Anh Thơ Và Những Chặng Đường Thơ Sau Cách Mạng.

Trong làng thơ nữ của phong trào Thơ mới nổi bật lên một bông hoa với muôn sắc màu đó chính là Anh Thơ. Anh Thơ đã trình diện làng Thơ mới bằng một sự khởi đầu đầy tốt đẹp với tập thơ Bức tranh quê.

Nhìn trong tương quan với phong trào Thơ mới và trong cả sự nghiệp sáng tác thì Bức tranh quê quả là khiêm nhường. Thế nhưng trong sự khiêm nhường tưởng chừng nhỏ nhoi đó, Bức tranh quê đã tạo được cho mình một sắc thái riêng biệt độc đáo. Nét riêng biệt ấy được tạo nên từ thi hứng về làng quê, về nếp sống và phong tục miền thôn dã. Anh Thơ đã chịu nhiều ảnh hưởng bởi thơ văn yêu nước từ ông ngoại, thấm đượm chất thơ dân gian trong các chuyện cổ do bà nội kể.

Khi sáng tác Bức tranh quê, Anh Thơ đã tự tách thi hứng của mình ra ngoài những biến động xã hội nên thơ nữ sĩ không bị xoay vần theo cái gọi là "mưa Âu gió Mĩ". Thực ra, trước khi sáng tác Bức tranh quê, bà cũng có sáng tác những vần thơ buồn và lãng mạn như ở Nàng Thu đăng trên Tiểu thuyết thứ Năm. Thế nhưng tâm hồn thơ nữ sĩ "không thích cái giọng buồn chung chung giống với mọi người, bà đã tâm sự: "Tôi thấy mình cũng có một xứ quê rộng khắp châu thổ sông Hồng. Những nơi tôi theo bố tôi làm việc thời Pháp thuộc và nhất là nơi có con sông Thương đầy nước mắt biệt ly của những đôi vợ chồng lính thú từ xưa. Cộng lại những làng xóm, bến sông, ao làng, đồng ruộng, những con người chân chất mộc mạc mà tôi yêu thương. Thế là tôi bắt đầu viết. Lời thơ trong Bức tranh quê có những vần còn thô sơ, nhưng có những câu hay mà đến bây giờ trình độ có vượt hơn trước rất nhiều tôi cũng không làm được" [20, tr11]. Thật vậy, đọc Bức tranh quê đâu đâu người đọc cũng bắt gặp phong cảnh thiên nhiên của làng quê Việt Nam, nếp sống nông thôn, phong tục nông thôn; ta bắt gặp "những câu thơ kết hợp xưa - nay, hiện đại và truyền thống, mà thực ra chưa một thi sĩ nào đã viết được thế" [32, tr76].

"Mây đi vắng, trời xanh buồn rộng rãi Sông im dòng đọng nắng đứng không trôi".

Xưa kia các thi nhân đời Đường nhìn mây trắng bay hoài bất tận "bạch vận thiên tải không du du" mà buồn, thì nay nữ sĩ tả trời xanh mây đi vắng mà buồn thì thật là đầy sáng tạo, độc đáo,

Và đây nữa, một bức tranh của một buổi Chiều xuân, với 3 khoảng không gian khác nhau:

"Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng

Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi

… Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ Đàn sáo đen xà xuống mổ vu vơ

… Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng Lũ cò non chốc chốc vụt bay ra…".

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

(Chiều xuân)

Khung cảnh thiên nhiên này dứt khoát chúng ta không thể tìm thấy ở một thành phố ồn ào, náo nhiệt. Muốn thưởng thức nó ta phải trở về với những vùng quê của đồng bằng Bắc Bộ, cùng với nhà thơ thả tâm hồn mình hoà vào cuộc sống thanh bình yên ả của đồng quê.

Phong cách thơ Anh Thơ - 4

Và đây nữa, một đêm 30 Tết thật đáng nhớ - đó là thời khắc chuyển giao giữa năm mới với năm cũ đầy thiêng liêng. Nhà thơ thật tinh tế khi phát hiện ra những tình cảm, tâm trạng thật khác nhau nhưng cũng rất điển hình của người dân quê trong đêm giao thừa đầy ấm cúng bên nồi bánh chưng xanh đang nghi ngút khói:

"Quanh bếp ấm nồi bánh chưng sùng sục Thằng cu con rụi mắt cố chờ ăn

Đĩ nhớn mơ chiếc váy sồi đen nhức Bà lão nằm tính tuổi sắp thêm năm".

(Đêm ba mươi tết)

Có thể thấy Bức tranh quê của Anh Thơ mang một nét đẹp đồng nội ngọt ngào để rồi trong cuộc thi sáng tác văn chương do nhóm Tự Lực Văn Đoàn tổ chức năm 1939 (gồm nhiều bộ môn như kịch, thơ, truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, phóng sự…) tập thơ này đã đạt giải khuyến khích. Đây là sự khích lệ cho những cố gắng của Anh Thơ trên con đường lần đầu ngập ngừng đến với thơ, cũng là sự khẳng định về sự tiếp nhận ở người đọc đương thời và là một sự dự báo về sức sống của hồn thơ Bức tranh quê trong tương lai. Và sau này các nhà phê bình cũng đã dành cho Bức tranh quê những nhận xét tốt đẹp: "Thật khó tưởng tượng bức tranh về nông thôn Việt Nam sẽ ra sao nếu bên cạnh một Bàng Bá Lân, một Đoàn Văn Cừ sẽ thiếu đi một Anh Thơ", hay "Hơn nửa thế kỷ qua trên Bức tranh quê, buổi họp chợ ngày nay có nhiều sản vật hơn trước không, ngày đại hạn có giảm chưa cái cảnh các cô gái… chán nản tát đồng không, bến đò ngày mưa có thể có đò máy, đám xẩm trở thành những đoàn chèo hay những đội văn công… Bức tranh quê vẫn còn giá trị nguyên vẹn và bút pháp vẫn là vầng hào quang toả sáng suốt con đường văn nghiệp của chị".

Tóm lại với 80 thi nhân của phong trào Thơ mới (Theo cuốn "Thơ mới 1932 - 1945" tác giả và tác phẩm NXB Hội Nhà văn 1998), những cây bút nữ chỉ chiếm một số lượng nhỏ với 9 gương mặt nhưng khi nhắc đến Thơ mới chắc hẳn bạn đọc không thể không nhớ đến một Anh Thơ chân tình mộc mạc, một Mộng Tuyết trong trẻo, hồn nhiên; một Hằng Phương đằm thắm, dịu dàng… và bấy nhiêu thôi cũng đã góp phần cho nền thơ ca dân tộc thêm đa dạng, phong phú về màu sắc và giọng điệu.


3. Anh Thơ và những chặng đường thơ sau Cách mạng.

Cuộc cách mạng Tháng Tám 1945 đã mở ra cho nhân dân ta một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên của độc lập, tự do tiến lên chủ nghĩa xã hội. Biến động lịch sử to lớn ấy đã kéo theo một cuộc cách mạng sâu sắc trong đời sống văn học

dân tộc và nền văn học mới ra đời. Cho đến nay, nền văn học mới ra đời đã đi trọn một giai đoạn lịch sử, giai đoạn 1945 - 1975. Văn học 1945 - 1975 đã trải qua ba mươi năm chiến tranh và đây là một nền văn học thống nhất, có tổ chức, đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng. Trong hoàn cảnh đó, quan hệ quốc tế của văn học hết sức hạn chế: chủ yếu thu hẹp trong vùng ảnh hưởng của phe xã hội chủ nghĩa, trước hết là Liên Xô, Trung Quốc.

Với tư cách là một nền văn học mới, văn học cách mạng Việt Nam 1945 - 1975 đã thực hiện một cuộc cách mạng trong văn học dân tộc trên nhiều phương diện: Quan niệm thẩm mỹ, thể loại, hình tượng, ngôn ngữ, lực lượng sáng tác…

3.1. Thơ ca kháng chiến chống Pháp và những đóng góp của Anh Thơ.

Khảo sát thơ giai đoạn 1945 - 1954 chúng ta thấy rõ quá trình phát triển thơ gắn liền với quá trình hình thành và trưởng thành của lực lượng sáng tác, gắn liền với sự chuyển biến của văn nghệ sĩ mà nhân tố có ý nghĩa là các nhà thơ đi vào cuộc sống, bám sát thực tế cách mạng và kháng chiến dân tộc, từ đó xây dựng và nâng cao nhận thức tư tưởng tình cảm mới, cảm xúc sáng tạo trước nguồn đề tài phong phú nhiều biến đổi của cuộc sống cách mạng.

Nhiều nhà thơ bàn đến vấn đề tìm đường, nhận đường. Đặc biệt với các nhà thơ trưởng thành từ giai đoạn Thơ mới 1932 - 1945 thì đó là quá trình "lột xác" để đến với Cách mạng. Chế Lan viên đã có thể hân hoan "từ thung lũng đau thương đến cánh đồng vui, từ chân trời của một người đến chân trời của mọi người". Xuân Diệu hoà vào cuộc sống mới với nguồn thơ mới yêu đời, tươi sáng:

"Có một suối thơ chảy từ gần gũi Ra xa xôi và đến lại gần quanh Một suối thơ lá ngọt với hoa lành

Nói trong xóm và dỡn cười dưới phố".

Nhiều nhà thơ đã lên đường nhập ngũ, sống chiến đấu ở các chiến trường như Tế Hanh, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Nguyễn Xuân Sanh… Các nhà thơ đi với

cách mạng, với kháng chiến đều thấy rõ một cuộc "đổi đời" "tái tạo". Cuộc kháng chiến đã có tác dụng quyết định đến sự chuyển biến tư tưởng của các nhà thơ, khơi gợi những tình cảm tốt đẹp, những nhận thức đúng đắn và cách cảm, cách nghĩ về đối tượng văn học. Cũng trong thời kỳ này xuất hiện nhiều nhà thơ như Quang Dũng, Thôi Hữu, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Hồng Nguyên… Có thể nói, "lớp nhà thơ này do cách mạng mà có, từ cách mạng mà ra, vì cách mạng mà làm" (Mã Giang Lân).

Bên cạnh đó, thời kỳ này phải kể đến sự chuyển biến trong phong cách của một số nhà thơ nữ như Hằng Phương, Vân Đài và đặc biệt là Anh Thơ. Đều là những nhà thơ xuất hiện từ Thơ mới 1932 - 1945, thơ họ đã có nhiều thay đổi khi bước sang một giai đoạn văn học cách mạng với lý tưởng thẩm mỹ và quan điểm sáng tác mới mẻ.

Vân Đài từ một nhà thơ lãng mạn tiểu tư sản đã gia nhập vào hàng ngũ giai cấp vô sản và đem ngòi bút của mình phục vụ Cách mạng. Đó là sự tự nguyện nhưng cũng là một thử thách lớn nhất, sâu sắc nhất trong tâm hồi bà. Khi đến với Cách mạng, thơ bà đã mất dần cảm giác hắt hiu cô đơn mà hoà vào cái hồ hởi của cuộc đời mới, từ giai điệu buồn chuyển sang giai điệu vui. Đi vào kháng chiến, thơ Vân Đài có nhiều chi tiết sống hơn: cảnh sinh hoạt kháng chiến đậm đà tình nghĩa, một chuyến dân công, một đám cưới theo đời sống mới, một lớp học bình dân, những tâm tư cảm động của tác giả…

"… Hành quân vượt núi chân chen bước Đá sắc cheo leo dài dãy dài

Bộ đội cầm tay: "Lên nữa chị"… Bàn tay tôi nắm một tay chai"

(Vượt lên) hay: "… Ta nhớ mãi một trưa hè nắng cháy

Dưới bóng tre rủ lá thấp ngang đầu Nghe các anh giảng rõ từng câu

"Thế giới đại đồng, thiên đường cộng sản".

(Trà Vinh thương nhớ)

Chủ đề về đất nước và những con người có ý thức làm chủ vận mệnh của mình thay thế chủ đề con người cô đơn lẻ chiếc đã đem lại cho thơ bà một ý nghĩa mới, một tác dụng mới.

Bên cạnh một Vân Đài với giọng thơ "khoẻ khoắn, tươi vui", Anh Thơ cũng đã có những đóng góp cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Kể chuyện Vũ Lăng, Tiếng chim tu hú, Như cánh chim câu… là những bài thơ được nhiều người biết đến.

Kể chuyện Vũ Lăng đã đánh dấu một bước phát triển về thơ Anh Thơ. Bà nói về nỗi khổ của người phụ nữ trong chiến tranh nhưng cái hay, đặc sắc của bài thơ là không dừng lại ở việc kể khổ mà bài thơ đã vượt lên tầm cao mới đó là: ca ngợi và sẻ chia niềm vui, nỗi buồn của nhân dân.

Tiếng chim tu hú lại là bài thơ nói lên tiếng lòng và tâm sự của thi sĩ vừa gợi cảm lại vừa sinh động. Bài thơ đã nói về tình thương đối với người cha già nhưng vẫn nói về thế hệ trẻ trong tình thương nhớ và chiến đấu. Cũng với những lời thơ thắm thiết về cha, thì bà đã có những bài thơ đầy cảm động về mẹ bởi mẹ bà mất sớm. Bà đã làm rất nhiều bài thơ viết về mẹ, trong đó bài thơ: Đêm ba mươi Tết đã diễn tả cảm xúc thật dạt dào:

"… Đêm nay cũng lại đêm ba mươi Chị đã cùng em lặng ngậm ngùi Dọn án thờ mẹ và chỉ nhớ

Đôi đầu khăn trắng thắt ngang thôi!".

Anh Thơ là tác giả có nhiều bài thơ hay viết về người phụ nữ. Bà viết về người phụ nữ ở nhiều vị trí, cương vị: lao động, chiến đấu, nghệ thuật với những tình cảm sâu đậm khác nhau. Và bà đã dồn tấm lòng yêu thương sâu sắc cho các bà mẹ, nhất là các bà mẹ có những người thân yêu nhất hi sinh trong chiến tranh: "Năm con chung một bàn thờ khói hương".

3.2. Anh Thơ và đội ngũ thơ nữ trong giai đoạn chống Mỹ.

Bên cạnh thế hệ nhà thơ hình thành trong kháng chiến chống Pháp, đến thời kỳ chống Mỹ, một thế hệ nhà thơ trẻ cũng đã hình thành và đã gặt hái được nhiều thành tựu trong sáng tác như Nguyễn Khoa Điềm, Thu Bồn, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Phạm Tiến Duật… Đây là những nhà thơ trẻ lăn lộn nhiều năm ở chiến trường, "là lớp nhà thơ mà ở mỗi người vốn văn hoá cùng với lý tưởng sống, lý tưởng thẩm mỹ đã được bồi dưỡng và hình thành từ nhà trường xã hội chủ nghĩa" [29, tr311].

Các nhà thơ nữ như Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mĩ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn và Anh Thơ cũng đã trưởng thành trong giai đoạn thơ ca này và chịu ảnh hưởng trực tiếp về thi pháp và phong cách thời đại của thơ ca chống Mỹ. Họ cũng là những nhà thơ có đóng góp nhất định cho nền thơ ca sau 1975.

Giống như các nhà thơ cùng thời Phạm Tiến Duật, Vũ Quần Phương, Hữu Thỉnh… thơ nữ giai đoạn này cũng có nhiều sáng tác phản ánh đời sống chiến đấu của nhân dân. Xuân Quỳnh viết Hoa dọc chiến hào, Gió lào cát trắng. Đó chính là kết quả của những năm tháng hoà mình vào cuộc sống chiến đấu, sôi động của đất nước và với Gió lào cát trắng, Xuân Quỳnh đã thực sự khẳng định bản lĩnh nghệ thuật của nhà thơ; Phan Thị Thanh Nhàn có Hương thầm, Chân dung người chiến thắng… Với Hương thầm, Phan Thị Thanh Nhàn đã định hình một phong cách thơ dịu nhẹ, duyên dáng mà kín đáo và chị đã được giải thưởng của báo Văn nghệ. Khoảng trời và hố bom của Lâm Thị Mĩ Dạ làm người đọc ngạc nhiên với tứ thơ độc đáo và đã giành giải Nhì của báo Văn nghệ (1972 - 1973). Đây là bài thơ đầy cảm động kể chuyện cô gái mở đường hy sinh vì bom Mĩ…

Khi đối diện với chiến tranh, họ nhận ra những giá trị đời sống nằm trong những điều tưởng như nhỏ nhặt mà không phải bao giờ chúng ta cũng thấu hiểu được, đặc biệt là trong cuộc sống đời thường. Đó là sự bền bỉ của lòng tin, là sức mạnh của con người và của cây cỏ trước thử thách, trước đau thương, có thể tìm

thấy trong thơ họ những câu thơ quyết liệt và đầy thử thách, những câu thơ biến cải vì nó vượt qua hoàn cảnh với một niềm tin mãnh liệt vào ngày mai:

"Rồi sẽ có làng sẽ có cây

Có thành phố, tiếng cười và ánh sáng Dẫu chúng tôi chẳng còn lại gì đâu Còn chúng tôi, chúng tôi còn tất cả".

(Xuân Quỳnh) hay trong bài thơ Tin ở bàn tay, Lâm Thị Mĩ Dạ đã viết:

"Quen cầm bàn tay không sợ bỏng Nâng cái đàn vuốt thành bản nhạc Khẽ đưa nôi bàn tay thành gió mát Bàn tay đào hầm, bàn tay vá may Trong cuộc chiến đấu này

Chúng tôi tin ở hai bàn tay".

và với Phan Thị Thanh Nhàn, sức sống ấy đã trở thành văn hoá, thành truyền thống của vùng đất thủ đô:

"Phố Khâm Thiên họ huỷ diệt bao giờ Phố của tình yêu ngọt ngào chim hót Phố của bà con làm ăn bận rộn

Phố của trẻ thơ ríu rít vui đùa

Và Khâm Thiên, phố của căm thù".

Khi viết về chiến tranh, các nhà thơ nữ đều có một cái nhìn về chiến tranh mang tính nữ. Với những cái tên như: Hương thầm, Trái tim sinh nở, Lời ru trên mặt đất… người đọc phần nào có thể cảm nhận được tiếng nói trữ tình đầy nữ tính trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mĩ Dạ và Xuân Quỳnh.

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí