Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Về Kinh Tế Xã Hội Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Giáo Dục .


hóa có trìnhđ ộ phát triển khá của miền núi Đông Bắc, có giao lưu chặt chẽ với vùng Tây Bắc , vùng đồng bằng Sông Hồng và các vùng khác trong cả nước. Mục tiêu phát triển kinh tế tạo nên sự chuyển dịch nhanh mạnh hơn về cơ cấu kinh tế theo hướng thúc đẩy phát triển công nghiệp dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ văn hóa .

Nhịp độ tăng trưởng GDP của một số năm như sau

Bảng 6: Giá trị GDP ( 2005)

Đơn vị tính: tỷ đồng


Ngành

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2010

Toàn nền kinh tế

3.368

3.809

4.405

5.150

6.062

6.577

11.500

Công nghiệp-xây dựng

1.117

1.318

1.621

1.919

2.222

2.589

5.175

Nông lâm - ngư nghiệp

1.059

1.180

1.195

1.369

1.740

1.598

2.070

Dịch vụ

1.192

1.311

1.588

1.861

2.100

2.390

4.255

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Xây dựng nội dung khung tiêu chí dự báo phát triển giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên đến 2015 - 6

(Nguồn: Báo cáo số 11 của UBND tỉnh về kế hoạch PT KT - XH 2006-2010)


Bảng 7: Thu nhập bình quân đầu người ( giá thực tế).


Năm

Đơn vị

GDP tính theo đầu người

2000

Tr.đồng

2,83

2001

Tr.đồng

3,14

2002

Tr.đồng

3,51

2003

Tr.đồng

4,06

2004

Tr.đồng

4,70

2005

Tr.đồng

5,24

2006

Tr.đồng

5,90

( Nguồn: Báo cáo số 11 của UBND tỉnh về kế hoạch PT KT - XH 2006-2010)


Những năm gần đây thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên đã có bư ớc phát triển khá, đời sống nhân dân có sự cải thiện đáng kể thu nhập bình quân đ ầu người năm 2005 ( theo giá hiện hành) đạt 5,2 triệu đồng tương đương 330 USD/ người/năm gấp 2,8 lần so với năm 2000. Tuy nhiên mức thu này so với mức thu nhập bình quân toàn quốc vẫn còn thấp mới đạt 57% ( bình quân toàn quốc dự báo đến năm 2005 đạt 584 USD )

Bảng 7: Cơ cấu GDP của tỉnh năm đến 2015.

Đơn vị tính: %


Loại hình

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2010

Công nghiệp và XDCB

33,2

34,6

36,8

37,3

38,3

39,4

45,0

Dịch vụ

35,4

34,4

36,1

36,1

36,2

36,3

37,0

Nông lâm nghiệp

31,4

31,0

27,1

26,6

25,5

24,3

18,0

( Nguồn: Báo cáo số 11 của UBND tỉnh về kế hoạch PT KT - XH 2006-2010)


Đánh giá những mặt đã đ ạt được và những tồn tại trong thực hiện chỉ tiêu kinh tế năm 2005.

Mặt đạt được:

Hiện tại trong năm 2005 kinh tế tỉnh được giữ vững, ổn định, tốc độ tăng trưởng khá đồng đều trên các ngành kinh tế .

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng Công nghiệp hóa. Tỷ trọng giá trị của ngành sản xuất công nghiệp và xây dựng GDP tăng từ 30,4% năm 2000 lên 38,3% năm 2005 và dự kiến tăng 45% vào năm 2010.

- Trong sản xuất nông nghiệp nhận thức của nông dân đã t ừng bước được thay đổi theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Môi trường đầu tư từng bước được cải thiện. Nhiều chính sách mới của Đảng , Nhà nước và cơ chế của tỉnh đã đư ợc ban hành đã khuy ến khích


hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh như chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, chính sách cho vay vốn.

- Các chính sách xã hội được triển khai kịp thời đã thực hiện đi vào cuộc

sống.


Những mặt chưa đạt được:

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, hạn chế việc nâng cao sức cạnh

tranh của nền kinh tế. Công tác quy hoạch, xác định hướng đầu tư sản xuất sản phẩm mới, nhằm khai thác các thế mạnh địa phương thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp còn chưa được chú ý.

- Nguồn thu ngân sách chưa đáp ứng các khoản thu chi thường xuyên hạn chế sự chủ động trong hoạt động đầu tư của tỉnh.

- Số lao động chưa có việc làm còn chiếm tỷ lệ cao.

- Việc triển khai thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước ở một số ngành và địa phương còn ch ậm chưa toàn diện

2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn về kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục.

* Những thuận lợi cơ bản:

Từ việc đánh giá các yếu tố và nguồn lực phát triển có thể rút ra một số lợi thế so sánh trong việc phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên như sau:

- Lợi thế có tính quyết định và lâu dài đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Thái Nguyên là truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết của các dân tộc anh em.

- Vị trí địa lý thuận lợi là lợi thế quan trọng. Nằm ở trung tâm Việt Bắc, sát kề vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với Hà Nội.


Thái Nguyên có 2 khu công nghiệp lớp là khu Gang thép Thái Nguyên và khu Công nghiệp Sông Công sản xuất các sản phẩm sắt thép, kim loại mầu, động cơ điezel, dụng cụ y tê, vòng bi. Đây là lợi thế Thái Nguyên mà các tỉnh khác không có.

- Thái Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển du lịch: hồ Núi cốc, hệ thống hang đông, di tích lịch sử đặc biệt là các di tích lịch sử cách mạng.

- Thái Nguyên có nhiều trường đại học và cao đẳng THCN đứng thứ 3 toàn quốc đáp ứng đủ các ngành nghề cho sự phát triển kinh tế của tỉnh.

- Là tỉnh có số dân là lực lượng lao động tương đối đông đảo, trình đ ộ dân trí khá, nhân dân các dân tộc trong tỉnh có truyền thống cách mạng cần cù sáng tạo, đoàn kết xây dựng quê hương.

* Những khó khăn thách thức:

- Thái nguyên là tỉnh nghèo, thu không đủ chi. Nền kinh tế phát triển chưa đồng đều và chưa vững chắc, thiếu vốn đầu tư cho phát triển. Kết cấu hạ tầng chất lượng còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.

- Mặt bằng dân trí tuy có cao hơn so với một số tỉnh miền núi nhưng phân bố không đều. Phần lớn nông dân ở vùng nông thôn miền núi đã trải qua hơn 10 năm đổi mới nhưng còn mang nặng nếp nghĩ và tập quán canh tác lạc hậu, tự cung tự cấp chưa theo kịp những đòi hỏi của giai đoạn Công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

2.2 Thực trạng giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên

2.2.1. Đặc điểm chung của giáo dục - đào tạo Thái Nguyên

Với các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội nói trên, giáo dục và đào tạo Thái Nguyên có nhiều đặc điểm mang tính đặc thù, có sự chênh lệch về nhu cầu cũng như điểu kiện phát triển giáo dục và đào tạo giữa Thành phố, thị xã với các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn. Mặc dù


vậy, với sự nỗ lực, quyết tâm cao trong những năm vừa qua, ngành giáo dục và đào tạo Thái Nguyên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, quy mô trường, lớp, số người đi học ở các cấp học, ngành học đều tăng, đội ngũ giáo viên được tăng cường về số lượng và chuẩn hóa về chất lượng. Công tác xã hội hóa giáo dục có bước phát triển, hệ thống các trường ngoài công lập tăng nhanh. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp có sự đổi mới, từng bước gắn kết việc đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của các ngành kinh tế và thị trường sức lao động. Ngân sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dục bình quân hàng năm đ ạt trên 30% tổng chi thường xuyên của các cơ quan hành chính, sự nghiệp của tỉnh, tỷ lệ nguồn thu xã hội hóa giáo dục đạt trên 15% ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục và đào tạo.

Tuy nhiên, trước cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra cho giáo dục và đào tạo Thái Nguyên những yêu cầu và nhiệm vụ mang tính thực tiễn. Đó là:

Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo một cách toàn diện để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, đưa các nội dung giáo dục về tự nhiên, lịch sử con người quê hương Thái Nguyên vào chương trình gi ảng dạy ngoại khóa ở các cấp học.

Tăng cường quản lý Nhà nư ớc về giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, quản lý chặt chẽ các loại hình đào tạo, cấp văn bằng, chứng chỉ. Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm các yêu cầu về chuẩn giáo dục và đào tạo. Kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực trong giáo dục, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.


Tiếp tục huy động các nguồn vốn để phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành mục tiêu kiên cố hóa các phòng học, trường học trong phạm vi toàn tỉnh, ưu tiên cao tầng hóa các trường học ở những nơi khó khăn về mặt bằng xây dựng. Nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia lên 40% vào cuối năm 2010.

Tập trung đầu tư có trọng điểm vào lĩnh v ực giáo dục và đào tạo, phát triển các cơ sở ngoài công lập, chuyển một số cơ sở công lập sang loại hình ngoài công lập. Từng bước, khuyến khích, mở rộng và đẩy mạnh các quan hệ hợp tác về đào tạo, nghiên cứu và thu hút đầu tư liên kết với nước ngoài đảm bảo phù hợp với điều kiện của tỉnh và tăng thêm nguồn lực phát triển giáo dục. Huy động, thực hiện các nguồn lực, dự án hợp tác quốc tế để trang bị, xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục phổ thông, đặc biệt ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Đẩy mạnh xã hội hóa về lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Củng cố và hiện đại hóa cơ sở vật chất các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hiện có theo hướng tập trung quy mô lớn vào một số đầu mối. Phát triển mạnh các dịch vụ giáo dục và đào tạo, phấn đấu để Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của vùng kinh tế trọng điểm Đông Bắc. Có chính sách để khuyến khích các tổ chức, nhà đầu tư n ước ngoài có kinh nghiệm, tiềm lực, trình đ ộ tiên tiến đầu tư, liên kết trong lĩnh v ực giáo dục và đào tạo của tỉnh đặc biệt định hướng xây dựng các trường quốc tế và các cơ sở giáo dục chất lượng cao ngang tầm khu vực, tạo ra thị trường lao động có trìnhđ ộ kỹ thuật mới, áp dụng công nghệ tiên tiến trong lao động, sản xuất.

2.2.2 Hiện trạng giáo dục phổ thông vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là tỉnh miền núi có 8 dân tộc bao gồm Kinh, Tày, Nùng, Cao lan, Sán Chí, Sán Dìu, Dao, H’Mông. Đông nhất là dân tộc kinh chiếm 75,4%. Sau đó là dân tộc Tày chiếm 10,7%. Thái Nguyên có 7 huyện, một


thành phố, một thị xã với tổng số 180 xã phường trong đó có 106 xã vùng cao và niền núi nằm ở các huyện Vò Nhai, Đ ịnh Hóa, Đồng Hỷ, Phú Lương, Đại Từ

- Về phát phát triển quy mô: Đến nay 100% các xã vùng cao, miền núi vùng đặc biệt khó khăn có trường Tiểu học, Trung học cơ sở, và các huyện đã có ít nhất 01 trường trường trung học phổ thông. Đáng lưu ý là đã có 2 huy ện có trường phổ thông dân tộc nội trú bậc Trung học cơ sở (Vò Nhai, Định Hóa)

Trong đó:

+ Tiểu học có: 134 trường /226 trường với tổng số 54.362 hs/ 77.133 hs

+ THCS có: 90 trường /179 trường với tổng số 51390 hs /73.161 hs.

+ THPT có: 11 trường /30 trường với tổng số 22.504 hs /39.354hs


Bảng 8: Các loại hình trường TH, THCS và THPT năm học 2006-2007.



Vùng, miền

Tiểu học

THCS

THPT

Công

lập

Ngoài

công lập

Công

lập

Ngoài

công lập

Công

lập

Ngoài

công lập

Tổng cộng

226

0

178

1

27

3

Vùng TX, TP

92

134

0

0

88

90

1

16

11

3

0

Vùng cao, miền núi

0

( Nguồn: Sở giáo dục - đào tạo)

- Hệ thống trường chuẩn: Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng và chính quyền địa phương, năm học 2007-2008 giáo dục phổ thông toàn tỉnh có 166 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 (năm học 2006 - 2007 có 129 trường), tập trung chủ yếu ở các huyện (thị xã, thành phố) có điều kiện về kinh tế - xã hội. Trong đó:

+ Tiểu học: trường đạt chuẩn quốc gia ở vùng cao, miền núi năm học 2007-2008 tăng 3,5% so với năm học 2006-2007.


+ THCS trường đạt chuẩn quốc gia ở vùng cao, miền nú inăm học 2007-2008 tăng 4,5% so với năm học 2006-2007.

Bảng 9. Hệ thống các trường đạt chuẩn quốc gia năm học 2007-2008.


Số TT


Cấp học

2006-2007

2007-2008

Trường

Tỷ lệ

Trường

Tỷ lệ

1

Tiểu học

113

58,8

134

59,3

Vùng thị xã, thành phố

66

29,2

79

35,0

Vùng cao, miền núi

47

20,8

55

24,3

2

Trung học cơ sở

14

7,82

29

16,2


Vùng thị xã, thành phố

9

5,02

16

8,94

Vùng cao, miền núi

5

2,8

13

7,3

3

Trung học phổ thông

2

6,7

3

10,0


Vùng thị xã, thành phố

2

6,7

3

10,0

Vùng cao , miền núi

0

0

0

0


- Về phổ cập Tiểu học, THCS:

Thái Nguyên đã đư ợc công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và XMC vào tháng 12/1995, Tháng 11/2002 là tỉnh thứ 11 đạt chuẩn về phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi. Tháng 10/2004 đạt chuẩn về phổ cập Giáo dục Trung học cơ sở.

Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước ngành đã th ực hiện việc đa dạng hóa các loại hìnhđào t ạo và tìm mọi giải pháp để thu hút học sinh con em nhân dân được đi học. Một trong các giả pháp đó là bỏ trường THCS Chuyên ở các Huyện và chuyển thành các Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, đồng thời với miền núi, vùng sâu, vùng xa thực hiện tốt chính sách địa phương trong việc hỗ trợ sách vở và thực hiện chế độ miễn giảm đóng góp học phí và quỹ xây dựng trường lớp.

- Tỷ lệ đi học so với dân số trong độ tuổi ở các vùng cao, miền núi tại thời điểm 2007-2008

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2022