Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 1


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


TRẦN THỊ THÚY CHINH


ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐỐI VỚI XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA

Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY


LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.


HÀ NỘI - 2019

Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 1


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


TRẦN THỊ THÚY CHINH


ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐỐI VỚI XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA

Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY


LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Mã số: 62 22 03 08


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS, TS Nguyễn Thị Ngân

2. TS Phạm Thị Hoàng Hà


HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.


Tác giả


Trần Thị Thúy Chinh

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN 7

1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án 7

1.2. Đánh giá chung các công trình tổng quan và vấn đề đặt ra cần tiếp tục

nghiên cứu của luận án 25

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC

NHO GIÁO ĐỐI VỚI XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA 29

2.1. Đạo đức Nho giáo 29

2.2. Gia đình văn hóa và xây dựng gia đình văn hóa 49

2.3. Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình văn hóa 58

Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐỐI VỚI XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY -

THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 73

3.1. Những nhân tố tác động đến ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với

xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay 73

3.2. Thực trạng ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình

văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - một số biểu hiện chủ yếu 82

3.3. Một số vấn đề đặt ra từ ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng

gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay 106

Chương 4: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐỐI VỚI XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY 116

4.1. Quan điểm cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình văn hóa

vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay 116

4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình văn hóa

vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay 120

KẾT LUẬN 149

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng

ĐĐNG : Đạo đức Nho giáo

GĐ : Gia đình

GĐTT : Gia đình truyền thống

GĐVH : Gia đình văn hóa

KTTT : Kinh tế thị trường

MQH : Mối quan hệ

NXB : Nhà xuất bản

XHCN : Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội, gia đình luôn có vị trí đặc biệt quan trọng, bởi gia đình là nền tảng của xã hội, gia đình yên ấm, hạnh phúc là “tế bào” lành mạnh để xã hội ổn định và phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải chú ý hạt nhân cho tốt” [29, tr.523]. Nhận thức được tầm quan trọng của gia đình, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, trong Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998 tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng ta xác định: Coi trọng xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Trong chặng đường gần 20 năm xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH), bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, thì còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, mà một trong những nguyên nhân đó là sự tác động của các yếu tố văn hóa truyền thống, trong đó có đạo đức Nho giáo.

Nội dung đạo đức Nho giáo đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau, bên cạnh nội dung chủ yếu về “luân thường” thì còn có tư tưởng “hiếu đễ”, tư tưởng “tứ đức”... Mặc dù, nội dung đạo đức của Nho giáo có sự thay đổi trong quá trình tồn tại và phát triển qua các thời kỳ, nhưng nhìn chung nó đã thẩm thấu và ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là đến đời sống gia đình, không chỉ ở trên mảnh đất nó sinh ra mà còn ở các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Du nhập vào Việt Nam, đạo đức Nho giáo được dung hợp và hòa đồng vào đời sống người Việt, tạo thành một bộ phận của văn hóa truyền thống Việt Nam, được “Việt Nam hóa” thành Nho giáo bản địa. Tồn tại lâu dài trong lòng xã hội Việt Nam, Nho


giáo nói chung, đạo đức Nho giáo nói riêng đã tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của xã hội, đặc biệt trong văn hóa, đạo đức của các gia đình.

Đồng bằng sông Hồng là cái nôi của nền văn minh lúa nước, là địa bàn duy trì sự tồn tại, phát triển lâu dài của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam trong lịch sử, vì thế Nho giáo nói chung, đạo đức Nho giáo nói riêng được dung dưỡng và ảnh hưởng sâu sắc đến vùng đất này. Các chuẩn mực đạo đức Nho giáo đã thẩm thấu một cách tự nhiên vào từng gia đình, cá nhân, góp phần hình thành nên các phong tục, tập quán của cộng đồng truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên tính đặc thù về văn hóa ở nơi đây. Do đó, trong quá trình xây dựng GĐVH ở vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) đã chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các yếu tố đạo đức Nho giáo (ĐĐNG), đặc biệt trong các mối quan hệ (MQH) đạo đức gia đình. Một mặt, ĐĐNG đề cao sự tôn ti, trận tự, nền nếp gia phong; đề cao tình yêu thương và trách nhiệm giữa các thành viên trong GĐ; đề cao sự hiếu kính; đề cao lối sống tình nghĩa giữa gia đình đối với cộng đồng... điều này phù hợp với những tiêu chí của GĐVH, góp phần củng cố, xây dựng các mối quan hệ đạo đức gia đình. Mặt khác, chủ nghĩa gia đình trị, bè phái dòng họ; nghi lễ, thủ tục rườm rà; tính gia trưởng cực đoan, tư tưởng trọng nam khinh nữ… trong quan niệm của đạo đức Nho giáo lại đi ngược với tiêu chí tiến bộ, văn minh của GĐVH, trở thành lực cản lớn trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình, với mong muốn đánh giá một cách khách quan ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay; đồng thời tìm ra các giải pháp phù hợp để phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của ĐĐNG, góp phần xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH phát triển bền vững.


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Luận án làm rõ thực trạng ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng GĐVH vùng ĐBSH và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, ngoài phần tổng quan tình hình nghiên cứu, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận về ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng GĐVH.

Thứ hai, làm rõ thực trạng ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay và những vấn đề đặt ra cần giải quyết.

Thứ ba, xác định quan điểm cơ bản và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu: Đạo đức Nho giáo và xây dựng GĐVH có nội dung khá rộng. Do vậy, luận án chỉ tập trung nghiên cứu một số nội dung chủ yếu của đạo đức Nho giáo có ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất đối với xây dựng GĐVH, đó là: Tư tưởng “tam cương”, tư tưởng “ngũ thường”, tư tưởng “hiếu” và tư tưởng “tứ đức”. Về xây dựng GĐVH, luận án tập trung nghiên cứu các mối quan hệ đạo đức trong gia đình, đó là mối quan hệ giữa: cha mẹ và con cái, chồng và vợ, anh - chị - em, và mối quan hệ giữa gia đình với cộng đồng, nhằm hướng tới xây dựng gia đình “no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh” [19, tr.128].

Xem tất cả 205 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí