Nội Dung Quản Lý Phát Triển Năng Lực Giáo Viên Thcs Đáp Ứng Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục Phổ Thông

đồng, khẳng định được vị trí của mình trong ngành giáo dục cũng như vai trò của nhà trường ở địa phương.

Trong nhà trường có bao nhiêu hoạt động thì sẽ có bấy nhiêu hoạt động quản lý và hiệu trưởng là người có trách nhiệm cao nhất quản lý các hoạt động nhà trường, quản lý hoạt động phát triển năng lực giáo viênđược coi là quan trọng trong các hoạt động quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

1.4.2. Nội dung quản lý phát triển năng lực giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Nội dung quản lý phát triển năng lực GV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông được xây dựng dựa trên cách tiếp cận chức năng quản lý bao gồm:

1.4.2.1. Lập kế hoạch hoạt động phát triển năng lực đội ngũ giáo viên THCS

Lập kế hoạch là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình phát triển năng lực giáo viên THCS nhằm xác định hệ thống mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp cần thiết để đạt được trạng thái mong muốn của đội ngũ giáo viên THCS khi kết thúc một giai đoạn phát triển. Kế hoạch là nền tảng của quản lý, là sự quyết định lộ trình phát triển năng lực giáo viên THCS của các nhà trường THCS; Từng CBQL, GV, NV phải tuân theo nhằm hoàn thành các mục tiêu phát triển năng lực giáo viên THCS.

Kế hoạch hoạt động phát triển năng lực giáo viên THCS bao gồm:

(1) Phân tích thực trạng hoạt động phát triển năng lực giáo viên THCS ở các trường THCS và dựa vào nội dung hướng dẫn phát triển năng lực giáo viên của Phòng GD và Sở GD.

(2) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được của hoạt động phát triển năng lực đội ngũ giáo viên THCS và đánh giá tính khả thi của mục tiêu, chỉ tiêu đó:

Mục tiêu của hoạt động phát triển năng lực giáo viên THCS là nhằm phát triển đội ngũ giáo viên THCS đảm bảo đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và nâng cao được bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và đặc biệt là nâng cao năng lực dạy học cho GV THCS theo từng môn học cụ thể, phát triển năng lực giáo dục, năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục, năng lực hoạt động chính trị xã hội, năng lực phát triển nghề nghiệp (Năng lực tự đánh giá, tự học, tự rèn luyện) góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục cơ sở đáp ứng với yêu cầu của đổi mới giáo dục và đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Xác định chỉ tiêu cần đạt được của hoạt động phát triển năng lực đội ngũ giáo viên THCS bằng các con số cụ thể để thuận cho triển khai kế hoạch đồng thời dễ dàng đánh giá được kết quả của hoạt động phát triển năng lực giáo viên đạt được ở mức nào?

(3) Xác định các nội dung cụ thể cần phát triển năng lực giáo viên THCS đáp ứng các mục tiêu đã xác định.

Quản lý phát triển năng lực giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông - 5

Lựa chọn một số nội dung cần phát triển năng lực dạy học cho GV THCS để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

(4) Xác định các phương pháp thực hiện hoạt động phát triển năng lực GV THCS. Bằng phương pháp tuyên truyền, triển khai các văn bản của Đảng, nhà nước,

của địa phương, của ngành về chính trị, về chuyên môn để giáo viên hiểu, ý thức được sự cần thiết phải rèn luyện bản thân về chính trị, về chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực của giáo viên, động viên khuyến khích, tạo điều kiện để GV học tập, bồi dưỡng, tự rèn luyện nâng cao năng lực dạy học và giáo dục...

(5) Xác định các hình thức thực hiện hoạt động phát triển năng lực GV THCS.

Với vai trò nhà quản lý, người hiệu trưởng phải xác định được các hình thức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, tự học, tự bồi dưỡng,... nhằm nâng cao năng lực phù hợp với từng đối tượng GV, các hình thức phải được cụ thể hóa trong bản kế hoạch về hình thức tổ chức, thời gian, địa điểm, phương pháp thực hiện và kết quả cần đạt được.

(6) Xác định các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) thực hiện hoạt động phát triển năng lực giáo viên THCS.

Nhân lực: Lực lượng thực hiện hoạt động phát triển năng lực giáo viên THCS gồm giáo viên cốt cán, báo cáo viên cấp sở, phòng, trường, các báo cáo viên chính trị của địa phương, hiệu phó chuyên môn, các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn và toàn thể giáo viên THCS.

Vật lực: Cơ sở vật chất của các trường THCS để thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục: Gồm phòng học, phòng chức năng, trang thiết bị dạy học...; Cơ sở vật chất để tổ chức các lớp tập huấn.

Tài lực: Kinh phí trong mỗi trường THCS chi cho các hoạt động dạy học, giáo dục, chi cho tổ chức các lớp tập huấn, chi cho các hoạt động tham quan học tập được lấy từ ngân sách đã được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ; Có thể huy động kinh phí từ công tác xã hội hóa giáo dục.

(7) Xác định kiểm tra và đánh giá hoạt động phát triển năng lực giáo viên THCS theo từng nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp thực hiện hoạt động phát triển năng lực giáo viên THCS, kiểm tra được thực hiện bằng nhiều nội dung, kiểm tra phải đi kèm đánh giá nhận xét kịp thời, kiểm tra và đánh giá phải đảm bảo minh bạch, khách quan để có tác dụng tạo động lực cho GV phấn đấu đồng thời qua kiểm tra, hiệu trưởng có thông tin ngược để điều chỉnh kế hoạch quản lý hoạt động phát triển năng lực giáo viên THCS.

(8) Xác định thuận lợi, khó khăn trong quản lý hoạt động phát triển năng lực giáo viên THCS của các trường THCS về các mặt: Đội ngũ GV, HS, cơ sở vật chất, sự quan tâm của phụ huynh, các cấp lãnh đạo...

Lập kế hoạch chi tiết cho hoạt động phát triển năng lực giáo viên theo từng tháng, học kỳ và cả năm học. Kế hoạch phải được công khai bàn bạc trong hội nghị cán bộ công chức đầu năm học và triển khai cụ thể trong hội đồng giáo dục.

1.4.2.2. Tổ chức hoạt động phát triển năng lực giáo viên THCS

Tổ chức thực hiện phát triển năng lực cho giáo viên THCS: Là sắp xếp, phân bổ công việc, quyền hành và các nguồn lực cho các tổ chuyên môn, các thành viên của nhà trường trong triển khai kế hoạch phát triển năng lực cho giáo viên để đạt được các mục tiêu một cách hiệu quả.

Để thực hiện tốt việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển năng lực cho giáo viên trường THCS cần tiến hành các công việc sau: Hình thành bộ máy và phân công lực lượng phụ trách phù hợp; Hình thành mối quan hệ giữa các bộ phận và cá nhân phụ trách hoạt động phát triển năng lực giáo viên; Phân công và quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm của từng bộ phận và từng thành viên; Xác lập cơ chế phối hợp, hỗ trợ giữa các bộ phận, các tổ chuyên môn và từng thành viên; Đánh giá tính hiệu quả và điều chỉnh kịp thời cơ cấu tổ chức.

Vai trò của tổ chức bộ máy: Là điều kiện để triển khai, thực hiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển năng lực giáo viên.

Nội dung tổ chức bộ máy phát triển năng lực giáo viên: Thành lập ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng giáo viên cấp trường, các tiểu ban chuyên môn theo đặc thù bộ môn, các tổ công tác, thư ký, các ban giúp việc.

Xây dựng các cấp tổ chức và tầm quản lý trong hoạt động phát triển năng lực giáo viên theo hình thức phân tầng, phân cấp quản lý từ Ban giám hiệu đến các tổ, nhóm bộ môn, đến các giáo viên. Mỗi cấp quản lý đều có những quy định chức năng, nhiệm vụ riêng.

Đối với mỗi tổ chuyên môn cũng cần phải xây dựng các quy ước, phân công, phối hợp, trách nhiệm cụ thể. Bên cạnh đó chủ thể quản lý (hiệu trưởng, hiệu phó) cũng cần bám sát các hoạt động và phối hợp với các bộ phận, đặc biệt là tổ chuyên môn. Với tổ chuyên môn chủ động triển khai thực hiện các hoạt động theo kế hoạch. Còn giáo viên tự giác, chủ động tham gia các hoạt động phát triển năng lực.

1.4.2.3. Chỉ đạo hoạt động phát triển năng lực giáo viên THCS

Chỉ đạo là quá trình các hiệu trưởng trường THCS dùng ảnh hưởng của mình tác động đến GV trong nhà trường, làm cho họ nhiệt tình, tự giác, nỗ lực phấn đấu để đạt được mục tiêu phát triển năng lực giáo viên THCS. Vai trò của CBQL nói chung và của hiệu trưởng nói riêng là phải chuyển được ý tưởng của mình vào nhận thức của GV về phát triển năng lực giáo viên THCS, hướng mọi GV về mục tiêu chung của nhà trường, tổ chức được các hoạt động cần thiết để phát triển năng lực giáo viên THCS.

Nội dung hoạt động chỉ đạo của hiệu trưởng thực hiện kế hoạch phát triển năng lực giáo viên THCS bao gồm:

- Tạo nên sự nhận thức đúng đắn về yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, phát triển năng lực giáo viên THCS nói riêng. Làm cho GV hiểu sâu sắc rằng, muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình dạy học/ giáo dục trong trường THCS thì tất yếu phải phát triển năng lực giáo viên. Do vậy cần làm cho GV thấm nhuần xuyên suốt phát triển năng lực giáo viên THCS là tập trung vào rèn luyện các phẩm chất, năng lực của từng GV đáp ứng yêu cầu đổi mới, từ đó sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của GV trong công tác dạy học, giáo dục.

- Chỉ đạo lập kế hoạch phát triển năng lực giáo viên.

- Chỉ đạo nội dung, phương pháp thực hiện phát triển năng lực giáo viên.

- Chỉ đạo, sắp xếp các hoạt động phát triển năng lực giáo viên.

- Chỉ đạo và tổ chức cho các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động phát triển năng lực giáo viên THCS.

- Chỉ đạo sử dụng CSVC, kinh phí phục vụ yêu cầu phát triển năng lực giáo viên THCS.

- Chỉ đạo tổ chức học hỏi kinh nghiệm, nêu gương tốt trong hoạt động phát triển năng lực giáo viên THCS.

Để thực hiện chỉ đạo, điều hành tốt cần: Thống nhất quan điểm, nguyên tắc hoạt động trong triển khai kế hoạch một cách khoa học; Ra quyết định quản lý trong hoạt động phát triển năng lực; Tổ chức thực hiện quyết định quản lý; Đôn đốc, động viên tạo động lực cho giáo viên; Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện quyết định quản lý; Huy động sự phối hợp của các tổ chức xã hội tham gia công tác phát triển năng lực giáo viên.

1.4.2.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển năng lực giáo viên THCS

Kiểm tra, đánh giá chất lượng kết quả phát triển năng lực cho giáo viên trường THCS: Là việc đo lường kết quả phát triển năng lực giáo viên, so sánh với mục tiêu ban đầu đã đề ra, phân tích và điều chỉnh những sai lệch trong quá trình thực hiện để đảm bảo hoạt động bồi dưỡng đạt tới kết quả cao nhất.

Mục đích của kiểm tra là phát hiện kịp thời những sai lệch trong quá trình phát triển năng lực giáo viên với kế hoạch ban đầu để có những điều chỉnh hợp lý về nội dung, hình thức,... phát triển năng lực nhằm đảm bảo hoạt động phát triển năng lực giáo viên diễn ra đúng hướng.

Vai trò của kiểm tra nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý và giáo viên trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển năng lực, kịp thời khuyến khích động viên người tốt, việc tốt. Ngăn chặn những sai sót có thể xảy ra trong quá trình tổ chức, thực hiện làm cho hoạt động phát triển năng lực giáo viên của nhà trường đạt hiệu quả cao.

Các điều kiện, kỹ thuật và thông tin kiểm tra để có kết quả kiểm tra hoạt động phát triển năng lực hiệu quả, chính xác cần có những kế hoạch phát triển năng lực rõ ràng, chi tiết, xây dựng những tiêu chí cụ thể, xác đáng.

Nội dung kiểm tra bao gồm: Thiết lập thang tiêu chí đánh giá; Sử dụng các hình thức kiểm tra, giám sát, đánh giá hợp lý, khả thi; Kiểm tra thường xuyên để cập nhật thông tin và minh chứng một cách kịp thời đầy đủ; Sử dụng kết quả đánh giá một cách hiệu quả.

Khi kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển năng lực giáo viên THCS, cần trả lời câu hỏi sau:

(1) Các hoạt động phát triển năng lực giáo viên THCS có giúp đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra không? Có được thực hiện theo kế hoạch không?

(2) Các hoạt động phát triển năng lực giáo viên THCS có được thực hiện với hiệu quả cao nhất không?

(3) Mức độ tích cực của GV THCS trong hoạt động phát triển năng lực?

1.4.2.5. Tạo động lực và xây dựng môi trường phát triển năng lực giáo viên THCS Tạo động lực và xây dựng môi trường phát triển năng lực cho giáo viên: Là một

nhiệm vụ không thể thiếu đối với người hiệu trưởng. Hiệu trưởng cần chỉ rõ nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện nhiệm vụ phát triển năng lực giáo viên, thường xuyên đánh giá một cách công bằng những nỗ lực của giáo viên, sử dụng các hình thức khuyến khích tài chính và luôn tạo điều kiện thuận lợi để mọi giáo viên tham gia tích cực tự giác hoạt động phát triển năng lực giáo viên.

Một là: Xác định rõ mục tiêu giáo dục THCS, xác định nhiệm vụ, tiêu chuẩn của người giáo viên trong thời kỳ đổi mới.

Hai là: Tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển năng lực của mình như: cung cấp các điều kiện cho hoạt động phát triển năng lực. bồi dưỡng, tuyển chọn và bố trí giáo viên phù hợp với chuyên môn, sở trường để thực hiện nhiệm vụ.

Ba là: Kích thích lao động bằng các hình thức tài chính và phi tài chính như tăng lương tương xứng với công việc, trả công khuyến khích, tiền thưởng, phần thưởng, khen ngợi, tổ chức thi đua xây dựng bầu không khí tâm lý - xã hội tốt trong tập thể sư phạm, tạo cơ hội học tập, phát triển, tạo cơ hội thăng tiến cho đội ngũ giáo viên. Xây dựng nhà trường thực sự trở thành môi trường tốt nhất để giáo viên tích cực, tự giác tham gia bồi dưỡng, toàn tâm toàn ý với sự nghiệp phát triển của nhà trường.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phát triển năng lực giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

1.5.1. Yếu tố khách quan

1.5.1.1. Cơ chế, chính sách

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm đến sự nghiệp phát triển giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung và phát triển năng lực GV THCS nói riêng.

Theo báo Tiền phong số ra ngày 20/11/2012, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển có phát biểu: “Giáo viên chính là lực lượng thực hiện đổi mới. Nếu họ không làm, không tâm huyết thì làm sao đổi mới được? Trong các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ, chúng tôi cho rằng cần có những chính sách đãi ngộ tốt để từ đó tạo động lực cho giáo viên tích cực rèn luyện phẩm chất, nâng cao năng lực chuyên môn”.

Trong các chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo và CBQLGD, phải kể đến sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với chế độ tiền lương (Từ 1.7.2017 lương CBGVNV tăng mức lương cơ sở lên 1.300.000đ), phụ cấp ưu đãi từ 25% đến 70% và phụ cấp thâm niên từ năm 2011 cho đến nay. Việc tăng lương cho giáo viên đã được đề cập rõ từ trong Nghị quyết Trung ương lần thứ 2 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương lần thứ 8 khóa XI, đó là lương nhà giáo phải được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp, có phụ cấp tùy theo tính chất công việc và theo vùng.

Với những chính sách đãi ngộ của Đảng và Nhà nước đối với giáo viên ngày càng phù hợp cộng với việc xây dựng quy chế làm việc tại các nhà trường hợp lý… chắc chắn sẽ tạo động lực cho giáo viên yên tâm công tác, phát triển và cống hiến hết mình với nghề, góp phần hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển năng lực GV THCS của hiệu trưởng nhà trường.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thẳng thắn nhận thấy tuy Đảng và Nhà nước đã quan tâm tới chính sách tiền lương đối với giáo viên nhưng quy chế tuyển dụng, sử dụng, thu hút người tài còn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý hoạt động phát triển năng lực giáo viên THCS tại các nhà trường.

1.5.1.2. Sự thay đổi của xã hội

Trong bối cảnh đất nước hiện nay, các tác động của quá trình toàn cầu hóa, sự phát triển của khoa học công nghệ, nền kinh tế tri thức, sự bùng nổ thông tin, những thay đổi về nhu cầu của con người trong xã hội, vấn đề bảo vệ môi trường,… tạo ra áp lực mạnh mẽ cho hệ thống giáo dục, buộc hệ thống giáo dục phải có sự thay đổi trong đào tạo- bồi dưỡng và cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao để thích nghi với nhu cầu của xã hội hiện đại.

Muốn đào tào nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay cần phải quan tâm đến phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và phát triển năng lực giáo viên THCS nói riêng. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành

Trung ương Đảng đã xác định “Bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế” [1]. Bởi vậy trong kế hoạch quản lý phát triển năng lực giáo viên THCS, người hiệu trưởng cần xác định rõ mục tiêu phát triển năng lực giáo viên THCS phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó lựa chọn các hình thức, cách thức tổ chức các hoạt động bồi dưỡng và các biện pháp phát triển năng lực giáo viên THCS cho phù hợp.

1.5.1.3. Điều kiện về cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất là một trong 3 điều kiện cần thiết ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phát triển năng lực giáo viên THCS. Thực tế cho thấy, dù người hiệu trưởng có tài ba, đội ngũ GV có tâm huyết nhưng thiếu điều kiện cơ sở vật chất thì hiệu trưởng khó có thể xây dựng kế hoạch phát triển năng lực giáo viên THCS có tính khả thi, khó tổ chức được thành công các hoạt động phát triển năng lực giáo viên THCS. Một trường học muốn có cơ sở vật chất đảm bảo, khang trang đòi hỏi các cấp, các ngành ở địa phương phải vào cuộc và coi sự nghiệp giáo dục là quốc sách hàng đầu. Bên cạnh đó, hiệu trưởng nhà trường phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tạo môi trường làm việc tốt, thuận lợi cho công tác phát triển năng lực giáo viên THCS.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Nhu cầu, động cơ phát triển năng lực

Giáo viên có vai trò quyết định trong việc phát triển năng lực nghề nghiệp của mình, cụ thể giáo viên được tiếp thu cùng nội dung, hình thức bồi dưỡng, được hưởng cùng một chính sách nhưng trong một trường, mỗi giáo viên lại tiếp nhận nó khác nhau và tác động đến việc phát triển nghề nghiệp cũng khác nhau. Mặt khác niềm tin, sự hiểu biết, các kĩ năng và thái độ của giáo viên với cuộc sống, với công việc cũng như nhu cầu và quan niệm về việc học của giáo viên sẽ tác động đến việc học tập của họ. Cùng một cơ hội, môi trường học tập như nhau nhưng giáo viên có thể tích cực, tận dụng các cơ hội học tập nhưng có giáo viên lại thờ ơ, bỏ qua. Điều này phụ thuộc vào nhu cầu, thái độ của mỗi giáo viên.

1.5.2.2. Văn hóa học tập, chia sẻ trong mỗi nhà trường

Nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của giáo viên. Các mối quan hệ hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau là động lực thúc đẩy các cơ hội học tập cho giáo viên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/05/2022