Nghiên cứu “Một số khó khăn trong học tập của trẻ vị thành niên và cách ứng phó của các em” của tác giả Lưu Song Hà đã tập trung tìm hiểu về những khó khăn tâm lý của trẻ VTN khi có sự thay đổi về môi trường học tập từ cấp tiểu học lên trung học cơ sở và chỉ ra các kiểu ứng phó của trẻ VTN khi gặp khó khăn trong học tập. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi gặp khó khăn, trẻ VTN thường sử dụng trước hết là những cách ứng phó bằng hành động, tiếp đến là ứng phó về tình cảm và cuối cùng là suy nghĩ [15].
Tác giả Phan Thị Mai Hương (2007) và các cộng sự đã đi sâu vào nghiên cứu “Cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn”. Đề tài đã được tiến hành với mục đích tìm hiểu cách ứng phó của trẻ VTN hiện nay trong những tình huống khó khăn và những nhân tố góp phần hình thành các cách ứng xử này nhằm đề xuất những kiến nghị đối với chương trình giáo dục và rèn luyện k năng sống cho trẻ vị thành niên. Nghiên cứu đã chỉ ra đặc điểm của các cách ứng phó mà trẻ sử dụng trong những tình huống khác nhau như. Có những cách ứng phó mang tính ổn định nhưng cũng có cách ứng phó mang tính hoàn cảnh, đồng thời cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của chỗ dựa xã hội, niềm tin, khả năng nhận thức đối với việc lựa chọn hành động trong những hoàn cảnh khó khăn [32].
Tác giả Nguyễn Hữu Thụ, Nguyễn Bá Đạt (2009), với nghiên cứu “Các kiểu ứng phó với stress trong học tập của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội” đã chỉ ra rằng: khi đứng trước các tình huống gây stress trong học tập sinh viên chủ yếu sử dụng phương thức thay đổi nhận thức và hành vi của mình. Từ đó các em chủ động hơn trong học tập, giảm bớt sự lo lắng và stress nảy sinh trong quá trình học tập. Tuy nhiên nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc miêu tả các kiểu ứng phó với stress trong học tập được một số sinh viên sử dụng, chưa chỉ ra được kiểu ứng phó nào của sinh viên là có hiệu quả cao nhất [52].
Trong nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thanh Thủy thu được kết quả học sinh lớp 12 ứng phó với stress qua 4 cách chủ yếu. Các hành vi giải tỏa stress cho thấy những học sinh bị stress càng nặng càng ít có khả năng ứng phó với stress ở cả 4 cách giải trí bằng xem phim, nghe nhạc, chia sẻ với người khác, khẳng định bản
thân và dùng chất kích thích. Trong các cách thức ứng phó, hầu hết học sinh thường tìm đến các hoạt động lành mạnh để giải toả Stress: Thư giãn bằng xem phim, nghe nhạc, gặp gỡ nhiều người để chia sẻ tâm tư [53].
Nguyễn Thị Minh Hằng (2014) nghiên cứu “ứng phó với những cảm xúc tiêu cực của học sinh trung học cơ sở” cho thấy có 3 cách thức ứng phó của học sinh trung học cơ sở là: 1/ Ứng phó tập trung vào nhận thức; 2/ Ứng phó tập trung vào cảm xúc; 3/ Ứng phó tập trung vào hành vi. Trong đó, học sinh có xu hướng ứng phó tập trung vào nhận thức thường xuyên hơn so với ứng phó tập trung vào cảm xúc và hành vi. Học sinh có biểu hiện stress, lo âu và trầm cảm có cách ứng phó tiêu cực hơn so với học sinh không có các biểu hiện này [23].
Đinh Thị Hồng Vân (2014) nghiên cứu cách ứng phó với những cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ VTN thành phố Huế, tác giả đã xây dựng mô hình ứng phó với những cảm xúc âm tính của trẻ VTN thành phố Huế bao gồm ba nhóm cơ bản: 1/Các cách ứng phó tích cực; 2/Các cách ứng phó tiêu cực; 3/Các cách ứng phó trung tính. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, trẻ VTN ở Huế sử dụng nhiều cách ứng phó khác nhau trước các cảm xúc âm tính, từ cách ứng phó tích cực đến cách ứng phó tiêu cực. Nhìn chung, các cách ứng phó tích cực vẫn được trẻ VTN sử dụng nhiều hơn so với các cách ứng phó trung tính và tiêu cực. Cách ứng phó được trẻ sử dụng nhiều nhất là ―tách mình ra khỏi vấn đề‖, ít nhất là ―tự làm hại bản thân‖. Tác giả cũng đã xây dựng được các biện pháp hình thành cách ứng phó tích cực với những cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội cho trẻ VTN [60].
Tác giả Nguyễn Diệu Thảo Nguyên, Trần Thị Tú Anh (2009),với nghiên cứu “Kỹ năng ứng phó với những khó khăn trong gia đình của học sinh THPT - Thành phố Huế” cũng đã nêu lên được một số vấn đề ứng phó. Các tác giả đã nghiên cứu những khó khăn trong gia đình, từ đó chỉ ra những cách ứng phó khác nhau với những khó khăn trong gia đình của học sinh THPT thành phố Huế. Đó là năm kiểu ứng phó tiêu biểu: tích cực chủ động; tìm kiếm sự hỗ trợ; xoa dịu căng thẳng; lảng tránh và ứng phó tiêu cực. Đồng thời đưa ra những yếu tố ảnh hưởng tới cách ứng phó với những khó khăn trong gia đình của học sinh. Nhìn chung, nghiên cứu đã
Có thể bạn quan tâm!
- Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau - 1
- Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau - 2
- Tổng Quan Nghiên Cứu Về Ứng Phó Với Stress
- Tổng Quan Nghiên Cứu Về Mối Liên Hệ Giữa Kiểu Nhân Cách Và Cách Ứng Phó Với Stress
- Lý Luận Về Ứng Phó Với Stress Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Có Kiểu Nhân Cách Khác Nhau
- Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau - 7
Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.
tiếp cận và chỉ ra được những vấn đề cơ bản về ứng phó. Tuy nhiên lại chưa đưa ra được thế nào là một cách ứng phó có hiệu quả, và cũng như chưa hướng dẫn được k thuật ứng phó tốt [43; tr. 138 – 146].
Tác giả Đỗ Thị Thu Hồng (2008), nghiên cứu k năng ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống của học sinh trung học cơ sở được khảo sát tại thời điểm nghiên cứu đều có những khó khăn trong cuộc sống. Khó khăn học sinh gặp phải nhiều nhất được thể hiện trong mối quan hệ giữa các em và cha mẹ; tiếp đến là mối quan hệ với bạn bè và thầy cô giáo; những khó khăn trong mối quan hệ này có ý nghĩa quan trọng tới việc lựa chọn phương án ứng phó của học sinh. Khi học sinh gặp khó khăn trong cuộc sống các em đều lựa chọn các phương án ứng phó của mình. Việc lựa chọn các phương án cụ thể tùy thuộc vào ứng phó đó đáp ứng với khó khăn trong từng mối quan hệ cụ thể và có sự khác biệt với các mức độ giữa các nhóm học sinh về học lực, địa bàn sinh sống, trường học, điều kiện kinh tế gia đình, giới tính [29, tr58].
Tác giả Đỗ Văn Đoạt (2013) đã xác định k năng ứng phó với stress trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên gồm ba nhóm k năng thành phần: 1/nhóm k năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress; 2/nhóm k năng xác định các phương án ứng phó với stress; 3/nhóm k năng thực hiện các phương án giảm stress và giải quyết vấn đề. Trong đó, nhóm k năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo học chế tín chỉ được sinh viên đại học sư phạm nhận diện tốt hơn cả. Hai nhóm k năng ứng phó với stress còn lại là tương đối đồng đều nhau. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đề xuất các biện pháp nâng cao k năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo học chế tín chỉ cho sinh viên [10], [11], [12], [13].
Tác giả Nguyễn Hữu Long (2015) nghiên cứu về k năng ứng phó với những khó khăn trong học tập của học sinh lớp 1 đã chỉ ra những k năng cơ bản sau: 1/K năng ứng phó với khó khăn khi thực hiện quy định về giờ giấc; 2/K năng ứng phó với khó khăn khi thực hiện quy định về vị trí chỗ ngồi và tư thế ngồi; 3/K năng ứng phó với khó khăn khi thực hiện quy định về giao tiếp học đường; 4/K năng
ứng phó với khó khăn khi thực hiện quy định về tác phong học đường; 5/K năng ứng phó với khó khăn khi thực hiện quy định về giữ trật tự [37].
Tác giả Phan Thị Tâm (2017) đã chỉ ra thực trạng k năng ứng phó với khó khăn tâm lí trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm k thuật, bao gồm các k năng ứng phó sau: 1/K năng nhận diện khó khăn tâm lí trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên; 2/K năng xác định cách thức giải quyết khó khăn tâm lí trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên; 3/K năng thực hiện cách thức giải quyết khó khăn tâm lí trong học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên. Mỗi k năng này lại được xem x t trong 3 hoạt động: Hoạt động lập kế hoạch; Hoạt động học theo nhóm; Và hoạt động tự học, tự nghiên cứu [48].
Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Tú (2018) nghiên cứu “Rèn luyện kỹ năng ứng phó với stress cho sinh viên ngành sư phạm mầm non trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An” đã chỉ ra các nhóm k năng cần thiết để ứng phó với stress của giáo viên mầm non bao gồm: 1/Nhóm k năng xác định các phương án ứng phó (K năng huy động các nguồn thông tin, tài liệu về các phương án ứng phó; K năng phân tích phương án ứng phó; K năng ra quyết định lựa chọn các phương án ứng phó); 2/Nhóm k năng thực hiện các phương án ứng phó nhằm giải quyết stress và giải quyết vấn đề (K năng kiên định và thực hiện các phương án ứng phó; K năng thực hiện các phương án ứng phó; K năng quản lý thời gian). Qua đó, tác giả cũng đề xuất các biện pháp rèn luyện k năng ứng phó với stress cho sinh viên sư phạm mầm non, để họ đạt được cân bằng tâm lí trong cuộc sống và nghề nghiệp [56; tr 24-27].
Xu hướng thứ hai là: Nghiên cứu đo lường, đánh giá hành vi ứng phó.
Ở Việt Nam, Trần Thị Tú Anh (2010) đã bước đầu sử dụng thang đo ứng phó của trẻ VTN (ACS) để tìm hiểu đặc điểm ứng phó với khó khăn của trẻ VTN tại thành phố Huế. Thang đo ACS gồm 79 câu, các câu được xây dựng dạng thang Likert với 5 lựa chọn, trong đó 1 ứng với ―không bao giờ làm như vậy‖, 5 ứng với
―luôn luôn làm như vậy‖. 79 câu của thang ACS được kết hợp lại trong 18 tiểu thang phần, đó là: 1/Tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội; 2/Tập trung giải quyết vấn đề; 3/Làm việc chăm chỉ và đạt thành công; 4/Lo lắng; 5/Tập trung vào bản thân; 6/Cải
thiện quan hệ xã hội; 7/Mơ tưởng; 8/Buông xuôi; 9/Giảm thiểu căng thẳng; 10/Hoạt động xã hội; 11/Phớt lờ vấn đề; 12/Tự trách bản thân; 13/Không để ai biết vấn đề của mình; 14/Tìm kiếm sự hỗ trợ tâm linh; 15/Tập trung vào mặt tích cực; 16/Tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp; 17/Thư giãn, giải trí; 18/Luyện tập thể chất [2].
Nguyễn Phước Cát Tường, Đinh Thị Hồng Vân (2010, 2012) đã sử dụng các trắc nghiệm: 1/Bảng kiểm cách ứng phó với stress (Coping Strategies Inventory, CSI) của Garcia và các đồng sự (2006); 2/ Thang đo hỗ trợ xã hội (The Multidimensional Scale of Perceived Social Support - MSPSS) của Zimet, Dahlem, Zimet & Farley (1988); 3/Trắc nghiệm định hướng cuộc sống – Phiên bản chỉnh sửa (Life Orientation Test – Revised –Lot-R) của Scheier và Carver (1985) nhằm làm rõ mối quan hệ giữa các cách ứng phó với stress với chỗ dựa xã hội và tinh thần lạc quan – bi quan [57], [58].
Trần Văn Công và cộng sự (2015) tham khảo công trình nghiên cứu của Hana Machackova và cộng sự (2013) về chiến lược ứng phó cho nạn nhân của bắt nạt trực tuyến để xây dựng thang đo chiến lược ứng phó của học sinh với bắt nạt trực tuyến, nghiên cứu này sử dụng thang đo gồm 30 câu với 4 nhân tố (ứng phó bằng suy nghĩ, nhận thức; ứng phó bằng cách n tránh; ứng phó bằng cách chia sẻ; ứng phó bằng cách trả đũa) [7].
Nguyễn Thị Diễm Hằng, Trần Thị Hồng Nga, Nguyễn Thị Xuân Hương (2016) chỉ ra thực trạng cách ứng phó stress của sinh viên qua việc sử dụng trắc nghiệm Bảng kiểm Chiến lược ứng phó (Coping Strategies Inventory - CSI) của Garcia và các cộng sự (2006) thích nghi hóa tại Tây Ban Nha từ CSI phiên bản gốc của Tobin, Halroyd và Reynolds (1989) để đánh giá các cách ứng phó đối với trạng thái hoặc các sự kiện gây stress trong một tháng qua. CSI rút gọn này gồm có 40 câu (nguyên bảng CSI của Tobin và các cộng sự gồm có 72 câu), đánh giá ứng phó theo 8 loại cơ bản: giải quyết vấn đề, cấu trúc lại nhận thức, tìm kiếm chỗ dựa xã hội, bộc lộ cảm xúc, lảng tránh vấn đề, mơ tưởng, cô lập và đổ lỗi cho bản thân [24; tr 37-42].
Nguyễn Văn Lượt (2016) sử dụng thang đo chiến lược ứng phó của trẻ khi gặp phải những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống, phiên bản 2012 do Elena
Camisasca và cộng sự sử dụng trên nhóm trẻ Italia từ thang đo gốc của Ayers và Sandler (1999) để tìm hiểu chiến lược ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống của trẻ em bị bỏ lại ở nông thôn do bố mẹ đi làm ăn xa, nghiên cứu. Thang đó gồm 54 mệnh đề, đo 5 chiến lược ứng phó của trẻ: 1/chiến lược tập trung giải quyết vấn đề; 2/chiến lược thay đổi nhận thức; 3/chiến lược tìm kiếm sự trợ giúp; 4/chiến lược tiêu khiển/giải trí; 5/chiến lược n tránh vấn đề [38].
Năm 2018, tác giả Nguyễn Hoàng Đông, Hồ Công Nghiệp đã sử dụng hai thang đo: trắc nghiệm stress của Cohen và Williamson (1988) và Bảng kiểm Chiến lược ứng phó (Coping Strategies Inventory - CSI) của Garcia và các cộng sự (2006) nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa cách thức ứng phó và mức độ stress trên đối tượng sinh viên Khoa Du lịch – Đại học Huế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có mối quan hệ giữa cách thức ứng phó với mức độ stress. Những sinh viên có cách thức ứng phó chủ động thì sẽ có mức độ stress thấp và ngược lại những sinh viên có cách thức ứng phó bị động sẽ có mức độ stress cao [14; tr 75-83].
Ở hướng nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam đã bước đầu sử dụng thang đo ứng phó của nước ngoài cho các khách thể ở Việt Nam. Hướng nghiên cứu này đã thúc đẩy sự ra đời của nhiều thang đo ứng phó làm cơ sở để đánh giá thực trạng, mức độ, biểu hiện ứng phó của học sinh khi các em gặp phải những tình huống stress trong cuộc sống. Việc Việt hóa các thang đo ứng phó của nước ngoài cho các khách thể ở Việt Nam cũng là một nội dung quan trọng của hướng nghiên cứu này. Tuy nhiên, các thang đo ứng phó trên thế giới vẫn chưa được Việt hóa và sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.
Xu hướng thứ ba là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ứng phó.
Ở Việt Nam có một số nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố tâm lí cá nhân và tâm lí xã hội có ảnh hưởng đến các cách ứng phó của trẻ VTN như: Phan Thị Mai Hương (2005) chỉ ra mối tương quan giữa cách ứng phó trong hoàn cảnh khó khăn (tìm kiếm chỗ dựa, lý giải tích cực, kiềm chế bản thân, lên kế hoạch, ứng phó chủ động, hành vi tiêu cực) với các nhân tố nhân cách (tự tin nhận thức, tự tin bản thân, tự tin
xã hội, tự tin chung, tinh thần tự chủ, tinh thần trách nhiệm, sự đồng cảm, tinh thần lạc quan) [30].
Phan Thị Mai Hương và cộng sự (2007) chỉ ra các nhân tố chi phối hành vi ứng phó của trẻ VTN trước hoàn cảnh khó khăn bao gồm hai nhân tố chính là các đặc điểm nhân cách và hoàn cảnh hiện thực, ngoài ra trong một số nghiên cứu các tác giả cũng đề cập đến sự ổn định tâm lí của con người cũng chi phối sâu sắc đến cách mà con người ứng phó với khó khăn. Trong đó, các đặc điểm nhân cách bao gồm (nhân tố di truyền; tính cách lạc quan hoặc bi quan; tính tự tin, tự chủ và cái tối hiệu quả; Sự đồng cảm và tinh thần trách nhiệm;...). Các nhân tố xã hội bao gồm (chỗ dựa xã hội; các sự kiện của cuộc đời;...) [32].
Nguyễn Phước Cát Tường, Đinh Thị Hồng Vân (2010) với bài viết ―Mối quan hệ giữa chỗ dựa xã hội và cách ứng phó với stress của sinh viên trường Đại học Y Dược – Đại học Huế” cho thấy chỗ dựa xã hội có mối tương quan thuận với các cách ứng phó hiệu quả như ―giải quyết vấn đề‖, ―tìm kiếm chỗ dựa xã hội‖ và ―cấu trúc lại nhận thức‖. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng những sinh viên có nhiều chỗ dựa xã hội vẫn sử dụng các cách ứng phó k m hiệu quả với stress [57; tr 93-100].
Nghiên cứu của Nguyễn Phước Cát Tường và Đinh Thị Hồng Vân (2012) về “Mối quan hệ giữa các cách ứng phó với stress và tinh thần lạc quan” cũng cho thấy sinh viên Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Huế sử dụng khá đa dạng và phong phú các loại ứng phó hiệu quả và không hiệu quả. Tuy các loại ứng phó hiệu quả được sử dụng với tần suất cao, nhưng sự xuất hiện của các nhóm ứng phó không hiệu quả khiến sức mạnh của các nhóm ứng phó hiệu quả bị giảm thiểu khá nhiều [58]. Trong nghiên cứu này tác giả cũng chỉ ra được sự không ổn định và nhất quán trong việc sử dụng các cách ứng phó tích cực của sinh viên phần nào cho thấy k năng ứng phó với stress chưa thực sự cao.
Đinh Thị Hồng Vân (2014) chỉ ra các yếu tố tác động đến cách ứng phó với những cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ VTN bao gồm ảnh hưởng từ các yếu tố cá nhân (đánh giá của cá nhân về sự kiện gây ra cảm xúc âm tính; tính lạc quan của cá nhân; tự đánh giá về giá trị bản thân; tính chất, cường độ của các
cảm xúc âm tính) và ảnh hưởng của các yếu tố xã hội (chỗ dựa xã hội; ảnh hưởng của các tác nhân gây ra cảm xúc âm tính) [60].
Như vậy, những nghiên cứu về ứng phó với stress của học sinh ở trên thế giới và Việt Nam đã chỉ ra được các mô hình ứng phó, chiến lược ứng phó và kỹ năng ứng phó điển hình của các nhóm học sinh. Từ đó, kéo theo những nghiên cứu đo lường, đánh giá hành vi ứng phó của học sinh thông qua việc xây dựng, hoàn thiện và Việt hóa những thang đo ứng phó. Những nghiên cứu đã có cũng chỉ ra những yếu tố tâm lí cá nhân (yếu tố chủ quan) và tâm lí xã hội (yếu tố khách quan) có ảnh hưởng đến các cách ứng phó của học sinh. Một số nghiên cứu khác xem xét vấn đề này trong sự khác biệt về văn hóa giữa các vùng miền, dân tộc từ đó chỉ ra những đặc trưng riêng trong cách ứng phó của học sinh trước những tình huống gây stress trong cuộc sống. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào trực tiếp đề cập đến sự khác biệt trong cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau.
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về kiểu nhân cách
Việc nghiên cứu kiểu nhân cách hiện nay cũng là một vấn đề được quan tâm nghiên cứu tương đối phổ biến ở trên thế giới. Nhìn chung, nhân cách được hình thành và thể hiện trong hoạt động và giao tiếp, do đó khi phân loại các kiểu nhân cách khác nhau chỉ mang tính chất tương đối, vì trong thực tế không có một kiểu nhân cách nào thuộc về một kiểu nhân cách. Một số công trình nghiên cứu về kiểu nhân cách trong tâm lý học:
Kiểu nhân cách theo Phương Đông
* Theo thuyết âm dương:
Tồn tại trong không gian và thời gian có lưỡng nghi gọi là âm và dương. Âm dương giao hòa vào nhau, biến hóa vô cùng trong vũ trụ. Từ đó sinh ra vạn vật. Âm dương đóng vai trò xoay chuyển không bao giờ ngừng. Âm dương dùng để biểu hiện trong thế giới hữu hình lẫn thế giới vô hình (tư duy, tâm linh, tâm hồn), chúng có trong vạn vật dù có nhìn thấy hay không nhìn thấy [4; tr.15-20].
Âm dương thể hiện trong đời sống tâm lý của con người. Được chia làm ba loại người: loại người âm, loại người dương, và loại người trung tính. Có thể dựa