Thực Trạng Nội Dung, Phương Thức, Chủ Thể Phát Huy Giá Trị Giáo Dục Của Gia Đình Truyền Thống Trong Xây Dựng Gia Đình Văn Hóa Vùng Đồng Bằng Sông


Cha mẹ truyền thụ đạo hiếu cho con cái của họ thông qua sự nêu gương của mình trong cách báo hiếu, chăm sóc, quan tâm, phụng dưỡng đối với ông bà, với người lớn tuổi trong gia đình và thông qua sự hiền từ, dạy dỗ, bảo ban, bằng hành động, bằng sự hy sinh bản thân cha mẹ đối với con cái. Còn con cái nhìn vào hành động của cha mẹ để học tập, làm theo, ngoan ngoãn vâng lời, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Các mô hình, câu lạc bộ gia đình được xây dựng nhằm giáo dục, tuyên truyền phát huy đạo hiếu, đức hy sinh của cha mẹ đối với con cái hiện nay ở khu vực ĐBSH như: “Gia đình hiếu thảo”, “Gia đình hiếu thuận”, “Người cha tốt của con”, “Cha là tấm gương sáng của con”... ở các tỉnh vùng ĐBSH ngày càng tăng.

Bên cạnh những tấm gương hiếu thảo, những tấm lòng nhân nghĩa, ân tình với cha mẹ, vẫn còn tồn tại không ít nghịch cảnh con cái thiếu trách nhiệm với cha mẹ, bất hiếu, bất nghĩa. Ngược lại, lòng từ, hiếu, đức hy sinh của một số bậc cha mẹ ở ĐBSH cũng đang có những biểu hiện đáng báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới xây dựng GĐVH hiện nay. Ngoài ra, việc báo hiếu ở khu vực ĐBSH còn có một số gia đình thực hiện chưa tốt làm cho đạo hiếu bị biến dạng, cụ thể như: một số người cho rằng việc chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ như một gánh nặng đối với họ, một số gia đình kinh tế khó khăn thì thường lảng tránh trách nhiệm hoặc có một số gia đình khá giả thì nghĩ rằng chỉ cần chu cấp tiền hoặc tiền đóng, gạo góp để nuôi cha mẹ cho xong nhiệm vụ là hoàn thành báo hiếu...Những hiện tượng tiêu cực về chữ hiếu đang diễn ra hiện nay tại khu vực ĐBSH nói riêng, cả nước nói chung đã tạo ra nhiều vấn đề bức xúc đòi hỏi sự quan tâm, giải quyết ngay từ chính mỗi thành viên trong gia đình và mở rộng ra toàn xã hội.

Thứ ba, phát huy giá trị gương mẫu, hòa thuận của ông bà với con cháu và sự hiếu thảo, hiền lành, chăm ngoan của con cháu đối với ông bà

Có thể nói, trong những năm gần đây, các tỉnh thuộc khu vực ĐBSH về cơ bản đã phát huy, làm tốt việc tuyên truyền, giáo dục, duy trì được mối quan hệ tốt đẹp giữa ông bà, con cháu trong gia đình. Hầu hết các tỉnh đều nhận thức rõ được vai trò quan trọng của ông bà, người cao tuổi trong phong trào xây dựng GĐVH là giữ gìn, phát huy nền nếp, gia phong, gia giáo, gia đạo của mỗi gia đình cũng như gìn giữ truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc. Cả cuộc đời hấp thụ những tinh hoa của gia đình, truyền thống, người cao tuổi đi đầu trong việc bảo vệ chuẩn mực đạo đức,


chuẩn mực trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Với vị thế cây cao bóng cả, họ là trụ cột tinh thần, là người “cầm chịch” cho gia đình phát triển. Còn đối với làng xóm, khu dân cư, người cao tuổi am hiểu lịch sử, văn hóa, thuần phong mỹ tục, quá trình phát triển của địa phương. Việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, tổ chức lễ hội truyền thống rất cần những ý kiến đóng góp của họ. Nhiều cuộc thi, mô hình, câu lạc bộ xây dựng gia đình “Ông bà gương mẫu, con cháu thảo hiền”, “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”, “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cái hiếu thảo”, “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền”, “Tuổi cao gương sáng”... được phát động và lan tỏa khắp các tỉnh thuộc ĐBSH. Trong phong trào đó, rất nhiều gương sáng ông bà, con cháu được vinh danh, làm gương cho các gia đình khác noi theo [102];... [117].

Một số kết quả đạt được trong phát huy sự gương mẫu, hòa thuận của ông bà, sự hiếu thảo, hiền lành, chăm ngoan của con cháu đó là việc các gia đình được xét tặng danh hiệu “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền” không ngừng gia tăng ở các tỉnh thuộc ĐBSH. Tại tỉnh Hưng Yên, danh hiệu này tăng từ 3.827 năm 2012 lên trên 4,2 nghìn hộ được công nhận vào năm 2015 với các tiêu chí: gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao; đoàn kết, tương trợ trong cộng đồng làng xóm; thực hiện tốt trách nhiệm công dân; quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được giữ gìn; ông bà, cha mẹ được quan tâm chăm sóc, phụng dưỡng; quan hệ vợ chồng bình đẳng, hạnh phúc; con cháu sống hiếu thảo, kính trên, nhường dưới, các thành viên yêu thương đùm bọc lẫn nhau…[112]. Công tác thực hiện chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo ông, bà, cha mẹ cũng được các gia đình chú trọng. Trong 3 năm gần đây (2012-2015), tỷ lệ thực hiện chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo ông, bà, cha mẹ ở các tỉnh ngày càng tăng và đạt từ 80% số hộ gia đình trở lên [18, tr.34-35]. Đây chính là một tín hiệu đáng mừng, cần phải phát huy hơn nữa trong thời gian tới.

Tuy nhiên, cũng có một thực trạng đang diễn ra khi tỷ lệ gia đình hạt nhân có xu hướng gia tăng, một số gia đình sau khi kết hôn đã tách ra ở riêng nên con cái họ không có nhiều điều kiện để tiếp xúc, gần gũi với ông bà, không có nhiều cơ hội để ông bà truyền dạy những kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng sống cũng như đạo đức, lối ứng xử truyền thống của gia đình, dòng họ. Thêm vào đó, nhiều gia đình bố mẹ mải lo kinh tế, thời gian giáo dục con cái giảm sút, thời gian đưa con cháu về thăm ông bà


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

ít dần, dẫn đến mối quan hệ giữa ông bà và con cháu ngày càng lỏng lẻo, xa cách. Lâu dần, con trẻ sẽ không còn nhớ, không còn tình cảm, không thấy được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình với ông bà. Thậm chí, có gia đình con cháu hỗn láo, coi thường ông bà, cha mẹ. Trên thực tế, không ít những câu chuyện đau lòng xảy ra ở khu vực ĐBSH nói riêng, cả nước nói chung như: con cháu hỗn láo, đánh đập, chửi mắng thậm chí là sát hại ông bà, cha mẹ khi không đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi nào đó của chúng (Phụ lục 4).

Thứ tư, phát huy tình thương yêu, hòa thuận, gắn bó keo sơn giữa anh, chị, em trong gia đình

Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 11

Kế thừa những chuẩn mực trong mối quan hệ giữa anh chị em, các tỉnh thuộc khu vực ĐBSH đã không ngừng vun đắp cho mối quan hệ anh chị em trong gia đình thêm gắn bó keo sơn, bền chặt. Để đánh giá được thực trạng phát huy, tác giả khảo sát người dân với câu hỏi: Theo ông (bà), anh (chị) cần duy trì và phát huy những phẩm chất nào trong quan hệ giữa anh chị em trong gia đình hiện nay? Câu trả lời thu được lần lượt là: Tình cảm gắn bó keo sơn 82,9%, quan tâm chăm sóc lẫn nhau 76,9%, thường xuyên thăm hỏi giúp đỡ nhau về vật chất 33,9% và 3,1% ý kiến khác (Phụ lục 1.7). Qua đó cho thấy, việc duy trì mối quan hệ giữa anh chị em không phụ thuộc nhiều vào yếu tố giúp đỡ nhau về vật chất như nhiều người hiện nay vẫn nghĩ. Sợi dây để gắn kết mối quan hệ giữa anh chị em trong gia đình vẫn là tình cảm gắn bó keo sơn ruột thịt, huyết thống, quan tâm chăm sóc lẫn nhau về mọi mặt của cuộc sống. Với câu hỏi: Hiện nay mối quan hệ gắn bó keo sơn giữa anh chị em có vị trí như thế nào trong cuộc sống của gia đình ông (bà), anh (chị)? 83% số người được hỏi cho rằng mối quan hệ giữa anh chị em có vị trí rất quan trọng trong cuộc sống của họ (Phụ lục 1.6). Nghiêu cứu số liệu điều tra quốc gia đã công bố về mối quan hệ giữa anh chị em trong gia đình hiện nay cũng cho thấy: “có 57,9% cho rằng mối quan hệ giữa anh chị em trong gia đình tốt hơn trước, 24,4% vẫn như cũ, 13,6% kém hơn trước, 2,2% kém hơn trước rất nhiều” [68, tr.58]. Như vậy, mối quan hệ yêu thương, hòa thuận, gắn bó keo sơn sẵn sàng giúp đỡ, bao bọc, bảo ban nhau trong gia đình khu vực ĐBSH vẫn chiếm vị trí rất cao và cần tiếp tục duy trì, phát huy trong đời sống của mỗi gia đình. Ở không ít những gia đình, dù giàu có hay nghèo khó về vật chất nhưng con cái vẫn giữ trọn tình nghĩa với nhau, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi với


nhau, cùng nhau vươn lên trong cuộc sống. Nhiều người có thể do lý do nào đó mà họ phải sinh sống ở xa gia đình, nhưng những dịp lễ, tết, cưới xin, ma chay, giỗ, chạp... hoặc gia đình có việc gì lớn thì anh chị em lại quây quần cùng nhau gánh vác và giải quyết công việc, thậm chí có những gia đình, thiếu may mắn, bố mẹ không còn thì anh chị trong gia đình sẽ thay thế bố mẹ, hy sinh cả bản thân, sự nghiệp của cá nhân mình để lo lắng, chăm sóc cho các em và ngược lại người em cũng kính trọng, yêu quý anh chị, coi họ như tấm gương để noi theo học tập [94]. Những tình cảm đó thật đáng quý, đáng trân trọng, ấm áp lòng người và cần được lưu giữ, phát huy hơn nữa trong quá trình xây dựng GĐVH hiện nay.

Mối quan hệ giữa anh chị em trong gia đình đáng quý, đáng trân trọng như vậy, nhưng do sự tác động của mặt trái KTTT, của tốc độ đô thị hóa nhanh chóng dẫn đến vẫn còn những hiện tượng đau lòng diễn ra làm cho chúng ta không khỏi đau đớn, xót xa. Do áp lực kiếm tiền, sự giáo dục con cái trong nhiều gia đình bị buông lỏng dẫn đến người con nhiều khi không ý thức được bản thân, không tự tu dưỡng, rèn luyện được đạo đức trở nên hư hỏng, hỗn láo hoặc nhiễm vào các tệ nạn xã hội... Do quá trình đô thị hóa diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nhiều người phải đi làm ăn xa, thiếu vắng hơi ấm, sự bảo ban, giáo dục của gia đình cũng dễ để bản thân bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Do đô thị hóa, phát triển CNH, HĐH nhiều khu công nghiệp mọc lên, khiến cho nhiều gia đình trước kia nghèo khổ thì ngày nay lại trở nên giàu có một cách nhanh chóng do có đất được đền bù cao dẫn đến hiện tượng anh chị em trong gia đình bất hòa, cãi vã, đánh đập, kiện tụng thậm chí là sát hại lẫn nhau vì tranh dành tài sản. Đây chính là những vết đen làm minh chứng cho việc nếu không kịp thời tuyên truyền, uốn nắn, giáo dục, kế thừa, phát huy những giá trị tốt đẹp trong mối quan hệ giữa anh chị em trong gia đình thì mối quan hệ này lâu dần sẽ bị băng hoại, biến mất. Nó khiến cho anh chị em trong gia đình chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, sống vị kỷ... phá vỡ cấu trúc gia đình, gây nên nhiều tệ nạn, bất ổn cho xã hội.

3.1.2. Thực trạng nội dung, phương thức, chủ thể phát huy giá trị giáo dục của gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng

Hiểu được vị trí, vai trò và ý nghĩa của việc giáo dục trong gia đình đối với sự phát triển đạo đức, nhân cách của mỗi con người, với gia đình và cả cộng đồng, xã


hội nên đã có 88,4% số người được khảo sát cho rằng cần thiết phải phát huy giá trị giáo dục của GĐTT trong xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay (Phụ lục 1.2). Có được kết quả trên, theo tác giả đây chính là do đặc điểm của gia đình ĐBSH có truyền thống hiếu học, trình độ dân trí cao hơn các vùng khác trong cả nước. Trong giai đoạn hiện nay, vùng ĐBSH vẫn giữ vững vị trí đầu về trình độ phát triển dân trí, là một trong những trung tâm giáo dục, đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao lớn nhất cả nước. Tiếp tục lợi thế nêu trên, việc kế thừa, phát huy giá trị giáo dục của GĐTT trong thời gian qua tại các tỉnh thuộc ĐBSH đã thu được một số kết quả sau:

Về giáo dục các chuẩn mực đạo đức, lối sống trong gia đình.

Giáo dục gia phong, gia đạo, gia lễ - các chuẩn mực đạo đức, phép tắc, lối sống, nghi lễ... trong gia đình vùng ĐBSH trong thời gian qua được các gia đình chú trọng, thực hiện tương đối tốt. Tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể mà các gia đình sẽ lựa chọn, nhấn mạnh nội dung, phương pháp giáo dục theo mục đích, phát huy gia phong, gia đạo, gia lễ của gia đình, dòng họ mình. Tuy nhiên, nhìn chung, tất cả các gia đình vùng ĐBSH đều giáo dục những phép tắc, chuẩn mực của giá trị đạo đức GĐTT. Hầu hết, các thành viên trong gia đình đều nỗ lực phát huy giá trị đạo đức của GĐTT trong xây dựng GĐVH, gia đình hạnh phúc, giáo dục con cái nên người bằng những hành động và phương pháp cụ thể. Ông bà, cha mẹ gương mẫu, hòa thuận, chăm nom, giáo dục, dạy dỗ con cháu. Vợ chồng yêu thương, hòa thuận, thủy chung, có hiếu với cha mẹ làm tấm gương sáng cho con cái noi theo. Cha mẹ yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giáo dục, tạo điều kiện tốt nhất cả về vật chất lẫn tinh thần để con cái có thể tiếp thu, rèn luyện đạo đức, nhân cách, từ đó có thể vươn lên trong học tập làm người có ích cho gia đình, cho xã hội sau này. Con cái có hiếu, kính trọng, ngoan ngoãn, vâng lời ông bà, cha mẹ. Anh chị em trong gia đình yêu thương, hòa thuận, gắn bó, đoàn kết bảo ban, giúp đỡ nhau… [102];... [117]. Nghiên cứu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội kết hợp với Viện nghiên cứu Gia đình và Giới thực hiện khảo sát mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái tại Hà Nội đã cho kết quả: 92,2% cho rằng họ luôn làm gương để con cái noi theo; 90,3% luôn quan tâm đến việc học của con ở trường; 93,5% khẳng định con cái họ luôn kính trọng cha mẹ, 82,9% cho rằng con cái luôn thoải mái khi trò chuyện với cha mẹ; 79,3% có biện pháp khen thưởng phù hợp kịp thời khi con cái đạt kết quả cao trong học tập hoặc


làm được việc tốt; 77,9% quan tâm đến cả việc học tập, rèn luyện của con cái; 74,7% luôn dành thời gian tâm sự với con [88, tr.609]. Khảo sát về mức độ vâng lời của con cái đối với cha mẹ của Viện Gia đình và Giới năm 2010 cũng chỉ ra rằng: “14% con cái rất thường xuyên vâng lời cha mẹ, 74,6% thường xuyên, 10,5% không thường xuyên và 0,9% rất không thường xuyên không nghe lời cha mẹ” [154, tr.495].

Sự quan tâm giáo dục đạo đức trong gia đình thể hiện sự nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của gia đình trong bảo lưu các giá trị của đạo đức và giáo dục con cái của gia đình. Đó là trách nhiệm, nhu cầu tình cảm, nguồn hạnh phúc của ông bà cha, mẹ, các thành viên trong các gia đình. Theo kết quả nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Thị Ngân về sự biến đổi của chức năng gia đình ở vùng ĐBSH trong bối cảnh hiện nay. Qua phỏng vấn sâu và lấy ý kiến nhanh tại Hội nghị tập huấn cho phụ nữ tại huyện Đan Phượng Hà Nội về “Chức năng giáo dục của gia đình”, kết quả 100% (113 người) là các đại biểu cán bộ hội phụ nữ xã, huyện và cán bộ lãnh đạo nam giới đều cho rằng: giáo dục đạo đức là quan trọng, ông bà, cha mẹ phải gương mẫu và làm gương cho con cháu. Tương tự, người dân tại Hương Canh (tỉnh Vĩnh Phúc), Hàm Tử (Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) đều nhất trí như trên. Nhiều ý kiến cho rằng con người phải có đức làm gốc, có đức mặc sức làm giầu [94, tr.54].

Trong nội dung giáo dục đạo đức, lối sống của gia đình, dòng họ cũng đóng vai trò rất lớn, cụ thể: dòng họ giáo dục các thành viên trong họ thông qua gia đạo, gia thế, gia phong, gia truyền, gia huấn... bằng việc tổ chức giỗ tổ tiên, mừng thọ, ma chay, hiếu, hỉ... đã tuyên truyền, giáo dục truyền thống của gia đình, dòng họ và điều chỉnh hành vi, lối sống của mỗi người. Việc thu hút con cháu tham gia vào các việc chung của họ sẽ làm cho tình cảm con người trong họ luôn gắn bó, đoàn kết, giúp cho các gia đình có thêm điều kiện để thực hiện tốt chức năng giáo dục con cái trong gia đình.

Bên cạnh phát huy giáo dục trong gia đình, trong thời gian qua, việc giáo dục các chuẩn mực đạo đức, lối sống của GĐTT ở khu vực ĐBSH được các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và toàn thể nhân dân quan tâm, chú trọng.

Ngày 01/10/2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3391/QĐ-BVHTTDL, về việc phê duyệt “Đề án Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối


sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010-2020”. Đề án đã đưa ra mục tiêu tổng quát là:

Bằng các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, phù hợp, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức cũng như hành động của các tầng lớp nhân dân với việc giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp trong gia đình, góp phần xây dựng gia đình Việt Nam thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Chủ nghĩa xã hội [15, tr.1].

Tiếp đến, ngày 20/02/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 279/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Đề án Phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020”. Các văn bản nêu trên chính là cơ sở để Đảng ủy, chính quyền các cấp tại các tỉnh ĐBSH ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện.

Trên thực tế, có thể khẳng định hầu hết các tỉnh thuộc khu vực ĐBSH đã ban hành các văn bản và lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt công tác tuyên truyền nội dung “Đề án Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010-2020”. Còn “Đề án Phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020”, hầu hết các tỉnh chưa hoặc đang bắt đầu triển khai, thực hiện. Mặc dù vậy, kết quả sau 5 năm thực hiện triển khai nội dung Đề án, về cơ bản bước đầu đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cả các cấp Ủy đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân đối với việc giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp trong gia đình. Giáo dục đạo đức, lối sống được đưa vào trong các kế hoạch hàng năm của các đoàn thể cơ sở và kế hoạch phát triển văn hóa - xã hội của các cấp, các ngành. Công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống được lồng ghép với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nhất là trong công tác xây dựng GĐVH. Và nhờ có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Đảng ủy, chính quyền các cấp trong việc triển khai, đôn đốc thực hiện đề án mà nhiều gia đình được tuyên truyền, tập huấn, mở rộng sự hiểu biết của bản thân về những kiến thức, kỹ năng sống cũng như giáo dục đạo đức, lối sống tốt đẹp trong gia đình.


Theo kết quả báo cáo số 48/BC-SVHTT Thành phố Hà Nội, ngày 31/12/2015 về kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về gia đình năm 2015, phương hướng, nhiệm vụ năm 2016, thì việc tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống:

... tập trung vào nội dung giáo dục người dân về lối sống, cách ứng xử trong gia đình, truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, nêu gương người tốt, việc tốt, cách chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, cách nuôi dạy con, các chủ trường, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những quy định của địa phương về xây dựng gia đình phát triển bền vững [104, tr.4].

Nhằm tăng cao hiệu quả cho việc giáo dục của gia đình về đạo đức, lối sống cho con trẻ, các Sở Giáo dục và Đào tạo vùng ĐBSH cũng tích cực ban hành các văn bản chỉ đạo và thực hiện tuyên truyền phát huy giá trị GĐTT, xây dựng GĐVH, giáo dục đạo đức, lối sống, hành vi cho người học. Các nhà trường vùng ĐBSH tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: lồng ghép vào nội dung bài giảng của các môn khoa học xã hội, thông qua các hoạt động ngoại khóa, các buổi tọa đàm, sinh hoạt lớp, cuộc thi tìm hiểu về gia đình, quê hương, đất nước, pháp luật... thông qua các buổi biểu diễn văn nghệ hoặc tuyên truyền, giáo dục trên những bản tin ngắn đọc giữa giờ ra chơi của các em hoặc tuyên dương, nêu gương những điển hình tu dưỡng đạo đức, phẩm chất, làm việc tốt, học giỏi. Bằng các việc làm cụ thể, thiết thực, việc tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống, pháp luật trong nhà trường đã góp phần tạo ra những con người có nhân cách đẹp, tăng hiệu quả phát huy giá trị GĐTT trong xây dựng GĐVH vùng ĐBSH hiện nay. Có thể đưa ra một vài minh chứng về công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị GĐTT trong các nhà trường thuộc vùng ĐBSH hiện nay cụ thể: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc đã ký kết với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về chương trình với chủ đề nếp sống văn minh học đường trong trường học, xây dựng kế hoạch liên tịch đưa nghệ thuật điện ảnh vào các trường học trong ngành giáo dục nhằm ”Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó có nội dung giáo dục đạo đức, lối sống của gia đình Việt Nam; Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên đã ban hành văn bản chỉ đạo, triển khai công tác liên quan đến gia đình đến các sở giáo dục trên địa bàn tỉnh lồng ghép vào các nhiệm vụ thường xuyên của

Xem tất cả 204 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí