Quản Lý Nội Dung Chương Tình Tvn Cho Học Sinh Ở Trung Tâm Gdtx - Hn - Dn Chí Linh, Tỉnh Hải Dương

Bảng 2.12. Quản lý nội dung chương tình TVN cho học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, tỉnh Hải Dương


TT

Quản lý nội dung chương trình tư vấn nghề

Mức độ thực hiện (%)

Thường

xuyên

Đôi khi

Không

bao giờ


1

Giới thiệu các cơ sở đào tạo từ trung cấp đến đại học

26

(72,2)

10

(27,8)

0

(0,0)


2

Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin về nghề

24

(66,7)

12

(33,3)

0

(0,0)


3

Thiết kế các công cụ để chuẩn đoán đặc điểm tâm lý và xu hướng nghề của học sinh

10

(27,8)

18

(50,0)

8

(22,2)


4


Huy động giáo viên, cán bộ tư vấn

25

(69,4)

11

(30,6)

0

(0,0)


5


Đa dạng hóa các hình thức tư vấn

23

(63,9)

10

(27,8)

3

(8,3)


6


Tổ chức tư vấn theo các hình thức

21

(58,3)

11

(30,5)

4

(11,2)


7

Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hoạt động

tư vấn định kỳ thông qua biên bản ghi nội dung chương trình tư vấn nghề.

3

(8,3)

18

(50,0)

15

(41,7)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên hướng nghiệp dạy nghề Chí Linh tỉnh Hải Dương - 9

* Nhận xét:

Số liệu trên cho thấy, CBQL ở trung tâm đã quan tâm đến việc “Giới thiệu các cơ sở đào tạo từ trung cấp đến đại học”, mức độ thường xuyên đạt 72,2%; Việc “Huy động giáo viên, cán bộ tư vấn”, mức độ thường xuyên đạt 69,4% hay “Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin về nghề”, mức độ thường

xuyên đạt 66,7%. Đây là các nhóm nội dung CBQL của trung tâm đã thực hiện tốt trong việc quản lý nội dung chương trình hoạt động TVN.

Bên cạnh đó, ở một số nội dung công việc khác, kết quả thực hiện của CBQL, GV chưa tốt. Cụ thể như: “Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hoạt động tư vấn định kỳ thông qua biên bản ghi nội dung chương trình tư vấn nghề”, mức độ ít khi thực hiện chiếm 50%, không bao giờ thực hiện 41,7% hay nội dung công việc “Thiết kế các công cụ để chuẩn đoán đặc điểm tâm lý và xu hướng nghề của học sinh” có tới trên 70% mức độ đánh giá ít hoặc không bao giờ thực hiện. Để hoạt động TVN có hiệu quả thì công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả là một hoạt động không thể thiếu, kể cả những hoạt động TVN do CBQL, GV trong trung tâm và các cán bộ được mời ở ngoài trung tâm. Thông qua kiểm tra, đánh giá CBQL sẽ rút kinh nghiệm về những vấn đề đã làm được và chưa làm được, có những điều chỉnh, bổ sung để việc thực hiện hoạt động TVN những lần tiếp sau đạt hiệu quả thiết thực hơn. Trong bất kỳ hoạt động nào nếu CBQL buông lỏng việc kiểm tra, đánh giá thì hiệu quả hoạt động sẽ bị giảm sút. Đây là một thực tế đòi hỏi CBQL phải chú tâm hơn trong công tác này ở các trung tâm.

2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên làm công tác tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm GDTX-HN-DN Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Chất lượng đội ngũ giáo viên làm công tác TVN sẽ quyết định trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động TVN. Do vậy, việc quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV làm công tác TVN luôn là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt, tạo ra sự phát triển bền vững cho hoạt động TVN. Để nắm được thực trạng trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.13. Quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực GV làm công tác TVN cho HS ở Trung tâm GDTX-HN-DN Chí Linh, tỉnh Hải Dương


TT

Quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên làm công tác

tư vấn nghề

Mức độ thực hiện (%)

Thường

xuyên

Đôi

khi

Không

bao giờ


1

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực GV làm công tác tư vấn cho từng nội dung

chương trình, giai đoạn.

23

(63,8)

10

(27,8)

3

(8,4)


2

Thực hiện nghiêm túc hoạt động bồi dưỡng công tác tư vấn nghề thường xuyên theo chu kỳ và nghiên cứu tài liệu của các chuyên đề

bồi dưỡng.


29

(80,6)


7

(19,4)


0

(0,0)


3

Bồi dưỡng nâng cao năng lực của GV qua sinh hoạt tổ chuyên môn, họp rút kinh nghiệm, tham quan học tập mô hình tư vấn

nghề ở trung tâm khác.


27

(75,0)


9

(25,0)


0

(0,0)


4

Khuyến khích GV tự học, tự bồi dưỡng và tạo điều kiện cho GV đi đào tạo, tập huấn ngắn hạn, dài hạn tại các cơ sở, trung tâm tư vấn

nghề chuyên nghiệp.


32

(88,9)


4

(11,1)


0

(0,0)


5

Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong

công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực tư vấn nghề GV.

7

(19,4)

18

(50,0)

11

(30,6)

* Nhận xét:

Bảng số liệu trên cho thấy công tác quản lý nâng cao năng lực cho GV làm công tác TVN ở Trung tâm GDTX - HN - DN được CBQL quan tâm, chú

trọng. Cụ thể: “Khuyến khích GV tự học, tự bồi dưỡng và tạo điều kiện cho GV đi đào tạo, tập huấn ngắn hạn, dài hạn tại các cơ sở, trung tâm tư vấn nghề chuyên nghiệp”, mức độ thường xuyên 88,9% hay “Thực hiện nghiêm túc hoạt động bồi dưỡng công tác tư vấn nghề thường xuyên theo chu kỳ và nghiên cứu tài liệu của các chuyên đề bồi dưỡng”, mức độ thường xuyên 80,6%. Đây là những yêu cầu, nhiệm vụ không thể thiếu giúp nâng cao năng lực TVN của GV nên trong công tác quản lý CBQL phải đặc biệt quan tâm.

Tuy nhiên, điểm hạn chế trong công tác quản lý hoạt động nâng cao năng lực cho GV làm công tác TVN đó là: “Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực tư vấn nghề GV” chưa được quan tâm thỏa đáng, mức độ thực hiện “đôi khi” chiếm 50,0% và “không bao giờ” chiếm 30,6%. Tìm hiểu thực trạng trên chúng tôi nhận thấy, chất lượng của nhiều buổi tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực TVN cho GV chưa cao. Việc tập huấn, bồi dưỡng, mang tính chất “giải ngân”, không chú trọng đến chất lượng của việc tập huấn. Do vậy, hiệu quả tập huấn cho GV làm công tác TVN không cao. Bên cạnh đó, việc thiếu cơ chế kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm sau bồi dưỡng cũng là một yếu tố giúp cho hoạt động này chưa được triển khai thực sự nghiêm túc, có chiều sâu và mang lại hiệu quả thiết thực.

2.4.4. Thực trạng quản lý hệ thống thông tin phục vụ hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Quản lý hệ thống thông tin phục vụ hoạt động TVN là một sự đổi mới rất quan trọng giúp cho HS tiếp cận thế giới nghề nghiệp dễ dàng và phù hợp với xu thế thời đại hơn. Nghiên cứu thực trạng của hoạt động này, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.14. Quản lý hệ thống thông tin phục vụ hoạt động TVN



TT


Quản lý hệ thống thông tin phục vụ hoạt động tư vấn nghề

Mức độ thực hiện (%)

Thường

xuyên

Đôi

khi

Không

bao giờ

1

Chỉ đạo xây dựng các website phục vụ hoạt

động tư vấn nghề

0

(0,0)

13

(26,1)

23

(63,9)

2

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị

truyền thông phục vụ hoạt động tư vấn nghề

29

(80,6)

7

(19,4)

0

(0,0)


3

Chỉ đạo GV xây dựng, đổi mới cách thức

truyền thông về nghề nghiệp cho HS để đảm bảo tính hiệu quả

27

(75,0)

9

(25,0)

0

(0,0)

4

Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ

chức xã hội để cung cấp thông tin nghề cho HS

14

(38,9)

14

(38,9)

8

(22,2)

* Nhận xét:

Số liệu trên cho thấy công tác quản lý hệ thống thông tin phục vụ hoạt động TVN ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương đã được CBQL quan tâm ở một mức độ nhất định. Cụ thể: “Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị truyền thông phục vụ hoạt động tư vấn nghề”, mức độ thực hiện thường xuyên 80,6%, hay “Chỉ đạo GV xây dựng, đổi mới cách thức truyền thông về nghề nghiệp cho HS để đảm bảo tính hiệu quả”, mức độ thực hiện thường xuyên đạt 75%. Điều đó cho thấy ý thức đổi mới, thay đổi các phương thức truyền thông của CBQL đã được chỉ đạo, yêu cầu tới từng GV làm công tác TVN. Nghiên cứu, học tập các mô hình truyền thông hiện đại, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh là một việc làm cần thiết. Giới trẻ hiện nay nếu mô hình truyền thông lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp với xu

thế phát triển có thể làm hạn chế khả năng tiếp cận nghề của các em. Do vậy, nghiên cứu đổi mới cách thức truyền thông nghề là một việc làm cần thiết.

Một số hạn chế trong việc quản lý hệ thống thông tin phục vụ hoạt động TVN đó là: “Chỉ đạo xây dựng các webside phục vụ hoạt động tư vấn nghề”, mức độ “đôi khi” chiếm 26,1% và mức độ thực hiện “không bao giờ” chiếm 63,9%. Số liệu trên cho thấy, công tác xây dựng các website phục vụ hoạt động TVN chưa được CBQL ở trung tâm quan tâm. Nguyên nhân của thực trạng này là do nguồn kinh phí đầu tư xây dựng và duy trì website ở một trung tâm còn nhiều hạn chế, tiếp đến phải có đội ngũ cán bộ quản trị mạng đủ trình độ để sử dụng, phát triển website, cập nhật thông tin thường xuyên, kịp thời, duy trì khả năng tương tác thường xuyên với học sinh là nhiệm vụ khó thực hiện. Đây cũng là khó khăn chung trong quản lý hệ thống thông tin ở nhiều trung tâm trong cả nước. Do vậy, học sinh khi khai thác internet thường không tương tác với hệ thống thông tin tại trung tâm mà tìm kiếm các nguồn thông tin khác.

2.4.5. Thực trạng quản lý hoạt động huy động nguồn lực ngoài trung tâm phục vụ cho công tác tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương

Để nâng cao chất lượng của hoạt động TVN nếu chỉ dựa vào nội lực thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của HS. Do đó, cần thiết phải huy động các nguồn lực bên ngoài và quản lý các nguồn lực này một cách có hiệu quả. Để biết thực trạng của vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.15. Quản lý hoạt động huy động nguồn lực ngoài trung tâm phục vụ công tác TVN


TT

Quản lý hoạt động huy động nguồn lực ngoài trung tâm phục vụ công tác

tư vấn nghề

Mức độ thực hiện (%)

Thường

xuyên

Đôi

khi

Không

bao giờ


1

Phối hợp với các trung tâm tư vấn, trường ĐH, CĐ, TCCN, dạy nghề để thực hiện công

tác tư vấn nghề.

15

(41,7)

16

(44,4)

5

(13,9)


2

Liên kết với các doanh nghiệp, trung tâm xúc

tiến việc làm, tổ chức chính trị xã hội để định hướng nghề nghiệp tốt nhất cho học sinh.

13

(36,1)

14

(38,9)

9

(25,0)


3

Xây dựng kế hoạch huy động nguồn tài chính của các tổ chức, cá nhân có mối quan hệ với

trung tâm

18

(50,0)

18

(50,0)

0

(0,0)

* Nhận xét:

Bảng số liệu trên cho thấy, CBQL ở trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương đã có những hoạt động quản lý, liên kết, phối hợp với các nguồn lực bên ngoài trung tâm để thực hiện công tác TVN cho HS. Trong đó nguồn lực ngoài được chú trọng nhất là: “Xây dựng kế hoạch huy động nguồn tài chính của các tổ chức, cá nhân có mối quan hệ với trung tâm”, mức độ thực hiện thường xuyên 50%. Qua thực tế quản lý tại trung tâm chúng tôi nhận thấy, việc huy động nguồn lực về vật chất và tinh thần bên ngoài trung tâm phục vụ hoạt động TVN cũng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được nguồn lực này cần xây dựng kế hoạch cho các hoạt động một cách thiết thực, minh bạch. Các tổ chức, cá nhân chỉ tham gia ủng hộ khi họ thấy được ý nghĩa, hiệu quả trong việc đóng góp của mình.

Bên cạnh đó, hoạt động “Phối hợp với các trung tâm tư vấn, trường ĐH, CĐ, TCCN, dạy nghề để thực hiện công tác tư vấn nghề” cũng được quan tâm thực hiện. Hiện nay trong xu thế nhiều trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp

chuyên nghiệp, trường nghề... gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh. Do đó, họ chủ động liên kết, phối hợp với các trường Trung học phổ thông và Trung tâm GDTX - HN - DN để thực hiện công tác TVN. Nhu cầu tuyển sinh của khối trường này rõ ràng mạnh hơn so với các doanh nghiệp nên họ thực hiện việc liên kết mạnh hơn. Thực trạng của bảng số liệu trên đã chỉ rõ điều đó.

2.4.6. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả của công tác tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, tỉnh Hải Dương Để tránh sự trì trệ, hình thức trong các hoạt động thì công tác quản lý

hoạt động kiểm tra, đánh giá luôn là vấn đề mà người CBQL cần quan tâm sâu sắc. Nghiên cứu thực trạng này trong hoạt động TVN ở Trung tâm GDTX - HN

- DN Chí Linh, Hải Dương chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.16. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác TVN



TT

Quản lý hoạt kiểm tra, đánh giá công tác tư vấn nghề

Mức độ thực hiện (%)

Thường

xuyên

Đôi

khi

Không

bao giờ

1

Chỉ đạo, quán triệt giáo viên thực hiện nghiêm

túc kế hoạch tư vấn nghề cho học sinh.

36

(100)

0

(0,0)

0

(0,0)


2

Chỉ đạo, kiểm tra việc đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tư vấn nghề nhằm tạo sự

ra sự hiệu quả hoạt động.

10

(27,8)

11

(30,6)

15

(41,6)

3

Kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng kế

hoạch, mô hình tư vấn nghề của giáo viên.

9

(25,0)

16

(44,4)

11

(30,6)

4

Họp rút kinh nghiệm; kiểm tra, đánh giá hiệu

quả thực tiễn của hoạt động tư vấn nghề.

6

(16,7)

12

(33,3)

18

(50,0)

* Nhận xét:

Qua bảng số liệu trên cho thấy, mặc dù có sự định hướng, chỉ đạo của đội ngũ CBQL cho GV, biểu hiện ở nội dung: “Chỉ đạo, quán triệt giáo viên thực hiện nghiêm túc kế hoạch tư vấn nghề”, mức độ thường xuyên đạt 100%,

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí