Định Hướng Và Một Số Giải Pháp Phát Triển, Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Bắc Giang‌

Điểm mạnh (Strengths)

- Bắc Giang là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, mức sống và trình độ dân trí của đồng bào còn nhiều hạn chế. Vì vậy nhận thức của đồng bào về du lịch còn nhiều bất cập, chưa khai thác, kinh doanh được những sản phẩm du lịch sẵn có ở địa phương theo hướng du lịch cộng đồng.

- Việc khai thác tài nguyên rừng không theo quy hoạch tổng thể và chưa được quản lý tốt và nên ảnh hưởng đến phát triển du lịch.

- Các lễ hội gắn liền với du lịch chưa được tổ chức một cách có hệ thống theo lịch của ngành du lịch, các đơn vị kinh doanh trong ngành du lịch còn tham gia hạn chế trong

việc quảng bá hình Bắc Giang.

Cơ hội (Opportunity)

Thách thức (threats)

- Xu thế hội nhập quốc tế đem đến nhiều cơ hội phát triển cho du lịch Việt Nam nói chung và Bắc Giang nói riêng. Lượng khách du lịch quốc tế đến Bắc Giang có xu hướng tăng.

- Việc gia nhập vào tổ chức quốc tế về du lịch đem đến cho Việt Nam nói chung và Bắc Giang nói riêng nhiều cơ hội tiếp cận với những thị trường tiềm năng để thu hút khách du lịch, đồng thời còn là yếu tố thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

- Bắc Giang gần sân bay quốc tế Nội Bài, nằm trên tuyến trục hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội, là một Tỉnh nằm trong vùng Thủ đô và tương lai gần sẽ

được nâng cấp thêm. Đây là một thuận lợi

- Hội nhập và phát triển du lịch tạo nguy cơ đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, sự mai một, lai căng văn hóa dẫn đến nguy cơ phai nhạt bản sắc văn hóa. Ngoài ra, phát triển du lịch có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường.

- Do là tỉnh miền núi và nằm sâu trong nội địa, Bắc Giang thường gánh chịu nhiều tai biến thiên nhiên như: lũ quét và sạt lở đất, giá rét … làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của toàn ngành du lịch.

- Sự quảng bá và cạnh tranh mạnh mẽ của du lịch sinh thái, du lịch văn hóa của các tỉnh và địa phương lân cận. Điều này đòi hỏi Bắc Giang cần đặt vấn đề liên kết vùng và chia sẻ lợi ích trong phát triển du

lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bắc Giang - 11

- Có một số sản phẩm thương hiệu đặc trưng có thương hiệu: vải Thiều Lục Ngạn, Gà đồi Yên Thế,...

- Các dự án đầu tư của quốc tế và nhà nước bảo tồn và phát huy giá trị di sản, sự cải thiện của hệ thống đường giao thông là những cơ hội to lớn của Bắc Giang trong phát triển du lịch.

- Các chương trình đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển Bắc Giang.

- Tình hình chính trị - xã hội đất nước

ổn định.


để Bắc Giang có thể mở rộng giao lưu kinh tế và thu hút nguồn khách du lịch.


Tiểu kết chương 2

Với TNDL phong phú đa dạng, Bắc Giang có tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc đầu tư, khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên này để phát triển du lịch còn hạn chế, tình hình phát triển du lịch và TCLTDL trong những năm qua chưa đạt kết quả mong muốn. Lý do một phần là chưa được đầu tư thích đáng và hơn hết là công tác tổ chức không gian lãnh thổ du lịch còn chưa cập nhật với tiềm năng và tình hình phát triển. Để khai thác tiềm năng du lịch, tỉnh Bắc Giang cần xây dựng các đề án, dự án phát triển quy hoạch TCLTDL. Đây chính là đòn bẩy giúp ngành du lịch phát triển và hội nhập.

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN, TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH BẮC GIANG‌

3.1. Định hướng phát triển du lịch và tổ chức lãnh thổ du lịch

3.1.1. Bối cảnh trong và ngoài nước

Hoạt động du lịch thế giới trong thời gian gần đây đã chuyển hướng mạnh sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Khu vực này chiếm 22% tổng lượng khách du lịch quốc tế. Dự báo đến năm 2020, lượng khách du lịch quốc tế toàn cầu đạt 1,6 tỷ lượt. Châu Á - Thái Bình Dương vẫn sẽ là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất, khoảng 6,5%/ năm, chiếm 25,4% lượng khách du lịch quốc tế toàn cầu.

Du lịch đang trở thành một trong những ngành dịch vụ phát triển nhanh; đặc biệt các nước đang phát triển, vùng sâu vùng xa coi phát triển du lịch là công cụ xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế.

Nhu cầu du lịch trên thế giới đã có nhiều thay đổi, nhất là trong bối cảnh công nghệ phát triển vượt bậc như hiện nay. Du lịch hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Một loạt cái giá trị mới được thiết lập: du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo, du lịch hướng về nguồn cội, hướng về thiên nhiên.... Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch.

Không chỉ có vậy, du lịch hiện nay còn được hỗ trợ bởi công nghệ số, công nghệ

4.0. Trong bối cảnh toàn cầu như vậy, du lịch Việt Nam cũng chuyển mình rất nhanh, bắt kịp xu thế và hội nhập thành công với khu vực và thế giới.

3.1.2. Các dự án quy hoạch phát triển du lịch quốc gia và vùng

Các dự án quy hoạch phát triển du lịch cấp quốc gia tiêu biểu nhất là quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 22/01/2013. Mục tiêu của quy hoạch là đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển. Với quy hoạch 7 vùng du lịch, 46 khu du lịch quốc gia, 41 điểm du lịch quốc gia, 12 đô thị du lịch. Phấn đấu năm 2030 thu hút 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 71 triệu lượt khách nội địa. Đóng góp vào GDP năm 2030 của ngành du lịch là 7,5%, tạo việc làm cho 4,7 triệu lao động.

Trong dự án nêu rõ các mục tiêu cụ thể, các định hướng phát triển cụ thể về thị trường khách du lịch, sản phẩm du lịch, tổ chức không gian du lịch, đầu tư phát triển du lịch, tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch, các giải pháp phát triển....

Cùng với đó là các dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng TDMNPB ngày 08/7/2013. Riêng về lĩnh vực du lịch, ngày 30/12/2008, Bộ VH – TT & DL đã có quyết định 91/2008/QĐ-BVHTTDL phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng TDMNPB đến năm 2020. Tại quy hoạch, phạm vi của vùng bao gồm 14 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Sơn La, Hòa Bình.

Mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả và đóng góp của ngành du lịch vào phát triển kinh tế xã hội, gắn với giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, phát triển du lịch bền vững. Mục tiêu cụ thể là năm 2020 đạt khoảng 1.600.000 lượt khách quốc tế, 12.500.000 lượt khách nội địa. Thu nhập từ du lịch đạt 1.300 triệu USD. Quảng bá về tiềm năng du lịch của vùng. Tập chung phát triển các khu du lịch quốc gia góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch vùng như: Pác Pó, thác Bản Giốc (Cao Bằng) Ba Bể (Bắc Kạn), Điện Biên Phủ, Pá Khoang, Mường Phăng (Điện Biên), Sa Pa (Lào Cai), Thác Bà (Yên Bái), Hồ Hòa Bình (Hòa Bình), Đền Hùng (Phú Thọ), ATK (Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn), Định Hóa (Thái Nguyên), Mộc Châu (Sơn La).

3.1.3. Những mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế của Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Bắc Giang phấn đấu có trình độ phát triển trên mức trung bình của cả nước và trở thành tỉnh công nghiệp. Phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp sạch, đô thị hiện đại và du lịch văn hóa.

Mục tiêu tổng quát đến năm 2020: Duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao hơn tốc độ phát triển chung của vùng TDMNPB và cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.

Mục tiêu cụ thể về kinh tế:

+ Năm 2020: Khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 42 - 42,3%, khu vực dịch vụ chiếm khoảng 38 - 38,3%, khu vực nông - lâm - thủy sản chiếm khoảng

20 - 19,4%. Tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 10%. GDP/người đạt 2700 - 2800USD/người/năm

+ Năm 2030: Khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 45,7 - 46%, khu vực dịch vụ chiếm khoảng 42,7 - 43%, khu vực nông - lâm - thủy sản chiếm khoảng

11,6 - 11%. Tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 11%. GDP/người đạt 9300 - 9500USD/người/năm [27].

3.1.4. Những mục tiêu và chiến lược phát triển du lịch ở Bắc Giang đến 2030

Xây dựng Bắc Giang thành tỉnh có thương hiệu du lịch, là điểm đến của du lịch văn hóa - sinh thái - tâm linh hấp dẫn, có vị trí quan trọng trong khu vực TDMNPB. Phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

Về lượng khách du lịch, tỉnh đề ra mục tiêu năm 2020 đón 2,7 triệu lượt khách (khoảng 20.000 lượt khách quốc tế), năm 2030 đón khoảng 7,3 triệu lượt khách (khoảng

240.000 lượt khách quốc tế).

Tổng thu từ khách du lịch năm 2020 đạt khoảng 2.800 tỷ đồng, năm 2030 đạt khoảng 18.500 tỷ đồng.

Cơ sở lưu trú năm 2020 có khoảng 5.800 buồng, năm 2030 có khoảng 16.200 buồng.

Lao động trong ngành du lịch tăng, năm 2020 tạo việc làm cho khoảng 8.700 lao động, năm 2030 tạo việc làm cho khoảng 24.300 lao động trực tiếp [20].

3.1.5. Những nội dung phát triển du lịch cụ thể của tỉnh Bắc Giang

Xác định luồng khách du lịch, thị trường khách du lịch, từ đó có chiến lược cụ thể thu hút các thị trường khách du lịch tiềm năng.

Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch, gồm có sản phẩm du lịch đặc thù và sản phẩm du lịch chính. Đó là các sản phẩm du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch lịch sử - văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng... Ngoài ra có các sản phẩm bổ trợ như du lịch mua sắm, lễ hội, thể thao, hội nghị hội thảo. Hướng tới du lịch xanh, thân thiện với môi trường thiên nhiên và phát triển bền vững. Song song với định hướng sản phẩm thì việc ứng dụng công nghệ số vào phát triển du lịch cũng được quan tâm đầu tư phát triển.

Về không gian du lịch được xây dựng phát triển 5 vùng: Không gian du lịch Tây Yên Tử (khu vực phía Đông Nam của tỉnh, là không gian du lịch trọng điểm), không gian du lịch gắn với Khởi nghĩa Yên Thế (khu vực phía Tây Bắc của tỉnh), không gian du lịch thể thao vui chơi giải trí (khu vực trung tâm và phía Nam tỉnh), không gian du lịch sinh thái nông nghiệp (khu vực phía Đông Bắc của tỉnh), không gian văn hóa quan họ (khu vực phía Tây Nam của tỉnh).

Phát triển hệ thống các khu du lịch, các điểm du lịch trọng điểm có ưu tiên đầu tư. Phát triển các tuyến du lịch liên tỉnh và nội tỉnh.

3.2. Dự báo phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

3.2.1. Lựa chọn các phương án phát triển

3.2.1.1. Phương án 1: Tăng trưởng tự nhiên

Theo phương án này thì các hoạt động đầu tư, sản phẩm du lịch giữ nguyên như hiện tại, ưu tiên bảo tồn, chỉ khai thác các cơ sở du lịch đã đầu tư; không kêu gọi đầu tư, thực hiện các dự án mới; không phát triển, khai thác các sản phẩm du lịch mới, cao cấp; duy trì thị phần khách như hiện tại. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch trung bình giai đoạn 2016-2030 chỉ từ 10%-18%/năm.

Thị trường khách: Chủ yếu là thu hút khách nội địa với mục đích du lịch tham quan, hành hương, dã ngoại từ Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Sản phẩm du lịch: Phát triển các sản phẩm dựa trên tiềm năng sẵn có như: Du lịch văn hóa - tâm linh (tham quan, hành hương tại các đình, chùa). Du lịch lịch sử - văn hóa gắn với khu di tích lịch sử Yên Thế, ATK II Hiệp Hòa… Du lịch sinh thái gắn liền với các hồ, thác nước, khu bảo tồn thiên nhiên.

Dự báo các chỉ tiêu phát triển chính theo phương án: Khách du lịch đón khoảng 2,0 triệu lượt khách (năm 2020), đón khoảng 5,0 triệu lượt khách (năm 2030). Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 1.800 tỷ đồng (năm 2020) và khoảng 11.000 tỷ đồng (năm 2030).

3.2.1.2. Phương án 2: Phát triển bền vững

Phương án được xây dựng và tính toán với giả định tốc độ phát triển ổn định, ít chịu tác động bởi các yếu tố bên ngoài như kinh tế, chính trị, xã hội. Bắc Giang phát triển trong điều kiện thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn, tiềm năng, nhiều dự án đầu tư mới được khởi động. Khai thác, phát triển du lịch hợp lý, hiệu quả, có trọng điểm dựa trên tiềm năng du lịch tự nhiên, văn hóa. Về thị trường khách du lịch được mở rộng về quy mô, một số thị trường du lịch mới được khai thác, ưu tiên thu hút thị trường khách có mức chi tiêu cao. Sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, khai thác thêm nhiều dịch vụ, hoạt động vui chơi giải trí phục vụ du khách. Phương án được xây dựng dựa trên yếu tố mới tạo sự chuyển biến tích cực cho du lịch Bắc Giang trong thời gian tới: Khai hội Tây Yên Tử với hệ thống cáp treo, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng đi vào hoạt động,…

Thị trường khách: Tập trung khai thác, thu hút đa dạng đối tượng du khách từ cao cấp đến phổ thông, cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế (Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Âu, Bắc Mỹ,…).

Sản phẩm du lịch: Phát triển mới các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, hấp dẫn: Du lịch văn hóa - tâm linh (tham quan, hành hương tại các đình, chùa). Du lịch văn hóa - lịch sử (Gắn với khu di tích lịch sử Yên Thế, ATK II Hiệp Hòa),… Du lịch sinh thái: Dã ngoại, cắm trại, trải nghiệm gắn với các hồ, thác nước, khu bảo tồn thiên nhiên. Du lịch cộng đồng gắn với bản làng dân tộc, làng quan họ. Thể thao mạo hiểm: Leo núi, xe đạp địa hình, dù lượn,… tại khu vực Đồng Cao, khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, Xuân Lung - Thác Ngà. Du lịch sinh thái, miệt vườn gắn với các mùa hoa, các vườn cây ăn quả.

Dự báo các chỉ tiêu phát triển chính theo phương án: Khách du lịch đón khoảng 2,7 triệu lượt khách (năm 2020), đón khoảng 7,3 triệu lượt khách (năm 2030). Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 2.800 tỷ đồng (năm 2020) và khoảng 18.500 tỷ đồng (năm 2030).

3.2.1.3. Phương án 3: Phát triển đột phá

Phương án dự kiến tốc độ phát triển cao, mang tính đột phá đưa Bắc Giang trở thành trung tâm du lịch vùng TDMNPB, một trong những trung tâm du lịch tầm cỡ. Thu hút được nhiều dự án đầu tư quy mô lớn, vốn đầu tư cao tạo được sức bật lớn cho du lịch Bắc Giang. Để đạt được các chỉ tiêu theo phương án này, cần xây dựng Bắc Giang thành trung tâm du lịch cao cấp, hướng đến thị trường khách siêu sang.

Thị trường khách: Tập trung thu hút thị trường khách cao cấp, siêu sang trong nước và quốc tế.

Sản phẩm du lịch: Xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp: Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái: Khu resort, bungalow cao cấp gắn kết với thiên nhiên ven các khu rừng, hồ,… Du lịch nghỉ dưỡng dân dã theo mô hình các trang trại nông nghiệp tại các vùng nông thôn.Vui chơi giải trí cao cấp theo mô hình công viên chuyên đề, vui chơi giải trí công nghệ cao.

Dự báo các chỉ tiêu phát triển chính theo phương án: Khách du lịch đón khoảng 3,2 triệu lượt khách (năm 2020), đón khoảng 10,2 triệu lượt khách (năm 2030). Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 5.700 tỷ đồng (năm 2020) và khoảng 31.200 tỷ đồng (năm 2030).

Theo so sánh và phân tích giữa 3 phương án phát triển trên, mỗi phương án đều có ưu điểm nhược điểm. Dựa trên tình hình thực tế của Bắc Giang, phương án 2 đã được lựa chọn làm phương án phát triển của Du lịch Bắc Giang.

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí