Phát Triển Bền Vững Và Phát Triển Du Lịch Bền Vững 83101


CHƯƠNG 2.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT


Mục tiêu của chương này nhằm tìm hiểu các khái niệm, nội hàm của phát triển du lịch bền vững và phát triển du lịch cộng đồng bền vững. Dựa trên cơ sở lý thuyết các bên liên quan, nghiên cứu đề xuất “khung phân tích các bên liên quan trong phát triển du lịch cộng đồng bền vững”.

2.1. Tổng quan nghiên cứu

2.1.1. Phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững

2.1.1.1. Phát triển bền vững

Khái niệm “Phát triển bền vững” đã được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1972, trong một báo cáo mang tên “Các giới hạn tăng trưởng” (Meadows và cộng sự, 1972) và được sự chú ý trên toàn thế giới với hàm ý thúc đẩy phát triển mà không gây nguy hiểm cho môi trường vào năm 1987, tại báo cáo của Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (Ủy ban Brundtland): “Phát triển bền vững là đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai” (WCED, 1987: 43).

Khái niệm này tiếp tục được thảo luận bổ sung tại Chương trình Nghị sự 21 hay còn gọi là Agenda 21 để thống nhất kế hoạch hành động và các nguyên tắc cơ bản vì sự phát triển bền vững với 8 nội dung chính được coi là các “mục tiêu phát triển thiên niên kỷ”. Khái niệm phát triển bền vững tiếp tục được phát triển vượt ra khỏi ý nghĩa ban đầu thuộc lĩnh vực sinh thái, mà được được xác định là một quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, đó là: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, khái niệm được khẳng định tại Hội nghị Rio- 92 và được bổ sung, hoàn chỉnh tại hội nghị Johnannesburg năm 2002.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Theo quan điểm này, tại Việt Nam, Luật bảo vệ môi trường 2014 và dự thảo sửa đổi năm 2020 (trang 2) đã thống nhất khái niệm phát triển bền vững là “phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”.

Từ các quan điểm ở trên, phát triển bền vững tập trung có nội hàm tập trung vào ba trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thiết lập các nguyên tắc của hội nhập và phát triển. Mối quan hệ giữa ba trụ cột được thể hiện bằng sơ đồ sau:


Hình 2 1 Mô hình ba trụ cột phát triển bền vững Nguồn UNCED 1992 Như vậy trong 1


Hình 2.1: Mô hình ba trụ cột phát triển bền vững

Nguồn: UNCED (1992)

Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

2.1.1.2. Phát triển du lịch bền vững

Lịch sử phát triển và khái niệm

Du lịch cũng giống như các ngành công nghiệp khác, mang tính động thay đổi theo tiến trình lịch sử và tiếp cận gần với xu hướng phát triển toàn cầu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Cùng với khái niệm “Du lịch mềm - Soft tourism” (Krippendorf, 1982) còn có một loạt các thuật ngữ liên quan khác quan tâm tới yếu tố môi trường như “Du lịch tự nhiên” (Durst và Ingram, 1998), “Du lịch có trách nhiệm” (Wheeler, 1991; UNWTO, 1989), “Du lịch sinh thái” (Boo, 1990) và “Du lịch xanh” (Bramwell, 1991). Các loại hình du lịch này được đại diện bởi khái niệm “Du lịch thay thế - Alternative Tourism” - một sự thay thế cho sự phát triển của du lịch đại chúng (Butler, 1999; Clarke, 1997). Tất cả các loại hình này đều có điểm chung là quan tâm chính tới du lịch quy mô nhỏ, cùng áp dụng, quảng bá sẽ về một hình ảnh điểm đến xanh và sạch (Butler, 1999); dự định hoặc tuyên bố sẽ mang lại lợi ích cho người dân địa phương, bảo tồn môi trường và đối xử với văn hóa bản địa một cách nhạy cảm, và hỗ trợ xóa đói giảm nghèo (Cater, 1993; DfID, 1999; Krippendorf, 1982; Weaver, 1998;

Wheeller, 1991).

Du lịch thay thế có thể được coi là một hình thức sớm công nhận và áp dụng các lý tưởng bền vững (Weaver, 2006) và một số hình thức của du lịch thay thế được một


số người coi là đồng nghĩa với du lịch bền vững (Lane, 1994). Do vậy, du lịch bền vững lần đầu tiên được mô tả là một cực đối nghịch với du lịch đại chúng. Du lịch bền vững được coi là hoạt động ở quy mô nhỏ trong khi du lịch đại chúng hoạt động ở quy mô lớn, không bền vững (Clarke, 1997; Hardy và Beeton, 2001a; Swarbrooke, 2000).

