Như vậy, luận án tiến hành xác định tương quan giữa thành tích thi đấu với các chỉ số, test đặc trưng về sinh học, sư phạm và tâm lý trong xây dựng mô hình VĐV CL cấp cao là phù hợp trong các bước nghiên cứu.
3.1.7.6. Bàn luận về sự tương quan giữa các các chỉ số, test đặc trưng về sinh học, sư phạm và tâm lý được lựa chọn trong xây dựng mô hình VĐV CL cấp cao
Nhiều tác giả xác định tương quan giữa các các chỉ số, test thuộc các nhóm yếu tố (sinh học, sư phạm và tâm lý...) bằng xác lập tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố khác nhau, như:
Tác giả Đàm Quốc Chính (2004) [9], xác lập tính ảnh hưởng tương đối của từng yếu tố đánh giá khả năng phù hợp tập luyện với thành tích thi đấu của đối tượng nghiên cứu bằng hệ số tương quan giữa các yếu tố thành phần (yếu tố hình thái, yếu tố chức năng - tâm lý, yếu tố chuyên môn) và hệ số tương quan của các yếu tố đó với thành tích chạy 100m của đối tượng nghiên cứu. Tác giả nhận định, "Giữa các yếu tố thành phần quy định khả năng phù hợp tập luyện của đối tượng nghiên cứu đều có mối tương quan đủ độ tin cậy. Song, mức độ tương quan ở các lứa tuổi khác nhau là khác nhau; Từng yếu tố thành phần đều có mối tương quan chặt chẽ với thành tích chạy 100 m theo các lứa tuổi khác nhau; Sự liên hệ giữa các yếu tố thành phần là đa dạng (cả thuận và nghịch)".
Tác giả Đàm Tuấn Khối (2012) [24], trong nghiên cứu về "Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của VĐV CL cấp cao" đã xác định ma trận về hệ số tương quan (r) giữa các nhóm yếu tố thành phần (hình thái, chức năng, thể lực, kỹ thuật và tâm lý) với thành tích thi đấu của VĐV CL cấp cao. Tác giả khẳng định cả sáu yếu tố thành phần đều có tương quan chặt với thành tích thi đấu.
Tác giả Lý Đại Nghĩa (2016) [43], nghiên cứu chọn lựa các tiêu chí (test) phản ánh đặc điểm chức năng sinh lý, tâm lý và tố chất thể lực chuyên môn VĐV Judo. Thông qua tổng hợp tài liệu, phỏng vấn, kiểm nghiệm độ tin cậy (test re- rest) và kiểm nghiệm tính thông báo (tương quan thứ bậc). Tuy nhiên, việc quan trọng là xác định mối tương quan giữa các nhóm yếu tố khác nhau (tương quan
giữa các chỉ số, test) thì tác giả chưa xác định. Do vậy, chưa thể hiện được cụ thể mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố thành phần đến thành tích của VĐV.
Tác giả Huỳnh Thúc Phong (2016) [51], đã xác định được 11 test hình thái, 14 test thể lực, 2 test chức năng, 4 test tâm lý trong mô hình đặc trưng của nam VĐV BC cấp cao theo nhóm chủ công, phụ công, chuyền hai, libero. Tuy nhiên, tác giả không đánh giá xác định mối tương quan giữa các các chỉ số, test đặc trưng về sinh học, sư phạm và tâm lý trong mô hình đã xây dựng. Do vậy, trong mô hình đặc trưng của nam VĐV BC cấp cao do tác giả xây dựng không thể hiện rõ được yếu tố thành phần nào là quan trọng nhất.
Như vậy, trong một số công trình nghiên cứu các tác giả chưa thực sự quan tâm đến mức độ tương quan giữa các chỉ số, test đặc trưng trong các nhóm yếu tố thành phần. Tuy nhiên, đây là bước nghiên cứu quan trọng đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đánh giá. Việc tiến hành xác định mối sự tương quan giữa các các chỉ số, test đặc trưng về y sinh học, sư phạm và tâm lý trong xây dựng mô hình nam VĐV CL cấp cao trong luận án là quan trọng và phù hợp.
Tiểu kết mục tiêu 1:
1. Trên cơ sở tổng hợp các nhiều nguồn tài liệu trong và ngoài nước, phỏng vấn các chuyên gia nhà khoa học đều tán thành các yếu tố sinh học (hình thái, sinh lý, sinh hóa), sư phạm (thể lực chung, thể lực chuyên môn, kỹ thuật, chiến thuật) và tâm lý có mối quan hệ chặt chẽ trong xây dựng mô hình VĐV CL cấp cao. Thông qua các bước kiểm định độ tin cậy tổng thể giữa các yếu tố đặc trưng hình thái, sinh lý, sinh hóa, thể lực chung, thể lực chuyên môn, kỹ thuật, chiến thuật và tâm lý đều đảm bảo độ tin cậy tổng thể, thể hiện Cronbach’s Alpha là .834, từng yếu tố đặc trưng đảm bảo đủ độ tin cậy, không yếu tố nào bị loại. Các yếu tố đặc trưng có mối liên quan và phụ thuộc vào nhau thể hiện hệ số tương quan r > 0.5.
2. Trên cơ sở tổng hợp từ nhiều công trình nghiên cứu về chỉ số, test được sử dụng trong xây dựng mô hình và đánh giá TĐTL VĐV CL cấp cao đã tổng hợp được 155 chỉ số, test về các yếu tố sinh học, sư phạm và tâm lý. Thông qua các bước tin cậy nội tại và lựa chọn các chỉ số, test đặc trưng về mặt y sinh học, sư
phạm và tâm lý trong mô hình VĐV CL cấp cao đã lựa chọn được 25 chỉ số đặc trưng sinh học, 23 chỉ số đặc trưng sư phạm và 12 chỉ số đặc trưng tâm lý đều Cronbach alpha tổng lớn hơn 0,6; hệ số tương quan với biến tổng (Corrected Item Total Correlation) lớn hơn 0,3.
3. Đánh giá mức độ phù hợp của các chỉ số, test đặc trưng về sinh học, sư phạm và tâm lý của nam VĐV CL cấp cao theo thang đo 2 mức đo là “Phù hợp” và “Không phù hợp”. Kết quả chỉ có 55/60 chỉ số, test có mức độ phù hợp, gồm 23 chỉ số, test sinh học, 23 chỉ số test sư phạm và 9 chỉ số test tâm lý (đạt từ 87.50
% trở lên), Còn lại 05/60 chỉ tố, test (HT15, HT16, TL4, TL5, TL10) qua 2 lần phỏng vấn có mức độ đánh giá về sự phù hợp thấp hơn (dưới 65.0% <80.0%) mức quy định và được đánh giá không có sự phù hợp cao trong thực tiễn huấn luyện đào tạo mô hình nam VĐV CL cấp cao. Tiếp tục kiểm định Wilcoxon có kết quả kiểm định giữa 2 lần phỏng vấn này là V = 269 với p-value = 0.05521 > 0.05 (xử lý bằng phần mềm R ở ngưỡng xác suất thống kê có ý nghĩa tại P = 0.05).
4. Tiến hành xác định tương quan qua 2 lần kiểm tra các chỉ số, test đặc trưng về sinh học, sư phạm và tâm lý đều thể hiện r > 0.800 (ngưỡng xác suất P < 0.05). Như vậy, các chỉ số, test sinh học, sư phạm và tâm lý được kiểm nghiệm mang tính lặp lại (retest) có sự ổn định, đảm bảo độ tin cậy khi sử dụng trong xây dựng mô hình VĐV CL cấp cao.
5. Tiến hành xác định tương quan giữa thành tích thi đấu của 8 nam VĐV cấp cao của các chỉ số, test đặc trưng về sinh học, sư phạm và tâm lý đều thể hiện r > 0.710 (ngưỡng xác suất P < 0.05). Như vậy, các chỉ số, test sinh học, sư phạm và tâm lý đều có mối tương quan chặt với thành tích thi đấu trong xây dựng mô hình VĐV CL cấp cao.
6. Tiến hành đánh giá sự tương quan giữa các các chỉ số, test đặc trưng về sinh học, sư phạm và tâm lý đều có mối tương quan đủ độ tin cậy, rtính > rbảng ở ngưỡng xác xuất P < 0.05.
Như vậy, qua 6 bước luận án xác định 55 chỉ số đặc trưng sinh học, sư phạm và tâm lý phù hợp với cấu trúc, đặc thù cho mô hình đào tạo nam VĐV CL cấp cao.
3.2. Xây dựng và kiểm nghiệm mô hình nam VĐV cấp cao qua các giá trị về sinh học, sư phạm và tâm lý
3.2.1. Xây dựng kế hoạch kiểm nghiệm mô hình đào tạo nam VĐV CL cấp cao qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý
Để có thể kiểm nghiệm đánh giá được mô hình đào tạo nam VĐV CL cấp cao qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý luận án tiến hành đánh giá chương trình và kế hoạch huấn luyện của nam VĐV CL cấp cao trong 2 năm 2018 và 2019, để làm cơ sở, căn cứ để tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm nghiệm mô hình đào tạo nam VĐV CL cấp cao.
3.2.1.1. Đánh giá chương trình và kế hoạch HL của nam VĐV CL cấp cao (năm 2018 và 2019)
Chương trình và kế hoạch HL chung của đội tuyển CL quốc gia:
Nam VĐV CL cấp cao được xác định là những VĐV nòng cốt của đội tuyển quốc gia. VĐV có nghĩa vụ thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Ngành đề ra, là giành thành tích, huy chương tại hệ thống các giải thi đấu quốc tế, Olympic, Asiad, SEA Game. Do vậy, chương trình, kế hoạch HL hàng năm của đội phải dựa trên các mục tiêu, chỉ tiêu đã đăng ký.
Mục tiêu của đội tuyển năm 2018 và 2019 (trích một phần trong kế hoạch HL năm 2018 và 2019 của đội tuyển CL quốc gia):
Mục tiêu thành tích:
- Phấn đấu có thể có huy chương SEA Game 30 tại Philippines;
- Giành suất tham dự Olympic 2020;
- Phấn đấu đạt thành tích cao tại SEAGame 31 năm 2021 tại Việt Nam;
- Tham gia và có thành tích tại Asiad 2022
Mục tiêu HL:
- Nâng cao trình độ và thành tích cho VĐV;
- Khuyến khích, động viên tinh thần VĐV. Giúp hình thành và hoàn thiện những phẩm chất, nhân cách, đạo đức cho VĐV.
Nhiệm vụ HL chuyên môn:
Về HL thể lực: CL là một môn thể thao đòi hỏi toàn diện về các tố chất thể lực. Đặc biệt chú ý phát triển tốt các tố chất sức mạnh, sức nhanh, sức bền chuyên môn, sức bền tốc độ, khả năng phối hợp vận động.
Thể lực chung: Tăng khả năng yếm khí, ưa khí. Phát triển sức nhanh, mạnh, bền, mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động cho VĐV.
Thể lực chuyên môn: Tạo sự khéo léo, khả năng phối hợp các động tác, sức bền cơ bắp phù hợp với chuyên môn, đặc biệt phát triển khả năng di chuyển nhanh của đôi chân trong thời gian dài.
Áp dụng LVĐ lớn, tăng cường độ và khối lượng. Sau từng thời kỳ có kiểm tra và đánh giá theo các chỉ tiêu đề ra.
Về HL kỹ thuật:
Chú trọng HL các kỹ thuật đánh cầu kín tay, các quả đánh cần nhanh, mạnh, gọn, chính xác.
Xây dựng và HL cho VĐV có từ 2 đến 3 quả đánh "sát thủ" sở trường theo ưu điểm thế mạnh của VĐV từng VĐV.
HL khả năng phối hợp kỹ chiến thuật, khuyến khích tư duy sáng tạo trong các quả đánh.
Vê HL chiến thuật:
Hình thành các chiến thuật phức tạp, linh hoạt hơn khi gặp các đối phương có trình độ tương đương hoặc cao hơn.
Biết khai thác các mặt mạnh yếu của đối phương và điều kiện cuộc thi, sử dụng thành thạo các phương án, các miếng, các thủ đoạn chiến thuật.
Giáo dục năng lực tư duy chiến thuật và những năng lực cần thiết khác cho việc điêu luyện chiến thuật.
HL chiến thuật chung có định hướng nhằm hoàn thiện trình độ chiến thuật.
HL chiến thuật chuyên môn bằng những bài tập nhằm hoàn thiện trình độ chiến thuật điêu luyện.
Về HL tâm lý:
Phát triển các phẩm chất tâm lý cần thiết đối với VĐV thể thao như: tính
kiên trì, khả năng tư duy nhạy bén, óc sáng tạo…
Hình thành cho VĐV kỹ năng kiểm soát cảm xúc, nâng cao bản lĩnh trong thi đấu. Động viên, giáo dục VĐV tuân thủ đấu pháp và chiến thuật thi đấu hợp lý để có được ưu thế lớn nhất trong thi đấu.
Thông qua bài tập gần với thi đấu thật, hoặc thi đấu tập, giảng dạy phân tích cũng như thực hành kỹ thuật, chiến thuật tạo cho VĐV tin tưởng tập luyện toàn tâm dẫn đến tâm lý vững vàng khi bước vào thi đấu.
Như vậy, các VĐV CL đội tuyển quốc gia phải thực hiện những mục tiêu lớn không chỉ ở khu vực châu lục mà hướng đến tham dự tại các kỳ Olympic. Do vậy, việc có mô hình trong đào tạo HL VĐV CL cấp cao sẽ là động lực tốt để các VĐV thực hiện mục tiêu đề ra.
3.2.1.2. Xây dựng chương trình và kế hoạch kiểm nghiệm mô hình đào tạo nam VĐV CL cấp cao qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý
a) Căn cứ xây dựng kiểm nghiệm mô hình:
Căn cứ từ thực trạng hiện nay Việt Nam chưa có mô hình đào tạo VĐV CL cấp cao;
Căn cứ từ nhu cầu thực tiễn, cần thiết phải có mô hình đào tạo VĐV CL cấp cao;
Căn cứ từ các cơ sở khoa học trong TC, HL VĐV;
Căn cứ kết quả nghiên cứu lựa chọn và các bước xác định độ tin cậy, tính tương quan các chỉ số sinh học, sư phạm và tâm lý phù hợp với đặc thù môn CL (mục 3.1)
Căn cứ chương trình, kế hoạch HL, kế hoạch tập huấn, thi đấu hàng năm của đội tuyển CL quốc gia.
b) Kế hoạch kiểm nghiệm mô hình
Đối tượng kiểm nghiệm mô hình: Đối tượng được lựa chọn thực hiện kiểm nghiệm mô hình là 8 VĐV CL đội tuyển quốc gia, là những VĐV ở lứa tuổi trẻ đã có những thành tích nhất định tại các giải thi đấu quốc gia, quốc tế và được dự
báo là lớp VĐV có tài năng, là lực lượng kế cận đàn anh Nguyễn Tiến Minh. Danh sách các VĐV được lựa kiểm nghiệm mô hình trình bày tại bảng 3.21.
Bảng 3.21. Danh sách tên VĐV thực nghiệm mô hình đào tạo nam
VĐV CL cấp cao
Quy ước mã VĐV | Năm sinh | Đơn vị | |
1 | TN.CC1 | 2000 | Hồ Chí Minh |
2 | TN.CC2 | 2002 | Hà Nội |
3 | TN.CC3 | 2003 | Lâm Đồng |
4 | TN.CC4 | 2002 | Hà Nội |
5 | TN.CC5 | 1998 | Quân Đội |
6 | TN.CC6 | 1997 | Bắc Ninh |
7 | TN.CC7 | 1996 | Hồ Chí Minh |
8 | TN.CC8 | 1996 | Hà Nội |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Tương Quan Của Các Chỉ Số Sinh Học Với Thành Tích Thi Đấu Của Các Vđv Cl Cấp Cao (N = 8)
- Bàn Luận Về Kết Quả Tổng Hợp Và Lựa Chọn Các Chỉ Số, Test Đặc Trưng Về Sinh Học, Sư Phạm Và Tâm Lý Của Vđv Cl Cấp Cao
- Xác Định Mục Đích Và Đánh Giá Các Chỉ Số Đặc Trưng Sư Phạm
- Kết Quả Kiểm Tra Lần 1 Của Các Chỉ Số Tâm Lý Trong Mô Hình Đào Tạo Nam Vđv Cấp Cao (N=8)
- Kết Quả Kiểm Tra Lần 3 Của Các Chỉ Số Tâm Lý Trong Mô Hình Đào Tạo Nam Vđv Cấp Cao (N=8)
- Kết Quả Phỏng Vấn Các Mức Đánh Giá Mô Hình Đào Tạo Nam Vđv Cl Cấp Cao (N=24)
Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.
Kế hoạch về thời gian kiểm nghiệm và đánh giá mô hình được tiến hành thực hiện trong 2 năm (năm 2018 và 2019). Do đối tượng thực nghiệm là VĐV đôi tuyển quốc gia nên phải tuân thủ chương trình HL nghiêm ngặt của Ban HL, do vậy, thời gian tiến hành kiểm nghiệm mô hình được sự đồng ý của Ban HL cũng như để không ảnh hưởng tới kế hoạch thực hiện của đội. Thời gian được chia kiểm tra làm 3 lần:
Lần 1: kiểm tra vào thời điểm đầu năm 2018.
Lần 2: kiểm tra ở giai đoạn chuẩn bị thi đấu giải các cây vợt xuất sắc toàn quốc tháng 11 năm 2018 (Giải được tổ chức từ ngày 9 đến 14 tháng 12 năm 2018).
Lần 3: kiểm tra ở giai đoạn chuẩn bị thi đấu giải các tay vợt xuất sắc toàn quốc tháng 9 năm 2019 (Giải được tổ chức từ ngày 4 đến 11 tháng 8 năm 2019).
Kế hoạch về nội dung kiểm nghiệm đánh giá mô hình là sử dụng hệ thống các chỉ số, test đã được lựa chọn qua các bước nghiên cứu, phân tích đầy đủ ở trên, cụ thể là 55 chỉ số thuộc 3 nhóm yếu tố sinh học, sư phạm và tâm lý, cụ thể:
Sinh học: 23 chỉ số (Hình thái: 3 chỉ số, Sinh lý: 13 chỉ số, Sinh hóa: 7 chỉ số); Sư phạm: 23 chỉ số (Thể lực chung: 3 chỉ số, Thể lực chuyên môn: 9 chỉ số, Kỹ thuật: 7 chỉ số, Chiến thuật: 4 chỉ số); Tâm lý: 9 chỉ số.
3.2.2. Kết quả kiểm nghiệm các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý của mô hình đào tạo VĐV CL cấp cao
Dựa theo kế hoạch đã xác định, kiểm nghiệm mô hình đào tạo nam VĐV CL cấp cao thông qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý theo 3 giai đoạn: lần 1 tháng 2 năm 2018, lần 2 tháng 11 năm 2018, lần 3 tháng 9 năm 2019. Đồng thời, cũng tổng hợp thành tích thi đấu của từng VĐV trong 2 năm 2018 và 2019.
3.2.2.1. Kết quả kiểm tra lần 1
Để có thể xác định mô hình đào tạo nam VĐV cấp cao, luận án tiến hành kiểm tra thành tích của 8 nam VĐV cấp cao bằng hệ thống các chỉ số sinh học, sư phạm và tâm lý. Kết quả được trình bày tại bảng 3.22, 3.23, 3.24.
Kết quả các bảng 3.22, 3.23, 3.24 về kiểm tra lần 1 các chỉ số, test sinh học, sư phạm và tâm lý của nam VĐV CL cấp cao cho thấy sự đồng đều về thành tích hay nói cách khác mức độ phân tán thành tích giữa các VĐV ở mức thấp, thể hiện ở tất cả các chỉ số, test đều có hệ số biến sai (Cv) <10%. Đánh giá bằng thông số sai số tương đối của số trung bình () có mức sai số tương đối của số trung bình cộng đều nằm ở trong phạm vi cho phép < 0.05. Đồng thời, kiểm định bằng chỉ tiêu W Shapyro – Wilk cho thấy Wtính đều > Wbảng = 0.818 ở ngưỡng xác suất P < 0.05.
Như vậy, kết quả kiểm tra lần 1 của nam VĐV CL cấp cao có sự tương đồng về thành tích của tất cả các chỉ số, test.