Quan Niệm Về Đạo Đức Của Nữ Giới Theo Tiêu Chuẩn Nho Giáo. Hình Tượng Liệt Nữ.

được sửa đổi; bao nhiêu tướng giặc, đảng nghịch, đều lần lượt bị dẹp tan‖, chỉ vì tin tưởng đàn bà, nghe lời và chiều theo ý đàn bà mà trở nên nhu nhược, mù quáng, bất lực. Thị Huệ chính là nhân vật “tâm phúc tương cờ” của Trịnh Sâm. Yêu chiều Đặng Thị Huệ, ―hễ có việc gì chúa cũng bàn với nàng‖. Đến phút cuối trước khi nhắm mắt, Trịnh Sâm vẫn mù quáng tin tưởng vào lòng trung của Thị Huệ: ―Sau khi ta qua đời, các ngươi phải nên khuyên giải chính cung cho khéo, chớ để nàng liều mình. Vạn nhất nếu không ngăn cản nổi ý chí của nàng, thì cứ để nàng chung thuyền với ta mà đưa đi, cho nàng được hầu hạ ta ở nơi lăng tẩm‖. Ngay cả thánh mẫu, sụt sùi ―không nỡ dứt tình mà đi‖ đâu phải vì quá thương con mình trong giờ phút tử biệt, mà dùng dằng mãi chưa đi bởi ―muốn nói đến ngôi thế tử, nhưng vì có Thị Huệ ở đấy nên cũng khó hé răng‖.

Thông qua việc xây dựng các hình tượng nhân vật nữ bằng bút pháp khách quan của người chép sử, mặc dù tiết giảm tối đa các chi tiết bình luận, Ngô gia văn phái vẫn cho thấy rõ nét thái độ tán thành quan điểm chính thống của Nho giáo xem đàn bà là hiểm họa, đe dọa sự yên ổn của triều đại và thời cuộc. Điều này cũng cho thấy thiên kiến của tác giả nhà nho nam giới khi xem phụ nữ như là yếu tố hàng đầu dẫn đến các mối nguy hại mà có phần giảm nhẹ trách nhiệm của nam nhi. Có thể thấy điều này khá trùng khớp với những ý kiến của người xưa về những mỹ nhân khuynh quốc như Dương Quý Phi, Đát Kỷ… trong văn học Trung Quốc. Sự kiến tạo hình tượng nữ giới như là đầu mối của sự bất hòa, là hiểm họa được xem là một biểu hiện rõ nét của diễn ngôn về giới nữ trong các giai đoạn của văn học trung đại Việt Nam.

3.1.1.2. Quan niệm về đạo đức của nữ giới theo tiêu chuẩn Nho giáo. Hình tượng liệt nữ.

a) Quan niệm về đạo đức nữ giới theo tiêu chuẩn Nho giáo và sự tuân thủ các vai trò giới

Nhìn từ góc độ giới, nhân vật nữ trong các tác phẩm văn học cổ trung đại ngoài việc được nhấn mạnh ở phương diện ngoại hình, còn được chú trọng khắc họa từ phương diện tiêu chuẩn đạo đức truyền thống. Tác giả Trần Nho Thìn nhận định: “Ai cũng biết, một đặc trưng cơ bản của Nho giáo là sự nhìn nhận con người trong các mối quan hệ luân thường. Với Nho giáo, không có con người cá nhân như một hữu thể tồn tại độc lập mà chỉ có con người trong những quan hệ luân thường xác định: vua – tôi, cha – con, anh – em, vợ - chồng… Vì thế, không có gì khó hiểu là đạo đức trở thành một tiêu chuẩn cơ bản để phân loại con người trong văn chương nhà nho” [120, tr.123].

Một trong những dấu hiệu của việc miêu tả, sắp đặt một môi trường “tự nhiên” theo trật tự của chế độ nam quyền, là đặt người phụ nữ ở đúng vào phận vị đã được ước định cho họ từ bao đời. Tính trong suốt của những quan niệm nữ tính này, đã tạo

ra khung khổ đạo đức gắn chặt với tam tòng, tứ đức và sự lệ thuộc (một cách dường như tự nguyện) của người phụ nữ. So với Truyện Kiều thì Chinh phụ ngâm khúc Cung oán ngâm khúc tuy không nhắc nhiều đến các bổn phận đạo đức của người phụ nữ, song vẫn chấm phá những nét hết sức cô đọng.

Người chinh phụ dù không được miêu tả kỹ lưỡng các phương diện về đạo đức, nhưng vẫn được điểm qua một vài nét cho phù hợp với truyền thống. Quan niệm nữ tính của thời đại này dường như vẫn đi ra/ bắt nguồn từ truyền thống dân tộc: “Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam/ Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân/ Nay một thân nuôi già dạy trẻ/ Nỗi quan hoài mang mể xiết bao‖. Dù có thoáng chút chạnh lòng (“một thân”) khi một mình đảm đương việc nhà, thực hiện các bổn phận đạo đức (hiếu thảo, chăm sóc mẹ chồng, con nhỏ), nhưng về cơ bản, người chinh phụ tự nguyện và cần mẫn chấp thuận các nghĩa vụ vốn đã được ấn định sẵn cho nàng. Không những thế, sự tuân phục các bổn phận đạo đức ở người phụ nữ còn được xem như động lực để yên lòng người ra trận: ―Chàng nương vầng nhật thiếp nguyền/ Mọi bề trung hiếu, thiếp xin vẹn tròn‖. Quan niệm người đàn ông gánh vác những trách nhiệm xã hội, những việc lớn còn phụ nữ đảm đương việc gia đình, chăm lo mẹ già con nhỏ đã trở thành sự phân chia vai trò giới rạch ròi, thành diễn ngôn về phận vị, thành bộ khung tiêu chuẩn về nam tính/ nữ tính trong xã hội Việt Nam truyền thống.

Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều không đề cập tới vấn đề “tứ đức” và sự phân chia vai trò giới đối với người cung nữ, nhưng các quan niệm đạo đức truyền thống khác vẫn được biểu hiện rõ rệt. Tương tự như Thúy Kiều sống trong cảnh ―Êm đềm trướng rủ màn che/ Tường đông ong bướm đi về mặc ai‖, nàng cung nữ khi chưa được tuyển vào cung cũng là nàng thiếu nữ chốn khuê các, được bao bọc, ngăn cách với thế giới đàn ông: “Hồng lâu còn khóa then sương/ Thâm khuê còn rấm mùi hương khuynh thành‖,‖ Vườn xuân bướm hãy rào rào/ Thấy hoa mà chẳng lối vào tìm hương‖. Quan niệm hà khắc của xã hội về trinh tiết và đức hạnh của người con gái được thể hiện qua những từ chỉ trạng thái ngăn chặn, đóng kín, cắt đứt: ―khóa‖, ―then‖,

―rấm‖,… Trạng thái phong bế này nhằm ngăn chặn người con gái ngây thơ tiếp xúc với những cám dỗ nguy hiểm từ thế giới đàn ông, cho thấy ngay từ khi còn rất trẻ, người phụ nữ trong xã hội phong kiến đã phải chấp nhận quá trình “quản trị” trinh tiết của lễ giáo, theo đó, trinh tiết là cái ngoài thân, là thứ không còn thuộc sở hữu riêng của nữ giới nữa. Trinh tiết và quan niệm về trinh tiết được hình thành do đàn ông, vì đàn ông. Việc giữ gìn trinh tiết không phải vì mình, mà để dành cho một đấng, bậc xứng đáng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Một quan niệm đạo đức gắn liền với nhân vật nữ có tính xuyên suốt các tác phẩm thời kỳ này là về quan niệm về lòng trung thành. Sự trung thành tự nguyện và

tuyệt đối là phẩm chất đạo đức đặc biệt nổi trội ở các nhân vật nữ trong các khúc ngâm có đề tài cung oán, khuê oán. Việc mượn giọng, nhập vai người phụ nữ xa chồng được xem như một chiến lược che giấu thái độ kín đáo của các tác giả nhà nho nam giới với tư cách bề tôi trong quan hệ với quân vương. Đồng thời, trung thành cũng là phẩm chất nhằm “ngụy trang” cho các tư tưởng về dục tính phóng khoáng có tính chất phi truyền thống hoặc các cấm kỵ ở bề sâu của các tác phẩm.

Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX dưới góc độ giới - 12

Người cung nữ khi bị thất sủng, bị bỏ rơi phũ phàng, sau tất cả những than van, oán trách, tủi hờn xen lẫn nhớ nhung, mong ước; vẫn mơ tưởng tha thiết tới lúc được gặp lại quân vương: “Khi trận gió lung lay cành bích/ Nghe rì rầm tiếng mách ngoài xa/ Mơ hồ nghĩ tiếng xe ra”, “Khi bóng nguyệt chênh vênh trước ốc/ Nghe vang lừng tiếng giục bên tai/ Đè chừng nghĩ tiếng tiều đòi‖, Phòng khi động đến cửu trùng/ Giữ sao cho được má hồng như xưa‖. Việc chăm chút cho mình giờ đây chỉ còn mang một ý nghĩa duy nhất là chờ đến ngày được gặp lại, nhan sắc dù héo mòn của nàng cung nữ vẫn còn có thể dâng hiến, phục vụ đấng quân vương.

Như nàng chinh phụ vẫn chờ đợi chồng trở về, và thậm chí nguyện làm chiếc bóng để đi theo chồng mọi lúc: “Xin làm bóng theo cùng chàng vậy/ Chàng đi đâu cũng thấy thiếp bên‖, Chàng nương vầng nhật, thiếp nguyền/ Mọi bề trung hiều, thiếp xin vẹn tròn‖. Và không chỉ biểu hiện phẩm chất trung thành, qua những câu thơ này, các nhân vật nữ được khắc họa đậm nét ở khía cạnh tuân phục “chữ tòng” theo đúng quan niệm của Nho giáo. Đi theo chồng, ở bên chồng và phục vụ cho chồng được xem như nghĩa vụ của người phụ nữ, nhưng lại được miêu tả ở trạng thái sẵn lòng, tự nguyện. Nàng Kiều khi thấy Từ Hải “động lòng bốn phương”, cũng xin theo chồng:

―Nàng rằng: Phận gái chữ tòng/ Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi‖. Và khi Từ Hải thất trận, chết đứng giữa trận tiền, Kiều đau đớn khi bị gả cho thổ quan: ―Giết chồng mà lại lấy chồng/ Mặt nào còn đứng ở trong c i đời‖ và trầm mình tự vẫn dưới sông Tiền Đường. Ngoài ra, ở Truyện Hoa Tiên, các phát ngôn về chữ trinh, về đạo lý cũng thường được các nhân vật nữ phát ngôn xuyên suốt tác phẩm: “Chữ trinh là phận thuyền quyên/ Ôm cầm ấy, lại qua thuyền nào ru!‖, Hiếu trinh riêng những gồm đôi, Ơn nhà hãy trước, nghĩa người thì sau‖, ―Tưởng rằng trong đạo thường kinh, Thân bồ liễu lấy chữ trinh làm lề‖.

Điều này là minh chứng cho thấy dù có những yếu tố phóng khoáng trong việc miêu tả tình yêu hay khát khao hạnh phúc lứa đôi, thì phần lớn các truyện Nôm tài tử giai nhân vẫn đi theo con đường truyền thống: xây dựng các bộ khung về tiêu chuẩn đạo đức để khuôn gò nhân vật nữ phải chấp hành, thực thi. Những nhân vật như Ngọc Khanh chính là đại diện tiêu biểu cho kiểu nữ tính nổi trội (emphasized femininity) với

việc thực thi một cách kiểu mẫu và tự nguyện tất cả các yêu cầu của lễ giáo dưới sự giám sát vô hình của tư tưởng nam quyền.

Nếu như trong nội bộ cấu trúc nam tính diễn ra quan hệ phụ thuộc – bá quyền thì tương tự như thế, tình trạng ấy cũng diễn ra trong cấu trúc nữ tính. Ngoài kiểu nữ tính nổi trội (emphasized femininity) tuân phục tuyệt đối các chuẩn mực và trật tự giới tính, đặc biệt là sự ổn định, thống trị của nam tính bá quyền trong quan niệm của Connell; có thể chỉ ra các cặp đối lập trong cấu trúc nữ tính như âm tính – dương tính, mạnh mẽ - yếu đuối, bá quyền – phụ thuộc... Mặc dù nữ tính so với nam tính luôn mang vị thế âm tính, ngoại biên, phụ thuộc; nhưng tùy theo các hoàn cảnh khác nhau mà trật tự ấy có thể thay đổi. Người vợ trong gia đình là âm tính so với chồng nhưng lại dương tính so với tỳ thiếp: có vị thế cao và chính thức hơn, được tôn trọng hơn, được chồng và gia đình chồng nể trọng, có đặc quyền sinh con nối dõi và thừa hưởng kinh tế... Trường hợp Hoạn Thư (thê) và Kiều (thiếp) chính là mối quan hệ thê – thiếp như vậy, xoay quanh nhân vật nam chính là Thúc Sinh. Là người ra tay cứu vớt Kiều khỏi lầu xanh, cho Kiều một danh phận (dù lẽ mọn); Thúc Sinh đương nhiên có vai trò như “ông chủ” của Kiều, mang đậm tính chất dương tính. Nhưng trong quan hệ với Hoạn Thư, thì Thúc Sinh lại nhanh chóng trở về trạng thái âm tính, thua kém hơn, do nhiều nguyên do: Thứ nhất, thấp kém hơn về địa vị xã hội (Hoạn Thư là con quan Lại bộ trong khi Thúc Sinh chỉ là thương nhân); thứ hai, Thúc Sinh đã vi phạm lễ giáo (nạp thiếp – cưới vợ lẽ mà không thông qua vợ cả, không được vợ cả chấp thuận); thứ ba, cố tình che giấu mối quan hệ mà không thông báo cho vợ cả được biết. Trong luật pháp và lễ giáo phong kiến, việc nạp thiếp phải được thê chấp thuận cho dù người chồng cố tình lấy thiếp mà bỏ qua sự đồng ý của người vợ. Trong nhiều trường hợp, đa phần thiếp là do thê cưới về cho chồng, nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục cho người đàn ông và thực hiện các công việc lao động khác của gia đình. Thúc Sinh lén lút cứu vớt Kiều, đinh ninh rằng mối quan hệ này xa xôi nên Hoạn Thư khó biết. Khi Hoạn Thư đánh ghen, Thúc Sinh rụng rời nhưng không dám/không thể phản ứng, cũng không thể ra tay cứu vớt Kiều một lần nữa. Sự yếu đuối, hèn nhát của Thúc Sinh thể hiện qua phản ứng: “Sợ quen dám hở ra lời/ Khôn ngăn giọt ngọc sụt sùi nhỏ sa”, “Nữa khi dông tố phũ phàng/ Thiệt riêng đấy cũng lại càng cực đây/ Liệu mà cao chạy xa bay/ Ái ân ta có ngần này mà thôi‖. Như thế, dù ở địa vị chồng, Thúc Sinh lại mang vị thế bị động, yếu ớt so với Hoạn Thư, thậm chí được miêu tả như người đàn ông bị “nữ tính hóa”. Còn Hoạn Thư trong vai người vợ giành lại uy quyền của lễ giáo gia phong, bộc lộ tính cách mạnh mẽ, bạo liệt, “sâu sắc nước đời”, nhiều mưu chước, sẵn sàng làm những việc phóng hỏa đốt nhà, bắt người ném xác, xét xử lập nghiêm... khiến

cả Kiều lẫn Thúc Sinh kinh sợ. Đây chính xác là mẫu hình nữ tính mạnh mẽ trong cách phân loại của văn hóa Trung Quốc, một thứ nữ tính có xu hướng nam tính hóa, mang tính chất bá quyền. Việc đòi hỏi và lập lại trật tự gia phong của Hoạn Thư không sai, do địa vị chính đáng của người vợ cả, song cách ứng xử và cơn ghen khủng khiếp của nhân vật này biểu hiện một thứ nữ tính bạo liệt, lý trí, gần với các phẩm chất của nam tính. Việc xây dựng hình tượng Hoạn Thư “ở vào khuôn phép, nói ra mối giường” là biểu hiện cao độ của việc tuân thủ diễn ngôn truyền thống về nữ tính. Tuân thủ các nguyên tắc về đạo đức, bảo vệ gia phong, thực thi mọi biện pháp để lập lại trật tự… Hoạn Thư là cấu trúc nữ tính nổi trội theo quan điểm của Connell.

Một vai xã hội đặc thù nữa trong Truyện Kiều là người vợ. Thúy Vân, Thúy Kiều và Hoạn Thư đều là những người phụ nữ được ấn định trong vai trò người vợ, và họ đều có những điểm chung. Trước hết, họ đều được mô tả với hoàn cảnh gia đình, vẻ đẹp, tài năng và phẩm chất đạo đức nổi trội. Hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều sinh ra trong gia đình trung lưu ―êm đềm trướng rủ màn che‖, Hoạn Thư là con quan Lại bộ. Tuy Nguyễn Du không miêu tả nhan sắc của Hoạn Thư, nhưng về tài năng, thì nàng cũng không kém cạnh. Nếu như Kiều ―Thông minh vốn sẵn tính trời‖ thì Hoạn Thư cũng giỏi giang, bản lĩnh không kém mà chính Kiều cũng từng thừa nhận: Người đâu sâu sắc nước đời. Không những thế, Thư còn là người biết đạo lí, biết thương tài (nhiều lần cảm động trước tài năng và số phận của Kiều).

Điểm thứ hai cho thấy Nguyễn Du đã tuân thủ các đặc điểm của vai trò giới rất nghiêm nhặt là để cho ba người vợ sẵn lòng cam chịu, hi sinh, nhẫn nhục vì chồng, vì gia đình. Thúy Vân âm thầm sống bên một người chồng hờ hững như Kim Trọng, dù đã trải qua mười lăm năm mà vẫn không nguôi nhớ tình xưa: Khi ăn ở, lúc ra vào/ Càng âu duyên mới, càng dào tình xưa/ Nhớ nàng, nhớ đến bao giờ / Tuôn châu đòi trận, vò tơ trăm vòn / Có khi vắng vẻ thư phòng / Đốt lò hương, giở phím đồng ngày xưa. Hoạn Thư phải làm vợ Thúc Sinh - một kẻ bạc nhược, phản bội nhưng vẫn phải cam chịu để gìn giữ gia phong. Việc Hoạn Thư chỉ trừng phạt Kiều cho dù lỗi thuộc về Thúc Sinh cũng ngầm khẳng định việc bảo đảm trật tự đạo đức truyền thống: chỉ phụ nữ là người có lỗi, còn đàn ông vô can trong việc ngoại tình, thê thiếp. Việc không trừng phạt Thúc Sinh còn là để giữ thể diện cho gia đình: Xấu chàng thì có ai khen chi mình. Thúy Kiều phải nhiều lần làm vợ (vợ hờ Mã Giám Sinh, vợ lẽ Thúc Sinh, phu nhân Từ Hải) nhưng dù ở địa vị nào, Kiều cũng không bao giờ vượt rào. Nàng chịu thất thân với Mã Giám Sinh cũng vì tuân phục bổn phận người vợ, khi cưới Thúc Sinh, chấp nhận chịu đòn roi dù chỉ được ―cam bề tiểu tinh‖. Tuân phục trật tự lễ giáo là vậy, cam chịu vì chồng là vậy, nhưng cả Thúy Vân, Thúy Kiều và Hoạn Thư đều không hạnh phúc. Thúy Vân

sống cuộc đời không tình yêu với chàng Kim, âm thầm thực hiện nghĩa vụ nối duyên mà Thúy Kiều giao phó, dù rằng cảnh ―thê nhi một đoàn‖, ―một sân quế hòe” gợi ra cảnh sống sum vầy, sung túc, nhưng là theo cái chuẩn mực của đạo đức phong kiến. Cả Truyện Kiều, không thấy đâu dấu vết miêu tả tình yêu giữa nàng và Kim Trọng.

Với Thúy Kiều, trong những lần làm vợ, dù nàng có hạnh phúc nhưng vô cùng ngắn ngủi. Nàng thất thân với kẻ buôn người mà ngỡ là chồng, lấy phải người chồng nhu nhược không thể bảo vệ được mình khiến nàng phải chịu đòn roi tàn khốc, phải tự tìm cách thoát thân, đến khi tưởng ở trên tột đỉnh vinh hoa mà chỉ một phút sai lầm đã khiến chồng thất trận dẫn đến vong thân. Kiều chính là hóa thân của nỗi khổ đau tột cùng của những thân phận người vợ bé mọn, trôi dạt trong xã hội xưa. Hoạn Thư cũng là một người vợ khổ đau: Giống như Thúy Vân, nàng sống trong bi kịch hôn nhân không tình yêu. Thúc Sinh sợ vợ, tình cảm mà Thúc Sinh dành cho Hoạn Thư không phải là tình yêu mà là sự chấp nhận lễ giáo. Tất cả những hành xử của nàng đều nhằm một mục đích duy nhất là giữ gìn lễ giáo, gia phong. Nhưng khác với Thúy Vân, nàng bị Thúc Sinh phản bội. Suy cho cùng, sự tàn độc của Hoạn Thư khi đánh ghen thể hiện chính nỗi bất lực và đau khổ của nàng.

Khá tương đồng với hình tượng người vợ trong Truyện Kiều, ở một số tác phẩm văn xuôi chữ Hán, các tác giả nam giới cũng đã xây dựng những chân dung người vợ tuân thủ “tam tòng, tứ đức” theo chuẩn mực Nho giáo. Truyện Lan quận công phu nhân trong Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh ghi chép về người con gái út vâng lời cha một cách tuyệt đối, đồng ý khi được gả về cho anh trò nghèo: ―Nàng út không chịu nghe lời cha, đứng trong rèm ngó ra để xem mặt Nguyễn Thực: ―Là con gái, con đâu dám tự ý kén chồng? Cha bảo lấy ai tức là lấy người ấy, sao lại đi nhìn trộm đàn ông?‖ Và sau khi lấy chồng rồi, nàng út từ bỏ thân phận tiểu thư khuê các, chấp nhận cuộc sống nghèo khó của vợ kẻ hàn nho để đồng cam cộng khổ với chồng mong đến ngày hiển đạt: ―Con là vợ kẻ hàn nho, không thể so với lúc còn ở nhà‖. Vâng lời, nàng cởi bỏ các đồ lộng lẫy xa hoa, mà mặc quần áo vải thô, tự mình đi gánh nước. Chồng đọc sách, vợ dệt vải đến khuya vẫn chưa đi nghỉ‖. Người thứ thất được Ngô Thì Sĩ miêu tả lại trong Khuê ai lục cũng với ―tư dung xinh đẹp kiều diễm, vóc người nhỏ nhắn, da tóc sáng tươi; tính trầm tĩnh ít nói‖, ―hóm hỉnh mẫn tuệ‖, ―vẻ người, nét mặt đoan chính, phong độ cẩn trọng nghiêm trang‖, ―đoan chính, trọng hậu‖, ―trong chốn buồng the, tuy được chồng yêu dấu đủ điều mà chưa từng có vẻ nũng nịu‖.

Truyện Hiền phụ (Vợ hiền) trong Sơn cư tạp thuật kể về cô gái con nhà giàu, hai mươi tuổi ―vẫn còn thêu thùa trong chốn khuê phòng‖ vì không ưng ý ―đám con trai nhà quyền quý, trong bụng không có lấy một giọt mực, chỉ khoe mẽ áo quần, tô

điểm ngựa xe để chưng diện với nhau‖. Và tương tự như truyện Lan quận công phu nhân, cô gái sau khi lấy chồng thì ngay lập tức tỏ rõ “phong thái” của vợ kẻ hàn sĩ, một lòng giúp chồng ăn học: ―Mọi thứ giấy bút cần thiết cứ mặc thiếp lo liệu. Nếu không thì thiếp không thể làm vợ chàng được‖. Ý thức về việc nữ sắc có thể làm ảnh hưởng đến con đường học hành của chồng, nàng nhất quyết ngủ ở buồng riêng và phát biểu: “Tình nghĩa trăm năm còn nhiều ngày. Xin chàng hãy gắng sức học hành cho đến ngày thành đạt. Như thế mới mong khỏi bị người ta chê cười‖ hay ―Nếu nửa chừng bỏ dở thì thiếp còn mặt mũi nào mà gặp gỡ chàng nữa‖. Quyết liệt hơn, tác giả nam giới còn để cho nàng thực thi vai trò “vợ hiền” bằng những hành động cụ thể: tìm thầy học cho chồng, “xin thầy ra bài học nghiêm ngặt‖, ―sớm tối bắt anh ta ở trong trường cho đến lúc công phu thành thục rồi thì mới có thể cho về được‖. Với những tư tưởng và hành động chăm lo cho chồng như thế, người con gái trong Hiền phụ được mọi người khen là “người vợ hiền”, phần nào cho thấy quan niệm về đức hy sinh, về việc “tôn thờ”, “phụng sự” cho chồng đã trở thành tiêu chuẩn để đánh giá người phụ nữ trong xã hội nam quyền trong khi các phương diện về đời sống cá nhân, tình cảm, tình yêu hoàn toàn không được đề cập.

Tuy nhiên, không phải tác phẩm nào cũng giữ nguyên cách miêu tả hình tượng người vợ như vậy. Địa vị của người vợ trong gia đình phong kiến xưa còn phải phụ thuộc vào giai cấp, hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình… Truyện Ca nữ họ Nguyễn trong Lan Trì kiến văn lục lại ghi chép về người mẹ kế “ăn ở chẳng hiền lành” và chế ngự chồng: ―Bà bắt cậu bỏ học để đi chăn trâu. Khi cậu mười lăm mười sáu tuổi, bà lại bắt cậu phải cày bừa, gánh phân, cuốc đất, còn mắng nhiếc thậm tệ. Các thức ăn ngon, các đồ mặc đẹp, bà đều cất dùng riêng. Lân phải lam lũ, cơm hẩm cà thâm, ít bữa được ăn no. Bố Lân cũng không thể che chở cho cậu được (…) Xưa kia, khi Lân mới bỏ nhà đi, mẹ kế cho rằng như vậy là đã nhổ được một cái gai trước mắt, rút được một chiếc đinh dưới chân. Bố Lân bị vợ chế ngự, cũng không dám đi tìm con, chỉ hỏi thăm những người quanh làng mà thôi‖. Như vậy, vai trò giới thực sự của người phụ nữ trong gia đình phong kiến sẽ có phần khác biệt và không thể hoàn toàn tương đồng với sự phản ánh trong tác phẩm văn chương. Ở gia đình truyền thống Việt Nam, đặc biệt là khu vực nông thôn, người vợ vẫn đóng vai trò là “nội tướng”, nắm giữ, kiểm soát kinh tế cũng như điều hành một số công việc chính trong nhà, do vậy mà tiếng nói của họ, ở một phương diện nào đó, có thể không bị lép vế so với chồng.

Cũng trong Sơn cư tạp thuật, truyện Gái hóa trai bằng việc tường thuật các hiện tượng biến đổi giới đã thể hiện rõ các quan niệm về đạo đức và vai trò giới: Thị Viết sau khi ―hóa thành hình của đàn ông‖ thì ―xin quan cho trở về phía cha mẹ để

nối d i tông đường‖ vì ―cha mẹ chị ta sinh toàn con gái‖; người con gái họ Trần vì cho rằng cha mình nghèo, lại không có con trai nên định không đi lấy chồng để nuôi cha, ―đau đớn cho tấm thân là gái, không may mắn được làm trai, đến nỗi cha già không nơi nương tựa‖. Sự cực đoan của các tác giả nhà nho khi lồng ghép vào các hiện tượng có thể thuần túy mang đặc trưng sinh học (sau khi loại bỏ các yếu tố kỳ ảo) những tư tưởng về vai trò giới cho thấy áp lực về đạo đức, bổn phận đã đè nặng lên con người thời trung đại, cả ở phía nam và nữ giới. Cho nên việc biến đổi giới ở đây hoàn toàn không liên quan gì đến câu chuyện bình đẳng giới hay giải phóng phụ nữ, mà thuần túy đề cao câu chuyện trung - hiếu - tiết - nghĩa như một khuyến dụ mà thôi. Ngoài ra, tác giả của Sơn cư tạp thuật còn lồng vào câu chuyện này thái độ phê phán những người phụ nữ tham chính, lộng quyền trong lịch sử: ―Lại như thái phi của Nghị Tổ (Trịnh Doanh) là Nguyễn Thị Vinh; tuyên phi của Thánh Tổ (Trịnh Sâm) là Đặng Thị Huệ, đều là những người ở chốn cung sâu mà lộng quyền gây loạn, làm cho triều chính đi tới chỗ đổ nát. Đó cũng chính là sự ứng nghiệm về điều phụ nữ tham chính‖.

Như vậy, ở một số khía cạnh, sự miêu tả người phụ nữ trong các tác phẩm văn học thời kỳ này vẫn nằm trong khuôn khổ của những quan niệm về nữ tính và đạo đức truyền thống. Hay nói cách khác, thực chất là cách tả các yếu tố nữ tính theo quan niệm đạo đức truyền thống dựa vào thi pháp truyền thống, có thể giúp che đậy các tư tưởng phi chính thống về giới mà tác giả có thể đưa vào hình tượng nhân vật . Các tác giả nhà nho nam giới đã xây dựng môi trường nữ tính, biểu hiện nhuần nhị nữ tính để gắn chặt các khuôn mẫu giới và những điều cấm kỵ với người phụ nữ, ngăn trở họ thực hiện những điều trái ngược hoặc vượt thoát hoàn cảnh, giải phóng chính mình khỏi bức màn nữ tính bủa vây (nữ tính như là sự tòng phục, chấp nhận, chờ đợi; nữ tính gắn với đức hạnh, thủy chung).

b) Hình tượng liệt nữ

Mô hình ứng xử “liệt nữ” là sản phẩm của xã hội nam quyền trong đó đề cao sự phụ thuộc của phụ nữ vào nam giới, đề cao vấn đề trinh tiết và sở hữu độc quyền của người đàn ông về mặt trinh tiết đối với một hay một số phụ nữ. Sự nghiệt ngã của chế độ nam quyền đã bó chặt người phụ nữ trong vô thức về sự bảo toàn trinh tiết, dẫn đến những ứng xử cực đoan để khẳng định tiết hạnh của giới nữ. Đồng thời, sự tán dương, khen thưởng, lưu truyền, nêu gương các liệt nữ cả trong sử sách cũng như văn chương đã tạo ra một truyền thống, một mô hình ứng xử được vạch sẵn cho người phụ nữ và cuộc đời hay thân xác của họ dường như nằm trọn trong sự phán xét của nhà nho nam giới. Trong văn học giai đoạn trước, hình tượng liệt nữ đã có quá trình phát triển từ Mỵ Ê đến loạt nhân vật của Truyền kỳ mạn lục. Đến giai đoạn này, sự phát triển của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022