cực hơn và có tính xây dựng hơn. Nhóm đối đầu tập trung vào vấn đề là khâu cuối cùng, thể hiện ra bên ngoài bằng những hành động đã suy nghĩ và lên kế hoạch để giải quyết [45].
Nhóm đối đầu tập trung cảm xúc gồm có ―tìm kiếm hỗ trợ xã hội” và ―bộc lộ cảm xúc”. ―Tìm kiếm hỗ trợ xã hội” là nỗ lực tìm đến sự giúp đỡ để giải quyết vấn đề bằng cách tìm kiếm lời khuyên và chia sẻ cảm xúc, tâm sự với những người thân hay bạn bè [32] đối với hành vi ―Bộc lộ cảm xúc” là những cố gắng đối diện với cảm xúc, không n tránh nó và giải tỏa các cảm giác căng thẳng, lo lắng ra bên ngoài [45].
Nhóm lảng tránh tập trung vào vấn đề: Bao gồm ―lảnh tránh vấn đề”và ―mơ tưởng‖. Hành vi ―lảng tránh vấn đề” là những nỗ lực về mặt hành vi của cá nhân nhằm chạy trốn khỏi vấn đề bằng cách tránh xa hoặc rời bỏ nó. ―Mơ tưởng” bao gồm việc phớt lờ vấn đề, giải quyết vấn đề bằng cách tưởng tượng thay cho việc thực hiện trong thực tế hoặc mong đợi những điều kỳ diệu xảy ra để tình trạng có thể chuyển biến tốt hơn và cá nhân có thể sớm thoát khỏi hoàn cảnh ấy.
Nhóm lảng tránh tập trung vào cảm xúc: Bao gồm ―đổ lỗi cho bản thân‖ và
―cô lập bản thân”. Theo nghiên cứu Nguyễn Phước Cát Tường (2010) hành vi ―đổ lỗi cho bản thân” phản ánh việc cá nhân tự chỉ trích mình, dằn vặt, dày vò mình vì những gì đã xảy ra, đi kèm với cảm giác nuối tiếc, ân hận. Mặt khác,“cô lập bản thân” đề cập đến các nỗ lực của cá nhân nhằm thu hẹp thế giới của bản thân, tránh giao tiếp và che dấu cảm xúc đối với các tình huống gây stress trước bạn bè và người thân.
Ở Việt Nam, cũng có một số nhà nghiên cứu phân chia các cách ứng phó của trẻ VTN nói chung và học sinh nói riêng khi các em gặp phải những tình huống khó khăn, stress trong cuộc sống, có thể nhắc tới một số tác giả như: Đỗ Thị Lệ Hằng (2004, 2009) nghiên cứu cách ứng phó với những khó khăn trong học tập của các nhóm trẻ có hoàn cảnh khó khăn; các tác nhân gây stress và cách ứng phó với stress của trẻ VTN [20] [21];Tác giả Phan Thị Mai Hương và cộng sự (2007) nghiên cứu cách ứng phó của trẻ VTN với hoàn cảnh khó khăn; Nguyễn Hữu Thụ,
Nguyễn Bá Đạt (2009) nghiên cứu các kiểu ứng phó với stress trong học tập của sinh viên [32] [52].
Nhóm nghiên cứu Huỳnh Văn Sơn và Nguyễn Thị Nhung (2013) nghiên cứu thực nghiệm nâng cao nhận thức về áp lực tâm lí và cách ứng phó với áp lực tâm lí cho trẻ lao động sớm dựa trên hai hình thức ứng phó cơ bản là: ứng phó tích cực và ứng phó tiêu cực [46]. Đặc biệt, tác giả Nguyễn Văn Tường (2019) với mô hình ứng phó của học sinh THCS với bạo lực học đường đã xác định được 11 cách ứng phó phổ biến của học sinh THCS khi gặp phải hành vi bạo lực học đường và được biểu hiện trong suy nghĩ, cảm xúc và hành động [59]. Điểm chung của các tác giả này là đều chia các cách ứng phó thành ba nhóm biểu hiện: (1) ứng phó tập trung vào suy nghĩ; (2) ứng phó tập trung vào cảm xúc, tình cảm; (3) ứng phó tập trung vào hành động. Nhưng ở mỗi nhóm biểu hiện thì mỗi tác giả lại chỉ ra các cách ứng phó cụ thể không hoàn toàn giống nhau.
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Nghiên Cứu Về Kiểu Nhân Cách
- Tổng Quan Nghiên Cứu Về Mối Liên Hệ Giữa Kiểu Nhân Cách Và Cách Ứng Phó Với Stress
- Lý Luận Về Ứng Phó Với Stress Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Có Kiểu Nhân Cách Khác Nhau
- Ảnh Hưởng Của Stress Đến Đời Sống Của Con Người
- Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau - 9
- Ứng Phó Với Stress Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Có Kiểu Nhân Cách Khác Nhau
Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.
Như vậy, hiện nay có rất nhiều cáchphân loại ứng phótùy thuộc vào những tiêu chí khác nhau. Nghiên cứu này cũng dựa trên 3 chức năng tâm lí cơ bản là suy nghĩ, cảm xúc và hành động; đồng thời tham khảo các mô hình ứng phó của các tác giả đi trước, trong đó tham khảo chính từ mô hình ứng phó của tác giả Tobin và các cộng sự (1989), để tìm hiểu biểu hiện và cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau.
1.2.2. Stress
1.2.2.1. Khái niệm stress
Khái niệm stress được nhìn nhận dưới nhiều góc độ, quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu. Theo tiếng Latinh, stress được bắt nguồn từ ―strictus‖ và một phần của từ ―stringere‖ có nghĩa là k o căng hoặc đè n n. Thuật ngữ này được dùng phổ biến từ thế kỷ 17, để mô tả con người đang trải qua thử thách gay go, tai họa hoặc nỗi đau buồn [42, tr.111].
Trong tiếng Anh, stress có nghĩa là nhấn mạnh. Lúc đầu, stress được dùng trong vật lý học để chỉ một sức nén mà vật liệu phải chịu đựng, sau đó đến năm 1914, W.B. Cannon lần đầu tiên đã sử dụng thuật ngữ này trong sinh lý học để chỉ các stress cảm xúc [39, tr.21].
Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu nước ngoài, khái niệm stress được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau:
Tác giả Hans Selye (1907 – 1982), nhà sinh lý học Canada cho rằng: ―Stress là một phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước những tình huống căng thẳng‖ [95].
Theo W.B.Cannon (1914), ―stress không chỉ là phản ứng của cơ thể mà còn là mức phản ánh của hành vi, tâm lý của con người đối với sự tác động từ bên ngoài‖ [134].
Vào thập niên 80, tác giả người Xô Viết L.A. Kitaepxmưx cũng đã đưa ra các quan điểm khác nhau về stress và cuối cùng đi đến khẳng định: Stress là những biểu hiện không đặc hiệu của tính tích cực thích nghi về sinh lý và tâm lý bao gồm cả sự tích cực và tiêu cực khi gặp các tác động khác nhau [dẫn theo 33]. Như vậy, Kitaepxmưx cũng chỉ rõ được bản chất sinh học của stress.
Basowitz, Persky, Korchin và Grinker (1955) coi stress như kích thích tạo ra sự xáo trộn. Theo định nghĩa này, kích thích trở thành tác nhân khi nó tạo ra hành vi căng thẳng hoặc phản ứng vật lý và phản ứng căng thẳng này được tạo ra bởi sự đòi hỏi, sự đe dọa hoặc sự quá tải [dẫn theo 101].
Lazurus cho rằng: ―stress là trạng thái hay cảm xúc mà chủ thể trải nghiệm khi họ nhận định rằng các yêu cầu và đòi hỏi từ bên ngoài và bên trong có tính chất đe dọa, có hại, vượt quá nguồn lực cá nhân và xã hội mà họ có thể huy động được‖ [102, tr.124].
J.Delay định nghĩa: ―Stress là trạng thái căng thẳng cấp diễn của cơ thể buộc phải huy động các khả năng phòng vệ để đối phó với một tình huống đang đe dọa‖ [dẫn theo 34].
Ở Việt Nam, các nhà khoa học nghiên cứu về stress cũng đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về stress:
Tác giả Tô Như Khuê cho rằng: ―Stress tâm lý chính là những phản ứng không đặc hiệu xảy ra một cách chung khắp, do các yếu tố có hại về tâm lý xuất hiện trong các tình huống mà con người chủ quan thấy là bất lợi hoặc rủi ro, ở đây vai trò quyết định không chủ yếu do tác nhân kích thích mà do sự đánh giá chủ quan về các nhân tố
đó‖ [36, tr.28 - 45]. Trong khái niệm này đã thể hiện được vai trò của yếu tố nhận thức và thái độ của con người đối với stress. Tuy nhiên, không chỉ các yếu tố có hại về tâm lí mới gây stress mà các yếu tố được xem là lí tưởng nhất đối với chủ thể cũng có thẻ gây khởi phát stress. Hơn nữa với khái niệm này tác giả chỉ nhìn stress ở góc độ tiêu cực, đó là một quan niệm không đầy đủ về stress.
Theo tác giả Đặng Phương Kiệt người có nhiều công trình nói về stress định nghĩa:
―Stress là kiểu đáp ứng riêng và chung được sinh vật tạo ra đối với các sự kiện làm đảo lộn thế cân bằng của sinh vật và vượt quá năng lực ứng phó của nó‖ [35, tr.404]. Theo tác giả, khái niệm stress bao gồm kiểu đáp ứng chung có ở mọi loài sinh vật. Ngoài ra, đối với mỗi cá nhân, mỗi nhóm người, mỗi loài sinh vật lại có kiểu đáp ứng riêng của nó. Một số nhà tâm lý học khác như Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn đã nêu được thành phần quan trọng của stress, đó là cảm xúc và một số nguyên nhân cơ bản gây ra stress ở con người khi cho rằng: ―Stress là những xúc cảm nảy sinh trong tình huống nguy hiểm, hẫng hụt hay trong những tình huống phải chịu sự nặng nhọc về thể chất và tinh thần hoặc trong những điều kiện phải quyết định hành
động nhanh chóng và trọng yếu [18, tr.146].
Theo các tác giả Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Bá Dương và Nguyễn Sinh Phúc cho rằng: ―Stress vừa để chỉ tác nhân công kích, vừa để chỉ phản ứng của cơ thể trước các tác nhân đó‖. Ở định nhĩa này stress mới chỉ được hiểu như là phản ứng mang tính sinh lí cơ thể, còn những biểu hiện tâm lí của stress chưa được đề cập tới và những tác nhân công kích ngày nay được hiểu là những yếu tố gây ra stress [40, tr.368].
Theo tác giả Vũ Dũng: ―Stress là căng thẳng sinh lý và tâm lý phát sinh do những tình huống, sự kiện, trải nghiệm, khó có thể chịu đựng hoặc vượt qua như những biến cố nghề nghiệp, kinh tế, xã hội‖ [8].
Tác giả Nguyễn Thành Khải đưa ra định nghĩa: ―Stress là trạng thái căng thẳng về tâm lý mà con người cảm nhận được trong quá trình hoạt động cũng như trong cuộc sống‖ [33, tr.20].
Như vậy, ngay cả ở nước ngoài lẫn trong nước vẫn có rất nhiều cách hiểu khác nhau về stress. Có nhiều tác giả nói đến stress như một nguyên nhân, có tác giả nói đến
như hậu quả. Có tác giả nhìn nhận thuần túy dưới góc độ sinh học như là phản ứng mang tính sinh lý cơ thể, trong khi các nhà tâm lý học đề cập đến cả hai yếu tố sinh học và tâm lý.
Tuy nhiên, theo cách nhìn nhận của chúng tôi, stress phải được hiểu một cách tổng hợp, vừa như là một kích thích, vừa như một hậu quả kèm theo, đồng thời đề cập đến các yếu tố sinh học, xã hội và tâm lý.
Tóm lại, dưới sự nhìn nhận từ góc độ tâm lý học chúng tôi hiểu: Stress là sự căng thẳng về tâm lý và sinh lý khi con người đối mặt với những tình huống mà họ nhận thấy vượt quá khả năngcủa mình trong hoạt động cũng như trong cuộc sống.Theo khái niệm này, có thể thấy:
- Stress chính là sự căng thẳng về mặt tâm lý và sinh lý, nó bao gồm cả những phản ứng về mặt cơ thể và những đáp ứng về mặt cảm xúc của con người.
- Stress nảy sinh trong những tình huống khó khăn, hoặc trong những điều kiện đặc biệt, trong quá trình con người sống và hoạt động.
- Stress bao gồm nhiều loại và diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau.
1.2.2.2. Một số biểu hiện của stress
Khi stress xuất hiện ở mỗi chủ thể, sẽ xuất hiện hai loại biểu hiện là: biểu hiện sinh lí và biểu hiện tâm lí.
* Biểu hiện về sinh lí của stress
Khi ở trong trạng thái stress, về mặt sinh lí thường có các biểu hiện như: mệt mỏi, đau đầu, đau lưng đau cơ bắp, chóng mặt, đổ mồ hôi, tức ngực khó thở, tay chân bủn rủn, ăn không ngon, ăn quá nhiều hoặc quá ít, khó ngủ, mất ngủ, tim đập nhanh, thở gấp, bị tiêu chảy hoặc táo bón …
* Biểu hiện về tâm lí của stress
- Biểu hiện về mặt nhận thức
Trong nhiều tác phẩm nghiên cứu quá trình nhận thức khi có stress, các tác giả thường chỉ chú ý đến những thay đổi tiêu cực của quá trình nhận thức khi có stress, như vậy là chưa thật đầy đủ. Trên thực tế, bất kỳ một kích thích nào tác động lên não, lên cơ thể đều có thể gây ra stress ở mức độ nhất định. Đặc biệt là quá trình
nhận thức - hoạt động đặc thù của não đòi hỏi phải tư duy nghiêm túc, sự nỗ lực tham gia của các quá trình nhận thức một cách tích cực. Stress ở mức độ nhất định sẽ tạo ra sự thay đổi có lợi cho tư duy, trí nhớ, tưởng tượng… làm cho quá trình nhận thức diễn ra hiệu quả hơn. L. A. Kitaepxmux cho rằng: Khi có stress sẽ làm tăng cường tính tích cực tư duy, đó là sự suy ngẫm hoàn chỉnh toàn bộ thông tin mà chủ thể có thể có, nhằm làm chủ tình huống gây ra stress. Tuy nhiên, nếu trường diễn k o dài đến một mức độ nào đó, ở chủ thể xuất hiện tình trạng giảm tính tích cực của tư duy, xuất hiện hiện tượng giảm, thậm chí là mất trí nhớ [dẫn theo 33].
Theo tác giả Tô Như Khuê, stress có biểu hiện qua các phản ứng rối loạn 3 hoạt động nhận thức như: (1) Về trí tuệ: giảm rõ tư duy phê phán, phân phối chú ý không đầy đủ, giảm sút trí nhớ, quyết định thiếu chính xác, mất bình tĩnh, cáu gắt hoặc trơ lì… (2) Về cảm giác và tri giác: kém nhạy bén, tiếp thu thông tin chậm, nhìn nghe không rõ, cảm giác sai lệch, thiếu sự phối hợp giữa các cảm giác. (3) Rối loạn cảm giác vận động: tư thế lúng túng, cứng nhắc, rối loạn sự phối hợp các động tác [36].
- Biểu hiện về mặt cảm xúc
Ngoài những biểu hiện nêu trên, người bị stress thường có những biểu hiện rối loạn cảm xúc và thay đổi ứng xử.
Trong các điều kiện bình thường, não của chúng ta giám sát một lượng lớn các dữ kiện đồng thời. Các trung tâm trong não tác động phối hợp với các trung tâm chi phối động cơ và cảm xúc để thiết lập những ưu tiên cho việc xử lý. Do vậy, khi bị stress sẽ khiến cho người ta cảm thấy mình tách hẳn các sự việc xung quanh, bất cần, khó chịu, nóng nảy, mất kiên nhẫn và không thể nào thư giãn được; cảm thấy bị áp đảo, mọi thứ dường như trở nên khó khăn hơn, đôi khi khóc mà không rõ nguyên nhân; dễ bị tức giận hay tổn thương; cảm thấy không an toàn và chỉ muốn ở những nơi quen thuộc; dễ xúc động hay lo lắng thái quá.
Dưới góc độ tâm lý, stress ở mức độ cao sẽ ngăn cản con người đương đầu với cuộc sống một cách phù hợp. Ở mức độ cao nhất, phản ứng cảm xúc nghiêm trọng đến nỗi con người không thể hoạt động được. Ngoài ra, bị stress nhiều sẽ làm cho chúng ta giảm khả năng ứng phó với các tác nhân gây ra stress sau này (Eckenrode, 1984).
- Biểu hiện về mặt hành vi
Bên cạnh đó người ta cũng nhận thấy những người bị stress thường thay đổi cung cách ứng xử: tính khí hay thay đổi và có những hành động phi lý đến mức khó tin. Họ ứng xử như đang bị ám ảnh bởi một điều gì đó; cung cách ứng xử thái quá, dễ gây gổ, luôn cảm thấy người khác đáng trách; hay tranh luận quá khích; né tránh học tập; ngại tiếp xúc… Tuy nhiên, biểu hiện về mặt hành vi cũng có những hành vi tích cực. Để đương đầu với stress có hiệu quả những hành vi tích cực liên quan đến hành vi ứng phó. Ứng phó được xem là những nỗ lực tích cực nhằm quản lý, giảm hoặc chịu đựng những đòi hỏi do stress tạo ra.
1.2.2.3. Nguồn gốc gây ra stress
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến stress. Theo tác giả Đặng Phương Kiệt [35], stress có nguồn gốc từ các yếu tố sau:
- Những thay đổi trong cuộc sống: Những thay đổi đột ngột trong các tình huống của cuộc sống là nguồn gốc gây nên stress cho nhiều người. Mặc dù sự thay đổi có thể làm cho cuộc sống thêm đậm đà, thi vị nhưng sự thay đổi quá nhiều có thể làm hại đến sức khỏe. Ngay cả những sự kiện được ta đón nhận cũng đòi hỏi có những thay đổi quan trọng trong cuộc sống thường nhật và thích nghi với những yêu cầu mới.
- Những điều phiền toái: Những phiền toái vụn vặt có thể gây trở ngại và trở thành tác nhân gây stress và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Những phiền toái hàng ngày giảm thì cuộc sống thoái mái hàng ngày tăng.
- Thảm họa: Khi sự kiện xảy ra một cách tiêu cực không thể kiểm soát được, không đoán trước được hoặc tạo ra sự mập mờ… thì trải nghiệm về những sự kiện đó dễ gây căng thẳng hơn.
- Những tác nhân gây stress có nguồn gốc xã hội, chẳng hạn: quá tải dân số, tội phạm, suy thoái kinh tế, ô nhiễm môi trường, đại dịch HIV – AIDS, nạn đói, thất nghiệp, và mối đe dọa của chiến tranh nguyên tử tác động đến cuộc sống tinh thần của con người.
Quan điểm trên nhìn nhận nguồn gốc stress chủ yếu là từ cuộc sống bên ngoài. Trong thực tế, stress có nảy sinh hay không và ở mức độ nào còn phụ thuộc vào cả yếu tố tâm – sinh lí của chủ thể. Vì vậy, quan điểm sau đây của tác giả Võ Văn Bản sẽ cho chúng ta cái nhìn toàn diện hơn về nguồn gốc gây ra stress.
Theo tác giả Võ Văn Bản [3], có thể phân chia nguồn gốc gây ra stress như sau:
* Nguồn gốc từ môi trường sống
- Nguồn gốc từ cuộc sống gia đình: Đó là những vấn đề có liên quan đến yếu tố kinh tế và tình cảm; những kỳ vọng của những người trong gia đình đối với mỗi thành viên… những yếu tố này thường phối hợp với nhau tác động rất mạnh mẽ đến cuộc sống, sinh hoạt, nhận thức, tình cảm và hành vi của các thành viên trong cuộc sống gia đình cũng như hoạt động ngoài xã hội.
- Nguồn gốc từ môi trường xã hội: Đó là những yếu tố liên quan đến môi trường sống và học tập… và những mối quan hệ, ứng xử xã hội, tâm lý – xã hội, trong đó chủ thể tham gia hoạt động. Hoặc những yếu tố như tiếng ồn, ô nhiễm môi trường sống, thay đổi chế độ chính trị…
- Nguồn gốc từ môi trường tự nhiên: là những yếu tố như khí hậu, thời tiết…
* Nguồn gốc từ bản thân
- Yếu tố sức khoẻ: Những rối loạn bệnh lý mới xuất hiện, những bệnh lý ở giai đoạn cuối, hoặc những bệnh lý mãn tính, sự khiếm khuyết về thực thể…
- Yếu tố tâm lí: Đó là mức độ thích nghi của các thuộc tính tâm lí, bao gồm những thuộc tính thuộc về nhân cách như: năng lực, ý chí, tình cảm, nhu cầu, nhận thức, kinh nghiệm… của chủ thể. Ngoài ra có thể là những yếu tố có liên quan đến vô thức (giấc mộng, linh cảm…) hoặc những dồn nén từ thời thơ ấu, trong quá khứ…
Tóm lại: Có nhiều quan điểm khác nhau về nguyên nhân gây ra stress nhưng nhìn chung chủ yếu là do hai nhóm nguyên nhân chính: nhóm nguyên nhân chủ quan và nhóm nguyên nhân khách quan gây nên. Nhóm nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân thuộc về phía chủ thể: đặc điểm tâm lí, kiểu thần kinh, khí chất, sức khỏe… Nhóm nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân thuộc về môi