Xây Dựng Kế Hoạch Phát Triển Năng Lực Giáo Dục Địa Lí


tính lặp lại của chu trình phát triển các năng lực GDĐL với nhiều mục đích khác nhau. Thứ nhất, phát triển năng lực là một quá trình được sắp xếp theo trình tự mà việc phát triển năng lực trước là nền tảng cho sự hình thành những năng lực tiếp theo. Năng lực kế tiếp được phát triển theo quy trình trước đó nhưng đã được cải tiến và ở một trình độ cao hơn. Thứ hai, sự lặp lại của các năng lực cần phát triển trong suốt quá trình là một tất yếu nhằm hình thành năng lực GDĐL một cách bền vững. Bởi vì, năng lực nếu không được củng cố và luyện tập thường xuyên sẽ mai một và dần biến mất. Hơn thế, SV chỉ được coi là có năng lực GDĐL khi họ biết kết hợp các kĩ năng, kiến thức, thái độ, niềm tin trong những tình huống cụ thể. Đây có thể xem là “tính vòng lặp” của chu trình phát triển năng lực GDĐL. Quy trình này được trình bày khái quát trong hình 2.6 dưới đây:

Hình 2 4 Quy trình chi tiết phát triển năng lực giáo dục địa lí 2 3 1 Xây 1

Hình 2.4. Quy trình chi tiết phát triển năng lực giáo dục địa lí

2.3.1. Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực giáo dục địa lí

2.3.1.1. Xác định mục tiêu phát triển năng lực giáo dục địa lí

Phát triển năng lực GDĐL thực hiện trong quá trình thực thi chương trình đào tạo SV ngành sư phạm Địa lí, gắn liền với các học phần hoặc mô-đun trong chương trình. Chính vì vậy, xác định mục tiêu phát triển năng lực GDĐL cần kết nối với với mục tiêu,


chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo nói chung, cũng như mục tiêu và chuẩn đầu ra của mỗi học phần hoặc mô-đun. Dưới đây trình bày ví dụ về học phần PPDH Địa lí ở trường phổ thông trong Chương trình giáo dục đại học – Chương trình đào tạo GV Địa lí của Trường Đại học Sư phạm TP. HCM. Một trong những mục tiêu của học phần là: “Phân tích được Chương trình môn Địa lí ở trường phổ thông”, mục tiêu này là sự cụ thể hóa của chuẩn đầu ra phân bổ cho học phần: “Vận dụng các lí thuyết giáo dục để xây dựng kế hoạch giáo dục, dạy học và phát triển chương trình môn học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học hiệu quả”, đối chiếu với năng lực GDĐL đó là chỉ số hành vi “Phát triển chương trình GDĐL ở trường phổ thông” thuộc chỉ báo “Vận dụng tri thức KHGD vào GDĐL” (phụ lục 2.3).

Về mặt yêu cầu, các mục tiêu hướng đến trong phát triển năng lực GDĐL của SV là các mục tiêu thuộc về hành vi. Đó chính là sự mô tả rõ nét về kiến thức, kĩ năng, thái độ mà SV đạt được sau quá trình đào tạo [23]. Ba yêu cầu cơ bản của việc xác định mục tiêu bao gồm: 1. Các mục tiêu phải quan sát được: Có thể quan sát được sự tiến bộ của SV trong quá trình phát triển năng lực GDĐL hay không? 2. Các mục tiêu phải đo lường được: Có thể đo được đầu ra hay sự tiến bộ về năng lực GDĐL không? 3. Các mục tiêu phải được diễn đạt bằng ngôn ngữ rõ ràng và chính xác. Bên cạnh đó, mục tiêu phát triển năng lực GDĐL cũng cần đáp ứng 3 đặc tính của mục tiêu hành vi: 1) Thực hiện: Những gì SV sẽ biết và có thể làm dựa trên những kiến thức, kĩ năng đã được học; 2) Các tiêu chuẩn: mức thực hiện được tối thiểu từng chỉ báo năng lực GDĐL; 3) Điệu kiện: tại đó diễn ra hoạt động học tập, rèn luyện.

Về mặt kĩ thuật, mỗi mục tiêu hành vi có một câu dẫn, tiếp theo là một động từ và cuối cùng là kết quả đầu ra mong muốn đối với từng chỉ số chất lượng hành vi năng lực GDĐL. Việc lựa chọn động từ có thể căn cứ vào thang phân loại phạm vi kĩ năng (tâm vận) của Bloom và Dave, ví dụ: bắt chước, làm theo, thể hiện lại (cấp độ mô phỏng); Tái tạo lại, thực hiện, tiến hành (cấp độ thao tác)…Ví dụ: Sau khi kết thúc bài học, SV có thể: bắt chước được các thao tác của kĩ thuật sử dụng tranh ảnh trong giải thích một hiện tượng địa lí đơn giản một cách chính các và dễ hiểu; Sau khi kết thúc học phần, SV có thể: Xây dựng được kế hoạch tổ chức một bài học địa lí có thể áp dụng trong chương trình địa lí lớp 10 THPT.

Mục tiêu phát triển các chỉ báo năng lực GDĐL sau khi thiết kế cần được điều chỉnh cho phù hợp với năng lực hiện tại của SV. Công việc này sẽ được thực hiện sau khi có kết quả đánh giá năng lực đầu vào trước mỗi giai đoạn. Đồng thời, đường phát triển năng lực cũng được sử dụng để cụ thể hóa mục tiêu cho từng SV. Những nhiệm vụ này sẽ trình bày trong giai đoạn thực hiện kế hoạch phát triển năng lực GDĐL.


2.3.1.2. Lựa chọn phương thức phát triển năng lực giáo dục địa lí

Lựa chọn phương thức phát triển năng lực GDĐL bao gồm việc lựa chọn biện pháp, phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức quá trình giảng dạy và học tập. Quá trình này được thực hiện dựa trên những định hướng của việc đổi mới PPDH đại học, mục tiêu, nội dung của năng lực cần phát triển và đặc trưng của mỗi phương pháp, cụ thể:

Phương pháp phát triển năng lực GDĐL được lựa chọn dựa trên định hướng đổi mới PPDH đại học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp bao gồm: i) Đổi mới phương pháp giảng dạy truyền thống, GiV cần chủ động đưa ra tình huống sát với thực tiễn GDDL, có khả năng kích thích tư duy để hình thành những ý tưởng mới ở người học. ii) Tăng cường vận dụng PPDH thực hành, là tổng hợp các cách thức vận dụng kiến thức vào giải quyết nhiệm vụ lí thuyết và thực tiễn đặt ra nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cần thiết cho SV sư phạm địa lí. iii) Vận dụng các PPDH tích cực, là những phương pháp tập trung vào người học, phát huy tính tích cực của người học trong học tập [dẫn theo 37].

Trên cơ sở chức năng và đặc trưng của mỗi phương pháp, việc lựa chọn cần đáp ứng mục tiêu phát triển và nội dung của mỗi chỉ báo năng lực GDĐL. Ví dụ, để SV có khả năng sử dụng các PP&KT dạy học gắn với những nội dung địa lí cụ thể, việc cung cấp cơ sở lí thuyết là chưa đủ, các kĩ năng tổ chức PP&KT phải được luyện tập thường xuyên, liên tục. Với những yêu cầu này thì dạy học vi mô là một trong những phương pháp thích hợp để lựa chọn cho việc thực hành từng kĩ năng riêng lẻ trước khi SV thực hành tổng hợp các kĩ năng. Ở một ví dụ khác, đối với việc phát triển năng lực đánh giá trong GDĐL, việc tạo ra môi trường để SV có thể thực hành kĩ năng đánh giá là hạn chế, chính vì thế PPDH thông qua tình huống được xem như một giải pháp thay thế hiệu quả. Ngoài ra, phát triển chỉ báo năng lực ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lí ở trường phổ thông, GiV cần tăng cường phương pháp thực hành – làm mẫu các thao tác kĩ thuật để SV có thể bắt chước – làm theo, từ đó dần hình thành năng lực công nghệ.

Bên cạnh đó, việc thiết lập mối quan hệ giữa quan điểm, chiến lược, phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức dạy học với phong cách học tập của SV là căn cứ để kết hợp các phương pháp trong quá trình phát triển năng lực GDĐL. Sơ đồ dưới đây mô tả một ví dụ việc thiết kế phương thức phát triển năng lực GDĐL dựa trên quan điểm hoạt động và dạy học hợp tác. Các chiến lược dạy học phù hợp với quan điểm này có thể lựa chọn gồm: dự án, giải quyết vấn đề, khảo sát và nghiên cứu. Tiếp đó, GiV căn cứ vào phong cách học tập của SV để áp dụng và kết hợp các PP&KT dạy học phù hợp và linh hoạt. Đối với phong cách làm việc độc lập hoặc những nhiệm vụ học tập mang tính cá nhân, GiV nên sử dụng các phương pháp như tự luận, tự học, luyện tập, thuyết trình…Những SV có phong cách làm việc nhóm, hay các hoạt động học tập cần sự cộng tác thì phương


pháp nhóm sẽ phát huy hiệu quả cùng với các kĩ thuật như tranh luận, bể cá, các mảnh ghép…Ở phương diện tích hợp, cách thức này cũng tạo ra những minh chứng cho việc kết hợp quan điểm, phương pháp, kĩ thuật dạy học để SV có những tham khảo, vận dụng trong việc thiết kế PPDH địa lí.

Giảng viên cũng cần dự kiến phương tiện thiết bị dạy học bao gồm 2

Giảng viên cũng cần dự kiến phương tiện, thiết bị dạy học bao gồm: nguồn học liệu, thiết bị dạy học, phương tiện dạy học địa lí, phòng thực hành NVSP; dự kiến các cơ sở giáo dục phổ thông có thể liên kết để tổ chức cho SV trải nghiệm; tính đến điều kiện học tập cá nhân của SV.


Hình 2.5. Lựa chọn phương thức phát triển năng lực GDĐL dựa trên dạy học hợp tác và hoạt động (Nguồn: cải tiến từ [18, tr.135])

2.3.1.3. Thiết kế chuỗi hoạt động và dự kiến phương án đánh giá

Chuỗi hoạt động học và luyện tập để có năng lực GDĐL bao gồm các hoạt động nối tiếp nhau, trong đó, hoạt động trước là nền tảng cho việc tổ chức các hoạt động tiếp theo, nhằm phát triển một hay một vài chỉ báo năng lực GDĐL cụ thể, đồng thời góp phần phát triển những năng lực khác, năng lực chung, và phẩm chất nghề nghiệp cho SV. Thiết kế mỗi hoạt động bao gồm việc xác định mục tiêu, là sự cụ thể hóa mục tiêu phát triển năng lực GDĐL của học phần hoặc mô-đun vào hoạt động đó. Nội dung hoạt động được lựa chọn trên cơ sở nội dung học phần và cấu trúc năng lực GDĐL. Tiếp đó, GiV lựa chọn phương thức tổ chức và dự kiến phương án đánh giá tương ứng. Những thành phần trên được cụ thể hóa trong ma trận HĐ học để làm căn cứ cho việc thiết kế các KHBD cụ thể. Các hoạt động trong quy trình phát triển từng chỉ báo năng lực GDĐL được trình bày trong phụ lục 2.4.

86


Bảng 2.6. Hướng dẫn xây dựng ma trận hoạt động học tập và rèn luyện trong phát triển năng lực GDĐL cho SV


Tên hoạt động

Mục tiêu

Nội dung

Phương thức tổ chức

Phương án đánh giá

Mô tả ngắn gọn nội dung cốt lõi của hoạt động, ví dụ; Hoạt động nghiên cứu lí thuyết về các PP&KT dạy học địa lí…

Cụ thể hóa mục tiêu phát triển năng lực

GDĐL, mục tiêu học phần/ mô-đun vào mỗi hoạt động

Trình bày những nội dung khái quát của hoạt động để thực hiện mục tiêu phát triển năng lực GDĐL

gắn với hoạt động đó

Liệt kê các PP&KT, hình thức tổ chức hoạt động để thực hiện mục tiêu và tổ chức nội dung phát

triển năng lực GDĐL

Liệt kê hình thức, phương pháp, công cụ đánh giá để đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt

động học tập của SV

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.

Để phát triển năng lực GDĐL cho SV, GiV có thể tổ chức các dạng học tập khác nhau. Dựa trên mục đích có thể phân chia thành các hoạt động: Tìm hiểu kiến thức và kĩ năng mới, luyện tập kĩ năng, tìm hiểu thực tế. Dựa trên hình thức tổ chức chia hoạt động thành: hoạt động cá nhân, nhóm, hoạt động học tập trong lớp, hoạt động trải nghiệm thực tế (ngoại khóa), hoạt động học tập trực tiếp, học tập trực tuyến, học tập kết hợp…

Hoạt động tìm hiểu kiến thức, kĩ năng mới hướng dẫn SV nghiên cứu về lí thuyết của kiến thức và kĩ năng liên quan đến các thành tố của năng lực GDĐL, ví dụ: các PP&KT dạy học địa lí ở trường phổ thông, đổi mới kiểm tra đánh giá, kĩ thuật sử dụng câu hỏi trong dạy học địa lí…Dạng hoạt động này có thể tổ chức theo hình thức cá nhân hoặc nhóm nhỏ, tổ chức cho SV thuyết trình hoặc xê-mi-na; GV thông thường sẽ áp dụng phương pháp giảng giải, giảng thuật và đàm thoại để củng cố và hệ thống hóa kiến thức, kĩ năng sau các đơn vị kiến thức bài học.

Hoạt động luyện tập kĩ năng hỗ trợ SV thực hành các kĩ năng dạy học riêng lẻ, kết hợp các kĩ năng để thực hiện các hoạt động dạy học. Luyện tập thường xuyên nên được thực hiện theo hình thức cá nhân với sự hỗ trợ của GiV, GV và nhóm bạn trong môi trường mô phỏng, trong lớp, ngoài lớp, ở phòng thực hành NVSP. Phương pháp huấn luyện, dạy học vi mô nên được sử dụng nhiều để tổ chức quá trình này.

Hoạt động tìm hiểu thực tế giúp SV có những trải nghiệm cụ thể về việc dạy học địa lí ở trường phổ thông. Hoạt động này có thể tiến hành theo nhiều cách thức khác nhau. GiV có thể tổ chức cho SV tự tìm hiểu thực tế như là một nghiên cứu trường hợp nhỏ gắn với 1 lớp học và một GV địa lí cụ thể, cũng có thể tổ chức cho các em trải nghiệm một bài học địa lí và điều kiện dạy học những môi trường khác nhau. Mô hình học thông qua trải nghiệm cần được vận dụng linh hoạt để tổ chức các hoạt động này.

Bước cuối cùng của khâu này là cụ thể hóa chuỗi hoạt động thành kế hoạch phát triển từng chỉ báo năng lực GDĐL. Kế hoạch này được trình bày chi tiết trong các KHBD phát triển năng lực GDĐL. Trong đó, GiV cần lựa chọn hình thức thể hiện KHBD phù

87


hợp (bài dạy lí thuyết, bài dạy thực hành hay bài dạy tích hợp), tiếp theo, xây dựng kịch bản sư phạm tổ chức phát triển từng thành tố năng lực GDĐL. Nội dung này sẽ được trình bày chi tiết trong Các hoạt động phát triển các chỉ báo năng lực GDĐL cho SV (phụ lục 3.19) và các KHBD phát triển năng lực GDĐL (phụ lục 2.4).

2.3.2. Tổ chức phát triển năng lực giáo dục địa lí cho sinh viên

2.3.2.1. Cung cấp định hướng và chuyển giao nhiệm vụ

Để có căn cứ cung cấp định hướng cho quá trình phát triển năng lực GDĐL của SV, GiV cần có những đánh giá chẩn đoán trước mỗi một giai đoạn. Đánh giá mức độ đạt được các chỉ số chất lượng hành vi của mỗi chỉ báo năng lực GDĐL của SV ở thời điểm xuất phát nhằm mục đích xác lập cơ sở để ghi nhận sự tiến bộ của họ, đồng thời có biện pháp tác động phù hợp với từng nhóm đối tượng SV. Nhiệm vụ này bao gồm các công việc sau: 1) Xây dựng bài kiểm tra năng lực đầu vào (lí thuyết và thực hành). Tiêu chí đánh giá được thiết kế dựa trên các chỉ số chất lượng hành vi của chỉ báo năng lực GDĐL cần phát triển; 2) Tổ chức cho SV làm bài kiểm tra trước khi bắt đầu học phần/ mô-đun hay mỗi giai đoạn phát triển năng lực; 3) Phân tích kết quả bài kiểm tra năng lực dựa trên tiêu chí; 4) Phân nhóm SV theo các trình độ năng lực họ đạt được để có những tác động phù hợp về mặt phương pháp; 5) Điều chỉnh mục tiêu đối với từng chỉ báo năng lực cần phát triển.

Trước khi bắt đầu quá trình phát triển năng lực GDĐL, GiV cần thảo luận với SV về mục tiêu năng lực cũng như mục tiêu học phần/mô-đun. Công việc này rất quan trọng bởi vì SV cần xác định được đầu ra của quá trình học tập rèn luyện làm cơ sở cho việc thiết lập mục tiêu cá nhân. Từ kết quả đánh giá năng lực đầu vào và mục tiêu, GiV hướng dẫn SV tự xây dựng đường phát triển năng lực phù hợp với trình độ hiện tại của họ. Mỗi SV sẽ tự quản lí một đường phát triển năng lực GDĐL riêng và chịu trách nhiệm về sự tăng tiến trên biểu đồ này. GiV sử dụng nó để theo dõi, thúc đẩy sự tiến bộ của SV đồng thời có những tác động can thiệp kịp thời.

Tiếp đó, GiV phổ biến kế hoạch tổng thể cho toàn bộ quá trình tổ chức phát triển năng lực hay thực thi học phần/mô-đun. Kế hoạch được trình bày dưới hình thức là các bảng biểu hoặc sơ đồ quy trình để SV có thể hình dung được một cách khái quát những nhiệm vụ, công việc, nội dung, sản phẩm học tập và các thời điểm cần hoàn thành. Đồng thời, GiV cũng giới thiệu KHĐG được tích hợp trong kế hoạch giảng dạy nhằm xác định những thời điểm sẽ áp dụng các đánh giá quan trọng và phương pháp, công cụ đánh giá. Điều này cần thiết để SV theo đuổi các mục tiêu và đạt được thành tích kì vọng của họ. Cuối cùng, từ kế hoạch chung, GiV hướng dẫn SV xây dựng kế hoạch phát triển năng lực GDĐL phù hợp với đường phát triển năng lực của từng em.

88


Bước tiếp theo, GiV nên xây dựng các nhóm học tập và chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm. Tổ chức học tập cá nhân hay học tập theo nhóm là lựa chọn của GiV dựa trên phong cách học tập của đại bộ phận SV và phong cách giảng dạy của GiV. Ở phương diện phát triển các năng lực chung như năng lực cộng tác, giao tiếp, việc thiết kế học tập nhóm là cần thiết. Xây dựng các nhóm học tập cần tính đến mức độ đồng đều về mặt năng lực để SV có thể hỗ trợ và thúc đẩy nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Thao tác này tiến hành sau khi có kết quả bài kiểm tra năng lực đầu vào cũng như thông qua đánh giá bằng quan sát. Các nhóm, sau đó sẽ được hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, cung cấp tiêu chí đánh giá cộng tác.

Ngoài ra, GiV cần cung cấp đủ nguồn học liệu cơ bản cho việc tìm hiểu kiến thức, kĩ năng của học phần/mô-đun bao gồm giáo trình, tài liệu tham khảo và các địa chỉ truy cập thông tin. GiV và SV cần thiết lập phương thức giao tiếp trực tiếp, gián tiếp và kết hợp để quá trình tổ chức phát triển năng lực GDĐL khoa học và thuận lợi. CNTT&TT cần được tận dụng tối đa để thực hiện quá trình này. Hồ sơ học tập của SV bao gồm: Nhật kí học tập, sản phẩm học tập, các tiêu chí đánh giá, sổ theo dõi tiễn bộ, biểu mẫu…được quản lí theo cả hình thức in ấn và trực tuyến để phục vụ đánh giá quá trình.

2.3.2.2. Tổ chức hoạt động học tập để phát triển năng lực giáo dục địa lí

Tổ chức hoạt động học tập phát triển năng lực cho SV được thực hiện dựa trên kế hoạch đã được xây dựng chi tiết trước đó, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế áp dụng ở mỗi giai đoạn. Quá trình này, GiV áp dụng tổng hợp các phương thức phát triển năng lực GDĐL trong những tác động cụ thể. Các công việc có thể là: Tổ chức giảng dạy những nội dung lí thuyết về kiến thức, kĩ năng; Làm mẫu một số phương pháp, kĩ năng dạy học cho SV; Tổ chức cho SV thực hành kĩ năng dạy học; Tổ chức quá trình thực hành kĩ năng dạy học tại phòng thực hành; Quản lí quá trình tự thực hành các kĩ năng dạy học; Tổ chức trải nghiệm hỗ trợ phát triển năng lực tại trường phổ thông, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập và rèn luyện…

Thực hành các kĩ năng dạy học có vai trò hết sức quan trọng đối với việc hình thành năng lực GDĐL cho SV. Quá trình này được thực hiện thông qua phương pháp vi mô, phương pháp huấn luyện với những quy trình khác nhau. Dưới đây trình bày các quy trình luyện tập kĩ năng dạy học địa lí áp dụng cho việc giảng dạy và luyện tập một kĩ năng mới ở trên lớp có sự hướng dẫn của GiV, tự luyện tập ngoài lớp với sự hỗ trợ của nhóm và rèn luyện tổng hợp các kĩ năng.

Quy trình rèn luyện trên lớp với sự hướng dẫn của GiV được áp dụng để tổ chức cho SV luyện tập một kĩ năng dạy học địa lí mới ở các môn PPDH địa lí. Luận án vận dụng quan điểm về con đường dạy kĩ năng trên cơ sở định hướng đầy đủ (Angorit), quy trình EDUCARE? [114] và mô hình dạy học dựa vào tương tác kiểu làm mẫu – luyện

89


tập với quy trình thực hành kĩ năng gồm 6 bước để xây dựng quy trình này [102]. Cụ thể, bước 1. Tiếp thu kiến thức lí thuyết về kĩ năng dạy học địa lí; bước 2. Quan sát và phân tích mẫu thực hành kĩ năng; bước 3. Thực hành theo mẫu; bước 4. Đánh giá và điều chỉnh, thực hành lại cho đến khi đạt mục tiêu (phụ lục 2.4).

Quy trình trình tự luyện tập ngoài lớp với sự hỗ trợ của nhóm bạn nối tiếp quy trình luyện tập trên lớp nhằm mục đích củng cố, ôn tập các kĩ năng đã được luyện tập ở mức cơ bản. Đây là bước tất yếu để SV có thể thành thạo các kĩ năng dạy học, bởi sự ôn tập không chỉ giúp cho việc ghi nhớ thao tác, kĩ thuật và logic tiến hành kĩ năng mà cơ chế đó tạo ra được những phản xạ có điều kiện của các bộ phận, giác quan, não bộ tham gia thực hành kĩ năng đó [102]. Bên cạnh đó, quá trình luyện tập bên ngoài giúp SV tự rèn luyện các kĩ năng dạy học phù hợp với năng lực, phong cách học tập và điều kiện cụ thể của từng em. Quy trình này gồm 3 bước: bước 1. Ôn tập kĩ năng; bước 2. Thực hành nối tiếp; bước 3. Đánh giá và thực hành lại (phụ lục 2.4).

Quy trình luyện tập kết hợp các kĩ năng dạy học địa lí được áp dụng khi SV đã được rèn luyện và có những kĩ năng cơ bản. Ở giai đoạn này, SV cần được hướng dẫn để vận dụng những kĩ năng đã có, kết hợp với kiến thức, kĩ năng mới trong những tình huống dạy học cụ thể để có năng lực GDĐL. Các bước trong quy trình này vẫn tuân theo tiến trình hình thành và phát triển kĩ năng dạy học, tuy nhiên được điều chỉnh để phù hợp (phụ lục 2.4).

2.3.2.3. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Báo cáo kết quả được thực hiện sau mỗi giai đoạn cũng như kết thúc quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập. GiV tổ chức cho SV trình bày kết quả, sản phẩm dưới nhiều hình thức khác nhau thông qua đó đánh giá được kết quả thực hiện nhiệm vụ và tạo môi trường cho SV rèn luyện thêm nhiều năng lực bổ trợ khác. Ví dụ, GiV hướng dẫn SV tổ chức xê-mi-na để thảo luận về những chủ đề mà các nhóm nghiên cứu lí thuyết liên quan đến PP&KT dạy học địa lí; tổ chức cho SV báo cáo kết quả nghiên cứu trường hợp vận dụng PP&KT dạy học địa lí ở trưởng phổ thông dưới hình thức nộp bài báo cáo và trình bày. SV tổ chức các triển lãm sản phẩm học tập dưới hình thức tổ chức sự kiện để chia sẻ những kết quả học tập, nghiên cứu. SV viết bài thu hoạch, bài cảm nhận sau trải nghiệm ở trường phổ thông hay sau mỗi môn học…Cuối cùng, GiV tổng kết, phản hồi và nhấn mạnh những điểm cốt lõi của hoạt động học tập và định hướng cho những hoạt động tiếp theo.

2.3.3. Đánh giá và cải tiến quy trình phát triển năng lực giáo dục địa lí

2.3.3.1. Đánh giá quá trình phát triển năng lực giáo dục địa lí

Đánh giá trong phát triển năng lực GDĐL cho SV sư phạm là một quá trình được tích hợp trong kế hoạch giảng dạy và giáo dục. Các quan điểm đánh giá được sử dụng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022