Lý Luận Về Ứng Phó Với Stress Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Có Kiểu Nhân Cách Khác Nhau


(1) Tìm hiểu về các cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau. Do có nhiều cách tiếp cận khác nhau mà hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất trong việc xác định các cách ứng phó phù hợp với lứa tuổi VTN nói chung và lứa tuổi học sinh THPT nói riêng. Do đó việc tiếp tục thực hiện hướng nghiên cứu này là thực sự cần thiết. Những mô hình ứng phó hiện có, đặc biệt là mô hình ứng phó của Tobin và các cộng sự (1989) là cơ sở để luận án xây dựng một mô hình về cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau.

(2) Nghiên cứu một số yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến cách ứng phó với với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau. Hướng nghiên cứu này có thể giúp chúng ta dự đoán được các cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau thông qua mức độ tác động của từng yếu tố; đồng thời có thể đề xuất một số biện pháp nhằm giúp cho học sinh THPT nâng cao khả năng ứng phó hiệu quả với stress. Dựa trên những kết quả nghiên cứu theo hướng này, nghiên cứu đã xác định các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến cách ứng phó với stress của học sinh THPT, bao gồm: tinh thần lạc quan – bi quan, mức độ stress và chỗ dựa xã hội.

(3) Xây dựng một số biện pháp giúp học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau phòng ngừa và ứng phó tích cực với stress. Đây là hướng nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực, góp phần giúp học sinh THPT nâng cao được khả năng ứng phó với stress.

1.2. Lý luận về ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau

1.2.1. Ứng phó

1.2.1.1. Khái niệm ứng phó

Khái niệm ứng phó từ trong tiếng Anh ―cope‖ có nghĩa là ứng phó, đương đầu, đối mặt, thường là trong những tình huống bất thường, những tình huống khó khăn và stress. Nhìn chung, trong tâm lý học có bốn hướng nghiên cứu để xác định khái niệm ứng phó:

Hướng tiếp cận thứ nhất, coi ứng phó như là sự phòng vệ của cái tôi. Theo hướng này, ứng phó được hiểu như là cách thức tự vệ tâm lý, được sử dụng để làm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.

giảm căng thẳng (Haan, 1977) [95]. Hiệu quả của sự phòng vệ được đánh giá dựa trên tính hiệu quả của những phản ứng đáp trả của cá nhân. Ở đây, ứng phó được đồng nhất với kết quả của nó. Mặt khác, với việc xem ứng phó như một hệ thống phòng vệ mà mục đích của người sử dụng là hạn chế sự căng thẳng, thì mọi nỗ lực của con người tập trung vào việc làm giảm căng thẳng hơn là giải quyết vấn đề.

Hướng tiếp cận thứ hai, xem xét ứng phó như là đặc điểm riêng biệt, là thuộc tính nhân cách của cá nhân trước các tình huống khó khăn. Hướng tiếp cận này được phản ánh trong các nghiên cứu của Moos [111], xem ứng phó như là một khuynh hướng tương đối ổn định của cá nhân nhằm đáp ứng lại những tình huống khó khăn theo một cách thức nhất định. Tuy nhiên, tính ổn định của các cách thức ứng phó khó có thể khẳng định bằng thực nghiệm. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng con người có khuynh hướng đáp lại những tình huống khác nhau theo những cách khác nhau, nên các phương pháp đo lường n t riêng biệt của cá nhân thường ít có khả năng dự báo việc sử dụng các cách ứng phó.

Hướng tiếp cận thứ ba, coi ứng phó là cách con người đáp lại những tình huống riêng biệt trước các tình huống khác nhau của đời sống (Felton và Revenson, 1984). Khái niệm ứng phó dưới góc độ này nó không liên quan đến quá trình phòng vệ cũng như các đặc điểm riêng biệt của cá nhân mà tùy thuộc vào hoàn cảnh, do hoàn cảnh quyết định. Các phê phán cách tiếp cận này tập trung vào sự thiếu khả năng khái quát hóa của các chiến lược ứng phó với các hoàn cảnh khác nhau [dẫn theo 13].

Hướng tiếp cận thứ tư, coi ứng phó là mặt năng động của chủ thể. Đó là nghiên cứu của Lazarus và Folkman (1984), theo đó ứng phó là những nỗ lực của cá nhân, bao gồm cả hành động bên ngoài và tâm lí bên trong nhằm giải quyết những tình huống vốn gây mệt mỏi hoặc vượt quá khả năng của cá nhân, buộc cá nhân phải nỗ lực giải quyết [101].Với cách tiếp cận này có một số luận điểm được ủng hộ. Thứ nhất, ứng phó là một quá trình năng động của chủ thể, luôn luôn thay đổi. Nó là chuỗi tương tác giữa con người và môi trường. Vì thế, ứng phó không chỉ là hành vi chỉ xảy ra một lần mà là một loạt những phản ứng tương hỗ, xuất hiện qua


thời gian, nhờ đó mà môi trường và con người chi phối lẫn nhau [32]. Thứ hai, ứng phó liên quan chặt chẽ đến quá trình nhận định, đánh giá của con người và được tác giả tập trung nghiên cứu ở hai cấp độ của sự nhận định cá nhân con người trong quá trình ứng phó. Ở cấp độ thứ nhất, liệu những sự kiện căng thẳng, thách thức hay mang tính tích cực, cá nhân có thể khống chế được. Ở cấp độ thứ hai, về các nguồn lực mà con người có thể huy động được để giải quyết các tình huống khó khăn theo đánh giá của cấp độ thứ nhất. Sau hai nhận định này, cá nhân sẽ có những nỗ lực ứng phó thực sự nhằm điều tiết vấn đề. Thứ ba, ứng phó có phạm vi rộng lớn. Với cách hiểu này ứng phó đã bao gồm một lượng lớn các hành động và phản ứng có ý thức của con người đối với hoàn cảnh. Các phản ứng cảm xúc, bao gồm cả giận dữ và trầm cảm có thể coi là một phần của quá trình ứng phó, là những hành động được trưng dụng nhằm đương đầu với biến cố [32]. Như vậy, ứng phó có thể mang lại cảm giác vừa lòng, thoải mái hoặc gây nên căng thẳng chứ không nhất thiết phải là sự thích nghi [1].

Ngoài ra, tác giả Keil (2004) cũng cho rằng: ứng phó là những nỗ lực về nhận diện và hành vi được tiến hành để kiểm soát (làm giảm, đưa về mức tối thiểu, kiềm chế hoặc thích ứng) những khó khăn cá nhân và những yêu cầu của hoàn cảnh nhằm giúp cho cá nhân vượt ra được những tác nhân gây stress ở họ [98; tr.659-665].

Như vậy, khái niệm ứng phó bao trùm một phạm vi rộng, bao gồm tất cả các dạng tương tác của chủ thể với những yêu cầu của thế giới bên ngoài và những phản ứng nội tâm – nắm bắt, làm chủ hay giải quyết hoặc lảng tránh khỏi những yêu cầu của hoàn cảnh có vấn đề. Trên cơ sở đó chúng tôi cho rằng:

Ứng phó là những phản ứng có ý thức của cá nhân, được biểu hiện qua suy nghĩ, cảm xúc và hành động khi cá nhân gặp phải những tình huống khó khăn hoặc những tình huống vượt quá khả năng của họ, buộc cá nhân phải nỗ lực để giải quyết.

Theo đó, trong nghiên cứu này ứng phó sẽ nhấn mạnh vào một số dấu hiệu sau: (1) Ứng phó thể hiện ý thức của cá nhân trước những thay đổi theo hướng bất lợi của hoàn cảnh sống; (2) Ứng phó được thể hiện thông qua suy nghĩ, cảm xúc và


hành động của cá nhân, qua đó phản ánh sự chủ động của cá nhân trong việc điều chỉnh suy nghĩ, cảm xúc và hành vi trước các tác động của hoàn cảnh sống; (3) Ứng phó nhấn mạnh sự nỗ lực muốn cải thiện hoàn cảnh sống theo hướng có lợi cho bản thân cá nhân.

1.2.1.2. Phân loại ứng phó

Có nhiều cách phân loại ứng phó khác nhau. Không có một bảng phân loại chung cho các cách ứng phó mà chúng được xác định bởi các nhà nghiên cứu khác nhau tuỳ theo đối tượng và mục đích nghiên cứu của họ. Dưới đây là một số cách phân loại phổ biến:

* Phân loại theo hướng tập trung của ứng phó

Theo cách phân loại này, Moos và Billings (1982) xây dựng mô hình ứng phó tập trung vào nhận thức, tập trung vào vấn đề và tập trung vào cảm xúc [111]. Theo Tuna (2003) trong mô hình ứng phó này, ứng phó tập trung vào nhận thức là cách ứng phó liên quan đến những nỗ lực nhằm hiểu và tìm kiếm những ý nghĩa tích cực trong hoàn cảnh có vấn đề; ứng phó tập trung vào vấn đề là cách ứng phó đối mặt thực tế với cuộc khủng hoảng bằng cách giải quyết các hậu quả và cố gắng đáp ứng tình huống tốt hơn; ứng phó tập trung vào cảm xúc là những nỗ lực để kiểm soát các cảm xúc sau khủng hoảng và duy trì sự cân bằng cảm xúc [131].

Tương tự, Lazarus và Folkman (1984) cho rằng có hai phương án ứng phó với hoàn cảnh, đó là tập trung trọng tâm vào vấn đề (hành vi hướng tới vấn đề cần giải quyết và hướng tới giải quyết vấn đề) và tập trung trọng tâm vào cảm xúc (thay đổi thái độ, tâm thế của cá nhân trong mối quan hệ với hoàn cảnh). Trên cơ sở đó, nhóm tác giả này đã phân chia thành 8 cách ứng phó cụ thể: (1) Sẵn sàng đương đầu, được đặc trưng bởi những nỗ lực mang tính xâm kích nhằm thay đổi tình huống; (2) Tìm kiếm chỗ dựa xã hội, đặc trưng bởi những cố gắng để có được sự bình ổn về cảm xúc và cơ hội để có thể chia sẻ thông tin với những người khác về vấn đề vừa xảy ra với mình; (3) Giải quyết vấn đề có kế hoạch, mô tả những nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề; (4) Kiểm soát bản thân, mô tả những cố gắng điều chỉnh cảm giác của bản thân; (5) Giữ khoảng cách, là những cố gắng không đề cập đến tình huống stress,


thờ ơ với nó; (6) Đánh giá lại những điểm dương tính, đặc trưng bởi những nỗ lực tìm ra những ý nghĩa tốt đẹp trong việc trải nghiệm tình huống stress, như việc coi đó là cơ hội để bản thân lớn hơn, có kinh nghiệm hơn; (7) Chấp nhận trách nhiệm, là nhìn nhận lại trách nhiệm, vai trò của cá nhân trong vấn đề xảy ra; (8) Lảng tránh, chạy chốn, là mô tả suy nghĩ, hy vọng rằng tình huống xấu đi qua thật nhanh hay là những nỗ lực chạy trốn hoặc lảng tránh tình huống bằng cách ăn uống, uống rượu, hút thuốc lá, dùng ma túy [101]. Theo Taylor (1991) đây là cách phân loại được biết nhiều nhất qua các nghiên cứu [129].

Ngoài ra còn có một số tác giả khác cũng dựa vào cách phân loại này để xây dựng mô hình ứng phó như: Cox và cộng sự (1991) đưa ra mô hình ứng phó tập trung vào vấn đề, vào cảm xúc và vào việc lảng tránh vấn đề [83]. Oláh (1995) với mô hình ứng phó 3 thành phần (ứng phó đồng hóa, ứng phó thích nghi và ứng phó lảng tránh) [116]. Quan điểm của Cox và Oláh đều chưa cụ thể và khó phân biệt sự khác nhau giữa các cách ứng phó. Langer và cộng sự (2005) cho rằng ứng phó còn được chia thành 03 loại: ứng phó kiểm soát lần thứ nhất, ứng phó kiểm soát lần thứ hai và từ bỏ ứng phó. Trong đó, ứng phó kiểm soát lần thứ nhất là những nỗ lực để thay đổi điều kiện khách quan (như giải quyết vấn đề); ứng phó kiểm soát lần thứ hai là những nỗ lực để điều chỉnh bản thân thích nghi với điều kiện khách quan (như chấp nhận, cấu trúc lại nhận thức); từ bỏ ứng phó là không nỗ lực để ứng phó [100]. Sự phân chia này đâu đó cũng có sự chồng ch o lên nhau, ứng phó kiểm soát lần thứ nhất có thể bao hàm một số phản ứng trong ứng phó kiểm soát lần thứ hai và cách phân loại này không bao hàm ứng phó lảng tránh (chẳng hạn như n tránh, phủ nhận, mơ tưởng) (dẫn theo Đinh Thị Hồng Vân, 2014) [60].

* Phân loại theo các chiến lược ứng phó

Những người theo quan điểm ứng phó là những hành động thuộc về nhận thức và hành vi nhằm chế ngự những đòi hỏi của một sự kiện được nhận định là có tính gây stress, chia các chiến lược ứng phó ra làm 3 loại: chiến lược ứng phó về nhận thức (Cognitive coping strategy), chiến lược ứng phó về hành vi (Behavioral coping strategy) và hỗ trợ xã hội (Social support) [54].


Với chiến lược ứng phó về nhận thức chủ thể có thể ứng phó với những tác nhân gây stress hoặc với cảm xúc của chính mình bằng cách giải quyết vấn đề, tự nói chuyện (self - talk) và tái nhận định (reappraisal). Giải quyết vấn đề bao gồm việc phân tích tình huống để đề ra hành động khả thi, đánh giá những hành động đó và lựa chọn kế hoạch hành động hữu hiệu (Janis, Mann, 1977). Tự nói chuyện một mình nghĩa là chỉ những câu nói hoặc ý nghĩ thầm kín được dùng để hướng dẫn những cố gắng của chúng ta vào việc ứng phó với sự kiện gây stress cùng những khuấy động cảm giác kèm theo nó. Tái nhận định gồm việc giảm bớt tác động của sự kiện bằng cách thay đổi cách diễn giải sự kiện. nói cách khác, sự kiện sẽ được gán cho một ý nghĩa khác.

Chiến lược ứng phó về hành vi bao gồm 4 loại đáp ứng: tìm kiếm thông tin (seeking information), hành động trực tiếp (direct action), kiềm chế hành động (inhibiting action) và quay sang người khác (turning to others). Tìm kiếm thông tin là thu nhập dữ liệu về bản chất của tác nhân gây stress và về các chiến lược ứng phó khả thi. Hành động trực tiếp là công khai các đáp ứng bằng lời nói hoặc hành động nhằm làm thay đổi tác nhân gây stress hoặc các khuấy động cảm xúc liên quan đến stress. Kiềm chế hành động là không làm một điều gì đó nhằm làm giảm bớt stress và các khuấy động cảm xúc. Quay sang người khác nhấn mạnh vào bản chất tích cực và tương hỗ của chiến lược ứng phó này. Mối tương quan giữa bản thân chúng ta và những người khác tạo nên nguồn lực quan trọng để ứng phó với stress. Chúng ta có thể nhận được sự hỗ trợ vật chất, tinh thần và thông tin từ những người khác.

Hỗ trợ xã hội cũng có thể điều chỉnh stress bằng hai cách. Thứ nhất, một sự hỗ trợ như thế có thể phòng ngừa được stress. Thứ hai, hỗ trợ xã hội có thể làm giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực của stress khi nó đã xuất hiện.

* Phân loại theo hiệu quả ứng phó

Seiffe – Krenke và các cộng sự (2001) chia ứng phó thành hai nhóm lớn khi căn cứ vào tính hiệu quả và ảnh hưởng của các cách ứng phó đối với con người gồm: ứng phó hiệu quả (thích nghi) và ứng phó không hiệu quả (không thích nghi). Nhóm ứng phó hiệu quả này bao gồm các cách ứng phó như tìm kiếm lời khuyên và thông tin, nhận sự hỗ trợ từ người khác và suy nghĩ tìm giải pháp. Nhóm ứng phó này về cơ bản giúp con người giải quyết những vấn đề xảy ra, làm chủ tình thế, làm giảm đi đáng kể những tác hại của khó khăn gây ra cho con


người, mang đến cho họ niềm tin, hi vọng và những cảm xúc dương tính. Ngược lại, ứng phó không hiệu quả bao gồm những hành vi rút lui và lảng tránh. Sử dụng kiểu ứng phó này con người không giải quyết được vấn đề xảy ra và chịu tác động tiêu cực của tình huống đó [1].

* Phân loại theo cách sử dụng phương pháp phân tích nhân tố

Trước hết là cách phân loại của Ayers Sandler West và Roosa 1996 ứng phó được 1

Trước hết là cách phân loại của Ayers, Sandler, West và Roosa (1996), ứng phó được chia thành 04 nhóm [64]:


Sơ đồ 1.1: Phân loại ứng phó theo quan điểm của Ayers, Sandler, West và Roosa (1996)

Thứ hai là cách phân loại của Walker, Smith, Garber và Van Slyke (1997), ứng phó được nhóm thành 03 loại ứng phó [133]:

Sơ đồ 1 2 Phân loại ứng phó theo quan điểm của Walker Smith Garber và Van Slyke 2

Sơ đồ 1.2: Phân loại ứng phó theo quan điểm của Walker, Smith, Garber và Van Slyke (1997)


Thứ ba là cách phân loại của Connor-Smith và các cộng sự (2000), các phản ứng ứng phó có ý thức được phân thành 03 chiến lược [82]:

Sơ đồ 1 3 Phân loại ứng phó theo quan điểm của Connor Smith và các cộng sự 3

Sơ đồ 1.3: Phân loại ứng phó theo quan điểm của Connor-Smith và các cộng sự (2000)

Như vậy, không có sự thống nhất trong cách phân loại các kiểu và chiến lược ứng phó. Nowack (1987) cho rằng mức độ thống nhất giữa các nhà nghiên cứu về cách phân loại có thể được xác lập nếu như chia theo ứng phó hai nhóm “đối đầu” (approach) và “lảng tránh” (avoidance) (dẫn theo Snynder, 2001).

Dựa trên quan điểm trên, Tobin, Holroyd, Reynolds và Wigal (1989) đã tích hợp và khái quát các cách ứng phó và chia ứng phó thành 2 nhóm lớn: nhóm đối đầu (engagement) và nhóm lảng tránh (disengagement). Nhóm đối đầu gồm có đối đầu tập trung vào vấn đề và đối đầu tập trung vào cảm xúc; nhóm lảng tránh gồm lảng tráng tập trung vào vấn đề và lảng tránh tập trung vào cảm xúc.

Nhóm đối đầu tập trung vào vấn đề bao gồm ―giải quyết vấn đề” “cấu trúc lại nhận thức”. Cách ứng phó ―giải quyết vấn đề” là những nỗ lực nhằm thay đổi các tác nhân gây stress bằng cách quyết tâm kiên trì và trực tiếp hành động và ―cấu trúc lại nhận thức” là quá trình "nói chuyện với bản thân‖ về vấn đề xảy ra để thay đổi ý nghĩa của các sự kiện căng thẳng, nhìn nhận các sự kiện theo chiều hướng tích

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2024