Tuy nhiên, ở góc độ nào đó không tồn tại sự đối lập về mặt khái niệm giữa du lịch bền vững và du lịch đại chúng. Vì ở quy mô phát triển liên tục, khái niệm “mức độ bền vững” tồn tại giữa 2 thái cực bền vững - không bền vững. Do vậy, tính bền vững chỉ được coi là một mục tiêu hướng tới chứ không phải là điểm cuối phải xác định. Và du lịch bền vững được xem là một mục tiêu, sẽ áp dụng cho tất cả các hình thức du lịch bất kể quy mô lớn hay nhỏ (Clarke, 1997; Hardy và Beeton, 2001a; Swarbrooke, 2000).

Trong hơn hai thập kỷ qua, nhiều tác giả cho rằng vẫn chưa tìm được sự đồng nhất trong bản chất, mục tiêu và khả năng ứng dụng của du lịch bền vững. Do vậy, cũng không xác định được định nghĩa du lịch bền vững nào là phổ biến hay duy nhất. “Phát triển du lịch bền vững, nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường, đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người, thúc đẩy công bằng hiện tại và giữa các thế hệ và cải thiện chất lượng cuộc sống của tất cả mọi người”. Đây là khái niệm chung về du lịch bền vững được lần đầu tiên sử dụng vào đầu những năm 1990 khi một số tác giả nhận thức được tiềm năng to lớn của ngành du lịch trong việc tạo ra cả chi phí và lợi ích như (Bull, 1992; D’Amore, 1992; Inskeep, 1991; Lane, 1991; Manning, 1991; Pigram, 1990; Dearden, 1991; Zurick, 1992) . Inskeep (1991:495) tiếp tục định nghĩa này, ông cho rằng "phát triển du lịch bền vững là nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người, thúc đẩy sự công bằng trong hiện tại và giữa các thế hệ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người”. Còn McKercher (1993) lại cho rằng, khi du lịch đạt được bền vững thì tài nguyên văn hóa - môi trường, xã hội và kinh tế của một khu vực sẽ được duy trì mãi mãi.

Chú ý hơn tới yếu tố môi trường, Butler (1993) nhận định: “phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển và duy trì trong một không gian và thời gian nhất định và sự phát triển sẽ không làm giảm khả năng thích ứng của môi trường với con người trong khi vẫn có thể ngăn chặn những tác động tiêu cực tới sự phát triển lâu dài”. Quan điểm này cũng đồng thời nhận được sự đồng thuận khá cao của các tác giả khác như Murphy (1998), Mowforth và I. (2003). Trong báo cáo “Tương lai của chúng ta - Our Common Future” của Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển: “Hoạt động phát triển du lịch bền vững là hoạt động phát triển ở một khu vực cụ thể sao cho nội dung, hình thức và quy mô là thích hợp và bền vững theo thời gian, không làm suy thoái môi trường, làm ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ của tài nguyênnguyên” (WCED, 1987:43).


Tổng quan hơn, năm 1996, Tổ chức Du lịch Thế giới đã định nghĩa: “Du lịch có tính đến các tác động kinh tế, xã hội và môi trường hiện tại và tương lai, giải quyết các nhu cầu của du khách, của ngành công nghiệp, môi trường và cộng đồng địa phương” (UNWTO, 1996). Tại Việt Nam, Luật Du lịch năm 2017 cho rằng, “phát triển du lịch bền vững được hiểu là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội - môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai” (Luật du lịch Việt Nam, 2017, p:2).

Như vậy, khái niệm du lịch bền vững có nhiều giai đoạn phát triển, sau nhiều nghiên cứu và thảo luận, Tổ chức du lịch thế giới năm 1998 đã chính thức thông qua khái niệm du lịch bền vững và được công nhận rộng rãi bởi cộng đồng các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và thực thi; được áp dụng rộng rãi và được sử dụng làm khuôn mẫu cho các chương trình phát triển du lịch bền vững đa dạng nhất. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả cũng thống nhất sử dụng khái niệm này, đó là “Việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế - xã hội, thẩm mĩ của con người trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người” (UNWTO, 1998).

Mục tiêu phát triển du lịch bền vững

Du lịch bền vững nói chung có mục tiêu chung là tối ưu các lợi ích kinh tế, xã hội cho người dân địa phương và gia tăng trải nghiệm của du khách cũng như bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Để tập trung phát triển, nhiều chuyên gia du lịch đã biết áp dụng các nguyên tắc của phát triển bền vững vào quá trình sản xuất sản phẩm du lịch, các chương trình xúc tiến, quảng bá và cung cấp dịch vụ cho du khách. Du lịch bền vững còn là một công cụ có thể tăng cường cơ hội phát triển cộng đồng (George và Henthorne, 2007). Ngoài ra, du lịch là một ngành kinh tế có tương đối ít rào cản khi tham gia. Nhờ có du lịch, kinh tế được phát triển thuận lợi, các khía cạnh văn hoá – xã hội và môi trường được đặt ở vị trọng tâm và quan trọng ngang nhau trong quá trình phát triển, từ đó xây dựng được các cơ hội phát triển tiềm năng để xóa đói giảm nghèo (Weaver, 2006). Theo Inskeep (1991) thì du lịch phát triển bền vững cần phải tập trung vào năm mục tiêu chính, còn UNWTO (1998) khẳng định rằng cần phải giải quyết được sáu mục tiêu chính. Trong cuốn “Làm cho du lịch bền vững hơn - sách hướng dẫn cho các nhà làm chính sách/Making Tourism More Sustainable - A Guide for Policy Makers” do Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc và Tổ chức Du lịch Thế giới xuất bản năm


2005 đã nêu lên 12 mục tiêu của du lịch bền vững (UNEP và UNWTO, 2005). Các mục tiêu này quan trọng ngang nhau, không mục tiêu nào được đề cao hơn cả, trong đó nhấn mạnh tới khả năng tăng trưởng kinh tế cho cộng đồng địa phương, tăng thu nhập và giảm nghèo cho người dân; đảm bảo công bằng xã hội, phong phú về văn hoá, tăng khả năng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và duy trì sự đa dạng sinh học trong tự nhiên.

Nguyên tắc và mô hình phát triển du lịch bền vững

Trong nhiều năm trở lại đây, một loạt các nguyên tắc và hướng dẫn cụ thể hơn về phát triển du lịch bền vững đã được nghiên cứu, phát triển. Các nguyên tắc đã đạt được mức độ đồng thuận đáng kể trong giới học giả, được cắt nghĩa và giải thích rõ ràng trong quá trình áp dụng vào thực tế. UNWTO (2004), UNEP và UNWTO (2005) tuyên bố rằng, trong thực tiễn nếu các nguyên tắc áp dụng được trong phát triển và quản lý du lịch bền vững thì sẽ áp dụng được cho tất cả các loại hình du lịch ở mọi điểm đến.

D’Amore (1983) cho rằng, du lịch muốn phát triển được bền vững phải tuân thủ 9 nguyên tắc, trong đó nhấn mạnh tới việc người dân phải tự ý thức được tầm quan trọng của du lịch, phải có sự phối hợp công - tư trong triển khai thực hiện, cộng đồng dân cư địa phương phải được tham gia và phải giải quyết được các xung đột có khả năng xảy ra trước khi triển khai các hoạt động phát triển du lịch. Năm 1998, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới tuyên bố, để phát triển du lịch bền vững cần có 10 nguyên tắc, chủ yếu tập trung vào: sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phát triển xã hội, bảo tồn văn hoá, lồng ghép các nội dung phát triển du lịch vào chiến lược phát triển chung của điểm đến, địa phương. Và đặc biệt là cho phép người dân địa phương được tham gia vào việc hoạch định chính sách, thực thi và giám sát quá trình phát triển du lịch. (IUCN, 2008).

Phát triển du lịch bền vững là một nội dung của phát triển bền vững, đây là định hướng đang được thúc đẩy trên toàn thế giới như một mục tiêu phát triển trong tương lai của con người. Do vậy, để phát triển du lịch bền vững, UNWTO (2004) và UNEP và UNWTO (2005) đã đề ra 5 nguyên tắc để tập trung phát triển, đó là sử dụng tối ưu tài nguyên và bảo vệ môi trường; tôn trọng và bảo tồn tính chân thực của văn hoá, xã hội cộng đồng; đảm bảo các hoạt động kinh tế dài hạn, khả thi, công bằng cho các bên liên quan; phải có sự tham gia của tất cả các bên liên quan; và duy trì mức độ hài lòng cao của du khách.

Nội hàm phát triển du lịch bền vững

Phát triển du lịch bền vững được hầu hết các nghiên cứu thống nhất bao gồm 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường. Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái Quốc tế (2004), du lịch bền vững là sự kết hợp giữa 3 hợp phần chính: (i) Về kinh tế, du lịch bền vững


mang lại lợi ích kinh tế ổn định, công bằng cho cộng đồng địa phương và các bên liên quan khác; (ii) Về văn hóa - xã hội, du lịch bền vững gìn giữ và bảo vệ thay cho các hoạt động gây tiêu cực đến văn hoá cộng đồng và cấu trúc xã hội; (iii) Về môi trường, du lịch bền vững giảm tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường, không làm hại nguồn lợi tự nhiên và tích cực bảo vệ môi trường.

Tổ chức Du lịch Thế giới chỉ ra các tiêu chí của du lịch bền vững: (i) Về kinh tế, du lịch bền vững đảm bảo hoạt động kinh tế tồn tại lâu dài, cung cấp những lợi ích kinh tế xã hội tới tất cả những người hưởng lợi và được phân bổ một cách công bằng, bao gồm cả những nghề nghiệp, cơ hội thu lợi nhuận ổn định, cung cấp các dịch vụ xã hội và đóng góp vào xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng địa phương; (ii) Về xã hội và văn hóa, phát triển du lịch găn liền với tôn trọng tính vốn có của cộng đồng địa phương, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống đã được xây dựng, đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ văn hóa; (iii) Về môi trường, phát triển du lịch trong điều kiện đảm bảo sử dụng tốt nhất các tài nguyên môi trường, duy trì quá trình sinh thái thiết yếu, di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học tự nhiên.

Niyaz Kamilevich và cộng sự (2016) cho rằng phát triển du lịch bền vững là mục tiêu hướng tới của ngành du lịch vì sẽ giúp cải thiện cán cân thanh toán, tiếp cận các nguồn đầu tư mới, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm và các tiện ích công cộng cũng như các dịch vụ khác. Sự phát triển du lịch bền vững được xem như một mô hình đa ngành, bao gồm nhiều vấn đề như chính trị, phát triển kinh tế, vấn đề môi trường, các yếu tố xã hội, cấu trúc của hệ thống du lịch quốc tế... (Holcomb và cộng sự, 2007). Tuy nhiên, việc xuất hiện các vấn đề môi trường và thương mại hóa quá mức cấu trúc của hệ thống du lịch quốc tế là những vấn đề trở ngại để thực hiện du lịch bền vững.

Theo Swarbrooke (1999), phát triển du lịch bền vững có thể được chia thành ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường. Khía cạnh kinh tế bao gồm dòng tiền được truyền vào cộng đồng địa phương và lợi nhuận doanh nghiệp địa phương thu được từ hoạt động du lịch. Khía cạnh xã hội bao gồm các hành động nội bộ và tương tác giữa khách đến và cộng đồng. Khía cạnh môi trường bao gồm các hoạt động bảo tồn môi trường tự nhiên, môi trường nông nghiệp trong cộng đồng.

Hall và cộng sự (1997) đã đưa ra mô hình các nguyên tắc và giá trị của du lịch bền vững bao gồm 3 mục tiêu chính như sau: (i) Mục tiêu kinh tế - xã hội: tạo được sự gắn kết lợi ích cộng đồng dựa trên nền tảng kinh tế; (ii) Mục tiêu xã hội - môi trường: tạo được sự công bằng và công tác bảo tồn; (iii) Mục tiêu kinh tế - môi trường: tạo sự


hoà hợp giữa kinh tế và môi trường. Trạng thái cuối cùng là điểm giao nhau của kinh tế

- xã hội - môi trường là trạng thái đạt được sự bền vững cốt lõi trong phát triển du lịch. Tác giả cho rằng 3 mục tiêu này luôn được tương tác với nhau một cách chắc chắn và có vai trò ngang bằng nhau thì mới được coi là du lịch bền vững.


Hình 2 2 Mô hình phát triển du lịch bền vững Nguồn Hall và cộng sự 1997 Đồng 2

Hình 2.2: Mô hình phát triển du lịch bền vững

Nguồn: Hall và cộng sự (1997)

Đồng tình với quan điểm này, Swarbrooke (2000) cũng cho rằng phát triển du lịch bền vững được dựa trên ba khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường và được công nhận giá trị ngang nhau, phải có mối quan hệ tương tác giữa chúng thì mới đạt được sự bền vững trong phát triển du lịch. Hoặc cả ba chiều đóng góp như nhau cho sự phát triển Müller (1994). Còn với Wight (1997), phần quan trọng của du lịch bền vững là nhóm các giá trị tiền ẩn trong việc kết hợp hài hòa của mục tiêu kinh xã hội và văn hóa.

Như vậy, về cơ bản, nhiều tác giả cho rằng cả 3 khía cạnh đóng vai trò cân bằng như nhau trong phát triển du lịch bền vững nhưng một số lại cho rằng có sự khác biệt. Ví dụ như, Hunter (1997) không đồng ý với ý tưởng cân bằng và coi đó là lý tưởng và phi thực tế. Ông gợi ý rằng phát triển du lịch gồm 4 khía cạnh. Đó là (1) mệnh lệnh du lịch - phát triển du lịch và đáp ứng nhu cầu của du khách và ngành du lịch; (2) Sản phẩm du lịch dẫn đầu - sản phẩm du lịch được ưu tiên hơn tất cả các mối quan tâm khác; (3) Ưu tiên quan tâm môi trường - cần phải ưu tiên môi trường trong phát triển, tất cả các khía cạnh khác chỉ là thứ yếu; (4) Du lịch tân cổ điển - không khuyến khích phát triển du lịch ồ ạt ở các khu du lịch sinh thái trên đất liền.


Như vậy, phát triển bền vững được thể hiện ở nhiều quan điểm khác nhau, song nhìn chung hầu hết các tác giả đều thống nhất ở các nội dung: Phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà, chặt chẽ giữa ba mặt của sự phát triển, đó là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không gây trở ngại đến khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển của các thế hệ trong tương lai.

Để phát triển du lịch bền vững thì mỗi khía cạnh cần phải được công nhận như nhau, mối quan hệ tương tác giữa cả ba khía cạnh phải được thừa nhận (Swarbrooke, 1999), các yếu tố xã hội cần phải được tính đến trong phân bổ nguồn lực (Stein và cộng sự, 1999). Tuy nhiên, trong thực tế, các nghiên cứu về du lịch bền vững chỉ tập trung chủ yếu ở khía cạnh kinh tế và môi trường (Garrod và Fyall, 1998; Ioannides, 1995; Markwick, 2000; McCool, 1995), khía cạnh xã hội ít được đề cập đến nhiều vì đây là một khía cạnh phức tạp, khó phân tích và diễn giải một cách hiệu quả.

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững được thực hiện dựa trên kinh nghiệm phát triển thực tiễn và tiếp thu kết quả nghiên cứu của quốc tế gắn với điều kiện thực tế của Việt Nam. Phạm Trung Lương (2002) đã thực hiện tổng quan, hệ thống hoá các khái niệm cơ bản về phát triển du lịch bền vững như khái niệm, nguyên tắc phát triển, dấu hiệu nhận biết, các mô hình phát triển và kinh nghiệm phát triển của một số nước trên thế giới và thực trạng phát triển du lịch của Việt Nam. Lê Chí Công (2014) dựa trên các yếu tố như mục tiêu, đối tượng, nguồn lực, phương pháp tiếp cận, mức độ kiểm soát... để thực hiện so sánh giữa phát triển du lịch không bền vững và bền vững, từ đó, tác giả nhấn mạnh cần phải xây dựng một cách toàn diện về phát triển du lịch bền vững. Nguyễn Minh Tuấn và cộng sự (2019) cho biết, để phát triển du lịch bền vững thì 3 mục tiêu (1) phát triển hiệu quả kinh tế, (2) phát triển hài hoà xã hội và (3) bảo vệ môi trường sinh thái cần phải được đồng thời thực hiện.

Nguyễn Tư Lương (2016) đã nêu được nội hàm khái niệm, vai trò của phát triển du lịch bền vững trên 3 khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường của tỉnh Nghệ An, nhưng chưa đề cập được đến các hoạt động chính của phát triển du lịch bền vững cũng như chưa dự báo được các vấn đề có liên quan trong dài hạn như liên kết với các địa phương. Nguyễn Đức Tuy (2014) cũng mới nêu được nội hàm khái niệm, các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững và đề cập được đến vấn đề liên kết, hợp tác vùng trong phát triển du lịch bền vững tại khu vực Tây Nguyên. Trần Tiến Dũng (2006) đề cập đến tác động, các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, các chỉ số đánh gía bền vững ở Phong Nha - Kẻ Bàng nhưng chưa được nghiên cứu sâu về vai trò của các bên liên quan tác động đến phát triển du lịch bền vững. Nguyễn Mạnh Cường (2015) đã đề cập đến vai trò của các bên liên quan, trong đó phân tích sâu vai trò của chính quyền địa phương cấp

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023