Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Tư Vấn Nghề Cho Học Sinh Ở Trung Tâm Gdtx - Hn - Dn.

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động TVN cho học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động TVN cho học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN NGHỀ CHO HỌC SINH Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN - HƯỚNG NGHIỆP - DẠY NGHỀ‌

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Các hướng nghiên cứu trên thế giới

Trên cơ sở những nghiên cứu về TVN trên thế giới, chúng tôi nhận thấy có ba hướng nghiên cứu chính là: Hướng nghiên cứu lý thuyết, quan điểm tiếp cận; hướng nghiên cứu thực hành; hướng nghiên cứu về đào tạo các nhà tư vấn nghề.

* Hướng nghiên cứu lý thuyết hoạt động tư vấn nghề

Tư vấn hướng nghiệp dựa trên những đặc điểm nhân cách, bao gồm lý thuyết của Frank Parsons mang tên Nhân cách và yếu tố, lý thuyết của Jonh Holland và lý thuyết nhu cầu của Ann Roes [dẫn theo 20, tr 26 - 64] và K.K Platonop.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Đại diện đầu tiên của trường phái này là F.Parsons (1909), ông cho rằng, nhà tư vấn giúp những cá nhân nhận thức về đặc điểm từng nghề của thế giới nghề, sau đó kết hợp những đặc điểm nhân cách cá nhân với đặc điểm của nghề, từ đó có hành vi lựa chọn được nghề phù hợp. E.G. Williamson (1939, 1965) tiếp tục lý thuyết của F.Parson và phát triển một thang đo có tên là thang đánh giá nghề nghiệp (Minnesota Occupational Rating Scales) nhằm phục vụ cho việc đo lường. Theo các tác giả trên, việc tiến hành làm các trắc nghiệm được coi là một việc làm quan trọng và cơ bản nhất, từ kết quả trắc nghiệm, nhà tư vấn đưa ra lời khuyên cá nhân nên chọn nghề nào phù hợp.

Ann Roe (1956) dựa trên cách tiếp cận nhu cầu của Maslow (1954) được coi là đại diện tiếp theo của trường phái này. Roe nhấn mạnh sự tương tác giữa con người và môi trường trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp. Xuất phát từ quan điểm của trường phái phân tâm học nên bà cho rằng những kinh

Quản lý hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên hướng nghiệp dạy nghề Chí Linh tỉnh Hải Dương - 3

nghiệm từ thuở ấu thơ sẽ liên quan chặt chẽ đến việc lựa chọn nghề nghiệp sau này, và vô thức có vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định nghề nghiệp. Việc lựa chọn nghề nghiệp sẽ giúp mỗi cá nhân thoả mãn nhu cầu của bản thân mình [20, tr55 - 58].

K.K.Platonop (1960) [dẫn theo 9, tr80] với quan niệm về “Tam giác hướng nghiệp”. Ba cạnh của hướng nghiệp được xác định là (1) đặc điểm, yêu cầu của các ngành nghề trong xã hội, (2) nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, (3) đặc điểm về nhân cách, tâm sinh lý của cá nhân. Khi cá nhân tìm được sự phù hợp cả ba cạnh của tam giác, khi đó tìm được sự lựa chọn nghề tối ưu.

Tóm lại: Cách tiếp cận dựa trên lý thuyết đặc điểm nhân cách xem nhâm là một lý thuyết tĩnh, quá trình tư vấn là chỉ dẫn cho cá nhân lựa chọn một nghề dựa trên sự phù hợp giữa đặc điểm nhân cách với yêu cầu công việc. Lý thuyết này chưa giải thích về những đặc điểm như: hứng thú, giá trị, năng lực, thành tích cá nhân, tính cách phát triển và thay đổi như thế nào có ảnh hưởng gì đến quá trình học tập…v.v.

* Hướng nghiên cứu về thực hành tư vấn nghề

Vào cuối thế kỷ XIX, sang nửa đầu thế kỷ XX là giai đoạn đầu của công tác hướng dẫn nghề, sau đó là tư vấn nghề với sự phát triển của phong trào sử dụng các thang đo - trắc nghiệm. Francis Galton người Anh (1974, 1879) đã nghiên cứu về nguồn gốc năng lực con người. Wilheim Wundt thành lập một phòng thực nghiệm ở Leizig (Đức) để nghiên cứu về hành vi con người. Ở Pháp, Alfred Binet và V.Henri (1986) viết bài báo miêu tả những khái niệm đo lường tâm thần. Những nghiên cứu khác nhau về con người xoay quanh sự chú ý của chúng ta tới điều kiện sống và công việc trong xã hội thay đổi bởi cuộc cách mạng công nghiệp [dẫn theo 19, tr10].

Cùng với việc ứng dụng rộng rãi các công cụ đo lường trong TVN, thì việc thành lập các phòng TVN đã làm cho nó trở thành một dịch vụ xã hội. Trong việc ứng dụng TVN vào thực tiễn cuộc sống, nước Mỹ được biết đến

như là quốc gia tiên phong trong lĩnh vực này. Phòng TVN đầu tiên trên thế giới đã được Frank Parsons thành lập ở Boston (Mỹ) vào năm 1908. Những ý tưởng của F.Parsons trong công tác TVN đến nay vẫn được coi là nguyên tắc trong công tác tư vấn. Công việc này cần phải có một người hướng dẫn chuyên nghiệp, một người hướng dẫn tốt không thể đưa ra các quyết định cho người khác, vì tự mỗi người mới biết phải quyết định điều gì tốt nhất cho chính bản thân mình. Tiếp đó là Bernard Haldane (1947) đã thành lập công ty tư vấn chuyên nghiệp với nhiệm vụ là cung cấp dịch vụ tư vấn cho những người đi tìm việc. Ý tưởng giúp cá nhân phát huy những điểm mạnh đó là năng lực, năng khiếu, tài năng của bản thân để đạt hiệu quả cao trong quá trình tìm kiếm việc làm [20].

Việc ra đời hàng loạt những tài liệu, ấn phẩm, sách, tạp chí có liên quan đến tư vấn hướng nghiệp là thể hiện sự quan tâm rộng rãi của xã hội đối với lĩnh vực này. Những tài liệu hướng dẫn cá nhân những cách thức, kỹ năng để lựa chọn nghề và tìm việc. Sách tìm việc lần đầu tiên được xuất bản ở Hoa Kỳ năm 1936 với tên là khả năng việc làm của bạn: Cách thể hiện và áp dụng chúng qua một số điểm mạnh của con người, được viết bởi Alphonso William Rahn.Trong đó Rahn chỉ ra tiến trình tìm việc sáng tạo Phương pháp tìm việc sáng tạo được sử dụng cho đến ngày nay. Đến năm 1942, Sidney Fine đã xây dựng những kỹ năng cụ thể dành cho những người xin việc, công việc này có ý nghĩa rất lớn đối với những người lao động chuyển đổi nghề. Sau đó (năm 1967), ông đã tìm ra ba loại kỹ năng cơ bản để trợ giúp cá nhân tìm việc hay một nghề mới, đó là kỹ năng tự nhiên (ai cũng có), những kỹ năng chuyên biệt (giúp cho cá nhân đáp ứng yêu cầu công việc) và kỹ năng thích nghi (là sự điều chỉnh bản thân để đáp ứng những thay đổi của môi trường xã hội). Những kỹ năng này có thể được đào tạo và huấn luyện được [dẫn theo 19, tr53- 68].

TVN đáp ứng việc trợ giúp cá nhân có những công việc phù hợp nhất với khả năng của họ. Tại Mỹ, Pháp và các nước phát triển, TVN đã có khung pháp

luật quy định hoạt động rõ ràng, đó là một hoạt động bắt buộc phải thực hiện nghiệm túc. Ngày nay, công việc này đã trở thành một công việc bắt buộc trong trường phổ thông của nhiều quốc gia trên thế giới. Những mô hình thực hành TVN của Mỹ và châu Âu đã ảnh hưởng rộng rãi sang các nước châu Á, châu Á

- Thái Bình Dương và ở những quốc gia này lĩnh vực này ngày càng được quan tâm và phát triển.

* Hướng nghiên cứu về đào tạo các nhà TVN

Công tác đào tạo nhà TVN đã được người Mỹ quan tâm ngay từ những năm đầu tiên khi chuyên ngành này ra đời. Năm 1907, Jesse Davis đã xây dựng cơ sở đào tạo đầu tiên về công tác hướng dẫn nghề tại Michigan. Hoạt động này dần chuyên nghiệp hơn, quyển từ điển về tên nghề đầu tiên ra đời (DOT-the Dictionary Occupational titles). DOT trở nên vô cùng quan trong cho người tìm việc, người thay đổi nghề nghiệp, nhà tư vấn và có cả một danh mục tên nghề mới nhất (thời điểm đó) để chọn [19], [20]. Ngày nay, chương trình đào tạo nhà tư vấn đất nước này thường rất chi tiết và đa dạng tùy theo từng bang và các ngành tư vấn khác nhau. Một người muốn trở thành một nhà tư vấn hướng nghiệp chuyên nghiệp phải có bằng thạc sĩ, đảm bảo về chương trình lý thuyết và thời gian thực tập nội trú dưới sự kiểm soát của một nhà tư vấn (tham vấn) học đường có uy tín. Hơn nữa, để được chứng nhận là nhà tư vấn, ngoài việc có bằng thạc sĩ còn phải có 3 năm kinh nghiệm làm việc được giám sát ở cơ sở. Theo Ủy ban cấp chứng chỉ hành nghề về chương trình đào tạo nhà tư vấn (CACREP, 2009 Standards), những sinh viên muốn trở thành nhân viên tư vấn hướng nghiệp phải có kiến thức chuyên môn, kỹ năng và thực tiễn cần thiết để trợ giúp một người phát triển kế hoạch nghề nghiệp cuộc đời. Họ đáp ứng được những yêu cầu về các mặt kiến thức, kỹ năng và thực tế về cơ sở ngành như các lý thuyết, đạo đức nghề nghiệp, các chính sách pháp luật; về tư vấn, phòng ngừa và can thiệp; sự đa dạng về văn hóa, xã hội và các mối quan hệ có ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp; đánh giá trong quá trình tư vấn; việc

nghiên cứu và đánh giá tổng thể quá trình tư vấn; chương trình xúc tiến quản lý và thực hiện, cũng như các thông tin về nguồn tài nguyên hữu ích cho sự lựa chọn và thăng tiến trong nghề nghiệp…Nhà tư vấn khi bước đầu thực hiện nghề sẽ được nhà tuyển dụng đào tạo và trong công việc, họ thường phải tham gia các chương trình đào tạo, hội thảo, tự nghiên cứu nhằm duy trì được trình độ của mình và đáp ứng yêu cầu công việc. Nhiều nước trên thế giới, nhà tư vấn hướng nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề do nhà nước cấp, phải có trình độ thạc sĩ trở lên và phải trải qua quá trình thực hành nghề tại các trường học/ cơ sở cung cấp dịch vụ. Chẳng hạn như ở Pháp, các nhà tâm lý tư vấn hướng nghiệp có trình độ tương đương thạc sĩ chuyên về tư vấn định hướng. Họ được đào tạo để có kiến thức và các phẩm chất đáp ứng công việc của họ trong nhà trường như là (1) tham gia giám sát liên tục học sinh và thành công học tập của các em; (2) đảm bảo thông tin về quy trình định hướng, đào tạo và nghề nghiệp cho học sinh và gia đình; (3) đảm bảo công tác đặc biệt là tham vấn cá nhân cho học sinh và cha mẹ học sinh; (4) với tư cách là người hỗ trợ, thực hiện công việc đánh giá học sinh; (5) hỗ trợ học sinh thực hiện các dự định học tập và nghề nghiệp; (6) đóng vai trò cố vấn chuyên môn cho hiệu trưởng, các nhà quản lý trong việc xây dựng các kế hoạch giáo dục liên quan đến hướng nghiệp [11].

Tóm lại, sự phát triển của các hướng nghiên cứu lý thuyết, thực hành tư vấn hướng nghiệp và đào tạo các nhà tư vấn hướng nghiệp đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của cá nhân và sự phát triển xã hội. Một số nước đi đầu trong lĩnh vực này như Mĩ, Pháp… Các nước Châu Á, Châu Á Thái Bình Dương đang trong quá trình phát triển. Những quan điểm, lý thuyết và các mô hình tư vấn hướng nghiệp ngày càng phát triển và có ứng dụng rộng rãi.

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam các hướng nghiên cứu thường đan xen cả nghiên cứu lý thuyết, thực trạng và nghiên cứu thực hành tư vấn nghề của đội ngũ các chuyên gia. Khó có thể phân tách rõ ràng như các hướng nghiên cứu như ở nước ngoài.

* Hướng nghiên cứu lý thuyết hoạt động tư vấn nghề

Tư vấn nghề được hiểu là việc đối chiếu yêu cầu của nghề, yêu cầu của thị trường lao động với hứng thú, khuynh hướng và năng lực của học sinh, rồi cho các em lời khuyên nên chọn nghề nào phù hợp (Đặng Danh Ánh, 2005). Người học sinh phải tìm hiểu, đánh giá đúng các đặc điểm nhân cách của bản thân như: xu hướng nghề nghiệp (bao gồm nguyện vọng, hứng thú, động cơ), năng lực (khả năng) phù hợp nghề, tính cách. Người học sinh phải có nhận thức về thế giới nghề nghiệp, về nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, của đất nước, nhu cầu nhân lực của các ngành nghề trong xã hội, từ đó xác định sự phù hợp nghề [1].

Để giúp cá nhân dễ dàng hiểu mình và lựa chọn được nghề phù hợp, nhóm tác giả Hoàng Kiện, Nguyễn Thế Trường, Phạm Tất Dong [3, tr50], cho rằng TVN là phải giúp học sinh tìm được “Miền chọn nghề tối ưu”. Khi chọn nghề, học sinh phải trả lời được ba câu hỏi: Tôi thích làm nghề gì? (hứng thú), Tôi có thể làm nghề gì? (năng lực), Tôi cần phải làm nghề gì? (yêu cầu xã hội, thị trường lao động đối với nghề). Đó chính là “Miền chọn nghề tối ưu” .

Hứng thú, năng lực của cá nhân là những đặc điểm của nhân cách, đây là những yếu tố cơ bản để chỉ ra sự cần thiết của mỗi cá nhân với yêu cầu của một nghề nào đó. Song, để tìm được một nghề phù hợp thật sự, thì chỉ ba yếu tố đó là chưa đủ, nhà tư vấn cần phải tính đến những đặc điểm khác của nhân cách như lý tưởng, định hướng giá trị, tính cách, nhận thức … của cá nhân, bên cạnh đó yêu cầu của nghề với tình trạng sức khỏe của cá nhân, điều kiện gia đình… cũng cần được xem xét.

Cùng đi sâu tìm hiểu những đặc điểm nhân cách cá nhân trong tư vấn hướng nghiệp, song Nguyễn Đức Trí (2005) chú ý đến việc xây dựng nhân cách nghề nghiệp. Nhân cách nghề nghiệp bao gồm 4 cấu trúc nhỏ bên trong, đó là (1) xu hướng nghề nghiệp (2), năng lực nghề nghiệp (3), những đặc điểm của quá trình nhận thức, tính cách (4), những đặc điểm về khí chất, giới tính, lứa tuổi, bệnh tật là đặc điểm chịu sự chế ước sinh học. Bốn cấu trúc trên đóng vai trò quan trong khi hướng dẫn chọn nghề, khi tuyển dụng lao động [16].

Một cách tiếp cận mới trong hướng nghiên cứu về đặc điểm nhân cách, nhưng ở góc độ kết hợp Tâm lý học và Giáo dục học, tác giả Trần Khánh Đức (2010) đã xây dựng mô hình nhân cách nghề nghiệp có tính đến vấn đề công nghệ đào tạo và phân hóa các giai đoạn phát triển nghề trong quá trình vận động và phát triển của nhân cách nghề thích ứng với từng giai đoạn đào tạo nghề trong hệ thống giáo dục liên tục [5, tr191]. Theo tác giả, đây là cách tiếp cận theo quan điểm nhân cách phát triển và giáo dục suốt đời, do vậy mô hình nhân cách thích ứng với các giai đoạn: Tiền nghề nghiệp, đào tạo nghề và giai đoạn thích ứng phát triển nghề. Quá trình phát triển nhân cách qua các giai đoạn này là quá trình hoàn thiện dần các đặc trưng cấu trúc nhân cách bằng việc hình thành những đặc trưng mới, bổ sung thêm vào những đặc trưng đã có hoặc phát triển chúng đến trình độ cao hơn.

Tóm lại, hướng nghiên cứu về đặc điểm nhân cách cá nhân được quan tâm ngay từ những năm đầu khi khoa học tư vấn hướng nghiệp ra đời, đến nay vẫn được đông đảo các nhà tư vấn hướng nghiệp trong và ngoài nước tiếp tục nghiên cứu.

* Hướng nghiên cứu thực hành tư vấn nghề

Sử dụng các trắc nghiệm tâm lý, bảng kiểm, bảng tự đánh giá cá nhân… như là những công cụ đắc lực cho tư vấn hướng nghiệp đã được các nhà tư vấn hướng nghiệp quan tâm từ lâu. Nhà tâm lý học Mĩ F.Parsons đã dùng test và anket để nghiên cứu năng lực học sinh nhằm mục đích hướng nghiệp, F.Galton (Anh) đã dùng test chẩn đoán nhân cách để phục vụ cho việc TVN.

Ở Việt Nam, đây không phải là hướng nghiên cứu chính thống, song nó như “mốt”, phong trào trong giai đoạn hiện nay. Hầu hết các trang web của Việt Nam về TVN đều có sự hướng dẫn làm các trắc nghiệm để tìm hiểu xem mình có phù hợp với nghề nào trong thế giới nghề nghiệp. Trong thực tế công tác, các nhà tư vấn hướng nghiệp cũng nhận thấy các em đều hứng thú với việc được làm các bài trắc nghiệm đánh giá hướng nghiệp để tìm hiểu xem mình là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/05/2022