PHÂN TÍCH XEM NHỮNG CÂU SAU ĐÚNG HAY SAI
Câu 1. Đảm bảo được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là “giảm được chi
phí do thực phẩm hư hỏng và phải thu hồi”?
Câu 2. Lựa chọn nhà cung cấp phải đảm bảo uy tín về chất lượng và giá bán hợp lý?
Câu 3. Lựa chọn dựa trên chỉ tiêu cảm quan cần chú ý những biểu hiện bên
ngoài đặc trưng đối với từng loại nguyên liệu?
Câu 4. Để tiện cho mục đích tích trữ và bảo quản, cần phải phân loại thực phẩm như thế nào, tại sao?
Câu 5. Khu vực sơ chế cần sạch sẽ và được bố trí riêng biệt?
Câu 6. Về phương diện vệ sinh thì thông thường chế biến nhiệt chỉ tiêu diệt
được vi khuẩn ở thể dinh dưỡng
Câu 7. Chế biến không cần nhiệt cũng có thể tiêu diệt được hết các loại vi khuẩn?
Câu 8. Hạn chế sử dụng các chất phụ gia, thực phẩm khó đảm bảo chất lượng điều này có đúng không? Đúng vì sao, không vì sao?
Câu 9. Khi khách có dấu hiệu ngộ độc, trách nhiệm hoàn toàn thuộc vế nhà hàng? Tại sao đúng, tại sao sai? Biện pháp hạn chế như thế nào?
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN
Giải thích thuật ngữ | |
Thương phẩm | Giá trị chất lượng của hàng hóa được trao đổi trên thị trường |
Thực phẩm | Thức ăn dùng để nuôi dưỡng cơ thể người |
Vệ sinh an toàn thực phẩm | Giá trị không độc hại của thực phẩm đối với có thể người |
Dinh dưỡng | Chất cần thiết nuôi dưỡng cơ thể người |
Hàm lượng | Tỷ lệ % có mặt của (chất) có trong thực phẩm |
Thủy phần an toàn | Hàm lượng nước có mặt trong thực phẩm không đủ để cho vi sinh vật xâm nhập |
Chất không thể thay thế | Chất không thể thiếu trong cơ thể người mà cơ thể người lại không thể tự tổng hợp được |
Sự phân giải | Hiện tượng các chất có cấu tạo phức tạp tự hoặc bị tách ra thành các chất có cấu tạo đơn giản hơn |
Sự thủy phân | Hiện tượng các chất có cấu tạo phức tạp có trong thực phẩm bị phân giải thành các chất đơn giản trong môi trường nước |
Tươi mới | Thực phẩm vẫn còn giữ nguyên giá trị cảm quan đặc trưng ban đầu của thực phẩm |
Ôi thiu | Hiện tượng thực phẩm không còn giữ được giá trị thương phẩm, nếu đêm chế biến có thể gây ngộ độc thực phẩm |
Thực phẩm đông lạnh | Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ lạnh đông (- 18 đến – 450C). |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Và Ý Nghĩa Của Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm
- Yêu Cầu Phân Loại Thực Phẩm Trước Khi Bảo Quản
- Thương phẩm và an toàn thực phẩm Ngành nghề Quản trị nhà hàng - Trường CĐN Đà Lạt - 14
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Rau quả các sản phẩm, Nguyễn Minh Nguyệt, Trường ĐH Thương mại Hà Nội 1980.
2. Lương thực, đường, bánh kẹo, Trần Bá Hiền - Lại Đức Cận - Trần Vân Trình, Trường ĐH Thương mại Hà Nội 1980.
3. Thịt gia súc gia cầm, Đăng Đức Dũng, Trường ĐH Thương mại Hà Nội 1980.
4. Sữa các sản phẩm của sữa, Hoàng Văn Mỉnh - Trần Thị Dung, Trường ĐH Thương mại Hà Nội 1980.
5. Thuỷ hải sản, Hoàng Thị Sôi - Trần Hậu, Trường ĐH Thương mại Hà Nội 1980.
6. Rượu, bia, chè, cà phê, thuốc lá, Nguyễn Văn Hiệu - Trần Văn Thiện, Trường
ĐH Thương mại Hà Nội 1980.
7. Sinh lý dinh dưỡng, Phạm Văn Gia, Trường ĐH Thương mại.
8. Quản lý chất lượng sản phẩm, Nguyễn Văn Hiệu - Nguyễn Thị Đông - Lại Đức Cận, Trường ĐH Thương mại Hà Nội 1995.
9. Bảng thành phần hoá học, Giáo sư Từ Giấy.
10.Bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn trong nhà hàng, Ths. Nguyễn Thanh Bình - NXB Hà Nội 2007.
11.Giáo trình Kỹ thuật chế biến món ăn – Lux.