Xu Hướng Phát Triển Giáo Dục Vùng Khó Khăn Tỉnh Thái Nguyên Đến 2015.


Những thách thức này sẽ dần dần và tất yếu chuyển thành vấn đề quan trọng hàng đầu chiếm ưư thế trong chương trình ngh ị sự về chính sách giáo dục trong một vài năm tới và cho đến năm 2015. Sẽ mất một thời gian để tìn ra, chuẩn bị và thực hiện hành động cần thiết để giải quyết những thác thức này. Vì vậy cần phải bắt đầu thực hiện hành động phù hợp càng sớm càng tốt. Điều này sẽ đảm bảo việc phát triển giáo dục vùng khó khăn được cân đối trong tương quan tác động lớn.

2.4 Xu hướng phát triển giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên đến 2015.

Xuất phát từ tầm nhìn giáo dục quốc gia “ Giáo dục là nền tảng cho sự phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, “ Cần có sự thay đổi toàn diện và triệt để trong giáo dục”

Nội dung này được nêu trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010.

Xu hướng phát triển giáo dục vùng khó khăn của tỉnh được trình bày dưới hình thức các mục chiến lược sau:

Mục tiêu 1: Chuyển từ lượng sang chất.

Mục tiêu 2: Củng cố, duy trì phổ cập kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và THCS

Mục tiêu 3: Tạo cơ hội học tập suốt đời

Mục tiêu 4: Huy động sự tham gia đầy đủ của cộng đồng - mọi người vì giáo dục.

Mục tiểu 5: Đảm bảo quản lý hiệu quả và sử dụng tốt nguồn lực

2.5 Nhận xét chung về thực trạng của giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên.

* Mặt mạnh:


- Nhận thức về giáo dục - đào tạo của nhân dân các vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa đã đư ợc nâng lên. Hệ thống văn bản chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương đã t ạo hành lang pháp lý cho các cấp ủy, chính quyền đầu tư về con người và vật chất cho giáo dục như chế độ chính sách cho CBQL, giáo viên miền núi được ưư tiên hơn hẳn về lương và hỗ trợ cho đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

- Môi trường giáo dục giữa gia đình - nhà trường và xã hội đã có kết quả rò nét. Cùng với sự đầu tư của nhà nước, của các dự án,… đã làm thay đổi về nhận thức, cảnh quan và các hoạt động của nhà trường

- Hệ thống mạng lưới các trường Tiểu học, THCS được bố trí khá hợp lý, mỗi xã có ít nhất một trường Tiểu học, một trường THCS, mỗi huyện có ít nhất một trường THPT. Hiện nay ở các vùng khó khăn này ãđ có 68 trư ờng Tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở các bậc học, và nhiều trường có điều kiện để đầu tư xây dựng thành trường chuẩn Quốc gia giai đoạn mới.

- Chất lượng giáo dục - đào tạo đã được nâng dần trên một số mặt như: nề nếp, kỷ cương dạy và học đều có chuyển biến đi lên, số lượng học sinh bỏ học đã giảm, tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh tiên tiến ngày một tăng cao.

- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cơ b ản đủ về số lượng, chủng loại, đa số là người địa phương, cóý trí vươn lên th ực hiện chuẩn hóa và ngày càng nâng cao chất lượng.

- Về cơ sở vật chất trường học: Đối với các trường THPT đều đã được đầu tư xây dựng nhà cao tầng. Các trường THCS, Tiểu học đang từng bước được đầu tư kiên cố hóa, tỷ lệ phòng học trên lớp đạt cao đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của đổi mới chương trình giáo d ục phổ thông và trực tiếp tạo ra chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo nhanh. Hiện nay và những năm tới có nhiều chương trình và đ ề án về xây dựng CSVC trường học ở Thái nguyên như: Chương ìtnrh 135/CP c ủa chính phủ cho các xãđ ặc biệt khó


khăn, chương trình kiên c ố hóa trường lớp và nhà công vụ cho giáo viên theo Quyết định số 20/CP của Chính phủ, Các chương trình m ục tiêu của Bộ Giáo dục - đào tạo, chương tìrnh xóa phòng h ọc tạm, phòng học còn thiếu của tỉnh… đảm bảo cơ sở vật chất để thực hiện chất lượng giáo dục - đào tạo.

* Khó khăn, hạn chế

+ Về khách quan:

- Do đặc điểm địa hình, khí hậu, nên tỷ lệ học sinh đến trường còn thấp so với vùng thành thị, đồng bằng.

- Nhiều vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa có phong tục tập quán, thói quen và sự hiểu biết về giáo dục còn hạn chế. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp

- Sự phát triển giáo dục của từng vùng còn sự chênh lệch lớn giữa đô thi và vùng sâu, vùng xa, giữa các dân tộc.

+ Về chủ quan:

- Quy mô giáo dục phát triển nhanh song chưa tương xứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Hệ thống trường dân tộc nội trú còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của đồng bào dân tộc thiểu số.

- Chưa có hệ thống trường bán trú cho học sinh ở xa trường.

- Việc đầu tư CSVC cho giáo dục chưa mạnh, chưa cân đối với nguồn ngân sách chi cho con người. Nhất là nguồn chi cho hoạt động chuyên môn rất thấp .Vấn đề đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học còn chậm, còn trông chờ ỉ lại nhà nước, một số huyện chưa đáp ứng được yêu cầu của người đi học.

- Đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ về chủng loại, thiếu giáo viên dạy các môn âm nhạc, họa, giáo dục công dân..., một số huyện phải sử dụng giáo viên dạy các môn khác hoặc hợp đồng ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu phát triển của


địa phương. Do vậy chất lượng chuyên môn không cao, Mặt khác do được bao cấp nên CBQL và giáo viên có tư tưởng hưởng thụ, ít năng động, sáng tạo.

- Chất lượng giáo dục chưa toàn diện thiên về dạy chữ hơn dạy người và dạy nghề, một số giáo viên còn bộc lộ những yếu kém nhất định trong chuyên môn, vì vậy vẫn ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện, nhất là chất lượng văn hóa.

- Công bằng xã hội trong GD-ĐT chưa thực hiện đầy đủ, khoảng cách trình độ phát triển GD-ĐT giữ các vùng miền còn khó khăn.

- Đội ngũ cán b ộ quản lý ở cấp phòng giáo dục huyện còn mỏng và năng lực hạn chế. Một số phòng giáo dục - đào tạo chỉ có 1 cán bộ phòng phụ trách từng cấp học trong khi đó địa bàn rộng, đi lại khó khăn, dẫn đến việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện , hướng dẫn và kiểm tra, đánh giá các hoạt động

Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế

- Các cấp ủy Đảng, các cơ quan quản lý Nhà nư ớc và xã hội mặc dù đã có những nhận thức đầy đủ những lại thiếu đi những chủ trương, giải pháp và điều kiện để thúc đẩy giáo dục phát triển. nguồn kinh phí cho giáo dục - đào tạo tại địa phương mặc dù chiếm 1/3 ngân sách địa phương nhưng đa phần để tra lương và phụ cấp nên phần chi khác quá thấp ( trên dưới 10% )

- Tỉnh Thái Nguyên còn nghèo thu khônđg ủ chi nguồn tài chính cho

giáo dục - đào tạo còn eo hẹp, các thiết bị cơ sở vật chất đều thiếu thốn trong lúc quy mô GD-ĐT tăng nhanh.

- Các vùng khó khăn giao thông bị chia cắt nhiều, đi lại khó khăn, phải đối mặt với bão lũ, s ạt lở hàng năm; do vậy việc đi học của các em không thuận lợi


CHƯƠNG 3

XÂY DỰNG KHUNG NỘI DUNG TIÊU CHÍ DỰ BÁO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÙNG KHÓ KHĂN


3.1. Những căn cứ để xây dựng khung tiêu chí dự báo phát triển giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên đến 2015

Dự báo phát triển giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái nguyên thực chất là lựa chọn và xác định các mục tiêu phát triển ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của hệ thống giáo dục cùng với những con đường, biện pháp chủ yếu để đạt được mục tiêu đó. Mỗi dự báo phát triển giáo dục đều tương ứng với những điều kiện nhất định trong một giai đoạn nhất định của một tỉnh và một nước ( điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... ) vận dụng tiếp cận hệ thống trong công tác dự báo phát triển giáo dục đòi hỏi phải xem xét giáo dục như một hệ thống và hệ thống này nằm trong hệ thống rộng lớn đó là hệ thống xã hội do đó khi làm dự báo phát triển giáo dục phải xuất phát từ những căn cứ, văn bản của Chính phủ, Bộ Giáo dục và của địa phương .

Việc xây dựng nội dung khung tiêu chí dự báo phát giáo dục vùng khó khăn là một vấn đề khó đòi hỏi một quá trình tư duy , suy nghĩ và có phương pháp khoa học về một vấn đề phức tạp ( giáo dục vùng khó khăn ) trong phạm vi luận văn, chúng tôi xác định các vấn đề dưới dạng phác thảo.

a) Văn bản của Chính phủ

- Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001 - 2010.

- Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo.

- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 - 2010

- Chương trình kiên cố hóa trường lớp giai đoạn II từ nă 2008-2013.

- Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ

- Mục tiêu phát triển của Việt Nam trực tiếp dựa vào mục tiêu phát triển thiên niên kỷ


- Các quyết định của Chính phủ liên quan đến giáo dục cho mọi người ( ví dụ như về lương, 7 chương trình mục tiêu quốc gia).

b) Các văn bản của Bộ Giáo dục và đào tạo

- Dự án phát triển giáo dục tiểu học.

- Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

- Dự án phát triển giáo viên tiểu học

- Dự án phát triển giáo dục THCS II

- Dự án phát triển giáo viên phổ thông

c) Các văn bản của địa phương.

- Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010

- Quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo tỉnh Thái Nguyên đến 2010

* Tài liệu tạm thời của Sở Giáo dục và đào tạo

- Dự thảo Điều chỉnh quy hoạch phát triển GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 và định hướng đến 2020

3.2 Các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể phát triển giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên đến 2015.

3.2.1. Các mục tiêu:

- Tạo điều kiện tiếp cận giáo dục tiểu học có chất lượng và phù hợp với điều kiện kinh tế tới tất cả các em là học sinh dân tộc thiểu số, trẻ em thiệt thòi và trẻ em gái.

- Đảm bảo tất cả các em đều hoàn thành chu trìnhđ ầy đủ 5 lớp của bậc giáo dục tiểu học.

- Mở rộng cơ hội tiếp cận với giáo dục THCS, THPT có chất lượng và phù hợp với điều kiện kinh tế tới tất cả các em là học sinh dân tộc thiểu số, trẻ em thiệt thòi và trẻ em gái.

- Đảm bảo tất cả các em đều hoàn thành chu trìnhđ ầy đủ 4 lớp của bậc

THCS


- Đảm bảo sự chuyển tiếp từ phát triển về lượng sang giáo dục tiểu học có chất lượng nhằm đạt được thành tích cao trong học tập, bắt đầu áp dụng một mức chất lượng cơ bản cho trường ở tất cả các trường tiểu học.

- Nâng cao chất lượng giáo dục THCS, THPT và sự phù hợp với kết quả học tập

- Tăng cường công tác quản lý và cải tiến chức năng hoạt động thường ngày của giáo dục tiểu học, THCS, THPT

- Đảm bảo thực hiện cải cách và phát triển ngành một cách toàn diện đặc biệt là vấn đề phân cấp quản lý nhà nư ớc và hình thành chu trình giáo dục từ tiểu học đến THPT liên tục và chuyển tiếp từ lượng sang chất.

- Củng cố duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, THCS và tiến tới phổ cập bậc trung học phổ thông có chất lượng và trong khuôn khổ chi phí cho phép.

- Tiếp tục tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở vùng khó khăn.

3.2.2 Các chỉ tiêu cụ thể:

* Các chỉ tiêu về tiếp cận.

- Đến năm 2010 tỷ lệ huy động học sinh tiểu học trong độ tuổi ( 6-10 ) 98%, học sinh THCS trong độ tuổi ( 11-14) là 95%, tỷ lệ học sinh THPT trong độ tuổi ( 15-17) là 70% và đến 2015 tỷ lệ huy động học sinh tiểu học trong độ tuổi ( 6-10 ) 99%, học sinh THCS trong độ tuổi ( 11-14) là 99%, tỷ lệ học sinh THPT trong độ tuổi ( 15-17) là 75%

- Đến năm 2010, có ít nhất 1 trường phổ thông Dân tộc nội trú được xây mới và đến năm 2015 có ít nhất 2 trường phổ thông dân tộc nội trú bậc THCS được xây mới để tạo điều kiện cho con em dân tộc được tiếp cận giáo dục và hưởng chính sách của nhà nước.


- Đến năm 2010 xây dựng hoàn chỉnh 4 trường THPT tại 2 huyện Vò Nhai và Đại Từ và đến 2015 xây dựng mới 2 trường THPT công lập tại 2 huyện Định Hóa và Phú Lương

- Tỷ lệ lưu ban (lớp 1-5) giảm xuống 1,7 vào năm 2010 và 1,0% vào 2015; Tỷ lệ bỏ học (lớp 1-4) giảm xuống 1,5 vào năm 2010 và 1,0% vào năm 2015

- Tỷ lệ lưu ban (lớp 6-7) giảm xuống 2,0% vào năm 2010 và 1,5% vào 2015; Tỷ lệ bỏ học (lớp 6-8) giảm xuống 2,0 vào năm 2010 và 1,5% vào năm 2015.

Bảng 15 Chỉ tiêu giáo dục cơ bản


Các chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2010

Năm 2015

Chỉ tiêu

của tỉnh đến 2015

- Tỷ lệ học sinh tiểu học trong độ tuổi

97%

98%

99%

100%

- Tỷ lệ lưu ban học sinh tiểu học

1,9

1,7%

1,0%

0,5%

- Tỷ lệ bỏ học học sinh tiểu học

1,8

1,5%

1,0%

0,8%

- Tỷ lệ học sinh THCS trong độ tuổi

92%

95%

99%

99%

- Tỷ lệ lưu ban học sinh THCS

2,2%

2,0%

1,7%

1,5%

- Tỷ lệ bỏ học học sinh THCS

2,5%

2,2%

1,8%

1,5%

- Tỷ lệ học sinh THPT trong độ tuổi

67%

70%

75%

80%

- Tỷ lệ lưu ban học sinh THPT

2,9

2,4

2,1

2,0

- Tỷ lệ bỏ học học sinh THPT

3,4

3,2

2,8

2,5

- Xây dựng mới trường PTDT nội trú

bậc THCS

1

1

2

3

- Xây dựng mới trường THPT

2

1

2

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Xây dựng nội dung khung tiêu chí dự báo phát triển giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên đến 2015 - 8

( Nguồn: số liệu điều chỉnh quy hoạch phát triển giáo dục tỉnh Thái

Nguyên đến 2010 và định hướng đến 2020)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2022