Xây dựng nội dung khung tiêu chí dự báo phát triển giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên đến 2015 - 10



2013

- Phấn đấu đến 2015 mỗi huyện có 1 trường THPT đạt chuẩn Quốc gia.

- Đến năm 2015 tỷ lệ huy động học sinh vùng đặc biệt khó khăn 70%

Nguồn minh chứng của tiêu chuẩn 2.

- Quy hoạch phát triển giáo dục tỉnh Thái Nguyên đến 2010

- Mô hình vanpro xây dựng kế hoạch trung hạn của tỉnh từ 2006 đến


Tiêu chuẩn 3. Chất lượng, đội ngũ giáo viên, CBQL

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Tiêu chí 3.1. Dự báo đội ngũ giáo viên

- Căn cứ vào số lớp, học sinh đã đư ợc tính toán ở phần dự báo quy mô số lượng

Xây dựng nội dung khung tiêu chí dự báo phát triển giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên đến 2015 - 10

- Tính đến việc điều chỉnh chương trình nội dung môn học như việc mở rộng việc học tin học ngoại ngữ, vi tính, các môn hát nhạc, mỹ thuật, công nghệ, nghề…

- Căn cứ vào định mức giáo viên/ lớp theo quy định hiện hành của nhà nước theo các cấp bậc học để xác định số lượng giáo viên cần bổ sung hàng năm.

Tiêu chí 3.2. Nâng cao chất lượng giảng dạy

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nâng cao năng l ực sư phạm, đẩy mạnh đào tạo chuẩn hóa, nâng chuẩn đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp bằng nhiều hình thức khác nhau.

- Lập kế hoạch tổ chức các lớp bồi dỡng cho giáo viên

- Có kế hoạch hướng hướng dẫn giáo viên tự học, tự nghiên cứu các tài liệu, thông tin khác

- Hàng năm phấn đấu 100% giáo viên các môn được tham dự các lớp tập huấn nâng cao trình độ trong thời 6 ngày


- Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện, hỗ trợ để giáo viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng.

- Có chế độ hỗ trợ giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng

- Từ nay đến 2015, giáo viên tiểu học có 99,9% đạt chuẩn, giáo viên THCS có 99,5% đạt chuẩn, giáo viên THPT có 98,6% đạt chuẩn,

Tiêu chí 3.3 Sử dụng các phương tiện dạy học

Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học.

- Sử dụng các phương tiện dạy học quy định trong chương tìrnh môn học ( trong danh mục thiết bị dạy học môn học )

- Biết lựa chọn và sử dụng phương tiên dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học.

- Sử dụng một cách thành thạo các phương tiện dạy học truyền thống, biết sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại là tăng hiệu quả dạy học.

- Sử dụng một cách sáng tạo các phương tiện dạy học truyền thống kết hợp với sử dụng máy vi tính, mạng internet và các phương tiện hiện đại khác, biết cải tiến phương pháp dạy học và sáng tạo những phương tiện dạy học mới.

Nguồn minh chứng 3

- Bản kế hoạch các hoạt động giáo dục

- Bản điều chỉnh kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2010 và định hướng giáo dục đến 2020.

- Mô hình Vanpro xây dựng kế hoạch trung hạn do bộ giáo dục bằng phần mềm Excel


Tiêu chuẩn 4. Dự báo về cơ sở vật chất và thiết bị trường học

Tiêu chí 4.1. Nhu cầu xây dựng CSVC trường học

Tăng cường cơ sở vật chất trường học là nhiệm vụ cấp bách từ nay đến 2015 có đủ số lớp cho học sinh học.

- Tường rào bao quanh, công có biển trường.

- Đảm bảo tổng diện tích mặt bằng tính theo đầu học sinh một ca 10m2 đối với vùng nông thôn vùng sâu, vùng xa.

- Phấn đấu 60% học sinh tiểu học được học 2 buổi /ngày, đối với THCS 15% học 2 buổi/ ngày

- Từng bước hiện đại hóa nhà trường: như lớp học, sân chơi, bãi t ập, phòng thí nghiệm, nối mạng internet, thiết bị giảng dạy hiện đại

Tiêu chí 4.2. Đầu tư xây dựng hệ thống trường DTNT

- Củng cố các trường DTNT đã có ( DTNT b ậc THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, và mở rộng quy mô trường DTNT Định hóa từ 100Hs lên 250 HS, hoàn chỉnh DTNT bậc THPT tỉnh, ).

- Từng bước thành lập và đầu tư xây dựng mới 3 trường PTDT nội trú cho huyện miền núi: Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ

- Ưu tiên hoàn thành dứt điểm các công trình chuyển tiếp được triển khai xây dựng từ năm 2008 về trước để nghiệm th u, đ ưa vào khai thác sử dụng.

- Dành 35% nguồn kinh phí XDCB tập trung của tỉnh và 50% từ nguồn thu sổ xố kiến thiết để thực hiện chương trình kiên c ố hóa trường, lớp nhà công vụ cho giáo viên theo QĐ 20/2008/QĐ-TTg.

Tiêu chí 4.3. Có đủ phòng bộ môn và hoạt động giảng dạy của nhà trường.

- Các phòng bộ môn phải được xây theo mẫu thiết kế phù hợp với yêu cầu của bộ giáo dục & đào tạo.


- Có đủ thiết bị, dụng cụ thực hành , đồ dùng dạy học, bàn ghế quy cáh riêng, phòng học 45 học sinh/ca/lớp.

- Có hệ thống tủ bảo quản các thiết bị, đồ dùng dạy học, có hệ thống chiéu sáng, cấp nước, thoát nước theo yêu cầu của từng loại phòng.

- Phấn đấu đến 2015 100% các trường có thư viện đạt chuẩn.

Tiêu chí 4.5. Nguồn vốn để thực hiện xây dựng CSVC.

- Nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục

- Nguồn vốn kiên cố hóa giai đoạn II từ năm 2008-2012.

- Nguồn vốn ODA.

- Xây dựng cơ bản tập trung


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Trong một thời gian không nhiều đề tài này đã được thực hiện theo một kế hoạch, trình tự nghiên cứu. trong quá trình nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn chúng tôi xin được rút ra một số kết luận sau đây:

1. Với chức năng, nhiệm vụ cơ bản là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Công tác dự báo có vai trò quan trọng đối với mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực, Dự báo giáo dục có vai trò to lớn trong việc xác định tìm ra quy luật, xu thế phát triển của hệ thống giáo dục của địa phương của đất nước và của toàn thế giới. Dự báo giáo dục là bộ phận then chốt, quan trọng của dự báo phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy trong quản lý giáo dục nó giúp cho nhà quản lý có cơ s ở khoa học, cơ sở thực tiễn cho việc hoạch định chính sách, ra quyết định điều khiển , điều chỉnh trong quản lý, khắc phục yếu kém trong quản lý.

2. Trong quá trình phát triển của đời sống kinh tế - xã hội các hoạt động của giáo dụcvà kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ để giáo dục thực sự đi trước một bước so với phát triển kinh tế xã hội thì công tác dự báo giáo dục là rất quan trọng và cần thiết giúp cho các nhà quản lý giáo dục chủ động trong công tác quản lý và chỉ đạo, thực hiện tốt chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời ký CNH-HĐH đất nước. Dự báo giúp cho việc tìm kiếm được những mục tiêu mới, viễn cảnh mới đem lại tiềm năng tương lai cho nền giáo dục và ra được quyết định đúng đắn cho sự phát triển GD-ĐT về mục tiêu trước mắt, hiện tại và lâu dài.

3. Thái Nguyên là tỉnh miền núi trung du tuy có nhiều lợi thế song không trách khỏi khó khăn về điều kiện địa hình, đ ặc biệt là ở các vùng sâu, vùng cao, để xây dựng nội dung khung dự báo phát triển giáo dục vùng khó khăn là rất quan trọng. Bởi từ thực trạng giáo dục trong qúa khứ, hiện tại đồng


thời với sự tác động của các yếu tố khác nhau nà ta có căn cứ để lựa chọn. Tuy nhiên việc xây dựng khung tiêu chí dự báo là một việc khó nhưng nó rất quan trọng trong việc định hướng phát triển giáo cho các vùng khó khăn.

4. Cơ sở lý luận của dự báo giáo dục và hiện trạng giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên chúng tôi thấy việc xây dựng nội dung khung tiêu chí dự báo phát triển giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên đến 2015 trên địa bàn tỉnh là không thể thiếu được của nhà quản lý.

Hệ thống giáo dục vùng khó của tỉnh Thái Nguyên sẽ được phát triển đồng bộ cân đối cùng với sự phát triển giáo dục ở các vùng thành thị đón đầu sự phát triển kinh tế - xã hội thì hệ thống này phải được quản lý bằng dự báo phát triển có tính khoa học, có tính khả thi.

2.KHUYẾN NGHỊ

Từ nghiên cứu thực tiễn và căn cứ vào kết quả của việc xây dựng nội dung khung tiêu chí dự báo tôi xin được đưa ra một số khuyến nghị sau:

1. Đối với Trung ương

- Tài chính là một trong các yếu tố quan trọng quyết định cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Nó giúp cho việc đảm bảo sự cân đối giữa các điều kiện để thực hiện mục tiêu phát triển sự giáo dục - đào tạo trong đó có giáo dục vùng khó khăn.

- Cần tăng cường đầu tư các dự án, các chương tìrnh m ục tiêu cho ngành giáo dục để thực hiện xây dựng trường lớp kiên cố và các trang thiết bị đáp ứng cho việc đổi mới

- Nhà nước tăng cường các nguồn lực tài chính cho giáo dục có chính sách ưư tiên đầu tư hỗ trợ cụ thể giáo cho dục vùng khó khăn, miền núi, dân tộc ít người. Tăng cường củng cố hệ thống trường lớp, tăng cường CSVC trường học, thực hiện kiên cố hóa trường lớp giai đoạn II nhằm thực hiện hiện đại hóa nhà trường ở các vùng khó khăn.


- Tích cực xây dựng trường lớp cho các cấp học, bậc học để tiến tới tổ chức cho học sinh được học và hoạt động cả ngày tại trường. Xây dựng kiên cố các trường học tại các vùng khó khăn. Bên cạnh đó tăng cường trang thiết bị dạy học phục vụ cho việc đổi mới nội dung chương tìrnh giáo d ục phổ thông. Từng bước tạo điều kiện cho các trường nối mạng Internet.

- Xây dựng thư viện trường học chuẩn cho các vùng, vùng xa ít có điều kiện tiếp xúc. Xây dựng các phòng thí nghiệm, thực hành, phòng bộ môn cho các trường nhằm đáp ứng cho việc đổi mới nội dung chương trình .

- Bộ giáo dục & Đào tạo sớm có chính sách ưư tiên đối với giáo viên giảng dạy vùng sâu, vùng xa, vùng cao, đầu tư thỏa đáng cho giáo dục là đầu tư cho phát triển.

- Tăng cường đầu tư ngân sách chi thường xuyên cho các trường vùng khó khăn, chi phục cấp lương và các chế độ theo lương đối với các giáo viên ở vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn.

- Tăng cường các nguồn vốn chương trình m ục tiêu để xây dựng kiên cố trường lớp ở vùng khó khăn để tiến tới từng bước đảm bảo việc học 2 buổi/ ngày đối với học sinh vùng khó khăn và từng bước tăng cường cơ sở vật chất để xây dựng các trường chuẩn.

2. Đối với địa phương.

Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã thông qua đ ề án phát triển giáo dục - đào tạo của ngành đồng thời có kế hoạch chỉ đạo việc hoạt động thực hiện của đề án.

Ngoài ra để làm tốt việc dự báo theo đề tài tỉnh cần có thêm các chính sách vad cơ chế để giáo dục vùng khó khăn có nhiều thuận lợi trong việc thực hiện việc dự báo phát triển nói chung.

+ Ngành Tài chính : Duyệt cung cấp kinh phí theo hướng dẫn kịp thời để ngành thực hiện công tác giáo dục có hiẹu quả.


+ Ngành địa chính sớm có quyết định về việc cấp quyền sử dụng đất đai để các trường vừa quy hoạch vừa xây dựng trường một cách ổnn định.

+ Các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội có quan hệ như Cục dân số, Sở y tế, Bảo hiểm xã hội …phối hợp với ngành để có tư liệu cụ thể về dân số, ghi chép theo niêm giám và xây dựng được kế hoạch cụ thể về quy hoạch cũng như chăm lo sức khỏe ban đầu của học sinh các vùng khó khăn, sâu, xa.

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 31/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí