỏi, tập trung vào các vấn đề chính, đó là: Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của ĐĐNG đến các MQH (cha mẹ - con cái; chồng - vợ; anh - em) trong gia đình và mối quan hệ giữa gia đình với cộng đồng trên cả hai mặt (tích cực và tiêu cực); phương thức ảnh hưởng và những giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của ĐĐNG đối với xây dựng GĐVH ở địa phương. Sau khi hoàn thành bảng hỏi, tác giả đã tiến hành điều tra thử 10 bảng hỏi (phiếu) để kiểm tra tính sát thực của các câu hỏi và phương án trả lời. Trên cơ sở đó, tác giả hoàn thiện bảng hỏi để tiến hành khảo sát.

Thứ hai, chọn mẫu. Sau khi bảng hỏi được hoàn thành, tác giả tiến hành chọn mẫu và thu thập thông tin. Trong số 11 tỉnh, thành phố của vùng ĐBSH, tác giả đã lựa chọn 04 tỉnh, thành phố để tiến hành khảo sát định lượng, đó là: thành phố Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Thái Bình và tỉnh Ninh Bình. Việc lựa chọn 04 tỉnh, thành phố đại diện này dựa trên cơ sở về mặt địa lý đặc trưng của Vùng, về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa thành thị và nông thôn; đặc biệt là yếu tố


lịch sử văn hóa gắn với sự ảnh hưởng của ĐĐNG. Về số lượng phiếu, tác giả tiến hành khảo sát 600 phiếu, mỗi tỉnh khảo sát 150 phiếu.

Thứ ba, tiến hành thu thập dữ liệu. Sau khi hoàn thành phiếu khảo sát, tác giả tiến hành khảo sát dựa trên mẫu đã xác định trước, đó là người dân ở 04 tỉnh, thành phố (thành phố Hà Nội; tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Thái Bình và tỉnh Ninh Bình).

Thứ tư, xử lý dữ liệu bằng chương trình ecxel. Sau khi hoàn thành việc thu thập thông tin thông qua bảng hỏi, tác giả sử dụng phần mềm ecxel để xử lý dữ liệu thu thập được.

5. Những đóng góp mới của luận án

Thứ nhất, làm sáng tỏ những nội dung cơ bản của đạo đức Nho giáo ảnh hưởng đối với các mối quan hệ gia đình trong xây dựng GĐVH.

Thứ hai, góp phần làm rõ thực trạng ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.

6. Ý nghĩa của luận án

6.1. Về mặt khoa học

Thành công của luận án góp phần cung cấp luận cứ, cơ sở khoa học cho việc đề xuất, thực thi chính sách liên quan đến công tác gia đình, đến việc phát huy ảnh hưởng tích cực và khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.

6.2. Về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về ĐĐNG, về xây dựng GĐVH. Các tỉnh, thành phố vùng ĐBSH có thể sử dụng kết quả nghiên cứu này vận dụng vào việc xây dựng GĐVH ở địa phương.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các công trình của tác giả đã được công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 10 tiết.


Chương 1

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

Nghiên cứu về Nho giáo, đạo đức Nho giáo; nghiên cứu về gia đình, GĐVH; nghiên cứu sự ảnh hưởng của Nho giáo, vận dụng Nho giáo vào việc xây dựng gia đình thì có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, tiếp cận, luận giải dưới nhiều góc độ khác nhau, có thể phân thành các nhóm sau đây:

1.1.1. Những nghiên cứu về Nho giáo, đạo đức Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó trong xã hội Việt Nam

Các công trình đi sâu luận giải nguồn gốc, nội dung của Nho giáo; nghiên cứu về quá trình du nhập và phát triển Nho giáo ở Việt Nam; nghiên cứu về sự ảnh hưởng của Nho giáo đối với đời sống xã hội Việt Nam trên các các lĩnh vực chính trị - xã hội, hệ tư tưởng, văn hoá, đạo đức, giáo dục - khoa cử... Cụ thể được biểu hiện ở các công trình tiêu biểu sau đây:

Quang Đạm, Nho giáo xưa và nay [17]. Cuốn sách bao gồm 10 chương, tập trung trình bày một cách cụ thể các vấn đề liên quan đến Nho giáo, như: phạm trù tam tài: trời, đất và người; đạo đức và chính trị; phạm trù Nhà, Nước và Thiên Hạ; vấn đề học tập; vấn đề con người… từ đó đối chiếu, so sánh sự tồn tại của các nội dung này trong xã hội xưa và nay như thế nào. Từ đó, cho chúng ta thấy sự phát triển xuyên suốt của Nho giáo trong tiến trình lịch sử của nó có nhiều sự biến đổi gắn với sự thay đổi của thời đại.

Nguyễn Tài Thư, Vấn đề con người trong Nho học sơ kỳ [90]. Luận án đã luận giải những quan điểm của Nho giáo sơ kỳ xoay quanh vấn đề con người, nguồn gốc, bản chất, vai trò của con người... Từ nền tảng cơ sở lý luận đó, luận án nêu lên những yêu cầu đối với giáo dục con người Việt Nam trong thời đại mới, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách.

Nguyễn Tài Thư, Nho học và Nho học ở Việt Nam (Một số vấn đề lý luận và thực tiễn) [92]. Cuốn sách tập trung luận giải 3 nội dung chính: Nho học ở


Trung Quốc - lịch sử và hiện tại; Nho học và một số vấn đề lịch sử tư tưởng Việt Nam; Vai trò của Nho học trong lịch sử và hiện tại ở Việt Nam. Thông qua 3 nội dung chính, cuốn sách cho chúng ta một cái nhìn tổng thể có tính lôgic - lịch sử về Nho học không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở Việt Nam.

Phan Đại Doãn, Một số vấn đề Nho giáo ở Việt Nam [15]. Trong cuốn sách này, tác giả đã phân tích rõ những nét cơ bản của tiến trình xác lập vị thế và những thành tựu của Nho giáo trong chặng đường lịch sử từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XX. Đây là thời kỳ mà Nho giáo ở Việt Nam chiếm địa vị độc tôn trong sự toàn thịnh của chế độ quân chủ chuyên chế ở nước ta. Tác giả cũng chỉ rõ, mặc dù Nho giáo ở Việt Nam hiện nay không còn đáp ứng được yêu cầu của xã hội, nhưng những thành tựu của nó, đặc biệt là những tiến bộ, hợp lý về xây dựng gia đình, xây dựng cộng đồng, tu dưỡng cá nhân…cần được khai thác, phát huy theo hướng gạn đục khơi trong, góp phần vào sự phát triển đất nước.

Nguyễn Đăng Duy, Nho giáo với văn hóa Việt Nam [16]. Thông qua 9 chương, cuốn sách đã cho chúng ta thấy được một cách toàn diện các nội dung cơ bản của Nho giáo và sự tác động của nó đến văn hóa Việt Nam trên tất cả các mặt, như: Nho giáo - chữ nho với khoa cử; Nho giáo với vũ trụ quan; Nho giáo với nhân sinh quan; Nho giáo với văn học nghệ thuật; Nho giáo với văn hóa gia đình; Nho giáo với đạo đức; Nho giáo với văn hóa chính trị; Nho giáo với y học… Từ đó rút ra những giá trị tích cực cần được phát huy, vận dụng trong xã hội đương đại.

Nguyễn Khắc Viện, Bàn về đạo Nho [117]. Tác giả đã nêu ra mặt tích cực và hạn chế của Nho giáo. Đặc biệt ông nhấn mạnh mặt tích cực của đạo Nho khi cho rằng: “Đạo Nho đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành lòng yêu nước. Nguyễn Đình Chiểu, Mai Xuân Thưởng, Phan Đình Phùng là những nhà Nho, không thể xuyên tạc sự thật, bảo những chí sĩ ấy không liên quan gì đến Nho giáo cả”. Khi đánh giá những điều tâm đắc của mình về Nho giáo, Ông đánh giá cao tư tưởng về “Đạo làm người” và “Đối nhân xử thế” của Nho giáo.

Trần Trọng Kim (2001), Nho giáo, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội [40]. Trong cuốn sách này, tác giả đã nghiên cứu một cách toàn diện về những nội


dung cơ bản của Nho giáo, sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam, cũng như những ảnh hưởng của nó đến lịch sử đất nước ta. Từ đó, tác giả đưa ra nhận xét, đánh giá, luận giải về những đóng góp, tác động tích cực của Nho giáo (đặc biệt là đạo đức Nho giáo) cần được kế thừa và phát huy, đồng thời chỉ ra những hạn chế, lạc hậu, bảo thủ của tư tưởng Nho giáo cần xóa bỏ trong quá trình xây dựng xã hội và con người hiện nay.

Nguyễn Văn Hoài, Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh [28]. Thông qua cuốn sách, tác giả luận giải bức tranh tổng thể về lịch sử tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam, đặc biệt tập trung vào hai triều đại phong kiến Lê Thánh Tông và Minh Mệnh. Tác giả đi sâu nghiên cứu thể chế chính trị và hoạt động của nhà nước phong kiến cùng các hiện tượng, quá trình chính trị xã hội, tư tưởng, văn hóa dưới ảnh hưởng của Nho giáo trong việc khẳng định mạnh mẽ ý thức dân tộc, củng cố quốc gia thống nhất. Đồng thời cuốn sách cũng đánh giá khách quan về tư tưởng chính trị Nho giáo nói riêng và vai trò của Nho giáo nói chung ở Việt Nam, từ đó góp phần giải bài toán “truyền thống và hiện đại”, tạo động lực cho công cuộc đổi mới đất nước.

Nguyễn Thị Nga, Hồ Trọng Hoài, Quan niệm của Nho giáo về giáo dục con người [57]. Các tác giả đã phân tích một cách sâu sắc, toàn diện quan điểm của Nho giáo về giáo dục, vai trò của giáo dục đối với việc hình thành nhân cách con người, các chuẩn mực đạo đức cơ bản trong giáo dục đạo làm người…, từ đó đưa ra đánh giá, phê phán và rút ra những giá trị vận dụng vào việc giáo dục con người Việt nam hiện nay, đặc biệt là giáo dục về phẩm chất đạo đức.

Nguyễn Thị Thanh Mai, Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đạo đức người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay [51]. Trong luận án này, tác giả đi sâu tìm hiểu các nội dung chủ yếu và một số nét riêng biệt của đạo đức Nho giáo ở Việt Nam so với Trung Quốc, phân tích thực trạng ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đạo đức người cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay ở nước ta và một số vấn đề đặt ra từ sự ảnh hưởng này, từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức Nho


giáo trong việc xây dựng đạo đức con người, đặc biệt là đạo đức người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay.

Lương Khải Siêu, Triết học Nho gia [70]. Thông qua cuốn, sách tác giả đã trình bày những nội dung cơ bản liên quan đến triết học Nho gia, như: triết học Nho gia là gì? Tại sao phải nghiên cứu triết học Nho gia? Phương pháp nghiên cứu triết học Nho gia, quá trình phát triển triết học Nho gia, những vấn đề quan trọng của triết học Nho gia. Qua những nội dung đó, cho chúng ta thấy cái nhìn toàn diện về triết học Nho gia, trong đó có tư tưởng về đạo đức.

Phan Bội Châu, Khổng học đăng [10]. Phan Bội Châu đã có những đánh giá toàn diện về Nho giáo, đặc biệt là các nội dung của Nho giáo được trình bày trong các cuốn sách kinh điển Luận ngữ, Mạnh Tử, Trung Dung, Đại học. Ông khẳng định: “Nghiên cứu lại tứ thư theo quan niệm mới có liên hệ với lịch sử Trung Quốc, Việt Nam và với một số nước khác trên thế giới, đồng thời chỉ ra cái hay, cái tích cực, phê phán những cái tiêu cực có liên quan đến tư tưởng Nho giáo, rút ra bài học kinh nghiệm, đem ứng dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam”. Và như lời nhận xét của Nhà xuất bản Minh Anh: “có lẽ đây là di cảo có giá trị và công phu nhất của cụ Phan Bội Châu. Với nhan đề “Khổng học đăng”, nhà chí sĩ tiền bối có ý đưa ra cái tinh hoa của nền Khổng học, một nền cổ học siêu việt đã chế ngự nền tư tưởng phương Đông”.

Lê Văn Thăng, Ảnh hưởng của tư tưởng “ngũ thường” đối với văn hóa Việt Nam [80]. Thông qua bài viết, tác giả đã luận giải quá trình du nhập, truyền bá tư tưởng “ngũ thường” vào Việt Nam và sự ảnh hưởng của nó đến văn hóa Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện tại. Từ đó rút ra ý nghĩa trong việc vận dụng, kế thừa tư tưởng “ngũ thường” vào việc xây dựng văn hóa ở Việt Nam hiện nay.

Ngộ Mộc Tài, Nghiên cứu về “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” [77]. Thông qua bài viết, tác giả đã luận giải nội dung cơ bản của tư tưởng “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”, từ đó rút ra giá trị của nó trong việc giáo dục đạo đức con người Trung Quốc ngày nay.


Cao Vọng Chi, Đạo hiếu trong Nho gia [11]. Cuốn sách trình bày một cách hệ thống về nội dung tác phẩm “Hiếu Kinh” của Nho gia, về cơ sở của hệ tư tưởng, những lời dạy của chữ “hiếu” đối với các đối tượng khác nhau trong xã hội và tác động của đạo Hiếu đối với các nước chịu sự ảnh hưởng của Nho gia, trong đó có Việt Nam.

Trần Thị Lan Hương, Đạo đức trung, hiếu trong Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục ý thức trách nhiệm ở Việt Nam hiện nay [32]. Tác giả đi sâu nghiên cứu những nội dung cơ bản của đạo đức trung, hiếu trong lịch sử từ Nho giáo nguyên thủy đến Hán Nho và Tống Nho; chỉ ra một số yếu tố cơ bản quy định sự tiếp biến của Nho giáo ở Việt Nam và một số nội dung cơ bản của đạo đức trung, hiếu trong Nho giáo ở Việt Nam. Tác giả khẳng định: Những quan điểm đạo đức trung, hiếu đã được luật hóa gắn với nghĩa vụ và trách nhiệm của con người trong xã hội phong kiến, do đó nó ảnh hưởng sâu đậm đến ý thức trách nhiệm của con người Việt Nam trong lịch sử. Tác giả đã khẳng định những giá trị cơ bản của đạo đức trung, hiếu trong xã hội Việt Nam hiện đại, từ đó đề ra những nội dung cơ bản của việc giáo dục ý thức trách nhiệm ở Việt Nam hiện nay trên nền tảng đạo đức trung, hiếu của Nho giáo. Trong đó, tác giả đặc biệt nhấn mạnh việc giáo dục ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với chính bản thân mình, với gia đình và xã hội.

Nguyễn Thị Vân, Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay [115]. Trong luận án này, tác giả đã phân tích tác động hai mặt của thuyết Tam tòng, Tứ đức đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay cả trong gia đình và ngoài xã hội trên hai mặt tích cực và tiêu cực. Từ đó, tác giả chỉ rõ một số vấn đề đặt ra cần giải quyết và đề xuất những giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của thuyết Tam tòng, Tứ đức đến người phụ nữ Việt Nam hiện nay.

Tần Tại Đông, Trần Hoa Châu, Nhân [21]. Cuốn sách tập trung luận giải vai trò đức “nhân” của Nho giáo đối với xây dựng, giáo dục đạo đức của con người, từ tu dưỡng tâm tính, kiểm soát nghiêm khắc bản thân, xây dựng chuẩn

Xem tất cả 205 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí