Bàn Luận Về Kết Quả Tổng Hợp Và Lựa Chọn Các Chỉ Số, Test Đặc Trưng Về Sinh Học, Sư Phạm Và Tâm Lý Của Vđv Cl Cấp Cao


hợp đánh giá cả chỉ số sư phạm (là các chỉ tiêu thể lực chung, thể lực chuyên môn, kỹ-chiến thuật) là một trong các thành tố bắt buộc cần đánh giá.

Theo Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn (2000) [69] đã phân tích: HL thể lực và kỹ chiến thuật luôn là cơ sở của HL thể thao. HL thể lực chung nhằm đảm bảo cho cơ thể, thể chất VĐV phát triển toàn diện và củng cố sức khỏe. HL thể lực chuyên môn là quá trình giáo dục và hoàn thiện những năng lực thể chất tương ứng với đặc điểm từng môn thể thao, có nhiệm vụ phát triển tối đa những năng lực sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng phối hợp vận động... cho VĐV. HL kỹ thuật chuyên môn là việc chuẩn bị trực tiếp bằng những bài tập của môn thể thao lựa chọn nhằm hoàn thiện sâu hơn những kỹ năng, kỹ ảo, những năng lực đặc trưng cho môn thể thao đó. Như vậy, tác giả đã nhấn mạnh nhiệm vụ HL của thể thao là HL thể lực chung, thể lực chuyên môn, kỹ thuật, chiến thuật. Đây là cơ sở quan trọng, cần thiết để lựa chọn ra những chỉ số đặc trưng sư phạm phù hợp với đặc thù của mỗi môn thể thao.

Theo Nguyễn Xuân Sinh và cộng sự (2007), [55] cho rằng: "việc xác định TĐTL và các năng lực chuyên môn bao gồm nhiều nội dung (sử dụng nhiều test và các bài tập kiểm tra phối hợp. Trong đó, các nội dung kiểm tra liên quan tới các kỹ thuật động tác, chiến thuật thực hiện là không thể thiếu... môn thể thao nào phải có nội dung đáp ứng được tính chất môn đó về cấu trúc động tác, đặc tính và cường độ vận động...". Như vậy, việc lựa chọn hệ thống các chỉ số sư phạm đặc trưng phù hợp với cấu trúc, đặc thù môn thể tao trong đánh giá mô hình đào tạo VĐV cấp cao là yêu cầu không thể thiếu.

Bàn luận về cơ sở lựa chọn các chỉ số đặc trưng tâm lý…

Theo Phạm Ngọc Viễn và cộng sự (1991) [78], nêu rõ vai trò của trắc nghiệm (test) tâm lý trong đánh giá hiệu quả tập luyện và thi đấu của VĐV là "nhằm tác động vào các hoạt động chức năng tâm lý VĐV, từ đó xác định được mức độ đáp ứng các năng lực tâm lý trong vận động của VĐV". Đồng thời, tác giả đề xuất khảo sát 10 khía cạnh tâm lý để nghiên cứu phát hiện, TC VĐV thể thao thành tích trong quá trình đào tạo tài năng thể thao (gồm: Sức mạnh thần kinh, Phản ứng với mục


tiêu di động, Năng lực thu nhận và xử lý thông tin, Phản xạ đơn, Tư duy thao tác, Chú ý tổng hợp, Phản xạ lựa chọn, Trí nhớ thị giác, Tri giác thời gian và Tính linh hoạt thần kinh). Như vậy, việc lựa chọn các chỉ tiêu tâm lý trong đánh giá mô hình VĐV cấp cao là yếu tố cần thiết và quan trọng không thể thiếu.

Theo Lê Văn Xem và cộng sự (2014), [84] cho rằng: "Năng lực tâm lý trong cấu trúc tài năng thể thao thể hiện ở hai khía cạnh năng lực hoạt động thần kinh và hoạt tính tâm lý (hoạt tính của quá trình tâm lý như cảm giác, tri giác, biểu lượng, trí nhớ, tư duy, chú ý, ý chí và tình cảm, đạo đức). Vì vậy, tác giả đề xuất nguyên tắc cơ bản và hệ thống tiêu chuẩn, chỉ tiêu về tâm lý trong thực hành TC tài năng thể thao là: Một là, TC nhân tài TT trước hết phải căn cứ vào mô hình tâm lý của VĐV cấp cao; Hai là, tính tương quan các chỉ số trên với thành tích thể thao tương ứng của giai đoạn HL để tìm đáp án có thích nghi và tiến triển của tài năng thể thao". Như vậy, trong mô hình đào tạo VĐV cấp cao cần phải xác định hệ thống tiêu chuẩn, chỉ tiêu tâm lý. Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá toàn diện tài năng thể thao.

Tóm lại, các cơ sở xác định chỉ số đặc trưng về sinh học (hình thái, sinh lý, sinh hóa), tâm lý, sư phạm (thể lực, kỹ thuật, chiến thuật) phù hợp với cấu trúc, đặc thù của VĐV CL cấp cao của luận án đều phù hợp với các quan điểm của các nhà khoa học ở trên, khi xác định: các yếu sinh học là điều kiện nền tảng, cơ bản; yếu tố tâm lý là điều kiện quan trọng; yếu tố sư phạm là điều kiện quan trọng và quyết định. Xác định các mối quan hệ giữa từng yếu tố đặc trưng với đặc điểm cấu trúc của VĐV CL cấp cao.

3.1.7.2. Bàn luận về kết quả tổng hợp và lựa chọn các chỉ số, test đặc trưng về sinh học, sư phạm và tâm lý của VĐV CL cấp cao

Bàn luận về kết quả tổng hợp và lựa chọn các chỉ số đặc trưng về sinh học của VĐV CL cấp cao:

Các phương pháp nghiên cứu về y sinh học đã và đang được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu TDTT. Kết quả kiểm tra về y sinh học giúp chúng ta đánh giá đúng chức năng các cơ quan của cơ thể VĐV. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc đánh giá trình độ thể lực của VĐV.


Theo Lê Hữu Hưng (2008), [23] nhận định: “Trên cơ sở kiểm tra y học mà các bác sĩ, cán bộ y học thể thao cùng với các HLV có thể xác định được hiệu quả của quá trình HL, phát hiện sớm những biến đổi phù hợp cũng như những biến đổi xấu có hại cho sức khoẻ VĐV để từ đó điều chỉnh quá trình HL một cách khoa học, hợp lý, kịp thời và phù hợp với từng đối tượng cụ thể”.

Theo tác giả Lê Đăng Chiêu (2007) [9], “Áp dụng phương pháp kiểm tra y – sinh nhằm nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo và chức năng các cơ quan của cơ thể có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc đánh giá trình độ thể lực có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển các cơ quan và hệ cơ quan của cá thể”.

Theo Bùi Quang Hải, Vũ Chung Thủy, Nguyễn Kim Xuân (2014), [18], đưa ra kết luận: “tài năng thể thao là sự tổng hòa những đặc điểm rất đa dạng về hình thái, chức phận, tâm lý và những đặc điểm khác của con người kết hợp với sự tập luyện kiên trì, lâu dài để đạt được những kết quả kỷ lục trong từng môn thể thao cụ thể”.

Các chuyên gia, nhà khoa học đều khẳng định vai trò quan trọng của việc kiểm tra y học thông qua các chỉ số sinh học trong kiểm tra, đánh giá phát triển thành tích của VĐV. Vì vậy, trong đào tạo VĐV môn CL cũng cần phải thực hiện các yêu cầu kiểm tra y học về hình thái, sinh lý, sinh hóa. Tuy nhiên, không phải các chỉ số, chỉ tiêu nào cùng cần sử dụng để kiểm tra, mà phải phụ thuộc và đặc điểm đặc thù hoạt động môn thể thao, đặc điểm lứa tuổi, giới tính. Trên cơ sở phân tích các đặc điểm đặc thù hoạt động của môn CL thì các chỉ số hình thái, sinh lý, sinh hóa do luận án lựa chọn đều đảm bảo và đáp ứng được việc kiểm tra đánh giá VĐV CL, đó là:

Các chỉ số hình thái: Các chỉ số chiều cao, cân nặng, chiều dài tay và chỉ số BMI là tổ hợp các chỉ số rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển tài năng thể thao. Nên trong TC VĐV năng khiếu CL phải xác định tiêu chuẩn cho từng lứa tuổi, có tính đặc trưng, tính quyết định đối với năng lực vận động và trình độ luyện tập của VĐV trẻ, ngoài ra phải nêu được tính dự báo sự phát triển tối đa các chỉ số hình thái của VĐV sẽ đạt được ở tuổi trưởng thành để phù hợp với đặc điểm cấu trúc hoạt động của môn CL.


Các chỉ số sinh lý: Các chỉ số tần số tim, huyết áp (mmHg), tần số hô hấp (l/p), dung tích sống (lít), VO2 /kg, VO2 max, thông khí phổi/phút (lít), VO2LT/max (%), VO2def (ml), VO2 debt (ml), AF (%) là tổ hợp các chỉ số đặc trưng sinh lý đánh giá các chức năng hệ tim mạch, chức năng hệ hô hấp, đánh giá khả năng vận động của VĐV CL trong tập luyện và thi đấu. Thông qua tổ hợp các chỉ số đánh giá chức năng sinh lý là cơ sở để các HLV điều chỉnh tăng giảm LVĐ của VĐV CL theo từng lứa tuổi và giới tính.

Các chỉ số sinh hóa: Các chỉ số Testosterone (nMol/lit), Ưrê huyết (mmol/lít), Acid lactic máu (mmol/lít), Urobilinogen niệu (mmol/l), Creatinine niệu, Protein niệu (mg%) là tổ hợp các chỉ số đặc trưng sinh hóa có tính đặc trưng và nhạy cảm, tính độc lập, tính hiệu quả nhằm đánh giá tổng hợp, toàn diện mức độ ảnh hưởng của LVĐ đối với sự biến đổi trạng thái chức năng của cơ thể VĐV CL ở mỗi lứa tuổi và giới tính.

Quá trình nghiên cứu đã tổng hợp được 67 chỉ số sinh học đặc trưng cho mô hình đào tạo VĐV CL cấp cao. Sau khi kiểm định độ tin cậy sau loại biến đã xác định 25 chỉ số đặc trưng về mặt sinh học cho VĐV CL cấp cao, kết quả gồm: hình thái 5 chỉ số (HT1, HT2, HT4, HT15, HT16), sinh lý 13 chỉ số (SL10, SL11, SL12, SL13, SL16, SL17, SL22, SL23, SL27, SL29, SL30, SL31, SL34), và sinh hóa 7 chỉ số (SH4, SH6, SH7, SH10, SH11, SH12, SH13).

Bàn luận về kết quả tổng hợp và lựa chọn các chỉ số, test đặc trưng về sư phạm của VĐV CL cấp cao:

Môn CL là môn thể thao đặc biệt có nhiều đặc điểm đặc thù riêng biệt có tính đối kháng cao, các tình huống thay đổi liên tục và bất ngờ, sự kết hợp đa dạng các kỹ thuật chiến thuật, sự căng thẳng các cảm xúc ý chí, sự gắng sức về thể lực. Bởi vậy, trong kết quả nghiên cứu của Đàm Tuấn Khôi đã đánh giá tính đặc trưng của môn CL bằng năm chữ: “Nhanh - mạnh - chuẩn - hoạt - ổn định” [24], [28].

Theo Lê Thanh Sang thì: "LVĐ thể hiện trong thi đấu CL chính là sự phối hợp giữa LVĐ thể lực, thần kinh và tâm lý. Ở đây sự biến đổi tâm lý đã tác động mạnh mẽ tới những biến đổi sinh lý. Sự căng thẳng tâm lý nhiều khi là yếu tố quyết định LVĐ lớn" [53].


Qua tìm hiểu việc sử dụng các test để TC và đánh giá TĐTL về thể lực cho VĐV CL của các chuyên gia trong và ngoài nước chúng tôi có một số nhận xét sau:

- Thứ nhất: Có sự đồng nhất của hầu hết các tác giả trong và ngoài nước trong việc đánh giá các mặt năng lực khác nhau của tố chất thể lực của VĐV CL như các năng lực về sức nhanh, tốc độ phản ứng, sức mạnh, sức mạnh tốc độ, khả năng phối hợp vận động, khéo léo, sức bền ...

- Thứ hai: Trong quá trình đánh giá các mặt năng lực trên của VĐV CL, có một số test có tần suất sử dụng cao, được nhiều tác giả sử dụng để TC, đánh giá trình độ thể lực của VĐV ở các lứa tuổi khác nhau.

Qua phân tích tài liệu trong và ngoài nước nhận thấy các chỉ số đặc trưng sư phạm được chúng tôi nghiên cứu là những chỉ số đặc trưng sư phạm của các tác giả tên tuổi, có nhiều kinh nghiệm đã và đang sử dụng để kiểm tra TC, đánh giá TĐTL của VĐV CL. Kết quả này là định hướng trong quá trình nghiên cứu và sử dụng các chỉ tiêu của ở các lứa tuổi và giới tính. Bảng phân tích mục đích và đánh giá của từng chỉ số đặc trưng sư phạm sau khi có sự xác định độ tin cậy của các chuyên gia và nhà khoa học, cụ thể:

Về thể lực chung: Tố chất thể lực của VĐV là cơ sở nền tảng của việc tiếp thu kỹ thuật, chiến thuật trong HL thể thao. Các chỉ tiêu đánh giá thể lực là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu trong quá trình TC tài năng thể thao [17]. Sử dụng các chỉ số thể lực chung với mục đích kiểm tra nền tảng thể lực của VĐV CL. Đánh giá các tố chất thể lực sức nhanh, sức mạnh và sức bền.

Về thể lực chuyên môn: Thể lực chuyên môn là tiền đề quan trọng có tính đặc thù riêng của mỗi môn thể thao [17]. Sử dụng các chỉ số thể lực chuyên môn với mục đích kiểm tra mức độ thể lực, phối hợp động tác kỹ thuật, khả năng di chuyển của VĐV CL. Đánh giá về thể lực chuyên môn như tốc độ, sức mạnh, linh hoạt, khả năng phối hợp vận động, khéo léo...

Về kỹ thuật: Kỹ thuật là những kỹ năng kỹ xảo có tính đa dạng đặc thù chuyên môn của từng môn thể thao. Đánh giá kỹ thuật môn CL theo mô hình đào tạo VĐV CL cấp cao phải đánh giá được khối lượng kỹ thuật, tính toàn diện của kỹ thuật, tính hiệu quả của kỹ thuật, đánh giá về khả năng điều chỉnh quả cầu với yêu cầu trúng vào đúng ô quy định...


Về chiến thuật: Sử dụng các chỉ số chiến thuật với mục đích kiểm tra khả năng tư duy chiến thuật, khả năng ứng biến, khả năng linh hoạt, khả năng xử lý tình huống khả năng phối hợp vận động của VĐV, đánh giá được điểm mạnh điểm của bản thân và đối phương, sử dụng thành thạo các kỹ thuật...

Quá trình nghiên cứu đã tổng hợp được 70 chỉ số sư phạm đặc trưng cho mô hình đào tạo VĐV CL cấp cao. Sau khi kiểm định độ tin cậy sau loại biến đã xác định 23 chỉ số, test đặc trưng về mặt sư phạm cho VĐV CL cấp cao. Kết quả gồm: thể lực chung 3 chỉ số (TLC1, TLC4, TLC6), thể lực chuyên môn 9 chỉ số (TLCM1, TLCM2, TLCM3, TLCM7, TLCM9, TLCM14, TLCM18, TLCM19, TLCM24), kỹ

thuật 7 chỉ số (KT1, KT2, KT3, KT4, KT11, KT22, KT23) và chiến thuật 4 chỉ số (CT1, CT5, CT6, CT7).

Bàn luận về kết quả tổng hợp và lựa chọn các chỉ số đặc trưng về tâm lý của VĐV CL cấp cao:

Các phương pháp nghiên cứu về tâm lý là những phương pháp nhằm kiểm tra những đặc điểm tâm lý của VĐV có ảnh hưởng đến việc thực hiện những nhiệm vụ tập luyện và thi đấu.

Theo Lê Nguyệt Nga (2009), [39] trong khoa học TC và HL thể thao yếu tố tâm lý được xác định là điều kiện quan trọng là “là yếu tố quyết định thắng thua trong thi đấu, tâm lý được xem là yếu tố quyết định đến 90% trong thi đấu”.

Theo Lê Văn Xem (2015), [84] đưa ra nhận định: “quan điểm khoa học tâm lý hoạt động, năng lực thi đấu TTTTC được hiểu là tổ hợp các thuộc tính tâm – sinh lý độc đáo và khả năng biểu hiện tổng hợp chức năng cơ thể của VĐV thích hợp với tính chất và bảo đảm thực hiện nhiệm vụ vận động thi đấu đạt kết quả cao trong hoàn cảnh ganh đua chiến thắng quyết liệt”

Theo Phạm Ngọc Viễn và cộng sự (2014), [79], [80], cho rằng: “Việc đánh giá các hành động, hành vi và hoạt động thể thao có một ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, bởi nó có thể trở thành kích thích và động cơ tích cực đối với các hành động tiếp theo, giúp định hướng, điều chỉnh, điều khiển các hoạt động trở nên hoàn thiện hơn... Hành động thể thao là chuỗi những động tác được ý thức và tạo nên hành động ý chí thể thao trong thi đấu chính là hành động ý chí, nhuốm đậm stress, cảm xúc, trí tuệ của VĐV thể thao với tư cách là một chủ thể hoạt động...”.


Theo Phạm Xuân Ngà, Nguyễn Kim Minh (1996) [42], “Việc đạt thành tích cao trong hoạt động thể lực không chỉ gắn liền với trình độ phát triển các tố chất vận động mà cả với những đặc điểm tâm lý. Vì vậy, khi TC cần chú ý tới đặc điểm các dạng của thần kinh”.

Quá trình nghiên cứu đã tổng hợp được 15 chỉ số tâm lý đặc trưng cho mô hình đào tạo VĐV CL cấp cao. Sau khi kiểm định độ tin cậy sau loại biến đã xác định 12 chỉ số, test đặc trưng về mặt tâm lý cho VĐV CL cấp cao. Kết quả gồm: TL1, TL2, TL3, TL4, TL5, TL7, TL9, TL10, TL11, TL12, TL13, TL14.

3.1.7.3. Bàn luận về kết quả đánh giá mức độ phù hợp và xác định các chỉ số, test đặc trưng về sinh học, sư phạm và tâm lý của VĐV CL cấp cao

Bàn luận về kết quả đánh giá mức độ phù hợp và xác định các chỉ số/ đặc trưng về sinh học của VĐV CL cấp cao

Qua tổng kết nhiều công trình nghiên cứu khoa học về môn CL và nhiều môn thể thao khác, rất ít các tác giả đánh giá mức độ phù hợp của các chỉ tiêu sinh học. Các bước xác định mới chỉ đến kiểm nghiệm độ tin cậy, mối tương quan của các test, mà chưa khẳng định được tính phù hợp của các test trên đối tượng nghiên cứu.

Để có được các chỉ số, test đặc trưng sinh học phù hợp với VĐV CL cấp cao sau khi đã tiến hánh xác định độ tin cậy nội tại và loại bỏ, việc tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, nhà khoa học, nhà chuyên môn bằng hình thức 2 lần phỏng vấn cho để lựa chọn ra những chỉ số, test đặc trưng sinh học phù hợp nhất cho mô hình đào tạo VĐV CL cấp cao.

Sau khi tiến hành 2 lần phỏng vấn, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà chuyên môn đã có sự đồng nhất loại bỏ thêm 02 chỉ số/test hình thái được cho là không phù hợp với cấu trúc, đặc thù trên đối tượng nghiên cứu là HT15 và HT16. Như vậy, bước nghiên cứu đánh giá mức độ phù hợp và xác định các chỉ số đặc trưng về sinh học của VĐV CL cấp cao đặc biệt quan trọng trong việc xác định các chỉ số/ test đặc thù của mỗi môn thể thao.

Xác định tính mục đích của các chỉ số đặc trưng sinh học là cơ sở để tiến hành đánh giá mức độ phù hợp của chỉ số/ test sinh học cho VĐV CL cấp cao. Trình bày tại bảng 3.18.

Bảng 3.18. Xác định mục đích và đánh giá các chỉ số đặc trưng sinh học



Chỉ số đặc trưng sinh

học

Mục đích

Đánh giá


Hình thái




HT1


Chiều cao đứng (cm)

Là chỉ số rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển tài

năng thể thao

Trên cơ sở đặc điểm hình thái này cho phép đánh giá mức độ phát triển thể lực, trình độ tập luyện và khả năng thích ứng của cơ thể VĐV trong tập luyện và thi đấu.


HT2


Cân nặng (kg)

Dùng kết hợp với chỉ số khác để tính chỉ số

hình thái có ý nghĩa.

HT3

Chiều dài tay (cm)

Là lợi thế của VĐV CL

HT4

Chỉ số Quetelette (kg/m).

Phản ánh mối liên hệ giữa

cân nặng và chiều cao


Sinh lý



SL10

Tần số tim tĩnh (HR)


- Đánh giá chức năng của tim thông qua đặc tính bài tập thuộc vùng năng lượng nào (ưa khí hay yếm khí);

- Đánh giá LVĐ của

bài tập…


SL11


Tần số tim tối đa (HRmax)

Tần số tim tối đa phản ánh năng lực chịu đựng công suất vận động của tim trong hoạt vận động

SL12

Huyết áp tâm trương

(HAmin) (mmHg)

Đánh giá mức độ thích nghi với LVĐ của VĐV

HAmin vượt quá 80mmHg, Hamax vượt quá 130mmHg

phải chú ý theo dõi

SL13

Huyết áp tâm thu

(HAmax) (mmHg)


SL16


Tần số hô hấp (l/p)

Đánh giá đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể đòi hỏi thông qua số lần thở trong 1 phút

Đánh giá tính đặc thù cá thể của VĐV dưới tác động của LVĐ; Đánh giá chức năng

hệ hô hấp.


SL17


Dung tích sống (VC) (lít)

Đánh giá khả năng của

cơ thể VĐV đáp ứng về hô hấp với LVĐ nặng

Đánh giá chức năng hệ hô hấp;


SL22

VO2 /kg (chỉ số hấp thụ oxy tương đối (l/p)

Đánh giá khả năng hấp thu O2 tối đa của cơ thể

Là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tổng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xây dựng mô hình nam vận động viên cấp cao môn cầu lông qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý - 14

Xem tất cả 285 trang.

Ngày đăng: 20/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí