trường bên ngoài: khí hậu, thời tiết, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội… Vì vậy, để ứng phó với stress có hiệu quả cần quan tâm đến cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan gây ra nó.
1.2.2.4. Ảnh hưởng của stress đến đời sống của con người
* Ảnh hưởng tích cực
Đối với mỗi con người, việc trải qua trạng thái stress là một điều bình thường khi họ phải thích nghi với hàng loạt những thay đổi ở đời sống xã hội. Tuy nhiên, theo Hans Selye (1971) thì ―Stress không luôn luôn có hại và tiêu cực, nó phụ thuộc vào việc chúng ta trải nghiệm nó”. Trong một thời gian ngắn với tính chất, cường độ tác động vừa phải là một loại stress dương tính (eutress) có thể tạo nên sức mạnh tinh thần và thể chất tức thời nó sẽ giúp lượng máu dồn đến các cơ bắp để làm các cơ bắp cứng lên, đồng thời cũng làm tăng nhịp tim và huyết áp trong máu. Mặt khác, làm cho chủ thể cải thiện tư duy, trí nhớ, sáng tạo, năng động, hăng hái, nhận thức được những tác nhân gây stress và khả năng ứng phó của mình trước stress. Nếu sự kiện hay mối nguy hiểm qua đi, cơ thể sẽ trở lại trạng thái bình thường (Snynder, 2001).
Như vậy, với một lượng stress tối ưu có thể giúp con người cải thiện sức khỏe và phát triển tinh thần, làm cho nhân cách con người phát triển ngày càng hoàn thiện hơn [45].
* Ảnh hưởng tiêu cực
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi stress vượt quá khả năng ứng phó, ở mức độ nặng và k o dài, nó có thể ảnh hưởng không tốt đến nhiều mặt trong đời sống của con người (Kuhn, 2008) theo một số khía cạnh sau:
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và các hệ thống chức năng: Khi bị stress k o dài, hệ miễn dịch bị tấn công nên chúng ta dễ nhiễm bệnh hoặc mắc các bệnh kinh niên như đau dạ dày, chảy máu tiêu hóa, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… Ngoài ra, con người dễ tăng trọng lượng một cách bất thường, đau đầu và thường xuyên mất ngủ.
- Ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ và giữ gìn tri thức: Khi cá nhân bị stress, có nhiều khả năng họ sẽ quên các sự kiện diễn ra trong cuộc sống thường ngày và
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Nghiên Cứu Về Mối Liên Hệ Giữa Kiểu Nhân Cách Và Cách Ứng Phó Với Stress
- Lý Luận Về Ứng Phó Với Stress Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Có Kiểu Nhân Cách Khác Nhau
- Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau - 7
- Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau - 9
- Ứng Phó Với Stress Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Có Kiểu Nhân Cách Khác Nhau
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ứng Phó Với Stress Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Có Kiểu Nhân Cách Khác Nhau
Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.
có thể gặp trở ngại khi tái hiện các dữ liệu, thông tin này khi cần thiết trong thực tiễn cuộc sống.
- Ảnh hưởng đến óc suy xét, lương tri: Một số cá nhân thường l n lút dùng thuốc lá hoặc thuốc kích thích một cách phạm pháp hoặc uống rượu, chơi game… xem đó là cách để giải toả stress. Tuy nhiên, càng đẩy họ vào con đường bế tắc, hủy hoại bản thân hoặc phạm pháp.
- Ảnh hưởng đến lòng tự trọng, làm hỏng tầm nhìn về tương lai: Cá nhân bị stress nặng thường có thể mang cảm giác tội lỗi và vô vọng, điều này làm lòng tự trọng, tự tôn của họ giảm nhiều. Stress có thể biến một con người năng động, nhiều khát vọng trở thành một kẻ luôn hoang mang và không chắc chắn về tương lai sau này của mình. Thiếu nhiệt huyết, sống bất cần, chán gh t bản thân khiến những con người này ngày càng đi vào ngõ cụt.
- Có thể dẫn đến các vấn đề về sức khoẻ tâm thần: Con người đối mặt với nhiều stress có thể cũng luôn ở trong trạng thái lo âu, từ những trường hợp lo lắng nhẹ cho đến những trường hợp rối loạn lo âu. Ngoài ra, những cá nhân không thoát ra được stress đã mắc chứng trầm cảm từ nhẹ đến nặng và thậm chí có ý nghĩ và thực hiện hành vi tự vẫn.
Tóm lại, stress có ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của con người: thể chất, sức khỏe, tâm lý… thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bị stress. Tuy nhiên, không thể vì thế mà quên đi tính tích cực của stress. Chính stress làm cho cuộc sống của con người thêm ý vị và ý nghĩa hơn, và cũng nhờ stress mà nhân cách, tâm lý của con người hình thành và phát triển hoàn thiện hơn.
1.2.3. Ứng phó với stress
1.2.3.1. Khái niệm ứng phó với stress
Khi gặp phải stress trong cuộc sống, mỗi cá nhân cần phải tìm cách để vượt qua stress đó. Có như vậy họ mới lấy lại được sự cân bằng tâm lý và hoạt động một cách có hiệu quả. Khi đó, họ cần nỗ lực nhận diện stress trong cuộc sống của mình, tại sao mình bị stress, phải đối diện với stress thế nào và cần hành động ra sao để vượt qua stress. Đó chính là ứng phó với stress.
Như vậy, ứng phó với stress là những phản ứng có ý thức của cá nhân, được biểu hiện thông qua suy nghĩ, cảm xúc và hành động khi cá nhân gặp phải những tình huống gây mệt mỏi, căng thẳng hoặc những tình huống vượt quá khả năng của họ, buộc cá nhân phải nỗ lực để giải quyết.
Từ khái niệm trên có thể nhận thấy, biểu hiện chủ yếu của ứng phó với stress chính là những biểu hiện về mặt suy nghĩ, cảm xúc và mặt hành động:
- Mặt suy nghĩ của ứng phó với stress thể hiện ở chỗ con người nhận diện được stress trong cuộc sống, nhận ra được các biểu hiện cả về mặt cơ thể và mặt tâm lý cùng với các nguyên nhân gây nên stress và ảnh hưởng của nó đối với chính bản thân mình.
- Mặt cảm xúc của ứng phó với stress thể hiện ở chỗ con người đối diện được với stress, không có cảm giác hoảng sợ hay trốn tránh vấn đề của mình, tự tin vào khả năng vượt qua stress của mình, ứng phó thành công với stress.
- Mặt hành động thể hiện ở việc con người tìm kiếm các cách ứng phó, các k thuật ứng phó khác nhau để giải quyết vấn đề; lựa chọn và thực hiện các cách ứng phó phù hợp với mình. Sau đó đánh giá hiệu quả của các cách ứng phó và các k thuật ứng phó đó trong việc giải tỏa stress.
Ý nghĩa tâm lý của ứng phó với stress chính là giúp cho con người thích ứng nhanh chóng với hàng loạt đổi thay ở đời sống xã hội, cho phép họ nắm bắt và làm chủ chúng, làm suy yếu những tác nhân gây stress, từ đó thích nghi hoặc cải biến hoạt động của chính mình, vượt qua stress và có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Ứng phó với stress trong cuộc sống cho thấy khả năng con người lựa chọn và áp dụng các cách ứng phó hiệu quả để giải quyết những tình huống gây stress trong cuộc sống. Nó nhấn mạnh đến việc con người lựa chọn những hành vi ứng phó phù hợp, tích cực, có lợi cho sự phát triển nhân cách của cá nhân.
1.2.3.2. Các quá trình ứng phó với tác nhân gây stress
* Đương đầu với stress
Mỗi khi có nhân tố gây stress, con người luôn tìm cách để đáp ứng với chúng.
Hiện tượng đó gọi là sự đương đầu. Có nhiều cách để đương đầu với stress.
* Giải quyết vấn đề
Trên thực tế, bất kỳ vấn đề nào tác động đến con người đều có thể là nguyên nhân gây ra stress. Khi tình huống trở thành vấn đề với chủ thể thì bằng mọi cách phải giải quyết vấn đề đó, việc giải quyết hay không giải quyết được vấn đề đều tạo nên những mức độ stress nhất định đối với chủ thể và mức độ stress như thế nào sẽ phụ thuộc vào cách giải quyết và ứng phó của chủ thể đối với vấn đề. Trong trường hợp này chủ thể phải huy động các chức năng tâm lý để tác động giải quyết vấn đề theo mục đích và nhiệm vụ nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu, biến đổi bản thân thông qua hành động trực tiếp và gián tiếp. Những đáp ứng này có thể là phá huỷ hoặc làm cho vấn đề phục tùng thoả mãn nhu cầu của chủ thể làm cho chủ thể nhanh chóng lấy lại được cân bằng. Tuy nhiên, không phải lúc nào chủ thể cũng có thể đương đầu và giải quyết được vấn đề, điều này không chỉ phụ thuộc vào trình độ tâm lý mà còn phụ thuộc vào cách đáp ứng của chính chủ thể. Do đó, sự đương đầu có thể được phản ánh bằng cách rời ra, bỏ chạy, thỏa hiệp. Những nỗ lực giải quyết vấn đề chỉ có hiệu quả khi các tác nhân gây stress được chủ thể kiểm soát bằng những điều kiện chủ quan cũng như khách quan giúp chủ thể có thể giải quyết được vấn đề đó. Với những tác nhân nằm ngoài vòng kiểm soát hoặc quá đơn điệu tẻ nhạt, không phù hợp với khả năng, tức là chủ thể không có khả năng giải quyết, hoặc giải quyết một cách cưỡng ép, không hứng thú… Nếu chủ thể đương đầu bằng những hành động trực tiếp không làm thay đổi vấn đề, chủ thể phải dùng cách thức khác để đương đầu.
* Tự điều hoà cảm xúc
Trong thực tế có nhiều tác nhân gây ra stress nhưng con người không thể kiểm soát, hạn chế hoặc không thể thay đổi được. Khi đó, để ứng phó với stress, con người chỉ còn cách tự điều chỉnh suy nghĩ, bản thân điều hoà cảm xúc. Như một triết gia Pháp nói: “loài người đau khổ do hoàn cảnh thì ít mà do ý niệm của mình về hoàn cảnh thì nhiều” [8]. Và ý niệm đó hoàn toàn phụ thuộc vào chúng ta. Việc điều hoà cảm xúc có liên quan chặt chẽ với tư duy, trí tuệ. Do vậy, để điều hoà cảm xúc, làm chủ được hoàn cảnh đòi hỏi mỗi người phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ. Việc làm giảm những biểu hiện của stress là nhằm vào việc giải tỏa, khắc phục những cảm xúc âm tính có hại cho sức khoẻ của con người.
1.2.4. Học sinh trung học phổ thông
1.2.4.1. Khái niệm học sinh trung học phổ thông
Học sinh THPT là những em có độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi, đang theo học trình độ học vấn trung học phổ thông (từ lớp 10 đến lớp 12) thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Đó là giai đoạn đầu của tuổi thanh niên, ở lứa tuổi này các em đã có sự trưởng thành về mặt tư tưởng, tâm lý, là thời kỳ tự xác định về mặt xã hội, tích cực tham gia vào cuộc sống lao động, học tập để chuẩn bị cho tương lai. Đây là thời kỳ nhân cách đang trưởng thành tiến tới ổn định.
1.2.4.2. Một số đặc điểm tâm sinh lývà xã hội của học sinh trung học phổ thông liên quan đến cách ứng phó với stress
Lứa tuổi học sinh THPT là một giai đoạn phát triển quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Nó được đánh dấu bằng những thay đổi lớn về sinh lý, tâm lý và xã hội. Dưới đây chúng tôi chỉ khái quát những n t cơ bản có liên quanđến cách ứng phó với stress từ các công trình nghiên cứu của Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan và Nguyễn Văn Thàng (1999) [28], Vũ Thị Nho (2006) [41], Dương Thị Diệu Hoa (2011) [27].
* Sự phát triển về mặt thể chất
So với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở thì học sinh THPT đã có sự phát triển vượt bậc về thể chất. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này các em vẫn chưa thực sự đạt đến sự hoàn thiện về cơ thể. Chiều cao, cân nặng, thể lực, hệ thần kinh, hệ tim mạch… đang trong giai đoạn hoàn thiện dần. Những ảnh hưởng của tuổi dậy thì vẫn còn. Điều đó làm cho học sinh THPT không thể yên tâm, luôn trăn trở, lo lắng, băn khoăn… Đây là một nguyên nhân góp phần gây ra stress ở lứa tuổi này.
* Sự phát triển về trí tuệ
Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển các năng lực trí tuệ. Điểm nổi bật trong sự phát triển trí tuệ của các em là tính có chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức. Tư duy lý luận, tư duy trừu tượng có tính độc lập và sáng tạo cao. Tính chặt chẽ, tính phê phán có căn cứ, tính nhất quán của tư duy cũng được phát triển mạnh mẽ.
Nhìn chung, sự phát triển trí tuệ của học sinh THPT đã đạt được ở mức độ cao và đang được hoàn thiện dần trong quá trình học tập, rèn luyện của cá nhân. Càng lên các lớp cuối cấp, năng lực trí tuệ càng phát triển. Điều này tạo điều kiện cho các em học tập, nắm bắt tri thức được tốt hơn. Tuy nhiên, với những học sinh thụ động, thiếu sự sáng tạo, thiếu sự tận tâm… sẽ không ứng phó kịp thời trước những thay đổi của điều kiện mới, tạo ra gánh nặng tâm lý cho chính bản thân các em.
* Sự phát triển về cảm xúc
Ở lứa tuổi này, chất lượng các rung động trở nên phong phú hơn nhiều. Đi đôi với các đặc điểm đó là khả năng tự kiềm chế, tự điều chỉnh xúc cảm và hành vi của các em cũng được hình thành. Các em ngày càng nhạy cảm với những yếu tố mới và cởi mở hơn, được thể hiện ở chỗ: các em bắt đầu có những rung động sâu sắc với các quan hệ trong gia đình, trong nhà trường và đặc biệt là rất nhạy cảm với những rung cảm của người khác.
Trong giai đoạn này, thế giới tình cảm của các em cũng phát triển mạnh mẽ. Nó rất phong phú và đa dạng bao gồm: tình cảm thẩm m , tình cảm lao động, tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm mang tính thế giới quan… song nổi bật lên ở lứa tuổi này là quan hệ tình cảm gia đình, tình bạn và ở một số em đã xuất hiện tình yêu nam nữ. Tuy nhiên những điều kiện cần và đủ cho việc đi vào cuộc sống tình yêu nam nữ ở độ tuổi này chưa được hội tụ. Đó cũng là lý do chủ yếu giải thích tại sao nhiều mối tình ở giai đoạn này dễ tan vỡ. Chính sự tan vỡ trong tình yêu, những mâu thuẫn, hiểu lầm xảy ra giữa gia đình, người thân, bạn bè khiến các em gặp không ít những khó khăn trong học tập và cuộc sống. Đây cũng là lý do khiến các em bị stress ở lứa tuổi này.
* Sự phát triển về mặt xã hội
- Mối quan hệ với bạn bè: bạn bè có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh THPT. Thông qua bạn bè, các em tiếp thu cuộc sống xã hội, biết đến các giá trị mới như bình đẳng, sự chấp nhận, chia sẻ và quan tâm cũng như biết sâu sắc hơn các chuẩn mực xã hội và vai trò của bản thân.
Nhu cầu tâm tình chia sẻ với bạn cùng tuổi ở lứa tuổi này là rất lớn. Có thể thấy rằng, quan hệ với bạn cùng tuổi chiếm vị trí lớn hơn hẳn so với các mối quan
hệ khác. Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu và kết luận rằng: ―Tình bạn ở lứa tuổi này là sự bình đẳng trao đổi ý kiến về mọi vấn đề băn khoăn, thầm kín – những điều mà các em khó tâm sự với cha mẹ và những người lớn xung quanh. Bởi vì với các em, bạn là người hiểu mình nhất và dễ dàng chia sẻ nhất‖. Vì vậy, các em thường gắn bó với tập thể, với bạn bè hơn với bố mẹ vànhững người xung quanh.
Một công trình nghiên cứu của Crickszent và cộng sự, năm 1984 đã cho thấy rằng: ―thanh niên trò chuyện với bạn bè cùng trang lứa cao gấp 4 lần so với người lớn chuyện trò với bạn bè mình‖, nhu cầu được trò chuyện với bạn bè cao hơn rất nhiều so với những người trong gia đình. Bởi khi trò chuyện với bạn bè cùng trang lứa các em dần dần xác định được bản sắc riêng của mình, xác định được mẫu hình cũng như kiểu quan hệ mình sẽ theo đuổi. Song song với nhu cầu kết bạn thì các em cũng lo lắng nhiều khả năng bị loại trừ khỏi nhóm, và đây cũng là nguyên nhân gây ra stress cho học sinh THPT [84].
- Mối quan hệ với cha mẹ: cùng với tình cảm bạn bè thì tình cảm với gia đình ở lứa tuổi này cũng có nhiều thay đổi. Các em dần dần bình đẳng và tự lập hơn trong các mối quan hệ với gia đình. Sự tự lập được thể hiện ở trên cả ba mặt tình cảm, nhận thức và hành vi. Mối quan hệ này phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, theo các bậc phụ huynh có con ở độ tuổi này thì đây là lứa tuổi có nhiều xung đột nhất. Sở dĩ có sự xung đột này do nhiều nguyên nhân. Trong đó có thể kể đến sự không nhất quán giữa phát triển thể chất với cương vị xã hội của các em đã tạo ra sự căng thẳng trong các em. Ở giai đoạn cuối tuổi vị thành niên, các em thường đã phát triển đầy đủ phẩm chất và thể lực của người lớn, thế nhưng theo nhiều cách khác nhau lại được ứng xử như một đứa trẻ.
Cũng trong mối quan hệ cha mẹ – con cái giai đoạn này xuất hiện mâu thuẫn giữa khả năng của các em và kỳ vọng của cha mẹ trong vấn đề học tập. Biểu hiện rõ n t nhất về kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái là cho con đi học thêm rất nhiều, hay so sánh con mình với những bạn học giỏi, coi thành công của những trẻ khác là chuẩn mực bắt con mình noi theo… tất cả những điều này đôi khi đã tạo ra những áp lực cho con cái khi chúng không đủ năng lực để thực hiện những kỳ vọng của cha mẹ.
Với học sinh THPT, các em thường cảm thấy mình đã lớn. Danh dự, lòng tự trọng xuất hiện trong các em. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ đã vô tình hay cố ý có những lời nói và hành động xúc phạm đến danh dự của các em bằng những lời đay nghiến, mắng nhiếc, sỉ vả… Khi phải đối mặt với những hành động này các em thường có những phản ứng tiêu cực như cãi lại, giận dỗi, khóc, bỏ đi… Đây có thể xem như tác nhân gây stress lớn ở học sinh THPT.
* Sự phát triển tự ý thức của học sinh trung học phổ thông
Sự phát triển tự ý thức là một quá trình lâu dài và trải qua những mức độ khác nhau, sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh THPT, đồng thời nó có ý nghĩ to lớn đối với sự phát triển tâm lý của các em. Quá trình này rất phong phú và phức tạp, mang đến không ít những khó khăn ngay trong chính bản thân các em.
Tuổi THPT là lứa tuổi phát triển mạnh “tự ý thức”, phát triển mạnh ―cái tôi‖, là lứa tuổi biểu hiện và ý thức về cá tính của mình rất rõ nét. Tự ý thức về cái tôi, về cá tính của mình là đặc điểm tâm lí quan trọng của lứa tuổi này và được thể hiện qua việc tự ý thức về mình trong thời điểm hiện tại; cố gắng để trở thành một người như thế nào đó; ý thức mình phải trở thành người như thế nào cho phù hợp với chuẩn mực xã hội; muốn trở thành một con người, mà trên thực tế khó có thể trở thành hiện thực.
Ở thời kì đầu của lứa tuổi THPT, cảm giác mình đã trưởng thành và mong muốn trưởng thành của học sinh thể hiện rất rõ nét ở chỗ: các em không chỉ tự cảm nhận thấy mà còn đòi hỏi người lớn (cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo…) thừa nhận tính tự chủ, độc lập của mình, tính tự lập ở mình. Chính điều này làm nảy sinh mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng hiện có; giữa địa vị mong muốn và địa vị thực tế. Tuy nhiên, các em mới chỉ trưởng thành về mặt thể chất, nhưng chưa trưởng thành về mặt xã hội một cách đầy đủ, và chưa thể được nhìn nhận như người lớn. Đa phần các em còn phụ thuộc và sống dựa vào cha mẹ. Trong khi đó các em lại muốn được nhìn nhận bình đẳng như người lớn. Có thể nói đây là áp lực không nhỏ gây ra stress ở học sinh THPT.