Tổng Quan Nghiên Cứu Về Ứng Phó Với Stress


hỗ trợ xã hội‖; kiểu nhân cách sẵn sàng trải nghiệm thì thường chọn cách ứng phó

―giải quyết vấn đề‖ hơn kiểu nhân cách dễ mến và tận tâm...

Luận án làm rõ một số yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau, bao gồm các yếu tố khách quan đó là chỗ dựa xã hội (gia đình, bạn bè, môi trường học tập trong nhà trường…) và một số yếu tố chủ quan đó là: tinh thần lạc quan - bi quan, mức độ stress… Trong đó, yếu tố chỗ dựa xã hội có ảnh hưởng mạnh nhất và có thể tác động làm thay đổi các cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau.

Luận án đã đề xuất một số biện pháp giúp học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau phòng ngừa và ứng phó tích cực với stress.

9. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận án được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau.

Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.


CHƯƠNG 1

Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau - 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÓ KIỂU NHÂN CÁCH KHÁC NHAU


1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu

1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về ứng phó với stress

Trên thế giới, vấn đề ứng phó với khó khăn tâm lý nói chung và ứng phó với stress nói riêng được nghiên cứu theo nhiều xu hướng khác nhau. Qua nghiên cứu tài liệu, chúng tôi tổng hợp, phân tích theo một số xu hướng chính sau đây:

Xu hướng thứ nhất là nghiên cứu các mô hình ứng phó (coping model), chiến lược ứng phó (coping strategies) và k năng ứng phó (coping skills).

Theo tác giả Compas và các cộng sự (2001) cho rằng, nhìn chung có 3 mô hình ứng phó phổ biến ở lứa tuổi trẻ em và VTN: 1/ ứng phó tập trung vào vấn đề và tập trung vào cảm xúc, 2/ ứng phó kiểm soát lần thứ nhất và ứng phó kiểm soát lần thứ hai, 3/ ứng phó đối đầu và lảng tránh. Tuy nhiên, các cách phân loại này bị chỉ trích là quá khái quát nên chưa phản ánh rõ một số cách ứng phó đặc trưng ở trẻ VTN. Trên cơ sở đó, Compas và các cộng sự (2001) đã đưa ra mô hình kết hợp được các nhóm ứng phó trên, đó là chia ứng phó thành 02 nhóm ứng phó là: ứng phó có ý thức và ứng phó không ý thức [81].

Ngoài ra còn có một số mô hình ứng phó của Oláh như ứng phó đồng hóa, thích nghi và lảng tránh (1995) [116] hay ứng phó đặt trọng tâm vào vấn đề, vào cảm xúc và lảng tránh của Cox và Ferguson (1991) [83]; ứng phó tập trung vào nhận thức, vào vấn đề và cảm xúc (Moos và Billings, 1982) [111].

Trước đó, Tobin, Holroyd, Reynolds và Wigal (1989) cho rằng có hai phương án ứng phó với hoàn cảnh, đó là ứng phó đối đầu và lảng tránh. Ứng phó đối đầu gồm có đối đầu tập trung vào vấn đề và đối đầu tập trung vào cảm xúc; ứng phó lảng tránh gồm lảng tráng tập trung vào vấn đề và lảng tránh tập trung vào cảm xúc. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả này phân chia các phương án ứng phó một cách chi tiết hơn thành 8 nhóm: 1/ Giải quyết vấn đề; 2/ Cấu trúc lại nhận thức; 3/ Tìm kiếm chỗ


dựa xã hội; 4/ Bộc lộ cảm xúc; 5/ Lảng tránh vấn đề; 6/ Mơ tưởng; 7/ Đổ lỗi cho bản thân; 8/ Cô lập bản thân [130].

Trong nghiên cứu ―Đánh giá các chiến lược ứng phó của thanh thiếu niên: có sự khác nhau theo tuổi và theo giới tính hay không?” của các tác giả Bolognini Monique, Plancherel Bernard và Halfon Olivier đã tìm hiểu các cách ứng phó theo đặc trưng giới, mối tương quan giữa việc lựa chọn các cách ứng phó với sức khỏe tâm trí theo giới tính và theo độ tuổi. Các tác giả đã đưa ra những cách thức ứng phó như: sử dụng quan hệ xã hội, gia đình, tình cảm sự giải trí, hài hước, cam kết, tiêu xài... Các kết quả khẳng định nữ giới tự điều chỉnh tùy theo khó khăn bằng cách tham gia nhiều hơn vào các quan hệ xã hội (bạn bè, anh chị em, bố mẹ và các người lớn khác). Trong khi đó, nam giới lại cố gắng nhiều hơn trong việc giữ ý nghĩa của sự hài hước và tiến hành một hoạt động thể lực mạnh mẽ. Về mối quan hệ sức khỏe tâm trí và các cách thức ứng phó, nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ [69, tr. 329 –337].

Các tác giả Nezu và Ronan (1988) khi nghiên cứu về k năng ứng phó của trẻ VTN đã chỉ ra rằng nếu VTN không có k năng phòng ngừa những tác động của hoàn cảnh có thể dẫn đến stress, trầm cảm và lo âu. Để giải quyết được các vấn đề, VTN cần có niềm tin dựa vào năng lực, xác lập được những k năng ứng phó với hoàn cảnh khó khăn của bản thân [74, tr.1].

Ngoài ra, tác giả Frydenberg (2008) đã đề cập đến một số chương trình hình thành k năng ứng phó tích cực như: Chương trình cách ứng phó tốt nhất (The Best of Coping); Chương trình ứng phó với cơn giận (The Anger Coping); Chương trình thời cơ cho sự phát triển (Seasons for Growth); Chương trình ứng phó với cảm xúc cho trẻ VTN (The Adolescent Coping with Emotions). Hầu hết các chương trình hình thành cách ứng phó tích cực cho trẻ VTN đều dựa trên tiếp cận nhận thức - hành vi [91]. Có thể thấy, đây là hướng nghiên cứu có tính ứng dụng và thực tiễn cao, vì vậy nó thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu có liên quan (dẫn theo Nguyễn Văn Tường, 2019) [59].


Xu hướng nghiên cứu thứ hai rất thiết thực và có giá trị thực tiễn cao khi nghiên cứu về ứng phó là phát triển các thang đo (scale) hay bảng kiểm (inventory) đánh giá hành vi ứng phó. Theo Frydenberg (2002), xu hướng này ra đời nhằm chỉ rõ cách thức con người đã nỗ lực ứng phó trong các tình huống, trên cơ sở đó đề xuất các chương trình hỗ trợ cá nhân phát triển và điều chỉnh khả năng ứng phó của họ. Động cơ thứ hai thúc đẩy hướng nghiên cứu này là sự cần thiết có những công cụ đánh giá cho các nhà tâm lí nói chung và tâm lí lâm sàng nói riêng trong việc chẩn đoán và can thiệp [90].

Theo Compas và cộng sự (2001), có 4 phương pháp đã được sử dụng để đánh giá cách ứng phó nói chung và ứng phó với các cảm xúc âm tính nói riêng: 1/ bảng hỏi tự thuật, 2/ phỏng vấn bán cấu trúc, 3/ quan sát hành vi và 4/ những báo cáo từ những người thân thích, gần gũi (bố mẹ, thầy cô, bạn bè). Trong 4 phương pháp đó, bảng hỏi tự thuật được sử dụng nhiều nhất và phát triển khá mạnh. Các hình thức phổ biến của bảng hỏi để đo các cách ứng phó là thang đo hoặc bảng kiểm [81].

Theo Compsa (1988) và Frydenberg (2008), việc nghiên cứu những công cụ đo lường, đánh giá cách ứng phó của con người được quan tâm từ những năm cuối thập niên 1980, từ đó cho đến nay có nhiều thang đo và bảng kiểm đã được xây dựng và phát triển. Cụ thể:

Thang đo cách ứng phó (Way of Coping Scale, WCS) của Folkman và Larazus (1980) đã đo hai kiểu ứng phó cơ bản nhất là: kiểu ứng phó tập trung cảm xúc và kiểu ứng phó tập trung giải quyết vấn đề. Trong đó, kiểu ứng phó tập trung cảm xúc là kiểu ứng phó chú ý nhiều đến cảm xúc cá nhân, nhằm mục đích làm giảm mức độ stress của con người khi họ rơi vào những tình huống khó khăn. Còn kiểu ứng phó tập trung giải quyết vấn đề là kiểu ứng phó hướng vào việc giải quyết vấn đề hay định hướng để thay đổi hoàn cảnh.

Tuy nhiên, cách ứng phó của con người trên thực tế không chỉ đơn giản là hai cách như Folkman và Lazarus đã nêu, mà nó mang tính đa dạng. Nên, một thang đo khác được ra đời. Đó là trắc nghiệm COPE của Carver, Sheier và Weintraub (1989). Trong trắc nghiệm này, các tác giả đã đề nghị năm thang đo là những khía cạnh


khác nhau của cách ứng phó tập trung vào vấn đề (ứng phó tích cực, lập kế hoạch, che dấu hoạt động cạnh tranh, tìm kiếm chỗ dựa xã hội, kiềm chế), năm thang đo về cách ứng phó tập trung vào cảm xúc (tìm kiếm chỗ dựa tình cảm, diễn giải dương tính, chấp nhận, phủ nhận, đi theo tôn giáo) và ba thang đo cách ứng phó được cho là không hữu ích (hành vi tiêu cực, quá nhấn mạnh vào cảm xúc, tinh thần tiêu cực). Tiếp đến là một thang đo khác cũng được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng là

―thang đo cách ứng phó của trẻ vị thành niên‖ ACS (The Adolescent Coping Scale) được Frydenberg và Lewis xây dựng năm (1993). Thang đo này bao gồm 8 items, được chia thành 3 nhóm ứng phó cơ bản: giải quyết vấn đề, tìm kiếm sự hỗ trợ, và các kiểu ứng phó không hiệu quả.

Ngoài những thang đo được liệt kê ở trên còn có nhiều trắc nghiệm và bảng kiểm khác được xây dựng và ứng dụng trong hơn hai thập niên qua là; Bảng kiểm chiến lược ứng phó của Tobin, Holroyd, Reynolds và Wigal (1989); Bảng hỏi về ứng phó qua các tình huống – CASQ (Coping Cross Situation Questionaire) của Seiffge-Krenke (1995); Bảng kiểm về hệ thống ứng phó (Coping Schemas Inventory, CIS) của Peacok và Wong (1996); Công cụ đánh giá ứng phó với tổn thương và vấn đề sức khỏe (Coping with Heath Injuries and Problems, CHIP) của Endler và Parker (2000)…[dẫn theo 60]. Các thang đo này tạo điều kiện cho hàng loạt các nghiên cứu về thực trạng ứng phó được thực hiện một cách khoa học và rộng rãi trên nhiều đối tượng khác nhau. Một số nghiên cứu về ứng phó với stress trên học sinh – sinh viên đã được tiến hành nhưng chưa thật nhiều. Đặc biệt, một số nghiên cứu về ứng phó với stress trên học sinh còn khá tản mạn, chủ yếu sử dụng các bảng hỏi mà không tận dụng các thang đo đã được chuẩn hóa (Barba & các cộng sự, 2004).

Xu hướng thứ ba khá phổ biến khi tiếp cận vấn đề ứng phó với stress là nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi ứng phó của học sinh. Các nghiên cứu theo hướng này đã chỉra rằng, trong các yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng phó của học sinh, có các yếu tố thuộc về cá nhân học sinh và những yếu tố thuộc về môi trường sống (như gia đình, nhà trường và xã hội).


Các tác giả trên thế giới quan tâm nhiều nhất đến các đặc điểm tâm lí, nhân cách. Các nghiên cứu đã chứng tỏ cách ứng phó có mối quan hệ với khí chất (Ebata và Moos, 1994; Kurdek và Sinclair, 1988); tính cách (Flachsbart, 2007; Bolger và Zuckerman, 1995; Grant và Langan-Fox, 2007; Gunthert và các cộng sự, 1999; Penley và Tomaka, 2002; Suls và Martin, 2005) [dẫn theo Carver và cộng sự, 2010]; tính lạc quan - bi quan (Solberg Nes và Segerstrom, 2006; theo Carver và J. Connor-Smith, 2010; Scheier và Carver, 1985), tự đánh giá về giá trị bản thân (Chapman và Mullis, 1999; Mary, 1998; Ni và các cộng sự, 2012), đánh giá về sự kiện gây ra cảm xúc âm tính (Compas và các cộng sự, 1988; Mikulincer và Florian, 1995) [dẫn theo 60].

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cho thấy những đặc điểm cá nhân khác cũng chi phối đến cách ứng phó của cá nhân như giới tính (Frydenberg và Lewis, 1993) [88], độ tuổi (Compas và các cộng sự, 1988; Frydenberg và Lewis, 1993; Frydenberg 1997, 2002, 2008)… [80], [88], [89], [90], [91].

Một yếu tố cá nhân khác cũng ảnh hưởng đến hành vi ứng phó của học sinh là vấn đề sức khỏe tâm thần. Theo Kovacs (1989), có nhiều vấn đề tâm thần của học sinh, trẻ VTN liên quan đến sự k m hiểu biết về k năng xã hội, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng ý tưởng và hành vi tự sát của trẻ VTN [dẫn theo 13]. Compas và các cộng sự (2001) đã tóm tắt 63 nghiên cứu về ứng phó ở trẻ em và trẻ VTN từ năm 1988 đến năm 2001, trong đó có hơn 50 nghiên cứu đã tìm hiểu mối quan hệ giữa ứng phó và những vấn đề về sức khỏe tâm thần. Những thang đo khảo sát về sức khỏe tâm thần được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu theo xu hướng này như bảng kiểm về các hành vi của trẻ (CBCL) - bảng tự thuật của thanh thiếu niên (YSR) của Thomas M. Achenbach; thang đo lo âu (RCMAS) của Cecil và Bert; bảng kiểm trạng thái lo âu (SSAI) của Speiberger, bảng kiểm trầm cảm (BDI) của Beck… Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy, ứng phó có mối liên quan đến các vấn đề về cảm xúc như lo âu, căng thẳng, giận dữ, trầm cảm và các vấn đề về hành vi như xâm kích, tăng động, không tập trung chú ý, hành vi phạm pháp, lệch lạc, sử dụng rượu và các chất kích thích [dẫn theo 60].


Cách ứng phó của trẻ VTN, học sinh không chỉ chịu sự chi phối bởi các yếu tố cá nhân mà còn chịu sự chi phối mạnh mẽ của các yếu tố xã hội. Chỗ dựa xã hội là một yếu tố xã hội lôi cuốn được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Có khá nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa chỗ dựa xã hội và cách ứng phó ở lứa tuổi VTN (Bal, Crombez, Van Oost và Debourdeaudhuij, 2003; Frydenberg, 2008) [65], [91].

Theo các tác giả Cohen, Kamarck & Mermelstein, 1983 đã chỉ ra hiệu lực của hỗ trợ xã hội trong việc làm giảm nhẹ tính nhạy cảm với stress. Khi có những người khác đến với mình thì ta có nhiều khả năng hơn ứng phó với các tác nhân gây stress nghề nghiệp, với nạn thất nghiệp, sợ đổ vỡ của hôn nhân, tình trạng đau ốm nghiêm trọng, và những tai họa khác, cũng như ứng phó với những vấn đề thường nhật trong cuộc sống thiếu một hệ hỗ trợ xã hội rõ là làm gia tăng tính nhạy cảm với bệnh và tử vong. Tình trạng giảm sút hỗ trợ xã hội trong gia đình và các môi trường lao động thấy có liên quan đến gia tăng k m thích nghi về mặt tâm lý [77].

Nhiều tác giả khác cũng đã tiến hành nghiên cứu so sánh cách ứng phó của trẻ VTN trước các tác nhân khác nhau (Bal và các cộng sự, 2003) [65]. Kết quả cho thấy, với mỗi loại tác nhân, trẻ VTN có những cách ứng phó đặc thù, riêng biệt. Ngoài ra, cách ứng phó còn chịu sự chi phối của các yếu tố xã hội khác như môi trường gia đình, giáo dục của nhà trường… [dẫn theo 60].

Một xu hướng khác góp phần mở rộng phạm vi tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng phó với stress là nghiên cứu hành vi ứng phó xuyên văn hóa. Mục đích của những nghiên cứu này tìm ra sự khác biệt và tương đồng trong cách ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống con người đến từ các nền văn hóa hay các quốc gia khác nhau. Theo Naughton (1997), các nghiên cứu này thường so sánh sựkhácnhau giữa các dân tộc trong quá trình ứng phó với stress. Sự khác nhau này được lý giải trong mối tương quan với đặc điểm tính dân tộc, các đặc điểm về kinh tế, văn hóa và xã hội [113]. Kết quả của các nghiên cứu theo hướng này cho thấy người phương Tây thường sử dụng các kiểu ứng phó tập trung vào vấn đề (problem

– focused), trong khi đó, người phương Đông lại thường sử dụng các kiểu ứng phó tập trung vào cảm xúc (emotion - focused) (Oláh, 1995; O’Connor và Shimizu,


2002) [116], [115]; người M và người châu Âu thường sử dụng các kiểu ứng phó mang tính cá nhân hơn người Nhật Bản (Kashima và Triandis, 1986; O’Connor và Shimizu, 2002) [dẫn theo 60]. Việc người M hay người châu Âu thường có khuynh hướng sử dụng các kiểu ứng phó mang tính cá nhân hơn người Á Đông vì ở xã hội Tây Âu, vai trò của cá nhân và tính cá nhân thường được nhấn mạnh hơn trong xã hội phương Đông - nơi những giá trị tập thể và cộng đồng được đề cao [115].

Không chỉ dừng lại ở những nghiên cứu mang tính lý luận hay điều tra thực trạng (survey research), nhiều tác giả đã thực hiện các nghiên cứu hành động (action research) về ứng phó với stress dưới dạng các dự án (projects) nhằm tăng cường nội lực ứng phó cho học sinh. Có thể kể đến một số dự án điển hình như ―Sisterhood‖ ở trường trung học quận Windham - Hoa Kỳ do Tummers, Lance và Norell (2008) tiến hành hay diễn đàn Campus Calm ở Hoa Kỳ do Maria Passcuci – một chuyên gia được mệnh danh là “Người huấn luyện cho học sinh một cuộc sống ít stress hơn” chủ trương (dẫn theo Chen, Wong, Ran & Gilson, 2009). Đây có thể được xem là xu hướng nghiên cứu rất thiết thực và có ý nghĩa xã hội cao.

Ở Việt Nam, vấn đề ứng phó với khó khăn tâm lý nói chung và ứng phó stress nói riêng cũng nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả, từ những nghiên cứu lí luận, đến những nghiên cứu thực tiễn. Có thể xếp những nghiên cứu này theo một số xu hướng sau đây:

Xu hướng thứ nhất là nghiên cứu các mô hình ứng phó, chiến lược ứng phó và k năng ứng phó. Theo hướng nghiên cứu này, ở Việt Nam có một số tác giả tiêu biểu như sau:

Đỗ Thị Lệ Hằng (2004, 2009) với nghiên cứu ―Cách ứng phó với những khó khăn trong học tập của các nhóm trẻ có hoàn cảnh khác nhau”; “Các tác nhân gây stress và cách ứng phó với stress của trẻ vị thành niên” đã chỉ ra bốn nguyên nhân chính gây ra stress cho trẻ VTN là: học tập, quan hệ với cha mẹ, bạn bè và trong những tình huống bất thường. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra cấu trúc tâm lí của ứng phó gồm 3 thành phần: 1/ Ứng phó tập trung vào tình cảm; 2/ Ứng phó tập trung vào suy nghĩ; 3/ Ứng phó tập trung vào hành động [20, 21].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2024