vào vẻ mặt, hình dáng, giọng nói, dáng điệu, cử chỉ và tính tình để chia ra các loại người đó.
- Người dương tạng dễ bị kích thích, nhiệt tình, sôi nổi. Người dương tạng thân hình to khỏe, da nóng, sắc mặt tươi tắn, giọng nói to.
- Người âm tạng khí chất lãnh đạm, trầm tĩnh. Người âm tạng da ướt, mát, sắc mặt xanh, giọng nói nhỏ, tròng mắt đen hướng lên cao.
- Người trung tính, đây là loại người có sự cân bằng về mặt tâm lý, đó là loại người tối ưu về thể tạng cũng như tâm lý.
* Theo thuyết ngũ hành:
Tính cách con người cũng chịu ảnh hưởng bởi ngũ hành (Kim, Thổ, Hỏa, Mộc, Thủy). Mỗi hành có đặc điểm về tính cách khác nhau. Người ta dựa vào 4 tiêu chí: giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh để biết ngũ hành của một người.
Đặc điểm nhân cách của con người theo ngũ hành:
- Người hành Mộc: tính tình sôi nổi, hiếu động, thuộc nhân cách hướng ngoại, tư duy sắc bén, có khả năng giao tiếp rộng, dễ thay đổi theo hoàn cảnh, thiếu kiên trì.
- Người hành Hỏa: tính tình thì nhiệt tình, dũng cảm, có tinh thần tiến thủ, dễ kích động, tư duy nhanh, có óc sáng kiến.
Có thể bạn quan tâm!
- Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau - 2
- Tổng Quan Nghiên Cứu Về Ứng Phó Với Stress
- Tổng Quan Nghiên Cứu Về Kiểu Nhân Cách
- Lý Luận Về Ứng Phó Với Stress Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Có Kiểu Nhân Cách Khác Nhau
- Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau - 7
- Ảnh Hưởng Của Stress Đến Đời Sống Của Con Người
Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.
- Người hành Thổ: Tính tình khoan dung, đôn hậu, lễ phép, thực dụng, ý chí kiên định, tư duy chậm, phản ứng kém nhạy bén, an phận.
- Người Kim: Tính tình rộng rãi, kiên định, nhìn xa trông rộng, khả năng tự lực cao, trọng tín nghĩa, thận trọng, có năng lực tổ chức, có lòng tự trọng cao.
- Người Thủy: có lòng nhẫn nại, tình cảm phong phú, thông minh, đa mưu.
Cách chia loại người này theo ngũ hành của người Phương Đông cổ đại cũng chỉ là tượng trưng. Trong thực tế, ít có người nào chỉ thuần một hành. Điều này chỉ nhằm nói lên vật chất của cơ thể liên quan đến vật chất của vũ trụ.
Kiểu nhân cách theo Phương Tây
Nghiên cứu của Gibert Jessup và cộng sự về việc đào tạo thí điểm 205 học viên phi công sử dụng kết hợp bảng nghiệm kê nhân cách EPI để đánh giá. Kết quả cho thấy rằng việc đào tạo thí điểm thất bại có tỷ lệ cao nhất ở những người
có nhân cách thần kinh không ổn định và thấp nhất ở những người có nhân cách ổn định [93].
Nghiên cứu của D. Bartram và cộng sự về việc lựa chọn ứng cử viên cho việc huấn luyện phi công trong quân đội điểm EPI đã được phân tích liên quan đến thành công trong việc đào tạo. Những người có nhân cách ổn định và hướng ngoại có khả năng thành công trong đào tạo hơn [67].
Nghiên cứu của Jerome Kagan tại đại học Havard, trên 500 trẻ em sơ sinh (4 tháng tuổi) được bắt đầu thực hiện từ năm 1989 và vẫn tiếp tục đến hiện tại. Nghiên cứu này khẳng định việc nhạy cảm với các kích thích bên ngoài chính là bản chất phân biệt giữa người hướng nội và hướng ngoại [122].
Nghiên cứu của Sánchez và cộng sự (2001) đã mô tả đặc điểm nhân cách của sinh viên đại học. Kết quả cho thấy những sinh viên đang gặp thất bại trong các khóa học của họ có điểm số cao hơn có ý nghĩa thống kê so với toàn bộ nhóm khách thể về điểm số nhạy cảm và hướng ngoại. Các dữ liệu đã khuyến khích xem xét sự tồn tại của đặc điểm khác làm hạn chế sự thành công học tập như tính gây hấn, khả năng lãnh đạo kém, sự thiếu tuân thủ và sự rộng lượng, tính cao thượng ở mức thấp [124; tr. 299-305].
Nghiên cứu của Dr.Kalyani Kenneth trên 41 trẻ em về mối liên quan giữa tính cách và lòng tự trọng của trẻ sử dụng bảng nghiệm kê nhân cách EPI cho thấy tương quan không có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố thần kinh và lòng tự trọng của trẻ ( r=- 0,23; p=0,23). Ngược lại có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố hướng ngoại - nội và lòng tự trọng của trẻ (r= 0,54; p<0,001) [85; tr. 22-26].
Một nghiên cứu của tác giả Haleh Saboori năm 2016 trên 200 học sinh trung học ở Tehran-Iran sử dụng thang EPQ (Eysenck Personality Questionnaire ) cho kết quả 44,7% học sinh có nhân cách hướng nội, 55,3% học sinh có nhân cách hướng ngoại [123; tr.556-565].
Ở Việt Nam, những năm gần đây vấn đề kiểu nhân cách đã dần được quan tâm và đã có nhiều công trình nghiên cứu được tiến hành với các khía cạnh khácnhau:
Năm 2002 tác giả Võ Thị Ngọc Châu với nghiên cứu về kiểu nhân cách, kiểu quan hệ liên nhân cách và ảnh hưởng của chúng tới bầu không khí tâm lý tập thể
trên sinh viên trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: nữ sinh viên có kiểu nhân cách hướng ngoại thích giao tiếp hơn, hiền lành, thiếu kiên định k m ý chí hơn nam sinh viên và dễ bị tình cảm chi phối; sinh viên nam có kiểu hướng nội, đằm tính, nhanh nhẹn, dễ nóng giận, nghiêm khắc. Sinh viên khối xã hội là người hướng ngoại, trong khi đó sinh viên khối tự nhiên là người ưa quyền lực hơn, chịu được sự căng thẳng cao hơn. Còn sinh viên khối ngoại ngữ có kiểu nhân cách nhạy cảm và độc lập hơn khối tự nhiên [6].
Nghiên cứu ―Xu hướng chọn nghề của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau‖ của Nguyễn Thạc, Nguyễn Thị Ngọc Liên (2005) đã cho thấy: Học sinh có kiểu nhân cách hướng nội thường chọn những nghề đòi hỏi phải có tính kiên trì, bền bỉ và phẩm chất điềm đạm, sâu sắc. Những học sinh có kiểu nhân cách hướng ngoại chọn những nghề yêu cầu những phẩm ch ất như: tính sáng tạo, linh hoạt và sự thông minh, hỏm hỉnh. Như vậy, phần lớn những học sinh đã chọn cho mình những nghề có yêu cầu phù hợp với đặc điểm kiểu nhân cách mình có [47].
Năm 2006, tác giả Phan Thị Mai Hương trong bài nghiên cứu ―Đặc điểm nhân cách của lao động trẻ nước ta hiện nay – Kết quả từ trắc nghiệm NEO PI-R‖ đã phác thảo ra một bức tranh chung về nhân cách của lao động trẻ ở nước ta hiện nay như sau: Về mặt tâm thần liên quan đến việc trải nghiệm cảm xúc âm tính thì lao động trẻ có những biểu hiện mất cân bằng về cảm xúc ở một bộ phận không nhỏ, nhất là khả năng kiểm soát xung tính không được cao, có chút lo lắng, trầm cảm cũng như cảm giác tự ty, mặc cảm. Về mặt liên nhân cách thể hiện qua tính hướng ngoại thì một số lớn không có tính quảng giao, tự khẳng định không cao, tính tích cực hoạt động đạt mức trung bình. Về mặt cầu thị, ham hiểu biết, một tỷ lệ lớn những người trẻ tuổi có óc thẩm m , giàu trí tưởng tượng cũng như có khả năng trải nghiệm những cảm xúc mạnh mẽ, sâu sắc. Tuy nhiên khả năng đa dạng hóa hoạt động để khám phá cái mới chỉ đạt mức trung bình [31].
Phạm Minh Hạc (2007) nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp NEO PI-R cải biên, tác giả đã xây dựng chân dung nhân cách của lao động trẻ ở nước ta
hiện nay với những đặc điểm chính ở 5 mặt như sau: 1/ Có những biểu hiện mất cân bằng về cảm xúc ở một bộ phận không nhỏ, nhất là khả năng kiểm soát xung tính không được cao, có chút lo lắng, trầm cảm cũng như cảm giác tự ty, mặc cảm; 2/ Một số lớn không có tính quảng giao, tự khẳng định không cao, tính tích cực hoạt động đạt mức trung bình; 3/ Một tỷ lệ không nhỏ những người trẻ tuổi có óc thẩm m , giàu trí tưởng tượng cũng như có khả năng trải nghiệm những xúc cảm mạnh mẽ sâu sắc. Tuy nhiên khả năng chấp nhận các giá trị mới chỉ đạt mức trung bình; 3/ Một bộ phận thể hiện sự thiếu tin tưởng ở người khác, thiếu sự thẳng thắn chân tình, thiếu lòng vị tha. Nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ có lòng nhân hậu và khiêm tốn trong quan hệ với người xung quanh; 5/ Phần lớn lao động trẻ có ý thức hoàn thành công việc, có trách nhiệm với bổn phận của mình, có năng lực để ứng phó với các vấn đề trong cuộc sống. Tuy nhiên một số không nhỏ khác lại chưa có tính ngăn nắp, trật tự. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhóm những người có nhiều đặc điểm trội, có ưu thế chiếm tỷ lệ khiêm tốn hơn so với những người có một số khó khăn nhất định trong cuộc sống xã hội. Nhìn chung các đặc điểm nhân cách có mối tương quan chặt chẽ với nhau theo các mức độ khác nhau tùy thuộc vào từng mặt, từng đặc điểm. Điều này thể hiện tính thống nhất của các đặc điểm nhân cách trong một chỉnh thể [19].
Năm 2008, nghiên cứu của Trần Anh Châu về tác động của một số đặc điểm nhân cách đến động cơ thành đạt của thanh niên cho thấy thanh niên có những đặc điểm nhân cách nổi bật là tinh thần trách nhiệm cao và khá tự tin. Tuy nhiên, những đặc điểm nhân cách khác như tính kỷ luật, thận trọng và niềm tin vào công bằng xã hội chỉ ở mức trung bình. Các đặc điểm nhân cách có mức độ tác động khác nhau đến khía cạnh khác nhau của động cơ thành đạt [5].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Duyên năm 2012 về mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt trên 303 học sinh THPT ở tỉnh Bắc Ninh sử dụng bảng nghiệm kê nhân cách EPI cho kết quả những học sinh có đặc điểm nhân cách thuộc nhóm đặc điểm của kiểu nhân cách ưu tư, linh hoạt, sôi nổi thì thường có xu hướng đi bắt nạt người khác nhiều hơn những người có đặc điểm nhân cách điềm
tĩnh. Trong đó, người đi bắt nạt thường có đặc điểm tính cách hướng ngoại tiêu cực; Người bị bắt nạt thường có đặc điểm tính cách cả hướng nội tiêu cực và hướng ngoại tiêu cực nhưng hướng nội tiêu cực là chủ yếu [9].
Nghiên cứu của Bùi Thị Thúy Hằng, Trần Văn Công, Nguyễn Phương Hồng Ngọc (2016) đã mô tả đặc điểm nhân cách của thanh niên Việt Nam qua thang đo NEO – 60VN. Khách thể nghiên cứu gồm 633 thanh niên tại 23 tỉnh thành phố trên cả nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy đặc điểm hướng ngoại nổi trội nhất ở thanh niên. Nhạy cảm là đặc điểm it thấy nhất ở toàn bộ khách thể nghiên cứu. Số liệu thống kê cũng đã cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở đặc điểm nhân cách của thanh niên về mặt giới tính. Nữ giới có đặc điểm nhạy cảm, đồng thuận và hướng ngoại nổi trội hơn nam giới [25].
Năm 2017, Bùi Thị Thúy Hằng với nghiên cứu về đặc điểm nhân cách của sinh viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng tiếp tục sử dụng NEO-60VN làm công cụ đo đạc, được thích nghi từ trắc nghiệm NEO PI-R cho thấy n t nhân cách nổi trội của SV là sự tận tâm và tính cởi mở, ham học hỏi. N t nhân cách nhạy cảm, dễ thay đổi cảm xúc là đặc điểm ít thấy nhất trên toàn bộ mẫu nghiên cứu. Sự hướng ngoại và đồng thuận không phải là n t nhân cách nổi trội của họ [26].
Đặc biệt, Trương Thị Khánh Hà và Trần Hà Thu (2017) đã sử dụng thang đo tính cách 5 nhân tố rút gọn (BFI-S) trên 344 người Việt Nam đầu tuổi trưởng thành từ 25 đến 40 tuổi cho thấy: đặc điểm tính cách nổi trội của nhóm khách thể là dễ mến và tận tâm, đặc điểm có biểu hiện thấp nhất là sẵn sàng trải nghiệm. Nữ có tính nhạy cảm và hướng ngoại cao hơn nam, trong khi nam có tính sẵn sàng trải nghiệm cao hơn nữ. Tính nhạy cảm tương quan nghịch một cách có ý nghĩa với tuổi và điều kiện kinh tế, tính dễ mến tương quan thuận với tuổi, nhưng các mối tương quan này chỉ ở mức yếu [17].
Trần Hà Thu (2019) công bố kết quả nghiên cứu ―Trí tuệ cảm xúc của học sinh Trung học cơ sở‖ cho thấy: Khi xem x t đồng thời 5 đặc điểm tính cách bao gồm: tính tận tâm, sẵn sàng trải nghiệm, hướng ngoại, dễ mến và nhạy cảm, kết quả phân tích cho biết đặc điểm tính cách có ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của học
sinh. Trong đó, tính dễ mến có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự thay đổi trí tuệ cảm xúc của học sinh [51].
Như vậy, vấn đề kiểu nhân cách trong tâm lý học đã được các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu đã tìm hiểu và khám phá nhiều phương diện của vấn đề như: nghiên cứu về kiểu nhân cách của thanh niên, sinh viên, ảnh hưởng của kiểu nhân cách đến xu hướng chọn nghề, động cơ thành đạt của thanh niên haytới bầu không khí tâm lý tập thể của sinh viên… Trong đó, nghiên cứu về ảnh hưởng của kiểu nhân cách đến các biến số khác về tâm lý hay xã hội được đặc biệt quan tâm và có nhiều nghiên cứu tiêu biểu. Tuy nhiên, chưa xuất hiện nghiên cứu nào tìm hiểu về ảnh hưởng của các kiểu nhân cách đến cách ứng phó với stress của học sinh THPT.
1.1.3. Tổng quan nghiên cứu về mối liên hệ giữa kiểu nhân cách và cách ứng phó với stress
Kiểu nhân cách và cách ứng phó với stress có sự tác động qua lại, ảnh hưởng và chi phối lẫn nhau. Qua một số công trình nghiên cứu trên thế giới hiện nay cho thấy kiểu nhân cách của mỗi người là khác nhau, kiểu nhân cách của con người là một trong những yếu tố tạo nên sự khác nhau giữa các cá nhân về khả năng tự điều chỉnh cảm xúc, hành vi và sự chú ý, quy định ở mức độ phản ứng cảm xúc và đồng thời quy định n t đặc trưng riêng cho từng cá nhân. Mỗi loại kiểu nhân cách có những mặt mạnh và hạn chế riêng. Trong đó những mặt hạn chế trong từng kiểu nhân cách có thể là nguyên nhân dẫn đến việc lựa chọn cách ứng phó tiêu cực.
Ming Sing Chai, Chee Seong Low (2014) trong một nghiên cứu trên 148 sinh viên đại học từ một trường đại học tư thục ở Kuala Lumpur, Malaysia đã xem x t mối quan hệ giữa kiểu nhân cách, chiến lược đối phó và mức độ căng thẳng tâm lý cho thấy: những người tham gia có chiều hướng nhân cách phân tích cao có nhiều khả năng sử dụng các chiến lược đối phó tập trung vào vấn đề hơn. Những người có chiều hướng tính cách quan hệ cao và tính sẵn sàng trải nghiệm thấp có nhiều khả năng sử dụng các chiến lược đối phó được xã hội ủng hộ. Trái với dự đoán, mức độ căng thẳng tâm lý không bị ảnh hưởng bởi kiểu nhân cách. Tuy nhiên, mức độ căng
thẳng tâm lý cao hơn có liên quan đến các chiến lược đối phó lảng tránh và được xã hội ủng hộ [110; tr. 33-38].
Tác giả Halil Eksi đến từ Đại học Marmara, Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện nghiên cứutính cách và sự đối phó của sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ: Một phân tích tương quan chuẩn trên 237 sinh viên đã phát hiện ra một điều rất thú vị, đó là: những người có sự tận tâm cao thì có xu hướng sử dụng các chiến lược đối phó tự tin, lạc quan và thiên về tôn giáo nhiều hơn, trong khi đó những người có tính hướng ngoại cao hơn thì thiên về sử dụng các chiến lược đối phó tự tin và có xu hướng tìm kiếm sựhỗ trợ của xã hội hơn trong những tình huống căng thẳng [96].
Một nghiên cứu khác trên 300 sinh viên (150 nữ và 150 nam) tại trường Đại học Malayer bằng thang đo tính cách năm nhân tố rút gọn (NEO_FFI) và thang đo các chiến lược ứng phó Tehran (TCSS) đã được tiến hành. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính nhạy cảm tương quan nghịch với phong cách ứng phó tập trung vào cảm xúc tích cực và tương quan thuận với phong cách ứng phó tập trung vào cảm xúc tiêu cực ở sinh viên nữ, trong khi nó lại tương quan thuận với phong cách ứng phó tập trung vào cảm xúc tiêu cực ở sinh viên nam. Tính hướng ngoại thì tương quan thuận với phong cách ứng phó tập trung vào vấn đề và tập trung vào cảm xúc tích cực ở cả nam và nữ. Tính sẵn sàng trải nghiệm tương quan thuận với phong cách ứng phó tập trung vào vấn đề ở nữ. Tính dễ mến tương quan thuận với phong cách ứng phó tập trung vào vấn đề và tập trung vào cảm xúc tích cực và tương quan nghịch vơi phong cách ứng phó tập trung vào cảm xúc tiêu cực ở nam, trong khi tương quan thuận với phong cách ứng phó tập trung vào vấn đề và tương quan nghịch với phong cách ứng phó tập trung vào cảm xúc tiêu cực ở nữ sinh viên. Tính tận tâm tương quan thuận với phong cách ứng phó tập trung vào vấn đề và tương quan nghịch với phong cách ứng phó tập trung vào cảm xúc tiêu cực ở cả nam và nữ [62; tr. 797 – 802].
Một số tác giả khác như Mark S. Allen, Iain Greenlees & Marc Jones (2011) nhận thấy có sự tương tác với nhau trong mô hình năm nhân tố của tính cách đối với việc ứng phó các vấn đề liên quan thể thao khi nghiên cứu trên 253 vận động
viên.Kết quả nghiên cứu cho thấy, những vận động viên hướng ngoại, là những người có tâm lý ổn định và cởi mở với những trải nghiệm mới, có xu hướng sử dụng những chiến lược ứng phó tập trung vào vấn đề nhiều hơn. Những vận động viên tận tâm và những vận động viên hướng ngoại, sẵn sàng trải nghiệm và dễ mến có xu hướng sử dụng những chiến lược ứng phó tập trung vào cảm xúc, còn những vận động viên ít cởi mở, hoặc những người có tính nhạy cảm có xu hướng tránh sử dụng các chiến lược ứng phó. Những đặc điểm tính cách khác nhau đã được quan sát giữa vận động viên bậc cao và bậc thấp, vận động viên nam và nữ, giữa các môn thể thao cá nhân và tập thể. Những kết quả này cho thấy rằng mô hình năm nhân tố giúp phân biệt mức độ tham gia khác nhau của vận động viên và nhận dạng các chiến lược ứng phó mà các vận động viên có khả năng sử dụng trong quá trình tham gia thi đấu [106].
Có thể nhận thấy mối quan hệ giữa kiểu nhân cách và cách ứng phó với stress đã được các tác giả trên thế giới rất quan tâm nhưng tại Việt Nam, những nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ này vẫn chưa có. Ngoài ra, lứa tuổi thanh niên chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các học giả. Hầu như các nghiên cứu về mối quan hệ giữa kiểu nhân cách và cách ứng phó với stress chỉ tập trung tới khách thể là sinh viên và người trưởng thành.
Tóm lại, qua tổng quan tài liệu chúng tôi nhận thấy, những nghiên cứu về ứng phó với stress và kiểu nhân cách khá nhiều trong khi các nghiên cứu về ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau thì chưa có. Đây là khó khăn của người nghiên cứu trong việc tiếp cận các nghiên cứu ở cả nước ngoài và Việt Nam về ứng phó với stress ở học sinh có kiểu nhân cách khác nhau. Bởi thế, đây là một khoảng trống cần được nghiên cứu, làm rõ. Đề tài luận án ―Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau‖ được lựa chọn sẽ mang lại ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc.
Kế thừa những nghiên cứu đi trước, căn cứ vào mục tiêu và giới hạn phạm vi của luận án, trong nghiên cứu này, chúng tôi tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo các hướng sau đây: