hai vế so sánh, có bao nhiêu khả năng tương đồng thì có bấy nhiêu khả năng cấu tạo ẩn dụ. Ẩn dụ thường lấy sự vật (sự việc) trừu tượng để nói về sự vật (sự việc) cụ thể, lấy sự vật (sự việc) cụ thể để nói về sự vật (sự việc) trừu tượng và từ sự vật (sự việc) cụ thể để nói về sự vật (sự việc) cụ thể. Có ba tiêu chí để nhận diện ẩn dụ, đó là: dựa vào văn cảnh (hẹp và rộng), dựa vào tính logic, dựa vào thói quen thẩm mỹ.
Sự tương đồng giữa hai vế trong ẩn dụ thường dựa vào:
+Sự giống nhau về hình thức, vị trí, chức năng của các sự vật, hiện tượng;
+ Sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa hai hoạt động;
+Sự giống nhau về tính chất, trạng thái, kết quả của các đối tượng.
Tuy dựa trên sự tương đồng nhưng giữa các sự vật, hiện tượng không bắt buộc phải giống nhau, vì sự tương đồng là do sự tưởng tượng của người sáng tác và người đọc.
Khung ngữ nghĩa của ẩn dụ là các từ ngữ mà các từ ngữ này có thể được hiểu ngầm là gồm hai vế:
Vế A: được rút gọn (ẩn).
Vế B: liên tưởng tương đồng đến A.
Ẩn dụ là so sánh ngầm nên chỉ có vế B hiển thị. Vế B muốn so sánh ngầm được với A thì phải thỏa mãn hai điều kiện: Thứ nhất là: B và A phải là những từ ngữ biểu thị những sự vật khác loại. Thứ hai là: những sự vật do A và B biểu thị phải có sự giống nhau, tương đồng về một thuộc tính, một phương diện nào đó mà ta nhận biết được nhờ quan hệ liên tưởng (tức là khi nói đến B, người ta nghĩ đến A).
Khác với lối so sánh, ẩn dụ không dùng những từ so sánh “như”, “như là”, “giống như”,…vì đối tượng so sánh ẩn đi, chỉ còn vế so sánh lộ ra. Diễn đạt kín đáo như thế sẽ làm cho lời ca dao tế nhị, súc tích, dễ bộc lộ cảm xúc
hơn so sánh. Nếu biện pháp so sánh làm cho ca dao có hình ảnh cụ thể, sinh động thì ẩn dụ còn tạo ra được nghĩa hình tượng và chuyển nghĩa đen thành nghĩa bóng.
Đặc điểm về hình thái kết cấu của ẩn dụ trong ca dao
+Từ, ngữ: Những ẩn dụ có hình thái kết cấu là từ, ngữ biểu thị các nhân vật trữ tình, những người tham gia đối thoại (mận - đào, thuyền – bến, trúc – mai, loan – phượng, láng giềng – người dưng, cá – người câu, lờ,...); biểu thị thế giới nội tâm của các nhân vật trữ tình xung quanh chuyện tình duyên, nội dung chủ yếu của các cuộc đối đáp (duyên, sầu, giếng cạn, giếng sâu, sợi gầu dài, miếng trầu, mời trầu,...). Dựa vào đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ pháp của các từ cơ bản được ẩn dụ hóa, có thể phân loại thành ẩn dụ tu từ đơn và ẩn dụ tu từ phức (ngữ động từ, ngữ tính từ).
Số lượng từ ngữ được ẩn dụ hóa trong ca dao thể hiện qua bảng thống kê sau:
Tổng số | Từ | Ngữ | |
Từ ngữ | 558 | 184 | 374 |
Tỷ lệ % | 100% | 32,9% | 67,1% |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Cấu Ca Dao Trữ Tình Xét Ở Góc Độ Các Biện Pháp Tu Từ
- Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình - 15
- Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình - 16
- Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình - 18
- Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình - 19
- Trần Thị An (2008), “Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Từ Góc Độ Type Và Motif - Những Khả Thủ Và Bất Cập”, Tạp Chí Nghiên Cứu Văn Học (7), Hà Nội.
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Từ bảng thống kê trên, chúng tôi thấy, một trong những đặc điểm về hình thái kết cấu của ẩn dụ là thiên về sử dụng ngữ để ẩn dụ hóa.
+Phát ngôn - câu (tồn tại như một thông điệp nghệ thuật): Những phát ngôn - câu được ẩn dụ hóa chính là những ẩn dụ tu từ có hình thái cấu trúc là câu. Nếu động từ hay tính từ là trung tâm của vị ngữ và xoay quanh nó là các tham tố với những vai cú pháp khác nhau, tạo nên khung vị ngữ - cái cốt lõi, nòng cốt của các loại phát ngôn - câu trong lời nói, văn bản. Dựa vào tính chất đơn hay phức của khung vị ngữ, ẩn dụ có thể được chia thành hai loại: phát
ngôn - câu đơn ẩn dụ hóa (có một khung vị ngữ) và phát ngôn - câu phức ẩn dụ hóa (có hai khung vị ngữ trở lên).
Những ẩn dụ biểu thị thế giới nội tâm của các nhân vật trữ tình có hình thái cấu trúc là từ ngữ, hoặc phát ngôn – câu, biểu trưng cho tình cảm, cảm xúc của con người. Vì thế, không thể nghiên cứu các ẩn dụ riêng lẻ, mà phải trong toàn văn bản ca dao.
Hình ảnh trong ẩn dụ thường là những sự vật, sự việc, thiên nhiên trong cuộc sống – những hình ảnh tiêu biểu và nhiều ý nghĩa -, nhiều hình ảnh đã trở thành những biểu tượng quen thuộc trong ca dao như: “thuyền”, “bến”, “bướm”, “hoa”…Những biểu tượng này quen thuộc đến nỗi chỉ cần nói (hay viết) ra thì ai cũng hiểu ý nghĩa sâu xa trong đó, không phải suy nghĩ lâu. Tuy nhiên, nhiều ẩn dụ ca dao phải nhờ đến kết cấu thì mới có thể hiểu đúng ý nghĩa của nó. Ví dụ:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Bài ca dao này có một loạt ẩn dụ: con cò, ăn đêm, cành mềm, lòng nào, xáo măng, nước trong. Ở phần định nghĩa khái niệm, chúng tôi đã xác định kết cấu là sự tổ chức, là mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố trong tác phẩm mà sự biến đổi một yếu tố nào trong đó sẽ kéo theo sự biến đổi các yếu tố khác. Các ẩn dụ trên đều hàm chứa những nội dung mà những từ, nhóm từ thông thường tách riêng ra không thể có được. Chính từng ẩn dụ và mối quan hệ của các ẩn dụ đã giúp người nghe hiểu từng ẩn dụ và hiểu ý nghĩa bài ca.
Ẩn dụ trong ca dao nói riêng, văn học nói chung vừa mang ý nghĩa khái quát cao vừa mang tính tượng trưng, ước lệ; vì thế nó giúp cho việc diễn đạt trở nên sắc sảo, hàm súc. Trong khi đó, ẩn dụ ở câu đố chỉ đem lại nghĩa mới và nghĩa này không ẩn chứa ý nghĩa gì khác, do đó ẩn dụ trong câu đố không được xem là ẩn dụ văn học. Lời giải của câu đố được suy ra từ hình ảnh ẩn dụ, chỉ cần tìm ra nghĩa của ẩn dụ là lời giải được giải mã. Nhưng với ẩn dụ trong ca dao việc tìm ra nghĩa của ẩn dụ chỉ là bắt đầu, người đọc còn phải suy nghĩ tiếp. Ẩn dụ trong câu đố thường lấy sự vật, sự việc cụ thể để nói về sự vật, sự việc cụ thể; còn ẩn dụ trong ca dao thì bên cạnh việc lấy sự vật, sự việc cụ thể còn lấy sự vật, sự việc trừu tượng để nói về sự vật, sự việc cụ thể. Ẩn dụ trong câu đố và trong ca dao giống nhau khi ẩn dụ trong câu đố hàm súc (ví dụ: “Đi thời ăn trốc ngồi trên / Về nhà len lén đứng bên xó hè” - đố về cái nón), dễ hiểu (cái được so sánh với cái so sánh không quá xa, quá kì dị) và gợi cảm (ví dụ: “Trai thanh tân vui thú giang hà / Sao anh trẻ mãi không già hở anh?”- đố về con trai). Ngược lại, ẩn dụ trong ca dao mà khó hiểu thì dễ biến thành câu đố.
Ẩn dụ trong ca dao luôn được làm mới để ca dao không bị nhàm chán. Điều này thể hiện qua tính ứng tác trong ca dao. Sự biến đổi không ngừng của ẩn dụ ca dao đã giải thích những tiến hóa của tiếng lóng – ký hiệu riêng của một thành phần xã hội (nghề nghiệp), chỉ người trong cuộc mới hiểu nổi.
Mục đích của biện pháp ẩn dụ
Ẩn dụ trong văn học nói chung, ca dao nói riêng là diễn tả sự vật, hiện tượng chính xác, dễ hiểu, rõ ràng mà phải tế nhị. Aristote cho rằng bất cứ sự diễn đạt nào cũng phải đạt được hai yếu tố: sáng sủa và không tầm thường, nhạt nhẽo. Ẩn dụ giúp cho diễn đạt trở nên mới lạ và có chiều sâu. Ẩn dụ giúp che dấu những thiếu sót về ngữ nghĩa trong ngôn ngữ bình thường. Ẩn dụ không chỉ giúp người đọc có cách nhìn mới về đối tượng mà còn phát hiện ra bản chất
bên trong của đối tượng và thể hiện cả thái độ, tâm trạng của chủ thể trữ tình với đối tượng thể hiện. Ẩn dụ giúp từ ngữ ca dao thêm nhiều ý nghĩa, dễ gợi cảm xúc, làm giàu cho ngôn ngữ dân tộc.
Các nhà thơ của phong trào Thơ Mới - để đưa ra những thông điệp - đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật, nhưng ẩn dụ vẫn được sử dụng nhiều nhất. Hình ảnh ẩn dụ trong Thơ Mới không đơn giản như trong ca dao mà luôn thay đổi để phù hợp với những cảm xúc đa dạng (cay đắng, buồn tủi, chia ly,...) qua các bài thơ: “Lỡ bước sang ngang” (Nguyễn Bính), “Lời kỹ nữ” (Xuân Diệu), “Ông đồ” (Vũ Đình Liên), “Tiếng thu” (Lưu Trọng Lư),...luôn thay đổi để phù hợp với thời đại. Nhà thơ Xuân Diệu đã sáng tạo khi vận dụng hình ảnh ẩn dụ thuyền và bến trong ca dao: “Người giai nhân: bến đợi dưới cây già / Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt”. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa thuyền và bến trong thơ Xuân Diệu lỏng lẻo, không chặt chẽ, gắn bó và hướng về nhau, chờ đợi nhau như trong ca dao.
Các biện pháp tu từ trong ca dao lặp đi lặp lại nhiều lần. Ngôn ngữ ca dao sinh động nhờ các hình thức chuyển nghĩa này. Ẩn dụ có vai trò, ý nghĩa đối với kết cấu ca dao. Hình ảnh ẩn dụ tạo mối liên hệ, sự phát triển, ràng buộc của các yếu tố liên quan với nó.
3.3. Phép đối ngẫu tâm lý
Trong phần lịch sử vấn đề, chúng tôi đã đề cập đến biện pháp nghệ thuật này. Có thể coi đây là biện pháp tu từ, thể hiện và tác động tới kết cấu của ca dao. Phép đối ngẫu tâm lý (còn gọi là sóng đôi tâm lý hoặc sóng đôi hình tượng) là so sánh những hình tượng của thế giới tự nhiên, thế giới sinh học với những hành động, tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Ý nghĩa, bản chất của phép đối ngẫu tâm lý là ở chỗ xác lập tính chất chung, sự tương ứng giữa bức tranh thiên nhiên, sinh hoạt và hành động, tâm trạng, tình cảm con người, thấy sự gần gũi của chúng. Trong các bài ca sử dụng phép đối
ngẫu tâm lý, bức tranh thiên nhiên, sinh hoạt bao giờ cũng được đưa vào phần đầu của tác phẩm. Tiếp đó là bức tranh của hành động, tâm trạng, tình cảm con người. Bức tranh thứ nhất không hề có ý nghĩa độc lập, nó có sự liên tưởng, dẫn dắt đến bức tranh thứ hai và bức tranh thứ hai mới là điều bài ca muốn nói nhất. Ví dụ:
Sen xa hồ, sen khô hồ cạn Liễu xa đào, liễu ngả đào nghiêng
Anh xa em như bến xa thuyền
Như Thúy Kiều xa Kim Trọng, biết mấy niên tái hồi.
Bức tranh thiên nhiên, sinh hoạt là những xa cách: Sen xa hồ, liễu xa đào, bến xa thuyền. Sự xa cách ấy tạo nên những cảnh huống đặc biệt: Sen khô hồ cạn, liễu ngả đào nghiêng. Nghĩa là những sự vật không còn là nó trong trạng thái bình thường nữa. Bài ca nói điều đó để dẫn đến tâm sự là những lo lắng, bâng khuâng của chàng trai, cô gái yêu nhau mà phải xa nhau. Cảnh và người ở đây đều có sự tương đồng.
Nước chảy liu riu Lục bình trôi líu xíu
Anh thấy em nhỏ xíu, anh thương.
Giữa hai dòng thơ đầu và dòng thơ thứ ba có gì liên quan đến nhau? Nước chảy liu riu, lục bình trôi líu ríu gợi bức tranh phong cảnh yên tĩnh, nhỏ bé, xinh xắn, cần được che chở. Chính cái hồn của bức tranh phong cảnh ấy có sự tương đồng với hình ảnh cô gái mà chàng trai trong bài ca đang hướng tới.
Một ví dụ khác:
Quay tơ phải giữ mối tơ
Dù năm bảy mối cũng chờ mối anh.
Quay tơ là cảnh sinh hoạt, cảnh lao động. Giữ mối tơ cũng vậy. Nhưng giữ mối tơ lòng thì lại là cảnh khác, thuộc thế giới tâm hồn, thế giới tình cảm con
người. Giữa hai bức tranh nói trên, rõ ràng, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nói cảnh quay tơ, mối tơ là để nói đến sự thủy chung, con người cần phải gìn giữ.
Như Phạm Thu Yến trong “Những thế giới nghệ thuật ca dao” đã nhận xét: “Đối ngẫu thơ ca thực ra không phải là sự đồng nhất cuộc sống con người với tự nhiên, cũng không phải là sự so sánh các nhận thức khác nhau của đối tượng so sánh mà là sự đối chiếu theo dấu hiệu chuyển động, vận động...”. Tác giả cũng đã chỉ ra sự tổng hợp các chuyển đổi trong thành phần đối ngẫu giữa hai vế, hai bức tranh. Tính chất đối ngẫu trong hai vế, hai bức tranh trong hai bài ca phụ thuộc vào:
- Tập hợp của đặc trưng các dấu hiệu giống nhau được chọn lựa đối với dấu hiệu cơ bản trong chuyển động của cuộc sống.
- Sự phù hợp của những dấu hiệu với những hiểu biết của chúng ta về cuộc sống.
- Sự gần gũi với các đối tượng khác bằng sự gợi mở đối ngẫu.
- Giá trị của các hiện tượng và đối tượng của cuộc sống trong các mối quan hệ đối với con người.
Xin dẫn thêm một ví dụ để làm sáng tỏ rõ hơn về những điều đã nói ở
trên:
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu
Dòng thơ đầu là bức tranh phong cảnh và sinh hoạt. Vế đầu của dòng thơ thứ hai (“Đình bao nhiêu ngói”) cũng là bức tranh cảnh trí làng quê. Vế cuối của dòng thơ thứ hai mới là bức tranh tâm trạng. Bài ca lấy cái nhiều của ngói mái đình để nói về cái nhiều, cái mênh mông của nỗi nhớ thương. Chưa hết, bức tranh thứ nhất còn gợi bao điều của bức tranh thứ hai. Ngói đình lớp lớp dọc ngang như những đợt sóng, gợi cái ngổn ngang của những đợt sóng lòng.
Ngói đình là để che chở, gợi cái ấp ủ, cái bao bọc của tình cảm con người. Ca dao là thế, rất mộc nhưng gợi bao điều liên tưởng, chính là nhờ biện pháp đối ngẫu mà chúng tôi đã nói. Ví dụ trên tổng hợp tất cả những tính chất đối ngẫu trong hai vế của ca dao.
3.4. Biện pháp thu hẹp dần tầng bậc hình tượng
Theo Bùi Mạnh Nhị, “trong công trình của B.M. Xôcôlốp, cấu trúc của bài ca trữ tình dân gian được khái quát bằng mô hình thu hẹp dần các tầng bậc hình tượng. Ở mô hình này, các hình ảnh trong bài ca liên kết bên trong với nhau theo trình tự từ chung đến riêng, từ xa tới gần, từ rộng tới hẹp. B.M. Xôcôlốp đặc biệt nhấn mạnh tới mối liên hệ ngữ nghĩa của các hình ảnh trong cấu trúc bài ca. Những mối liên hệ khác như nhịp điệu, ngữ pháp,v.v...cũng là nhằm hướng tới, đi đến trung tâm ý nghĩa tác phẩm” [139, tr.318]. A, M. Nôvicôva, trong cuốn sách chúng tôi đã dẫn, cũng đã viết về biện pháp kết cấu này như sau: “Trong các phương tiện kết cấu còn có cái gọi là sự thu hẹp nhiều bậc của hình tượng, tức là xếp đặt các hình tượng ở đầu bài ca theo thứ tự giảm dần khi các hình tượng càng “thu hẹp” lại hoặc trong ý nghĩa không gian nếu chúng lấy từ thế giới tự nhiên, hoặc trong ý nghĩa xã hội nếu lấy từ thế giới của các quan hệ xã hội hoặc sinh hoạt. Những hình tượng xuất hiện trước nhân vật trữ tình đóng vai trò “trạng ngữ” địa diểm hoặc phương thức hành động’’ (tr.103,104 ).
Bùi Mạnh Nhị đã phân tích một ví dụ rất tiêu biểu trong ca dao Việt Nam sử dụng biện pháp kết cấu này: “Một trong những ví dụ tiêu biểu cho mô hình cấu trúc thu hẹp dần các bậc hình tượng trong ca dao dân ca trữ tình Việt Nam là bài “Hôm qua tát nước đầu đình”. Ở đây, áo của người bỏ quên “hôm qua” là cái cớ duyên dáng để người của áo “hôm nay” tỏ bày tình ý. Câu chuyện về cái áo bỏ quên dẫn tới sự ngỏ lời xin áo. Rồi tới việc kể về “tình trạng” cái áo “sứt chỉ đường tà” để nói điều khó nói về gia cảnh, tình cảnh.